MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . iii
MỤC LỤC. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ . ix
DANH MỤC BẢNG , HÌNH. x
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Nội dung của Luận văn . 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 4
1.1. Một số vấn đề về quản trị nhân lực. 4
1.1.1. Khái niệm . 4
1.1.2.Vai trò của quản trị nhân lực. 5
1.2. Những nội dung chính của công tác quản trị nhân lực . 6
1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực . 6
1.2.2. Phân tích công việc . 8
1.2.3. Tuyển dụng nhân lực. 9
1.2.4. Đào tạo và phát triển nhân lực . 12
1.2.5. Đánh giá năng lực thực hiện công việc. 15
1.2.6. Thù lao lao động. 17
1.2.7. Phúc lợi cho người lao động . 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp . 22
1.3.1. Yếu tố bên trong của doanh nghiệp . 22
1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 22
1.4. Kinh nghiệm về quản trị nhân lực của một số doanh nghiệp và bài học cho công
ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 24v
1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị nhân lực của một số doanh nghiệp. 24
1.4.2. Bài học rút ra về công tác quản trị nhân lực cho công ty cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh . 29
1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp . 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 1. 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH. 32
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh . 32
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh . 32
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty . 33
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty. 34
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty . 35
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2016 . 36
2.2. Tình hình lao động tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh . 37
2.2.1. Số lượng lao động tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh giaiđoạn 2014 – 2016 . 37
2.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty. 38
2.2.3. Cơ cấu lao động theo bố trí lao động của công ty. 39
2.2.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi . 40
2.2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ . 40
2.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh . 42
2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định nhân lực . 42
2.3.2. Thực trạng công tác phân tích công việc . 43
2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực. 44
2.3.4. Thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực . 49
2.3.5. Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. 54
2.3.6. Thực trạng công tác trả lương tại công ty . 58
2.3.7. Thực trạng công tác thưởng và các chính sách đãi ngộ khác. 59vi
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực của công ty cổ phần xi
măng và xây dựng Quảng Ninh . 63
2.4.1. Các yếu tố bên trong . 63
2.4.2. Ảnh hưởng yếu tố bên ngoài . 64
2.5. Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh . 67
2.5.1. Những mặt đạt được. 67
2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại . 67
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại . 68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2. 69
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNGQUẢNG NINH . 70
3.1. Phương hướng hoạt động và các mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2017 -2020
của công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh . 70
3.1.1. Phương hướng hoạt động của công ty. 70
3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty. 70
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của công ty CP xi măng và
xây dựng Quảng Ninh . 71
3.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực. 71
3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực . 72
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ
phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 72
3.3.1. Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực . 72
3.3.3. Hoàn thiện chính sách tuyển dụng nhân lực . 78
3.3.4. Hoàn thiện việc bố trí sử dụng nhân viên . 80
3.3.5. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực . 81
3.3.6. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc . 85
3.3.7. Hoàn thiện chính sách thù lao lao động . 87
TÓM TẮT CHƯƠNG 3. 94
KẾT LUẬN. 95vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 96
PHỤ LỤC. 98
117 trang |
Chia sẻ: tranloan8899 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cấu lao động theo trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tính
đến năm 2016, toàn công ty có 14 người có trình độ sau đại học; 541 người đại học;
cao đẳng, trung cấp là 215 người; công nhân từ bậc 5/7 trở lên và tương đương là
1.055 người; còn lại (Công nhân đến bậc 4/7, lao động phổ thông,...) là 307 người.
Hình 2. 5. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tính đến thời điểm
31/12/2016 tại công ty CP xi măng và xây dựng
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
- Lao động có trình độ thạc sĩ qua 3 năm tăng lên từ 10 người lên 14 người,
tương ứng tăng từ 0,66% tăng lên ở mức 0,93%.
- Lao động có trình độ đại học có tỷ trọng tăng dần qua các năm. Năm 2014
lượng lao động này chiếm tỷ trọng 16,9%; đến năm 2016, lượng lao động đạt mức
tỷ trọng 25,38%;
Trong khi lao động có trình độ đại học tăng dần tỷ trọng qua các năm thì đối
tượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp lại thấp dần qua các năm; điều này
cũng dễ hiểu vì trong thời gian qua, một lượng lao động trong công ty đã được nâng
cao về trình độ qua các lớp đào tạo, vì vậy nếu như năm 2014 tỷ trọng lao động
trình độ cao đẳng, trung cấp là 13,1% thì đến năm 2016 tỷ trọng là 10,1%.
Đối tượng lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của công
ty là công nhân kỹ thuật. Đối tượng này chiếm số lượng gần bằng một nửa tổng số
lao động và có xu hướng giảm dần về số lượng cũng như tỷ trọng. Năm 2014 chiếm
tỷ trọng 55,3% thì đến năm 2016 tỷ trọng giảm chỉ còn 49,5%. Điều này được giải
42
thích là do số lượng lao động nghỉ việc giảm dần qua các năm của công ty phần lớn
là các CN Kỹ thuật đi làm việc ở các công ty khác, dẫn đến tỷ trọng giảm dần qua
các năm.
- Đối tượng lao động phổ thông cũng giảm dần về số lượng qua các năm,
cũng do một bộ phận lao động tự bỏ việc hoặc do công ty cho nghỉ việc dẫn đến
giảm về số lượng, nhưng nhìn chung tỷ trọng không thay đổi đáng kể. Nếu như năm
2014 chiếm tỷ trọng 14% thì đến năm 2016 tỷ trọng tăng nhẹ, đạt mức 14,21%.
Phần phân tích trên phần nào phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng đội
ngũ lao động trong công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh hiện nay.
Trong đó đáng lưu ý còn một lực lượng không nhỏ lao động trực tiếp có trình độ tay
nghề chưa cao; những chuyên viên, chuyên gia có trình độ cao về chuyên môn có
rất ít và thường khi có nhu cầu phải mời chuyên gia của nước ngoài hỗ trợ (tốn thời
gian, tốn chi phí, không tự chủ động công việc,...);... Từ những phân tích này, chúng
ta sẽ có được cái nhìn tổng thể nhằm rút ra những hạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại trong hoạt động SXKD của công ty CP xi măng và xây dựng Quảng
Ninh đứng trên góc độ NNL để đánh giá và tìm giải pháp hoàn thiện quản trị NNL
cho công ty.
2.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xi măng
và xây dựng Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định nhân lực
Công ty cổ phàn xi măng và xây dựng Quảng Ninh trong những năm trước
đây hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch được UBND tỉnh Quảng Ninh giao, nên mục
tiêu đề ra là hoàn thành nhiệm vụ được giao là ưu tiên hàng đầu. Do đó, việc hoạch
định nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ chỉ đơn thuần là những tính toán trên cơ sở
kế hoạch được phân công, không có chiến lược, dự báo, thu hút, duy trì phát triển
nguồn nhân lực một cách cụ thể.
Từ khi công ty chuyển qua hình thức kinh doanh theo luật doanh nghiệp, thì
công tác quản trị nguồn nhân lực đã có những bước cải tiến đáng kể. Tuy vậy, một
mặt là do còn mang nặng tư tưởng bao cấp hoạt động theo hình thức doanh nghiệp
43
Nhà nước, mặt khác chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý không tránh
khỏi hạn chế nên hoạt động hoạch định nguồn nhân lực tại công ty vẫn chưa được
triển khai và áp dụng.
Chiến lược nguồn nhân lực công ty đang thực hiện là chiến lược “dẫn đạo chi
phí”, tập trung vào việc tìm kiếm những nguồn nhân lực bên trong như dựa trên
việc thu hút con em của nhân viên đang và đã làm việc trong công ty, hoặc là bạn bè
người thân của nhân viên. Cách này có thể tận dụng kinh nghiệm của những người
nhân viên và qua đó giảm bớt các chi phí đào tạo, thời gian hội nhập nhân viên mới
với công việc. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với sự phát triển của công ty khi
hoạt động theo hướng cổ phần hoá.
2.3.2. Thực trạng công tác phân tích công việc
Phân tích công việc, xây dựng các Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn
công việc được coi là vấn đề then chốt của hoạt động quản trị NNL. Tại công ty cổ
phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh hiện chưa chính thức tiến hành công việc
này. Điều kiện tiến hành công việc, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực
hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện
tốt công việc chủ yếu do lãnh đạo cấp trên trực tiếp trao đổi với nhân viên dưới
quyền mà chưa quy định cụ thể bằng văn bản.
Chính vì lẽ đó, các nhân viên phụ trách những công việc khác nhau rất khó
tìm hiểu được công việc của những nhân viên khác. Ngay cả đồng nghiệp trong
cùng phòng ban đôi khi người này cũng không nắm rõ hết công việc của người kia,
điều này gây trở ngại rất lớn mỗi khi cần có sự choàng gánh công việc cho nhau
(lúc đồng nghiệp nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép theo chế độ,...) hoặc khi có sự điều
động nhân viên từ đơn vị này sang đơn vị khác, bản thân nhân viên được điều động
cũng hết sức bị động vì không biết cụ thể công việc mới là gì. Điều quan trọng hơn
là: Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công việc là cơ sở cho việc tuyển
chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân
viên. Để khắc phục những vấn đề này Công ty cần tổ chức phân tích công việc để
xây dựng hai văn bản quan trọng là Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công
44
việc cho Công ty, để có cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí hoặc hoán đổi công việc
khi cần thiết.
2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực
2.3.3.1. Nguồn tuyển dụng:
• Nguồn tuyển dụng bên ngoài:
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh chưa bao giờ đăng quảng
cáo tuyển nhân viên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những người
có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin về tuyển dụng của Công ty.
Điển hình qua các năm gần đây, số người tuyển dụng được do họ tự tìm đến
hoặc được văn phòng dịch vụ việc làm giới thiệu đến chỉ khoảng 12% - 15%. Trong
khi đó, số người tuyển dụng do CBCNV trong công ty CP xi măng và xây dựng
Quảng Ninh giới thiệu và từ Trường nghề trên địa bàn chiếm đến khoảng 70%.
Nguồn tuyển dụng từ các trường đào tạo chủ yếu từ Trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh, trường CĐ Công nghiệp Quảng Ninh, trường CĐ Than Khoáng sản
Việt Nam.
Có thể nói tại công ty cổ phần xây dựng và xi măng Quảng Ninh, nguồn
tuyển dụng là từ người thân hoặc qua sự giới thiệu, bảo lãnh của CBCNV trong đơn
vị, hình thức tuyển dụng từ quảng cáo bên ngoài Công ty còn rất hạn chế.
• Nguồn tuyển dụng tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh
qua các năm được thống kê dưới đây:
45
Bảng 2. 5. Tình hình tuyển dụng tại công ty CP xi măng và xây dựng Quảng
Ninh qua các năm
Nguồn tuyển dụng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Quảng cáo tuyển dụng (trên báo, web,) - - - - - -
Ứng viên tự tìm đến 16 10,53 12 8,11 19 12,58
Văn phòng dịch vụ việc làm 4 2,63 9 6,08 5 3,31
CBCNV trong công ty giới thiệu 41 26,97 32 21,62 35 23,18
Điều động từ các đơn vị trong ngành 3 1,97 1 0,68 - -
Từ Trường trên địa bàn 69 45,39 72 48,65 66 43,71
Từ các trường đào tạo khác 19 12,50 22 14,86 26 17,22
Cộng 152 100 148 100 151 100
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
• Ưu nhược điểm của nguồn tuyển dụng từ nội bộ:
- Ưu điểm: Rất dễ nắm bắt được lý lịch của các ứng viên, dễ trao đổi, gần gũi.
- Hạn chế:
+ Làm cho một số người bên ngoài mất đi cơ hội xin việc, còn công ty CP xi
măng và xây dựng Quảng Ninh cũng bỏ qua dịp để có thể tuyển chọn được người giỏi.
+ Không có tính cạnh tranh, phỏng vấn tuyển dụng chỉ là hình thức, có
những lúc phải tuyển dụng cả những người không đạt yêu cầu, tạo tâm lý ỷ lại đối
với những người có quen biết “lớn”.
+ Quan hệ trong doanh nghiệp trở nên phức tạp có thể gây khó khăn trong
quản lý điều hành,...
- Nguyên nhân: công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh vẫn là một
DNNN, ảnh hưởng của cơ chế xin – cho, tư tưởng quản lý hành chính vẫn còn
nhiều. Bên cạnh đó là các mối quan hệ trong nội bộ Công ty vốn dĩ khá phức tạp từ
trước đến nay.
46
2.3.3.2. Tiêu chuẩn tuyển dụng:
Một số tiêu chuẩn tuyển dụng thường được công ty áp dụng trong thời gian
qua:
- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.
- Giới tính, sức khỏe, nơi thường trú.
- Chấp nhận làm việc theo ca kíp,...
Các tiêu chuẩn khác gần như không áp dụng:
- Kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm.
- Am hiểu về ngành và lĩnh vực xi măng và xây dựng, sự nhiệt tình và đam
mê công việc, tính trung thực, ham học hỏi và cầu tiến,...
Do đó tiêu chuẩn tuyển chọn hiện nay tại công ty CP xi măng và xây dựng
Quảng Ninh cũng chưa đầy đủ hoàn chỉnh và cụ thể.
• Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn tuyển dụng hiện nay tại công ty:
- Ưu điểm: Dễ dàng tuyển chọn được các ứng viên và cũng thuận lợi cho cả
hai phía (nhà tuyển dụng và ứng viên xin việc) khi hầu hết các ứng viên đều do
CBCNV trong Công ty giới thiệu, bảo lãnh hoặc là người thân của họ.
- Hạn chế: Rất có thể xảy ra hiện tượng tuyển dụng vào nhưng không đáp
ứng được yêu cầu công việc và buộc phải bố trí sang việc khác hoặc phải được đào
tạo, kèm cặp thêm một thời gian mới làm được việc.
- Nguyên nhân:
+ Yêu cầu của đội ngũ NNL cũng như chiến lược phát triển NNL chưa được
xác định rõ ràng.
+ Những người trực tiếp làm công tác tuyển dụng chưa được trang bị những
kiến thức chuyên sâu về quản trị NNL.
+ Khả năng đáp ứng của các ứng viên từ nguồn nội bộ còn nhiều hạn chế.
47
2.3.3.3. Quy trình tuyển dụng
( Nguồn: Phòng TCLĐ Tiền lương)
Sơ đồ 2.2. Các bước của quy trình tuyển dụng của công ty CP xi măng và xây
dựng Quảng Ninh
- Bước chuẩn bị tuyển dụng:
Để chuẩn bị tuyển dụng, công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh cho
thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng này sau đó sẽ tiến hành xác định các tiêu
chuẩn tuyển chọn cho từng đối tượng tuyển chọn. Cơ cấu Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc
+ Thường trực Hội đồng: Trưởng Phòng TCHC
+ Các ủy viên: Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng ban hoặc đơn vị trực
thuộc đang có nhu cầu được bố trí thêm lao động, cán bộ phụ trách đào tạo, cán bộ
phụ trách y tế và cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng.
- Bước thu nhận và sơ tuyển hồ sơ:
Tất cả các hồ sơ đều được chuyển về Phòng TCHC, tại đây chủ yếu kiểm tra
tính đầy đủ của hồ sơ: Đơn xin việc, Bản khai lý lịch có chứng thực của địa phương,
Giấy khám sức khỏe của các cơ quan y tế có thẩm quyền và bản sao có công chứng
các bằng cấp, Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả bộ hồ sơ đều
theo mẫu chung thống nhất của Nhà nước, công ty chưa có bộ mẫu hồ sơ riêng cho
từng loại ứng viên vào các chức vụ và cho công việc khác nhau.
- Bước phỏng vấn:
48
Phỏng vấn được tiến hành rất hình thức, chủ yếu để hỏi thêm các thông tin về
ứng viên vì đa phần các hồ sơ xin việc đều do CBCNV trong Công ty “gửi” hoặc
học viên tốt nghiệp từ Trường, chưa chú trọng vào các kiến thức và kỹ năng liên
quan đến khả năng thực hiện công việc.
- Bước ra quyết định tuyển dụng:
Các hồ sơ sau khi phỏng vấn gần như được Hội đồng tuyển dụng ra quyết
định tuyển dụng tất cả, có rất ít các ý kiến trái ngược nhau trong Hội đồng tuyển
dụng vì không có tiêu chuẩn rõ ràng. Trong quyết định tuyển dụng có nêu rõ: Chức
vụ, nơi làm việc, lương bổng, thời gian thử việc theo quy định (thường là 1
tháng),... Khi đã có quyết định tuyển dụng, ứng viên tiến hành thử việc và được
hưởng 85% hệ số lương cấp bậc. Trong thời gian này, người lao động được giới
thiệu sơ lược về ngành sản xuất xi măng và xây dựng và Công ty, nội quy lao động,
được học về an toàn sản xuất,... Khi hết thời gian thử việc, nếu không có gì trở ngại,
người lao động được ký hợp đồng lao động với thời hạn 12 tháng, sau 12 tháng sẽ
được xem xét ký lại hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng, sau 36 tháng sẽ được
xem xét ký lại hợp đồng không xác định thời hạn. Kể từ khi ký hợp đồng lao động,
người lao động được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc, được tham gia BHXH,
BHYT theo quy định.
• Ưu nhược điểm của quy trình tuyển dụng của công ty CP xi măng và xây
dựng Quảng Ninh:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và có thể sớm tuyển dụng
được ngay một ứng viên xin việc.
- Hạn chế:
+ Khó có thể sàn lọc để chọn ra được ứng viên tốt nhất.
+ Nhiều khâu trong quy trình tuyển dụng mang nặng tính hình thức, chưa căn
cứ vào tiêu chuẩn cụ thể, chưa thực hiện bước kiểm tra trắc nghiệm do đó chưa
đánh giá được năng lực của ứng viên một cách chính xác.
- Nguyên nhân:
49
+ Các thành viên tham gia quy trình tuyển dụng gần như chưa từng được
huấn luyện về kỹ năng có liên quan: Kỹ năng phân tích, kỹ năng phỏng vấn,...
+ Chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của một quy trình tuyển dụng nhân lực
đối với doanh nghiệp.
+ Chưa tổ chức phân tích công việc nên chưa có Bảng tiêu chuẩn công việc
để làm căn cứ cho tuyển dụng.
2.3.4. Thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
2.3.4.1. Phân tích quy trình đào tạo
Việc đào tạo nhân viên trong một doanh nghiệp có thể thực hiện theo ba giai
đoạn: Lúc mới đầu nhận việc, trong thời gian nhận việc và để chuẩn bị cho những
công việc mới. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ của công
việc hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc hoặc để nâng cao trình độ
nhận thức và xử lý vấn đề:
- Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc. Đây là việc công ty CP xi măng và xây
dựng Quảng Ninh đã và đang thực hiện. Các nhân viên mới đều được hướng dẫn
hay giới thiệu (về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, chức năng nhiệm vụ,
mục tiêu hoạt động, nội quy lao động, các chính sách và chế độ,...) để họ làm quen
với môi trường hoạt động mới, tạo tâm trạng thoải mái, an tâm trong những ngày
đầu tiên làm việc.
- Đào tạo trong lúc làm việc. Việc đào tạo này có thể tiến hành theo hai cách:
Vừa làm vừa học hoặc tạm ngưng công việc để học. Công ty đang áp dụng phổ biến
cách vừa làm vừa học, đề cao việc thực tập, học bằng thực hành tại chỗ. Còn tạm
ngưng công việc để học được vận dụng ít hơn, đa số CBCNV học ở các trường, lớp
đào tạo bên ngoài đều vào buổi tối hoặc ngày nghỉ.
- Đào tạo cho công việc tương lai. Đây là cách thức đào tạo cho đội ngũ
CBCNV trong diện quy hoạch cán bộ nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để họ không những làm tốt công việc hiện tại mà còn làm tốt công việc
tương lai khi được thăng chức. Công tác này thực sự chỉ được công ty CP xi măng
và xây dựng Quảng Ninh thực hiện khoảng từ năm 2013 trở lại đây kể từ khi
50
Công ty ban hành Quyết định số 07155/QNCC ngày 20/11/2013 về công tác
cán bộ.
Nhìn chung quy trình đào tạo tại công ty CP xi măng và xây dựng Quảng
Ninh cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động SXKD. Vấn đề còn lại là tính
hiệu quả trong đào tạo ra sao và làm gì để hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển
NNL cho công ty. Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
2.3.4.2. Các hình thức đào tạo
Bảng 2. 6. Các hình thức đào tạo của công ty CP xi măng và xây dựng
Quảng Ninh
Hình thức đào tạo
2014 2015 2016
Lượt
người
Tỷ lệ
(%)
Lượt
người
Tỷ lệ
(%)
Lượt
người
Tỷ lệ
(%)
1. Do công ty chủ động tổ chức
1.1. Tự đào tạo phục vụ thi nâng bậc 325 15,24 412 22,44 398 26,31
1.2. Tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
32
1,5
26
1,42
45
2,97
1.3. Gửi đi đào tạo ngắn hạn trong nước
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, luật
pháp, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị
157
7,36
200
10,9
273
18,04
1.4. Gửi đi đào tạo ngắn hạn ở nước
ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
-
-
-
-
-
-
1.5. Gửi đi đào tạo dài hạn trong nước
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
12
0,56
11
0,6
11
0,73
2. CBCNV tự đăng ký học các lớp đào
tạo dài hạn, được công ty hỗ trợ học
phí
2.1. Sau đại học trong nước 2 0,09 4 0,22 6 0,4
2.2. Sau đại học ở nước ngoài - - - - 1 0,07
2.3. Đại học trong nước 27 1,27 33 1,8 18 1,19
2.4. Cao đẳng trong nước 2 0,09 5 0,27 15 0,99
2.5. Khác (trong nước) 3 0,14 - - 2 0,13
( Nguồn: . Phòng Tổ chức LĐ tiền lương)
Có thể nói công tác đào tạo, phát triển NNL được công ty Cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh quan tâm và hằng năm đều dành ra một khoản kinh phí nhất
định để triển khai thực hiện. Nội dung các chương trình đào tạo phát triển NNL chủ
51
yếu nhằm nâng cao tay nghề cho CBCNV và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Bên cạnh đó cũng chú trọng đào tạo tin học, ngoại ngữ, kiến thức về luật pháp,...
cho một bộ phận CBCNV. Trong nội dung chương trình đào tạo, có hình thức công ty
CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh tự đào tạo phục vụ cho việc thi nâng bậc. Công
việc này do bộ phận đào tạo, trực thuộc Phòng TCHC đảm trách. Hằng năm các
CBCNV đến kỳ thi nâng bậc được tổ chức bồi huấn, đào tạo nhằm ôn luyện lại kiến
thức (cả lý thuyết lẫn thực hành) để chuẩn bị cho kỳ thi nâng bậc và qua đây cũng
giúp họ cũng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Ngoài ra, thỉnh thoảng
công ty cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do các
chuyên viên giàu kinh nghiệm đảm trách và/hoặc mời các giảng viên có uy tín phụ
trách lớp học. Nếu CBCNV được công ty gửi đi đào tạo hoặc người lao động tự đi
học được công ty hỗ trợ học phí thì sau thời gian theo học phải báo cáo kết quả học
tập về Công ty. Tất cả các trường hợp đào tạo nêu trong Bảng 2.7 đều được hưởng
lương trong thời gian đi học.
Trong các hình thức đào tạo trên, công ty cổ phần xi măng và xây dựng
Quảng Ninh chú trọng nhiều hơn cho hình thức chủ động tổ chức đào tạo. Theo
cách này, Công ty sẽ chỉ đích danh người lao động nào phải tham gia đào tạo và nội
dung được đào tạo là gì. Còn hình thức đào tạo do CBCNV tự đăng ký học bên
ngoài thường xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân, sau đó được công ty xem xét
hỗ trợ học phí.
Như vậy các hình thức đào tạo tại Công ty khá đa dạng, bao trùm được nhiều
mảng kiến thức mà một doanh nghiệp như công ty đang cần.
2.3.4.3. Đánh giá kết quả đào tạo
Trong tổng số lao động được đào tạo qua các năm gần đây, nam chiếm đến
hơn 98%, những người có trình độ từ cao đẳng trở lên được đào tạo nhiều nhất,
công nhân vận hành chủ yếu chỉ được đào tạo thi nâng bậc. Nếu xét theo nhóm tuổi
thì nhân viên trong độ tuổi từ 28 – 42 tham gia nhiều đợt đào tạo nhất.
- Nếu xét về hình thức đào tạo:
52
+ Việc đào tạo thi nâng bậc cho người lao động phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của một nhóm người tổ chức thi nâng bậc, chưa có giáo trình hoặc khung
chuẩn,...
+ Những CBCNV lớn tuổi cần được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,... thường bị những giới hạn nhất định (khả năng
tiếp thu, thu xếp thời gian để học,...).
- Nếu xét về nhu cầu đào tạo:
Việc xác định nhu cầu đào tạo nhiều trường hợp chưa chính xác, đào tạo và
sử dụng kiến thức được đào tạo chưa được kiểm chứng để đánh giá hiệu quả, còn
chú trọng nhiều đến số lượng đào tạo hơn là chất lượng đạt được,...
- Nếu xét về việc đánh giá kết quả đào tạo:
Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, công ty chưa tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về
kết quả đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo sau mỗi đợt, khóa đào tạo là một việc làm
cần thiết và công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh có thể sử dụng các
phương pháp sau:
+ Đánh giá bằng trắc nghiệm.
+ Đánh giá bằng phiếu thăm dò.
+ Đánh giá của cấp quản lý trước và sau đào tạo.
Việc không tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo sau mỗi đợt,
khóa đào tạo sẽ không giúp cho những người tổ chức có kinh nghiệm làm tốt hơn
cho những đợt, khóa sau.
Để có được đánh giá chung về đào tạo của công ty cổ phần xi măng và xây
dựng Quảng Ninh, tại Phụ lục 1 đã thu thập ý kiến của 200 CBCNV trong Công ty,
kết quả được trích dẫn dưới đây:
53
Bảng 2. 7. Bảng khảo sát ý kiến nhân sự về chất lượng đào tạo
Câu hỏi
Số người đánh giá theo các
mức độ
1 2 3 4 5
Bạn có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc
3
50
96
31
20
Số lượng các chương trình đào tạo của công ty theo
bạn là ít hay nhiều
60
37
70
21
12
Nhìn chung công tác đào tạo trong Công ty là có hiệu
quả tốt
12
69
56
28
35
( Kết quản điều tra khảo sát)
Trong đó: 1: Rất không đúng/Rất không đồng ý;
2: Không đúng/Không đồng ý;
3:Không đúng lắm/Không đồng ý lắm;
4: Đúng/ Đồng ý;
5: Rất đúng/Rất đồng ý
Theo bảng trên, có thể thấy, số lượng người cho rằng công tác đào tạo trong
công ty thực sự có hiệu quả tốt, có ích trong công việc (mức độ 4,5) là 63 người, chiếm
31,5%. Điều này cho thấy công tác đào tạo cần có sự nỗ lực cải tiến nhằm tiết kiệm chi
phí cho doanh nghiệp và có hiệu quả thực sự đối với người lao động.
Một số tồn tại hạn chế:
- Đầu tư ít cho các chương trình đào tạo dành cho CBNV cấp trung
- Việc nâng cao nghiệp vụ cho khối văn phòng chưa được chú trọng, chủ yếu
vẫn là kinh nghiệm trong quá trình làm việc và tự học hỏi của nhân viên đối với
những người đi trước.
- Các kỳ thi định kỳ không có ấn tượng nhiều đối với nhân viên, kết quả chỉ
nằm trên giấy, không có áp lực giữa việc thi điểm cao hay thấp, không tạo động lực
tiến bộ, phát triển
- Cán bộ làm công tác nhân sự còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều
những đề xuất tích cực phục vụ công tác.
54
- Nhân viên được cử đi học các lớp chính trị, quản lý, kỹ năng còn mang tính
chất tự phát hoặc đợi đến lượt thì đi học. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây
dựng đội ngũ nhân viên chủ lực, khi muốn bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chủ chốt
thì sẽ rất khó khăn, lúc đó chỉ có thể căn cứ trên kinh nghiệm làm việc của nhân sự
hoặc dựa vào sự tiến cử từ trưởng bộ phận hoặc bộ phận nhân sự.
- Thực tế, rất nhiều trưởng phòng, cán bộ quản lý bộ phận liên quan đến kỹ
thuật, công nghệ đều chưa được đào tạo bài bản về các kiến thức quản lý. Các khóa
đào tạo dành cho cán bộ quản lý còn hời hợt và chưa có được sự tập trung về mặt
chuyên môn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc quản lý nhân viên, phát huy
nguồn nhân lực do cán bộ đó làm quản lý, hiệu suất lao động không đạt được tối đa.
- Công tác đánh giá sau đào tạo còn thiếu chú trọng và chưa quan tâm đến
việc sử dụng lao động sau đào tạo. Đôi khi nhân viên được đào tạo xong về không
làm được như những gì chương trình đào tạo.
2.3.5. Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên
Định kỳ hằng tháng, trưởng các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty tiến
hành đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại phòng ban, đơn vị
mình. Việc đánh giá này sẽ cho biết mức độ hoàn thành công việc của nhân viên ra
sao, làm cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng cũng như bố trí, sắp xếp công việc
cho nhân viên. Cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định hệ số hij của từng người:
Trong đó: hj - Hệ số kết quả thực hiện công việc (Hệ số thành tích) của
người thứ j
hij - Hệ số thứ i của người thứ j, gồm: h1j, h2j, h3j
(Phụ lục 2 sẽ trình bày chi tiết cách xác định h1j, h2j, h3j).
Bước 2: Lập Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
55
Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện nhiệm vụ
STT Họ và tên Kết quả thực hiện nhiệm vụ Ghi chú
h1j h2j h3j hj
A B 1 2 3 4=1+2+3 5
1
2
...
Cuối năm, tính hj toàn năm của từng nhân viên theo cách lấy trung bình cộng
hj từng tháng của nhân viên đó, tức cộng hj của 12 tháng rồi chia cho 12. Nếu nhân
viên nào đó làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm thì không được tính hj của toàn
năm. Công ty sẽ sử dụng hj toàn năm của nhân viên cùng với những yếu tố khác
làm cơ sở xét thi đua, khen thưởng cuối năm cho nhân viên đó, đặc biệt trong việc
xét tặng Giấy khen, Bằng khen, danh hiệu thi đua,...
• Những ưu điểm của phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của
nhân viên tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh:
- Công ty đã xây dựng được các tiêu chí để đo lường kết quả thực hiện công
việc của nhân viên, một việc làm không hề đơn giản chút nào.
- Các tiêu chí dùng để đo lường rất xác thực: Bằng cấp, chức vụ, thâm niên,
nội quy lao động,...
• Những hạn chế của phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của
nhân viên tại công ty:
- Quá chú trọng đến bằng cấp, chức vụ và thâm niên công tác, xem nhẹ kết
quả hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vu-Phong-Hai-CHQTKDK2.pdf