Luận văn Thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO .6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.6

1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới.6

1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam .10

1.2. Những vấn đề lý luận về tính tự lực của trẻ mẫu giáo.11

1.2.1. Khái niệm tính tự lực.11

1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. .12

1.2.3. Tính tự lực của trẻ mẫu giáo.24

1.2.4. Nội dung giáo dục tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chương

trình giáo dục mầm non .34

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .42

Chương 2: THỰC TRẠNG TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6

TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG

MẦM NON TẠI TP.HCM.44

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 –

6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại TP.HCM.44

2.1.1. Mục đích nghiên cứu.44

2.1.2. Khách thể nghiên cứu.44

2.1.3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu .44

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.44

2.2. Tiêu chí và thang đánh giá TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động

vui chơi.46

pdf155 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi Bảng 2.5. Tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi STT Những biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không có % Điểm TB Hợp tác trong khi chơi 1 Hợp tác với bạn để tiến hành trò chơi 35,0 62,5 2,5 2,32 2 Biết tự điều khiển trò chơi 29,2 63,3 7,5 2,21 Điểm trung bình chung 2,26 Kỹ năng giải quyết vấn đề Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi 20.,8 60,8 18,3 2,02 Biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn 25,8 68,3 5,8 2,20 Điểm trung bình chung 2,11 56 Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ đặc biệt là trong trò chơi ĐVTCĐ. Không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi được . Mức độ phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi cho thấy khả năng cùng bạn tổ chức trò chơi của trẻ. Phân tích số liệu ở bảng 2.4.2 cho thấy: 62,5% trẻ thỉnh thoảng và 35,0% thường xuyên “Hợp tác với bạn để tiến hành trò chơi”. Kết quả này cho thấy, tỉ lệ trẻ thỉnh thoảng mới có hợp tác với bạn khá cao. Thực tế qua quan sát cho thấy, trẻ chưa biết cách phối hợp với bạn để thảo luận, bàn bạc về nội dung chơi, hợp tác với bạn để cùng thực hiện hành động. Ở góc xây dựng lớp Lá 2 trường MN Sài Gòn khi được hỏi: “Các con có thảo luận với nhau nhóm mình sẽ xây dựng công viên như thế nào không?”, bé H.P trả lời: “Dạ không cần phải thảo luận đâu cô ơi vì tụi con đã biết xây công viên rồi”. Như vậy, chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng nhóm chơi nên mỗi trẻ sẽ tự thể hiện ý tưởng của mình, bé thì xây bãi đậu xe, bé thì làm hàng rào Chính sự hợp tác lỏng lẻo này làm cũng ảnh hưởng đến khả năng tự điều khiển trò chơi của trẻ, biểu hiện này cũng ở mức trung bình với điểm TB là 2,21 có đến 63,3% trẻ thỉnh thoảng biết tự điều khiển trò chơi. Vì tính hợp tác với bạn chưa cao nên cũng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi. Khi có tranh chấp, trẻ thường chưa biết thỏa hiệp với bạn để giải quyết thấu đáo vấn đề. Như ở góc nghệ thuật lớp Lá 1 trường MN Sài Gòn, có 5 bé gái cùng tham gia vào góc chơi này, các bé tự hóa trang cho mình để lên sân khấu biểu diễn nhưng khi đến giờ biểu diễn thì có sự cố đó là các bé đã tranh giành với nhau về việc ai là người lên biểu diễn, theo các bé thì chỉ có 2 người biểu diễn thôi còn các bạn khác sẽ làm khán giả, không bạn nào chịu ở dưới cả nên đã cãi nhau, rồi giận hờn và khóc. Cuối cùng vì không thỏa hiệp được với nhau nên việc biểu diễn của các “nghệ sĩ” ở góc nghệ thuật cũng không được diễn ra. Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy chỉ 20,8% thường xuyên biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi và 25,8% biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn, còn ở mức thỉnh thoảng thì có đến 60,8% biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi và 68,3% biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn. Vì kỹ năng hợp tác với 57 bạn còn hạn chế nên trẻ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tự mình giải quyết những tình huống nảy sinh trong trò chơi và do đó khả năng tự điều khiển trò chơi cũng không cao nên khi có xung đột trẻ luôn cần sự giúp đỡ của GV. * Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí Bảng 2.6. Tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi STT Những biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không có % Điểm TB Tính sáng tạo trong khi chơi 1 Biết tạo ra những tình huống mới trong khi chơi 15,8 74,2 10,0 2,05 2 Có nhiều ý tưởng trong quá trình chơi 24,2 69,2 6,7 2,17 3 Tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi 6,7 60,8 32,5 1,74 4 Biết sáng tạo nội dung chơi 21,7 56,7 21,7 2,00 5 Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi 7,5 48,3 44,2 1,63 6 Biết phát triển chủ đề chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên 24,2 71,7 4,2 2,20 Điểm trung bình chung 1,96 Tự tin, hứng thú trong khi chơi 1 Chơi vui vẻ, hăng say, thích thú 59,2 40,8 0 2,59 2 Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 75,0 25,0 0 2,75 Điểm trung bình chung 2,67 Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy tính sáng tạo của trẻ trong HĐVC ở mức trung bình với đểm TBC là 1,96. Xét về từng tiêu chí nhỏ của tính sáng tạo trong HĐVC 58 của trẻ cho thấy dao động từ 48,3% đến 74,2% ở mức độ thỉnh thoảng. Chỉ có 15,8% thường xuyên và 74,2% thỉnh thoảng biết tạo ra những tình huống mới trong khi chơi. Qua quan sát thực tế, điều này được thể hiện rất rõ trong trò chơi của trẻ, ở các góc chơi trẻ thường chơi theo cách cũ hoặc theo sự hướng dẫn của cô, chưa biết tạo ra những tình huống mới. Như ở góc gội đầu cắt tóc lớp Lá 2 trường MN Thực hành, các bé chỉ thực hiện những nội dung chơi quen thuộc gội đầu, sơn móng tay, móng chân. Khi người nghiên cứu nhập vai chơi với yêu cầu thợ làm tóc làm cho một kiểu tóc đẹp và trang điểm để di dự tiệc, có lưu ý là đi bằng xe máy, phải đội mũ bảo hiểm (gắn với chủ điểm “Phương tiện giao thông” đang thực hiện) nên thiết kế kiểu tóc cho phù hợp không bị xẹp khi đội mũ bảo hiểm. Thì bé Nhật Mai cũng đã làm tóc theo yêu cầu với những hành động giả vờ như quấn tóc, xịt keo và đánh phấn, tô môi soncho khách hàng. Với một tình huống mới xuất hiện như vậy cũng là một cách tác động giúp trẻ sáng tạo thêm các tình huống mới khác, như các trẻ khác ở góc gia đình cũng được gợi ý là đến tiệm uốn tóc để cắt tóc và làm nhiều kiểu tóc đẹp để chuẩn bị cùng gia đình đi du lịch. Có 69,2% có nhiều ý tưởng trong quá trình chơi và 56,7% biết sáng tạo nội dung chơi ở mức thỉnh thoảng. Trên thực tế, trẻ cũng đã thể hiện được ý tưởng trong trò chơi nhưng không thường xuyên, như ở góc lắp ráp trẻ đã sử dụng những vật liệu để ráp thành máy bay, xe cứu hộ, thuyền chở hàng, con rồng, sư tử, siêu nhân những sản phẩm này được lặp lại nhiều lần trong trò chơi của trẻ. Ở góc gia đình thì hôm nào cũng chỉ nấu ăn cho gia đình. Khi được gợi ý thì góc gia đình đã lên kế hoạch để tổ chức bữa tiệc mừng ngày 8 tháng 3, các con đi cửa hàng mua hoa tặng mẹ. Cửa hàng bán thức ăn, được gợi ý có thêm một cửa hàng bán hoa và quà để khách hàng đến mua hoa, quà mừng ngày 8 tháng 3. Như vậy nếu có sự tác động phù hợp cũng sẽ kích thích được sự sáng tạo của trẻ trong trò chơi. Các biểu hiện về tính sáng tạo khác như: biết phát triển chủ đề chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi và tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi cũng ở mức độ thỉnh thoảng là chủ yếu. Đặc 59 biệt có đến 44,2% trẻ ở mức độ không có và 48,3% thỉnh thoảng biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi. Với tính chất đặc thù của trò chơi ĐVTCĐ khi nhận vai chơi trẻ sẽ thực hiện hành động chơi theo vai chơi và nội dung chơi đã chọn, trẻ sẽ cố gắng để hoàn thành vai chơi, việc nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi thật sự rất khó đối với trẻ nên rất cần sự hỗ trợ của GV, đặc biệt khả năng này cũng phụ thuộc rất lớn vào phương pháp tố chức HĐVC của GV, các cô có yêu cầu hoặc gợi ý để trẻ biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi hay không, với những tác động thường xuyên thì khả năng này ở trẻ có thể phát triển ở mức cao hơn. Say mê, hứng thú và mạnh dạn, tự tin cũng là một trong những biểu hiện của TTL của trẻ trong HĐVC. Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy biểu hiện này của trẻ ở mức cao với điểm TBC là 2,67. Trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động tự nguyện, tự giác, vì thế hứng thú là yếu tố đầu tiên thúc đẩy trẻ đến với trò chơi. Qua quan sát cho thấy, trẻ chơi rất vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình. Khi được hỏi chơi có thích không, vui không, thì bé T.H ở lớp Lá 2 trường MN Thực hành trả lời: con rất thích chơi ở góc xây dựng, ngày nào con cũng chơi ở góc này vì con muốn làm kỹ sư xây dựng để xây được nhiều công trình” và trẻ cũng rất mạnh dạn, tự tin chia sẻ về những công trình xây dựng của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ dễ chán và hứng thú không bền vững, như bé Đ.K ở lớp Lá 1 trường MN Sài Gòn chơi xếp cờ Domino, lúc đầu bé xếp say sưa, thích thú nhưng khi xếp bị dư cờ bé tỏ ra mất tự tin và không thích nữa, khi cô gợi ý bé xếp được và xếp một lần nữa, sau đó đã chuyển sang góc chơi khác. * Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng 60 Bảng 2.7. Tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng STT Những biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không có % Điểm TB 1 Không có sự cố gắng để đạt được mục đích nhất định trong trò chơi 15,0 35,0 50,0 1,65 2 Kiên trì thực hiện đúng luật chơi 23,3 76,7 0 2,23 3 Có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi 19,2 73,3 7,5 2,11 4 Chơi đến cùng không bỏ giở giữa chừng 25,0 68,3 6,7 2,18 Điểm trung bình chung 2,04 Tính kiên trì, bền bỉ là một nét ý chí quan trọng. Nó thể hiện ở chỗ trẻ biết khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đề ra. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.7 cho thấy tính kiên trì, bền bỉ trong trò chơi của trẻ ở mức trung bình là chủ yếu. Các biểu hiện này tập trung cơ bản ở mức độ thỉnh thoảng như: kiên trì thực hiện đúng luật chơi (76,7%), có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi (73,3%), Chơi đến cùng không bỏ giở giữa chừng (68,3%). Quan sát trẻ chơi cho thấy những biểu hiện này thể hiện ở trẻ rất rõ. Khi chơi ở góc học tập bé T.K và T. N ở lớp Lá 1 trường MN Sài Gòn dùng sợi chỉ xỏ vào các chữ cái, xỏ được mới vài chữ thấy khó khăn quá bé không xỏ nữa để đồ chơi đó rồi chuyển sang góc chơi khác. Trao đổi thêm với GV, các cô cho biết, trẻ thường không kiên trì, cố gắng làm đến cùng. Khi gặp sự cố như có sự tranh giành về vai chơi, bất đồng về cách chơi trẻ sẽ không cố gắng để giải quyết mà thường bỏ dở vai đó không chơi nữa và chuyển sang góc khác. Nên để giáo dục tính kiên trì, bền bỉ cho trẻ, GV thường có những yêu cầu thậm chí bắt buộc trẻ phải làm cho đến cùng những việc mà mình đã được phân công. Tuy nhiên, vì không có khả năng vượt qua trở ngại nên trẻ cũng dễ nản và bỏ dở giữa chừng. 61 * Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi Bảng 2.8. Tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi STT Những biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không có % Điểm TB 1 Biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi 33,3 64,2 2,5 2,30 2 Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, để đúng nơi qui định 59,2 34,2 6,7 2,52 Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong của trẻ ở mức độ trung bình. Có đến 64,2% trẻ thỉnh thoảng biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi. Khi được hỏi thêm thì bé A.K lớp Lá 1 trường MN Thực hành giải thích: sau khi chơi xong con tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi cô yêu cầu nhận xét về góc chơi của mình. Qua trao đổi trực tiếp với GVMN, các cô cho biết: Trẻ vẫn chưa biết cách tự nhận xét, đánh giá về mình thường là khi được cô đề nghị và gợi ý thì trẻ mới nhận xét, đánh giá được, khi nhận xét, đánh giá trẻ còn nhận xét chung chung, theo một cách giống nhau như chơi ngoan không, có tranh giành vai chơi, đồ chơi không chứ trẻ chưa biết nhận xét, đánh giá gắn liền với nội dung chơi, vai chơi và luật chơi. Việc cất dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi qui định được trẻ thể hiện thường xuyên hơn chiếm 59,2% với điểm trung bình 2,52 là ở mức cao. Điểm trung bình của hành vi này nghiêng về phía trên trung bình một chút. Nhìn chung, các trẻ biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong nhưng không phải lúc nào cũng tự giác, tự lực thực hiện mà thường hành vi này thể hiện gắn liền với các yêu cầu của GV, thậm chí có khi phải nhắc nhở nhiều lần thì đồ chơi mới được dọn gọn gàng, đúng nơi quy định. Bên cạnh đó vẫn có 34,2% trẻ thỉnh thoảng có hành vi này. Điều này cũng chứng minh một điều trẻ vẫn chưa có TTL trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi chơi xong là cất dọn đồ chơi. 62 2.3.2.3. Kết quả đánh giá của GV về biểu hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi Bảng 2.9. Đánh giá của GV về biểu hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi STT Biểu hiện Mức độ TX % TT % KC % 1 Tự phân vai, nhận vai chơi 62,5 37,5 0 2 Tự chọn góc chơi, chủ đề chơi 100 0 0 3 Tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi 50,0 50,0 0 4 Biết tự chọn đồ chơi 100 0 0 5 Biết tự chọn và rủ bạn cùng chơi 75,0 25,0 0 Tính hợp tác trong khi chơi 1 Hợp tác với bạn để tiến hành trò chơi 50,0 50,0 0 2 Biết tự điều khiển trò chơi 62,5 37,5 0 Khả năng giải quyết vấn đề 1 Biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn 50,0 50,0 0 2 Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi 12,5 75,5 12,5 Sáng tạo trong trò chơi 1 Biết tạo ra những tình huống mới trong khi chơi 0 100 0 2 Có nhiều ý tưởng trong quá trình chơi 25,0 62,5 12,5 3 Tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi 0 75,0 25,0 4 Biết sáng tạo nội dung chơi 25,0 50,0 25,0 5 Biết phát triển chủ đề chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên 25,0 75,0 0 6 Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi 12,5 62,5 0 63 Tự tin, hứng thú trong khi chơi 1 Chơi vui vẻ, hăng say, thích thú 87,5 12,5 0 2 Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 87,5 12,5 0 Tính kiên trì, bền bỉ 1 Kiên trì thực hiện đúng luật chơi 62,5 37,5 0 2 Có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi 50,0 50,0 0 3 Chơi đến cùng không bỏ giở giữa chừng 37,5 50,0 12,5 Tự nhận xét, đánh giá 1 Biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi 37,5 50,0 12,5 2 Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, để đúng nơi qui định 87,5 12,5 0 Qua bảng 2.9 cho thấy theo sự đánh giá của giáo viên TTL của trẻ biểu hiện trước khi chơi ở tiêu chí “tự chọn đồ chơi và góc chơi” là thường xuyên 100% GV đánh giá như vậy. Sự đánh giá này của GV cũng có sự tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng về những hành vi này của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể tự lực trong việc lựa chọn đồ chơi, vật liệu phù hợp với vai chơi và nội dung chơi của mình. Có 50% GV cho rằng trẻ thường xuyên tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi. Nhưng khi tiến hành quan sát giờ chơi của trẻ, chúng tôi thấy hành vi này ở trẻ chỉ thỉnh thoảng vì trẻ thường thực hiện theo thói quen hàng ngày, cứ đến giờ chơi trẻ sẽ tự vào các góc chơi và tự thực hiện hành động chơi của mình mà ít có sự trao đổi bàn bạc trước với bạn cùng chơi cho nên ở các góc chơi thường ít thấy trẻ giao tiếp, trò chuyện với nhau khi chơi. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy GV đánh giá cao hành vi “Tự phân vai, nhận vai chơi” (62,5%) và “Biết tự chọn và rủ bạn cùng chơi” (75%), GV nhận định trẻ thường xuyên biểu hiện những hành vi tự lực này trong khi chơi. Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng, những biểu hiện này của trẻ chỉ ở mức độ thỉnh thoảng là chủ yếu, vì trẻ còn lệ thuộc vào sự yêu cầu và chỉ định của cô giáo về vai chơi và số 64 lượng trẻ chơi ở từng góc chơi, nên trẻ cũng ít chủ động trong việc chọn bạn chơi cho phù hợp với nội dung chơi và chủ đề. GV cũng đánh giá cao về sự tự tin và hứng thú của trẻ trong khi chơi. Có đến 87,5% GV nhận định trẻ thường xuyên “chơi vui vẻ, hăng say, thích thú” và “mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi”. Qua khảo sát thực trạng, có thể nhận thấy cũng có sự tương đồng với nhận định của GV. Còn về sự hợp tác với bạn thì có 50% GV cho rằng trẻ thường xuyên có biểu hiện này và 50% GV nhận định trẻ chỉ thỉnh thoảng. Khi trao đổi trực tiếp với GVMN thì các cô cho biết thêm: thực tế trẻ cũng biết hợp tác với bạn trong khi chơi nhưng không thường xuyên lắm, vì trẻ thường tự thực hiện hành động theo ý thích của cá nhân, thiếu sự trao đổi, thống nhất với bạn về cách chơi, nội dung chơi. Trên thực tế, khi quan sát cũng cho thấy sự phối hợp hành động với bạn trong khi chơi của trẻ không cao, không thường xuyên nên đôi lúc làm cho bầu không khí chơi ở các góc chơi không tích cực lắm. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ thường được GV chỉ định góc chơi, đôi lúc trẻ muốn chơi ở góc khác thì phải được sự đồng ý của cô, nhiều trẻ bị ép chơi ở một góc nhiều lần nên chán, không thích chơi, khi được hỏi: “sao con không sang góc khác chơi?”, trẻ bảo: “cô không cho, con không dám”. Sự áp đặt về góc chơi, vai chơi của GV sẽ làm cho trẻ thiếu tính chủ động và tự chủ trong khi chơi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến TTL của trẻ. Tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi cũng được GV đánh giá ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu. Sự đánh giá này cũng tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng về hành vi này ở trẻ theo kết quả ở bảng 2.6. Cô T.T ở trường MN Thực hành cho biết: Tính sáng tạo của trẻ trong HĐVC không cao, trẻ thường chơi theo những cách cũ, nội dung chơi thường lặp lại vì vốn sống , kinh nghiệm của trẻ chưa phong phú nên trẻ chưa có nhiều ý tưởng mới lạ để đưa vào trong nội dung chơi của mình. Nếu được GV gợi ý kịp thời có nhiều trẻ cũng có sáng kiến và thể hiện rất tốt, biết phát triển nội dung chơi, chủ đề chơi theo cách riêng của mình. Để trẻ có được khả năng sáng tạo trong trò chơi cần phải có một quá trình tác động lâu dài. 65 GV cũng đánh giá cao sự tự tin và hứng thú của trẻ trong khi chơi có đến 87,5% GV nhận định trẻ thường xuyên chơi vui vẻ, hăng say, thích thú và mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi. Qua khảo sát thực trạng, có thể nhận thấy cũng có sự tương đồng với nhận định của GV. Khi được hỏi thêm về hứng thú chơi và sự tự tin của trẻ trong HĐVC GV đã cho biết: được đóng vai và thực hiện các vai chơi là trẻ rất thích. Có trẻ chơi say sưa đã hết giờ chơi rồi mà các bé vẫn còn muốn chơi tiếp, cô phải giải thích và hứa ngày mai sẽ cho con chơi tiếp ở góc chơi đó. Cô T.T cho biết thêm: những trẻ nào có vốn sống phong phú, sẽ có nhiều ý tưởng mới, sẽ chơi rất hứng thú và tự tin. Trẻ cũng sẽ mạnh dạn trao đổi ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng của mình với bạn và cùng bạn thực hiện ý tưởng đó. Về tính kiên trì, bền bỉ của trẻ, GV có sự đánh giá khá cao, có đến 62,5% GV cho rằng trẻ thường xuyên kiên trì thực hiện đúng luật chơi. Sự đánh giá này không tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng, biểu hiện này ở trẻ là 23,3% thường xuyên còn 76,7% là thỉnh thoảng. Còn sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi thì được GV đánh giá 50% thường xuyên và 50% là thỉnh thoảng. Có 50% GV đánh giá thỉnh thoảng trẻ chơi đến cùng không bỏ dở giữa chừng và 37,5% là thường xuyên. Phần lớn trẻ chưa có sự kiên trì, cố gắng đến cùng để hoàn thành vai chơi của mình. GV cho biết, khi đã chán vai đó trẻ sẽ chuyển sang góc chơi khác thậm chí không chơi nữa. Vì thế, để phát triển tính kiên trì, bền bỉ cho trẻ GV phải có nhiều sự đầu tư để tổ chức trò chơi ĐVTCĐ sinh động, phong phú để duy trì hứng thú cho trẻ thì cũng sẽ phát triển tính kiên trì của trẻ trong HĐVC. Khả năng tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi cũng được GV đánh giá ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu. Đặc biệt việc biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, để đúng nơi qui định được 87,5% GV đánh giá ở mức thường xuyên. Nhận định này cũng tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng. Nhận xét, đánh giá sau khi chơi sẽ có tác động trực tiếp đến việc hình thành thái độ và các phẩm chất nhân cách của trẻ đặc biệt là lòng nhân ái ở trẻ. Do đó, GV cần quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi bằng nhiều hình thức khác nhau có thể theo nhóm chơi hoặc tất cả các nhóm chơi và cần giữ nguyên 66 hoàn cảnh chơi, đồ chơi để giúp trẻ vẫn “ở trong” vai chơi mà xem xét, đánh giá. Từ đó có thể rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự nhận xét, đánh giá phù hợp hơn, là không dựa vào kết quả cụ thể mà hướng vào các hành động và các quan hệ qua lại giữa các vai chơi, các nhóm chơi. 2.3.3. Phân tích thực trạng TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi trên các phương diện so sánh 2.3.3.1. Thực trạng TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi trên phương diện giới tính Bảng 2.10. TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo giới tính Giới tính Cỡ mẫu Biểu hiện Điểm TB Mức ý nghĩa Nam 66 Nhận thức 1,97 0,89 Nữ 54 1,96 Nam 66 Hành vi 2,06 0,09 Nữ 54 2,06 Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy, TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi của trẻ nam và nữ tương đương nhau, đều đạt được ở mức độ trung bình và không có sự khác biệt nhau với mức ý nghĩa của mặt nhận thức TTL là 0.89, của hành vi tự lực là 0,09 đều lớn hơn 0,05. Như vậy, với kết quả so sánh này cho chúng ta thấy, TTL của trẻ không phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Kết quả này cũng tương đồng với sự nhận định của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi là giới tính ít ảnh hưởng đến TTL của trẻ. Qua quan sát thực tế cũng cho thấy sự biểu hiện TTL của trẻ nam và nữ trong trò chơi gần như nhau. Chẳng hạn như về tính hợp tác trong khi chơi không có gì khác biệt giữa trẻ nam và nữ, cả hai đều thỉnh thoảng mới có sự bàn bạc về sự phân công công việc giữa các vai, ít chia sẻ ý tưởng, sáng kiến của mình với bạn. 67 2.3.3.2. Thực trạng TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi trên phương diện trường Bảng 2.11. TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo trường Trường Cỡ mẫu Biểu hiện Điểm TB Mức ý nghĩa MN Thực hành 62 Nhận thức 1,85 0,004 MN Sài Gòn 58 2,10 MN Thực hành 62 Hành vi 2,12 0,003 MN Sài Gòn 58 2,00 Căn cứ vào bảng 2.11 có thể thấy có sự khác biệt ý nghĩa về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi giữa trường MN Thực hành và MN Sài Gòn. Với điểm trung bình ở từng bình diện nhận thức về TTL và hành vi tự lực của trẻ MG trong HĐVC ở cả hai trường đều ở mức trung bình. Tuy nhiên, xét trên từng bình diện thì về mặt nhận thức về TTL của trẻ ở trường MN sài Gòn (điểm trung bình là 2,10) trội hơn trường MN Thực hành (điểm trung bình là 1,85) nhưng về mặt hành vi tự lực thì trường MN Thực hành (điểm trung bình là 2,12) trội hơn trường MN Sài Gòn (điểm trung bình là 2,00). Trường MN Sài Gòn là trường tư thục với những đặc trưng riêng. Qua trao đổi trực tiếp với GV ở trường này, các cô cho biết, trẻ MG 5 – 6 tuổi của trường MN Sài Gòn phần lớn là con trong những gia đình khá giả, phụ huynh thường làm thay trẻ nhiều việc nên cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi tự lực của trẻ ở trường trong các hoạt động khác nhau, trong đó có HĐVC. Trường MN Thực hành là trường thực nghiệm, là cơ sở thực hành thực tập của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh với việc ứng dụng những phương pháp dạy học mới, GV luôn kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động khác nhau và cũng tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động độc lập. Tuy nhiên vẫn chưa có những biện pháp tối ưu để phát triển TTL cho trẻ đặc biệt trong HĐVC. 68 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 2.3.4.1. Kết quả đánh giá của GV về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi Bảng 2.12. Đánh giá của GV về các hoạt động chủ yếu thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi Các hoạt động N Tỷ lệ % Hoạt động vui chơi 14 87,5 Hoạt động học tập 6 37,5 Hoạt động tạo hình 8 50,0 Hoạt động lao động 2 12,5 Hoạt động xây dựng 6 37,5 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các GV đều cho rằng hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi rõ nét nhất. Sự nhận định này phù hợp với bản chất đặc trưng của hoạt động này. HĐVC là hoạt động mang tính tự lực, tự nguyện. Hơn bất cứ hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi trẻ thể hiện rõ TTL, chủ động của mình. Trẻ hoạt động tích cực và bộc lộ thật hết mình. Rõ ràng HĐVC là hoạt động độc lập và tự chủ đầu tiên của trẻ. Trong khi chơi, trẻ tự lực làm lấy mọi việc như tự chọn góc chơi, chọn vai chơi, tìm kiếm đồ chơi, đăc biệt là độc lập suy nghĩ để khắc phục những trở ngại và tìm kiếm các cách chơi tốt hơn. Có lẽ ít có hoạt động nào mà lại thể hiện tinh thần tự lực, tự chủ cao đến như vậy. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực trạng TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC ở trên cho thấy, mức độ TTL của trẻ ở mức trung bình là chủ yếu. 2.3.4.2. Kết quả đánh giá của GV về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi Bảng 2.13. Đánh giá chung của GV về mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi Mức độ N Tỉ lệ % Cao 6 37,5 Trung bình 10 62,5 Thấp 0 0 69 Nhìn vào bảng 2.13 cho thấy, 62,5 % GV đánh giá về mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở mức độ trung bình, nhận định này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài. GV cũng nhận định không có trẻ nào ở mức thấp, có 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_4170785079_4603_1871142.pdf
Tài liệu liên quan