MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình ở nước ngoài.7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình ở trong nước .8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .13
1.2.1. Quản lý .13
1.2.2.Hoạt động .15
1.2.3. Phối hợp.15
1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp .16
1.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong công tác giáo dục học sinh .16
1.3.1. Nhà trường THPT trong công tác giáo dục học sinh.16
1.3.2. Gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dụchọc sinh.19
1.4. Lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình .31
1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .31
1.4.2. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình .32
1.4.3. Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình .331.5. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
giáo dục học sinh.35
1.5.1. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.35
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và gia đình.37
1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT .39
1.6.1. Đặc điểm phát triển thể lực .39
1.6.2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân.40
1.6.3. Sự phát triển tự ý thức .41
1.6.4. Sự hình thành thế giới quan.42
1.6.5. Sự phát triển tình cảm .42
1.6.6. Hoạt động học tập.42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG.44
2.1. Một số đặc điểm tình giáo dục đào tạo tại tỉnh Bình Dương.44
2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu: .45
2.2.1. Phiếu thăm dò ý kiến.45
2.2.2. Mẫu chọn.46
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại
các trường THPT tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của cán bộ quản lý
và giáo viên).47
2.3.1. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên.48
2.3.2. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên .78
2.4. So sánh đánh giá (theo thứ bậc) về tính khả thi quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình
Dương của CBQL- GV và học sinh.82
2.5. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương.922.5.1. Nguyên nhân từ phía nhà trường.92
2.5.2. Nguyên nhân từ phía gia đình .92
2.5.3. Nguyên nhân từ Ban đại diện cha mẹ học sinh .93
2.5.4. Nguyên nhân từ ngành Giáo dục và Đào tạo .93
2.5.5. Nguyên nhân từ xã hội .93
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG
THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG .95
3.1. Cơ sở đề ra các biện pháp .95
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .112
PHỤ LỤC
144 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên chủ nhiệm, những kiến nghị của giáo viên chủ nhiệm đối với gia
đình học sinh. Thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức định kì các
cuộc họp được đánh giá cao và thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả.
Những nội dung sau được không thực hiện thường xuyên như: Tổ chức
thăm gia đình học sinh phải có kế hoạch, xác định rõ mục đích, nội dung, trao
đổi bàn bạc giúp cha mẹ học sinh làm tốt việc giáo dục con cái, tổ chức các
buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề. Vì vậy các cán bộ quản lý các trường
THPT tỉnh Bình Dương cần tăng cường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên thăm gia đình học sinh, đề ra kế hoạch với những nội dung phong phú,
phù hợp với từng nhà trường để thực hiện sự phối hợp nhà trường – gia đình
tốt hơn. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận
thức đúng khi tổ chức thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh, họ
thường xem việc liên lạc với phụ huynh như là một biện pháp trừng phạt khi
học sinh có lỗi hoặc xem việc liên lạc với phụ huynh đơn thuần là để thông
tin một chiều những sai phạm của học sinh trong trường học. Quan điểm và
cách làm này đã làm hạn chế rất nhiều hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với
gia đình học sinh, đồng thời làm giảm hiệu quả giáo dục.
Tóm lại, qua ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi nhận
thấy rằng tính cần thiết trong công tác phối hợp nhà trường – gia đình chưa
được đánh giá cao và thực hiện không đầy đủ, thường xuyên, điều này làm
cho chất lượng hoạt động phối hợp ở các trường THPT của tỉnh Bình Dương
chưa tốt. Vì vậy, cán bộ quản lý cần tuyên truyền, đề ra kế hoạch cụ thể cho
các giáo viên, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện một các nghiêm túc, tăng
53
cường tổ chức các hội thảo chuyên đề giữa nhà trường và gia đình để nâng
cao chất lượng hoạt động phối hợp.
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh
Do hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh có các hoạt động theo chức năng quản lý, nên các hoạt động được
xem xét từng phần:
Bảng 2.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh - Xây dựng kế hoạch phối hợp
Xây dựng kế hoạch phối hợp TB ĐLTC
Thứ
bậc
Kế hoạch phải có những biện pháp cụ thể, cần đề ra
những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm
2,36 0,72 1
Nhà trường chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác
của cha mẹ học sinh và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
2,31 0,61 2
Mục tiêu phối hợp là nhà trường và gia đình cùng thống
nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục để tạo ra
môi trường giáo dục thống nhất.
2,30 0,65 3
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và nội dung của
chương trình phối hợp, chỉ đạo điều hành quản lý và giám
sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và
gia đình.
2,29 0,65 4
Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh được xây dựng
thành kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ, từng
quí và từng tháng
2,28 0,68 5
Cần có kiểm tra, đánh giá về sự chủ động của giáo viên
chủ nhiệm, sự kết hợp của cha mẹ học sinh và hoạt động
phối hợp của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
2,20 0,74 6
Cần có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức giáo
dục cho các bậc cha mẹ học sinh, giúp họ làm tốt trách
nhiệm giáo dục con em.
2,19 0,61 7
54
Nhìn chung, công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch các trường THPT còn
mang tính hình thức, nội dung phối hợp chưa cụ thể thường chỉ đề cập vào
cuộc họp đầu năm học và chưa xây dựng thành kế hoạch cụ thể từng năm học,
từng học kỳ, từng quí và từng tháng. Các trường THPT tỉnh Bình Dương, giáo
viên cần thể hiện tính chủ động trong công tác phối hợp, có kế hoạch cụ thể
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiệu trưởng cần tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình ở mỗi năm học để đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên cần có sự chỉ đạo
xuyên suốt cả năm học hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì
hiệu quả giáo dục sẽ chất lượng. Một số trường, cán bộ quản lý và giáo viên
chưa lập kế hoạch và chương trình phối hợp, cũng như không có biện pháp
giám sát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện không đúng kế hoạch
làm hiệu quả việc phối hợp chưa cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả việc quản
lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngoài việc xây dựng phong
phú nội dung, chương trình phối hợp cần phải được thực hiện thường xuyên
suốt cả năm học, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nhà trường và phải
phát huy được các yếu tố tích cực, đem lại hiệu quả cao trong công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Bảng 2.3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học
sinh -Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình
TB ĐLTC
Thứ
bậc
HT tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để
nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp
với cha mẹ học sinh.
2,39 0,71 1
Hiệu trưởng cần trực tiếp chỉ đạo, phân công giáo viên 2,31 0,75 2
55
chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh ở
từng lớp.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp tổ chức các cuộc họp cha
mẹ học sinh
2,24 0,77 3
HT tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm
phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động
như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ
nhiệm;
2,23 0,72 4
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn giúp đỡ cha mẹ học
sinh thực hiện tốt trách nhiệm quản lý giáo dục con em
2,19 0,75 5
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện
cha mẹ học sinh của lớp trong các hoạt động giáo dục
của lớp.
2,17 0,74 6
Giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với cha mẹ
học sinh, đến thăm gia đình toàn thể học sinh của lớp
2,17 0,73 7
HT kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác phối hợp. 2,10 0,84 8
HT phân công trách nhiệm cho giáo viên vận động cha
mẹ học sinh trong một số hoạt động của trường
1,97 0,74 9
Việc quản lý tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong công tác giáo dục học sinh theo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo
viên cho rằng chưa thực hiện tốt và có hiệu quả từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3,
Hiệu trưởng tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để nắm bắt tình
hình và chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với cha mẹ học sinh. Tuy nhiên
việc phối hợp này chỉ thực hiện khi có học sinh chưa ngoan và yếu kém. Hiệu
trưởng cần tăng cường chỉ đạo, phân công cho mỗi giáo viên chủ nhiệm chủ
động phối hợp với cha mẹ học sinh trao đổi việc học tập và rèn luyện của học
sinh khi cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm chưa tổ chức các cuộc họp với cha mẹ
56
học sinh thường xuyên, chỉ họp theo định kỳ 3 lần / năm học với nội dung
cuộc họp chưa phong phú, thường lặp đi lặp lại hàng năm.
Những nội dung từ thứ bậc 7 đến thứ bậc 9 được các cán bộ quản lý và
giáo viên đánh giá thấp và qua khảo sát thì có ít giáo viên thực hiện việc đến
thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh các em, đó là công việc rất
cần thiết cho công tác chủ nhiệm của giáo viên. Thực tế là chỉ có học sinh cá
biệt mới được thầy cô đến nhà nói chuyện với cha mẹ, chứ không phải thầy cô
đến nhà học sinh để tìm hiểu và thống nhất yêu cầu giáo dục với cha mẹ các
em. Điều này chứng tỏ có rất ít giáo viên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện với
cha mẹ học sinh để nắm bắt thêm thông tin về các em và tham vấn giúp các
cha mẹ làm tốt việc giáo dục con cái. Các trường THPT, hiệu trưởng chưa
thực hiện việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác phối hợp, xây dựng kế
hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Tuy nhiên công tác đánh giá thể
hiện thực trạng ở các trường chưa thường xuyên kiểm tra nội dung, đánh giá
sự phối hợp thông qua các báo cáo của giáo viên, hiệu quả phối hợp chưa cao.
Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cho giáo viên vận động cha mẹ học sinh
trong một số hoạt động của trường được đánh giá thấp nhất vì cán bộ quản lý
chưa phát huy được các thành quả đạt được, chưa kịp thời phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng giáo viên của các khối lớp trong công tác phối hợp.
Như vậy còn một tỉ lệ khá lớn các trường chưa nhận thức tốt về quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh
dẫn đến thực trạng hoạt động phối hợp còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, rập
khuôn, chưa thu hút được cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động phối
hợp. Cán bộ quản lý cần tăng cường kiểm ta, đánh giá hoạt động phối hợp,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từ đó có những điều chỉnh kịp
thời và động viên khuyến khích các bộ phận thực hiện tốt hoạt động phối hợp
và hiệu quả giáo dục được nâng cao.
57
Bảng 2.3.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học
sinh - Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình
TB ĐLTC
Thứ
bậc
HT chủ động phối hợp tổ chức họp cha mẹ học sinh định
kỳ, bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp và toàn
trường;
2,36 0,74 1
HT chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban
đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh để tìm ra
biện pháp giáo dục với học sinh lớp của mình.
2,29 0,75 2
HT cơ cấu Ban đại diện vào một số tổ chức của nhà
trường như Hội đồng giáo dục trường, Hội đồng kỷ luật
học sinh, Ban giáo dục đạo đức và hoạt động ngoài giờ.
2,27 0,75 3
HT giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ công việc giảng dạy,
giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của học
sinh để gia đình tổ chức tốt cho học sinh học tập, lao động,
giải trí
2,13 0,73 4
HT khuyến khích cha mẹ học sinh tạo điều kiện để học
sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như giáo
dục truyền thống, hướng nghiệp, hội thao, văn nghệ, cắm
trại, dã ngoại do trường tổ chức.
2,13 0,71 5
HT vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động
giáo dục của trường.
2,12 0,73 6
HT giúp cha mẹ học sinh phương pháp giáo dục và theo
dõi quá trình học tập của học sinh ở nhà
2,01 0,75 7
Việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
giáo dục học sinh từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3, theo ý kiến của cán bộ quản lý
và giáo viên đều cho rằng đã thực hiện nhưng ở mức chưa được thường
xuyên đó là Hiệu trưởng chủ động phối hợp tổ chức họp cha mẹ học sinh định
kỳ, bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp và toàn trường. Chỉ đạo đội
58
ngũ giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, cơ
cấu Ban đại diện vào một số tổ chức của nhà trường. Tuy nhiên thực tế các
trường THPT việc tổ chức họp cha mẹ theo định kỳ do giáo viên chủ nhiệm
chủ trì và nội dung còn mang tính hình thức, nội dung chưa phong phú, linh
hoạt. Những hình thức được thực hiện thường xuyên chỉ thể hiện hoạt động
phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở cấp lớp học, chưa thể hiện trong phạm
vi toàn trường.
Những đánh giá từ thứ bậc 5 đến thứ bậc 7 được các trường thực hiện
nhưng ở mức độ thỉnh thoảng. Giáo dục học sinh ở trường và giáo dục học
sinh ở nhà là một quá trình thống nhất, khi quá trình học tập ở nhà của học
sinh được tổ chức tốt, tiếp nối củng cố quá trình học tập trên lớp sẽ nâng cao
kết quả học tập của các em. Hiệu trưởng chưa hướng dẫn cha mẹ học sinh
phương pháp giáo dục học sinh ở nhà và hướng dẫn việc tổ chức học tập ở
nhà cho các em nhằm nâng cao trách nhiệm, nhận thức, kinh nghiệm của cha
mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái. Từ đó cha mẹ học sinh nhận ra vai
trò tích cực của mình để có thể phối hợp với nhà trường một các tốt nhất.
Bảng 2.3.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh - Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp
Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp TB ĐLTC
Thứ
bậc
Trong quản lý sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia
đình cần phải có sự kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm
hàng năm, từng học kỳ để tạo được hiệu quả cao trong
công tác giáo dục.
2,34 0,70 1
Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch phối hợp giữa giáo
viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh của từng lớp.
2,21 0,71 2
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà 2,15 0,75 3
59
trường và gia đình thể hiện qua việc theo dõi kiểm tra việc
xây dựng kế hoạch
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình thể hiện qua việc điều chỉnh hoạt động
của giáo viên trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường -
gia đình,
2,08 0,72 4
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình thể hiện qua việc qui định các tiêu
chuẩn đánh giá
2,03 0,74 5
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình thể hiện qua việc kiểm tra đột xuất và
định kỳ ở mỗi học kỳ và cuối năm.
1,99 0,78 6
Các nội dung kiểm tra đánh được cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng
cần thực hiện thường xuyên từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3, việc kiểm tra đánh
giá, rút kinh nghiệm từng học kỳ, năm học tạo hiệu quả cao trong công tác
giáo dục. Bên cạnh đó cán bộ quản lý và giáo viên kịp thời điều chỉnh những
nội dung và hình thức chưa phù hợp, khen thưởng những tập thể và cá nhân
trong công tác phối hợp. Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha
mẹ học sinh của từng lớp phải được hiệu trưởng nắm thông qua các báo cáo
xây dựng kế hoạch phối hợp, công việc đã làm của giáo viên cho từng tháng,
quí, học kì và năm học. Thực tế công tác kiểm tra này được hiệu trưởng yêu
cầu giáo viên chủ nhiệm báo cáo số lượng cha mẹ học sinh dự họp mà chưa
quan tâm đến kết quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình đạt được.
Như vậy còn một tỉ lệ khá lớn các trường chưa thực hiện tốt quản lý
việc kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp thông qua việc điều chỉnh hoạt
động của giáo viên trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Thực tế là hiệu trưởng các trường THPT chưa đề ra các tiêu chuẩn đánh giá
công tác phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, vì vậy không có cơ sở để
đánh giá hoạt động phối hợp, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phối hợp.
60
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp
Bảng 2.4.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và gia đình
Nhà trường TB ĐLTC
Thứ
bậc
Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị chu
đáo về nội dung, hình thức cuộc họp 2,61 0,51 1
Ban giám hiệu phải chọn những giáo viên chủ nhiệm đủ
năng lực, phẩm chất đạo đức 2,56 0,60 2
Cần sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Ban giám
hiệu nhà trường đối với hoạt động phối hợp 2,30 0,70 3
Cần làm cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường xác
định rõ mục đích phối hợp là nhằm đạt đến sự thống nhất
hết sức cần thiết mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và
gia đình
2,27 0,73 4
Vai trò chủ đạo của nhà trường trong hoạt động phối hợp,
dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng
riêng của cha mẹ học sinh.
2,22 0,72 5
Phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức được tính cần thiết của
việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3 như: cần chuẩn bị chu đáo về nội
dung, hình thức cuộc họp, chọn những giáo viên chủ nhiệm đủ năng lực,
phẩm chất đạo đức. Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động phối hợp, qua thực trạng ta thấy nội dung, hình thức phối hợp còn
đơn điệu như nhà trường gởi phiếu liên lạc về gia đình, nhà trường mời cha
mẹ học sinh đến trường khi học sinh vi phạm đạo đức hay học lực kém đã
làm cho cha mẹ học sinh ngần ngại, đôi khi giống như “nghe kể tội” về con
61
mình khi họ tiếp xúc với giáo viên dẫn đến hiệu quả phối hợp chưa cao.
Trong giáo dục nhà trường thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo và là lực lượng
nồng cốt trong các hoạt động phối hợp, vì vậy phải chọn những giáo viên chủ
nhiệm đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm
quan trọng của việc phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, biết cách phối hợp tốt với
gia đình học sinh mà còn là người bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho
các bậc cha mẹ khi cần thiết. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm sâu sắc của
Ban giám hiệu nhà trường đối với công tác phối hợp như nhận thức tầm quan
trọng, xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá công tác phối hợp.
Hai nguyên nhân dưới đây được các cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá
thấp từ thứ bậc 4 đến thứ bậc 5, vì thực tế các trường THPT của tỉnh Bình
Dương chưa chú trọng đến việc làm cho các lực lượng giáo dục trong nhà
trường xác định rõ mục đích phối hợp, do các cán bộ quản lý chưa tuyền
truyền và giáo dục cho đội ngũ nhận thức tốt hơn. Trong công tác phối hợp,
thường thì lợi ích nhà trường được đặt lên hàng đầu, chưa có sự dung hòa
giữa lợi ích nhà trường và gia đình học sinh, đây cũng là hạn chế và cần khắc
phục trong công tác phối hợp.
Bảng 2.4.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý những
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp - gia đình
Gia đình TB ĐLTC
Thứ
bậc
Nhận thức của gia đình về mục đích, nhiệm vụ giáo dục
và sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trường và gia đình
là quan trọng
2,51 0,56 1
Vai trò chủ động của gia đình trong hoạt động phối hợp
với nhà trường là liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm
được mục đích nhiệm vụ đào tạo những công dân tương
lai.
2,40 0,58 2
62
HT tạo mối quan hệ tốt giữa cha mẹ học sinh và giáo viên
chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp
2,36 0,63 3
Hạn chế về những hiểu biết về sự phát triển về các mặt
sinh lý, tâm lý của học sinh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động phối hợp
2,10 0,78 4
Hạn chế về biện pháp giáo dục của gia đình ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động phối hợp
2,10 0,75 5
Hạn chế về năng lực giáo dục ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động phối hợp
1,98 0,77 6
Đa số các cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng cả 6 nội dung nêu
trên đều cần thiết trong hoạt động phối hợp, tuy nhiên nhận thức của cha mẹ
học sinh đóng vai trò rất quan trọng, điều này chứng tỏ nếu cha mẹ học sinh
nắm được các đặc điểm, yêu cầu, chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp
học, trường và lớp con em mình đang theo học. Từ đó, cùng với nhà trường
thống nhất các nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục cho việc học tập và
rèn luyện của con em họ.
Nếu cha mẹ quan tâm đầy đủ đến việc học tập của con thì sẽ phối hợp
tốt với nhà trường, sẽ luôn chú ý xây dựng môi trường giáo dục gia đình
thuận lợi cho việc rèn luyện hạnh kiểm của con và cố gắng tạo điều kiện tốt
cũng như quản lý tốt việc học tập của con. Vai trò chủ động của gia đình
trong hoạt động phối hợp với nhà trường là liên hệ chặt chẽ với nhà trường,
đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm để nắm tình hình học tập, thời gian học, kiểm
tra bài tập của con, từ đó cha mẹ thấy được trách nhiệm của mình, những ảnh
hưởng của người lớn trong gia đình trong việc nêu gương cho trẻ, tạo ra
những điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất cho việc học tập của con em.
Những hạn chế của gia đình về hiểu biết tâm sinh lý, biện pháp và năng
lực giáo dục của gia đình ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp được đánh giá
thấp nhất.
63
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của nội dung của hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Nội dung của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
gia đình
TB ĐLTC
Thứ
bậc
Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo
cho gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện, tu
dưỡng của học sinh.
2,32 0,90 1
HT làm cho phụ huynh nắm được mục đích giáo dục nói
chung và mục tiêu của trường nói riêng.
2,23 0,83 2
Nhà trường và gia đình thống nhất các nội dung, biện
pháp, hình thức, yêu cầu cụ thể cho việc giáo dục, học
tập, rèn luyện học sinh.
2,16 0,88 3
HT giới thiệu cho phụ huynh đặc điểm, yêu cầu, chương
trình, kế hoạch giáo dục của trường và lớp nơi học sinh
đang theo học.
2,12 0,85 4
HT tạo điều kiện cho phụ huynh nhận thức vai trò quan
trọng của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình.
2,04 0,86 5
HT đề nghị sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh cho các hoạt
động của học sinh nhằm chăm lo xây dựng cơ sở vật chất
của trường, lớp nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh
được thuận lợi, hiệu quả.
2,04 0,92 6
HT chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và
gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết đánh giá
việc thực hiện kế hoạch.
2,04 0,86 7
HT tư vấn cho các bậc cha mẹ kiến thức về tâm lý học,
giáo dục học, bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình
cho cha mẹ học sinh.
1,79 0,83 8
HT mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của cha mẹ học
sinh do trường tổ chức.
1,72 0,89 9
64
Qua các ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi
nhận thấy tính khả thi của những nội dung hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình được đánh giá cao từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3 như: Nhà
trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình học sinh kết
quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh, phụ huynh nắm được các mục
đích giáo dục và thống nhất với nhà trường các nội dung, biện pháp, hình
thức giáo dục. Những nội dung trên được nhà trường thực hiện tốt nhất vì sổ
liên lạc là cầu nối thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình, tuy nhiên các
trường THPT gởi sổ liên lạc cho gia đình học sinh trung bình 2 tháng/ 1 lần,
nên có kế hoạch cụ thể hàng tháng nhà trường thông tin tình hình học tập và
rèn luyện của học sinh đến gia đình để cùng nhau phối hợp và thống nhất các
nội dung, biện pháp giáo dục. Thực tế các trường THPT tỉnh Bình Dương
thực hiện tốt các nội dung này sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và
hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp. Nhưng tùy theo điều kiện cụ thể của
mỗi trường mà HT có những nội dung và hình thức cho phù hợp.
Những nội dung sau được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thấp vì
ít khi thực hiện như: HT chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và
gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết đánh giá việc thực hiện kế
hoạch, tư vấn cho các bậc cha mẹ kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, bồi
dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh, mời cha mẹ học
sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của
cha mẹ học sinh do trường tổ chức. Hiện nay tại các trường THPT, giáo viên
chủ nhiệm tự quyết định hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh khi có việc
cần trao đổi trực tiếp các nội dung giáo dục học sinh, chứ Hiệu trưởng không
duyệt hoặc thông qua chương trình phối hợp này, do dó HT chủ động lập kế
hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình có tính khả thi thấp. Trong một
năm học cha mẹ học sinh thường họp 2 lần vào đầu năm và giữa năm học do
65
giáo viên chủ nhiệm chủ trì. Nội dung cuộc họp thường là thông báo tình hình
và một số yêu cầu của trường và của lớp, phổ biến những quy định mới về
công tác giáo dục, sau đó cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến về việc giáo dục
con em họ. Trong cuộc họp rất ít khi HT tư vấn cho các bậc cha mẹ kiến thức
tâm lý học, bồi dưỡng phương pháp giáo dục và trao đổi kinh nghiệm giáo
dục trong các bậc cha mẹ học sinh.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của cách thức phối
hợp giữa nhà trường và gia đình
Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình TB
ĐLT
C
Thứ
bậc
Phối hợp giáo dục thông qua sổ liên lạc: ghi rõ kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh cùng với nhận xét, đánh
giá của giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt những kiến nghị
của giáo viên chủ nhiệm đối với gia đình học sinh trong
việc phối hợp giáo dục học sinh.
2,27 0,91 1
Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức định kỳ
các cuộc họp cha mẹ học sinh giúp cha mẹ học sinh nắm
được kế hoạch học tập của con cái trong năm học và nhà
trường tổng kết công tác phối hợp nhằm thực hiện tốt
hơn công tác giáo dục.
2,26 0,88 2
HT đóng vai trò chủ đạo trong công tác điều hành các lực
lượng tham gia như giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên
2,25 0,90 3
Giáo viên chủ nhiệm chủ động trao đổi với gia đình học
sinh qua thư từ, điện thoại và emailthường xuyên mời
cha mẹ học sinh đến trường để trao đổi trực tiếp và bàn
biện pháp giáo dục học sinh.
2,24 0,90 4
Phối hợp giáo dục thông qua sổ liên lạc, gia đình cũng
cần phản hồi những ý kiến và góp ý của mình cho nhà
trường.
2,21 0,91 5
Phát huy sức mạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_09_6821324123_9105_1871541.pdf