Công ty giầy Hiệp An là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại giày dép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty được chuyển sang công ty cổ phần tháng 8/1994 với tổng giá trị doanh nghiệp là 4,793 tỷ đồng. Trong đó nhà nước giữ 30% vốn cổ phần, cán bộ công nhân công ty giữ 35,5%, cổ đông ngoài doanh nghiệp giữ 34,8%. Doanh thu năm 1996 tăng xấp xỉ gấp 2 lần với năm 1993, nộp ngân sách năm 1996 tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 1993. Thu nhập người lao động tăng từ 420.000đ/người/tháng lên 1.200.000/người/tháng. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của công ty.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều vùng của đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, lao động dồi dào ở miền núi phía Bắc hầu như không có doanh nghiệp nhà nước. Sự phân tán của các doanh nghiệp nhà nước ở các ngành các lĩnh vực dẫn đến các tình trạng trên cùng một địa bàn lãnh thổ doanh nghiệp nhà nước của Trung ương, địa phương hoạt động chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau một cách vô tổ chức, gây khó khăn cho nhau trong việc sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ta có quy mô nhỏ và hoạt động kém hiệu quả.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là 70.184 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp là 11,6 tỷ đồng tương đương với vốn một doanh nghiệp loại nhỏ ở các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia.
Đến nay vẫn còn 46,1% doanh nghiệp nhà nước có số lao động dưới 100 người và gần 50% doanh nghiệp nhà nước có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, trong đó gần một nửa số vốn dưới 500 triệu đồng. Các doanh nghiệp có số vốn lớn từ 100 tỷ trở lên chỉ chiếm 1,5% tổng số doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên chỉ chiếm 4% trong tổng số doanh nghiệp.
Vốn thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 80% vốn hiện có do kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, tài sản mất mát, kém phẩm chất chưa được xử lý. Riêng vốn lưu động có 14.239 tỷ đồng và chỉ có 50% được huy động vào kinh doanh, 50% còn lại nằm ở lỗ, công nợ khó đòi.
Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, do quy mô nhỏ, vốn ít không có khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh nên yếu sức cạnh tranh trên thị trường.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Trừ một số rất ít (18%) doanh nghiệp nhà nước mới được đầu tư (sau năm 1986) còn chủ yếu được thành lập từ lâu có trình độ kỹ thuật thấp, công nghệ lạc hậu. Giá trị còn lại của tài sản cố định trong doanh nghiệp nhà nước là 61,4% so với nguyên giá.
Theo đánh giá của Bộ khoa học và công nghệ và môi trường: máy móc thiết bị của doanh nghiệp nhà nước lạc hậu với thế giới từ 10 - 20 năm. Theo điều tra của Tổng cục thống kê: thiết bị của doanh nghiệp nhà nước lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ. Các doanh nghiệp TW có tới 54,3% trình độ thủ công, 41% trình độ cơ khí và 3,7% trình độ tự động. Doanh nghiệp địa phương còn lạc hậu hơn; chỉ có 2% trình độ tự động, 24% trình độ cơ khí và 74% trình độ thủ công.
Nhiều thiết bị trong các doanh nghiệp nhà nước sau 14 - 15 năm mới được thay đổi, thậm chí trong một số ngành vẫn sử dụng thiết bị từ năm 1938 - 1940 trong khi đó thời gian đổi mới thiết bị ở các nước khác trung bình là 5 năm. Các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho thấy chỉ có khoảng 15% sản phẩm công nghiệp của ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: 65% số sản phẩm đạt mức dưới trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% số sản phẩm kém chất lượng. Hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội. Chính do công nghệ lạc hậu nên năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước kém. Theo kết quả điều tra xét về mặt hiện vật, năng suất lao động của ta về chế biến dầu thực vật chỉ bằng 10% mức thế giới, về sản xuất các sản phẩm dệt, giấy, may chỉ bằng 30% đến 40% mức của thế giới, về thi công cầu đường chỉ bằng 1/20 mức của Pháp.
Hiện nay, việc quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước chưa hợp lý. Một mặt các cơ quan chủ quản vẫn can thiệp khá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác trong nhiều lĩnh vực hoạt động đặc biệt là quản lý tài chính lại bị buông lỏng. Điều này hạn chế quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm cho Nhà nước mất vai trò thực sự là người chủ sở hữu và tạo cơ hội cho nhiều cá nhân lạm dụng, chiếm đoạt tài sản công để làm giàu cá nhân, hoặc làm ăn phi pháp. Trong một số doanh nghiệp nhà nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn và tổ chức quản lý chưa đủ tiêu chuẩn vì không đủ sức giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Nhiều giám đốc, kế toán trưởng đã phải vào tù vì tham ô tài sản của Nhà nước, vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Mấy năm gần đây, sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu được phục hồi và phát triển, nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp, thấp nhất là ở các ngành sản xuất vật chất. Trong các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động chỉ có 11,28% doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận từ 15%/năm trở lên trong ngành sản xuất vật chất và 4,3% doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận từ 20%/năm trong các ngành dịch vụ.
Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế nhà nước cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân. Hệ số sinh lời của khu vực doanh nghiệp nhà nước rất thấp. Hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7%/năm trong đó ngành giao thông vận tải 2%/năm, ngành công nghiệp khoảng 3%/năm, ngành thương nghiệp đạta 22%/năm.
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thu lỗ chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể ở thời điểm 1997 chỉ có 76% hoạt động có lãi ở mức thấp, 22% doanh nghiệp bị thua lỗ, bình quân mỗi doanh nghiệp lỗ 0,6 tỷ đồng/năm, 2% doanh nghiệp hoạt động không thua lỗ, nhưng không có lãi. Các số liệu đó cho thấy việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bội chi ngân sách.
Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước đã được thay đổi theo hướng tự do hoá giá cả, chi phí ngân sách nhà nước cho bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động cho khu vực này đã giảm đáng kể. Nhưng tư tưởng bao cấp trong đầu tư vẫn còn nặng nề. Hàng năm 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi được dành cho doanh nghiệp nhà nước vay. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không bảo toàn được nguồn vốn nhà nước đầu tư. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động, còn vốn cố định thì mới bảo toàn ở mức 50% so với chỉ số lạm phát. Hai ngành chiếm giữ vốn lớn nhất là công nghiệp và thương nghiệp (72,52%) lại là ngành có tỷ lệ thất thoát vốn lớn nhất (16,41% và 14,95%). Vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toán còn diễn ra khá nghiêm trọng do tình trạng quản lý của nhà nước về tài chính còn lỏng lẻo, từ đó nạn tham nhũng lãng phí diễn ra mức báo động.
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận về thực trạng của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
- Số lượng các doanh nghiệp quá nhiều và bố trí không hợp lý.
- Quy mô của doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ bé.
- Kỹ thuật và công nghệ ở các doanh nghiệp nhà nước còn lạc hậu.
- Việc quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Từ bản chất cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có thể thấy một vấn đề lớn trong cơ chế quản lý hiện nay làm cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa có hiệu quả là:
Cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp nhà nước là chưa rõ ràng. Người đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước chưa được xác định cụ thể do đó dẫn đến tình trạng vô chủ hoặc quá nhiều chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Do không có sự phân biệt đầy đủ quyền sở hữu Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của giám đốc và tập thể người lao động trong doanh nghiệp nên tài sản của doanh nghiệp Nhà nước không được sử dụng có hiệu quả. Người lao động chưa thực sự gắn bó, làm việc hết sức vì doanh nghiệp. Một số nhà quản lý doanh nghiệp đã lợi dụng chức quyền bòn rút tài sản của Nhà nước làm giàu cho cá nhân.
2.2. Chủ trương của nhà nước ta về quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Xuất phát từ tình trạng hoạt động yếu kém của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và những đòi hỏi cấp bách phải có một giải pháp thích hợp cho khu doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
Giải pháp chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần lần đầu được đề cập trong Quyết định số 143 - HĐBT ngày 10 - 5 - 1990 của Hội đồng bộ trưởng về việc tổng kết thực hiện Quyết định 217 - HĐBT ngày 14 - 11 - 1987, các nghị định 50 - HĐBT ngày 22 - 3 - 1988 về làm thử việc tiếp tục đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh. Văn bản này đề cập việc nghiên cứu và làm thử về mô hhình chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần. Việc chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần trong giai đoạn này là hết sức mới mẻ ở nước ta vì lúc đó luật công ty chưa được ban hành. Quyết định 143 - HĐBT ngày 5 - 10 - 1990 chỉ quy định một vài vấn đề liên quan đến cổ phần hoá hoá doanh nghiệp nhà nước như: mục đích của việc làm thử, điều kiện các xí nghiệp quốc doanh được chọn để tổ chức thành công ty cổ phần. Có thể nói chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá các doanh nghiệp đã có từ rất sớm, chỉ sau vài năm khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Nó chứng tỏ sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh và chọn đúng hướng đi đúng trong việc cải cách các doanh nghiệp này. Chủ trương đó còn được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 - Ban hành Trung ương khoá VII (11/1991):”Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.
Ngày 8 - 6- 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành quyết định 202/CT về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần áp dụng tại các doanh nghiệp được chọn làm thí điểm. Quyết định và đề án này sẽ quy định tương đối rõ vè mục tiêu, đối tượng, cách thức tiến hành cổ phần hoá cũng như cách thức xác định giá trị doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Cũng trong ngày 8 - 6 - 1992, Chủ tịch HĐBT đã ban hành quyết định 203/CT kèm theo danh sách của 7 doanh nghiệp nhà nước được chọn để Chính phủ chỉ đạo thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Theo điều 2 QĐ 202/CT, Chủ tịch HĐBT uỷ quyền cho Bộ trưởng Tài chính xem xét và ra quyết định về danh sách các doanh nghiệp nhà nước được phép làm thí điểm cổ phần hoá do các bộ và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị. Tuy nhiên, quyết định 202/CT và chỉ thị 84/TTg của Thủ tướng chính phủ chưa có những quy định hợp lý về quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá cũng như chưa có quy định rõ ràng chặt chẽ về quy trình thực hiện. Để khẳng định quyết tâm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các văn kiện của Đảng ban hành trong các năm 1994, 1995, 1996, 1997 đều đề cập đến vấn đề này. Cụ thể: Nghị quyết hội nghị toàn quốc ban chấp hành TW khoá II, Nghị quyết số 10 NQ/TW của Bộ chính trị đều khẳng định tầm quan trọng của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7/1996) khẳng định: “Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý để triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo thêm động lực mới trong quản lý, huy động vốn thêm cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình cổ phần hoá, tiền thu được do bán cổ phần của doanh nghiệp phải đầu tư lại để mở rộng sản xuất kinh doanh”.
Các văn kiện của đảng nêu trên đã thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với quy mô và trên lĩnh vực rộng lớn hơn. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Có thể nó Nghị định 28/CP là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn thí điểm sang giai đoạn thực sự triển khai chưong trình cổ phần hoá. Và mới đây chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 28/CP, trong đó các vấn đề như mục tiêu cổ phần hoá, điều kiện để lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá, nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, hình thức cổ phần hoá, việc tổ chức thực hiện... đã quy định rõ ràng và cụ thể hơn Nghị định 28/CP trước đó.
2.3. Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và kết quả bước đầu.
Quá trình cổ phần hoá ở nước ta về cơ bản có thể chia làm hai giai đoạn:
2.3.1. Thời kỳ thí điểm cổ phần hoá (6/1992 đến hết năm 1996)
Thực hiện Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các Bộ, ngành đã hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước đăng ký thực hiện thí điểm chuyển sang công ty cổ phần. Trên cơ sở số lượng doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã chọn 7 doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần, đó là:
1. Nhà máy xà phòng Việt Nam (Bộ công nghiệp)
2. Nhà máy diêm Thống nhất (Bộ công nghiệp)
3. Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ Nông nghiệp).
4. Xí nghiệp chế biến gỗ lạng Long bình (Bộ nông nghiệp),
5. Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng (Bộ Thương mại).
6. Xí nghiệp sản xuất bao bì (thành phố Hà Nội).
7. Xí nghiệp dệt da may Lagamex (thành phố Hồ Chí Minh).
Sau một thời gian làm thử, 7 doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ chọn làm thí điểm đều xin rút lui, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá như Legamex, nhà máy xà phòng Việt Nam...
Hơn 30 doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hoá và 3 doanh nghiệp nhà nước xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo chỉ thị 84/TTg. Có 5 doanh nghiệp nhà nước được phép chuyển sang công ty cổ phần, đó là:
1. Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ giao thông).
2. Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (TP Hồ Chí Minh)
3. Công ty cổ phần giầy Hiệp An ( Bộ Công nghiệp).
4. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (tỉnh Long An)
5. Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc (Bộ công nghiệp).
Trong một thời gian thực hiện thí điểm cổ phần hoá, tuy số lượng các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần còn ít song giai đoạn thí điểm đã đem lại một số kết quả đáng chú ý:
· Quá trình thí điểm cổ phần hoá đã huy động được một lượng vốn quan trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, nhà nước đã thu được 14,165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
· Tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, 100% cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phiếu. Khi người lao động có vốn trong công ty, lợi ích của họ gắn với lợi ích công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình; mặt khác họ cũng yêu cầu hội đồng quản trị và giám đốc điều hành phải chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả.
· Hiệu quả của các công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm; lợi nhuận tăng 70,2%; nộp ngân sách tăng 89%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%.
· Vốn của các doanh nghiệp này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn của các doanh nghiệp mỗi năm tăng 45%.
· Người lao động trong các doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của người lao động tăng 20%/năm.
· Nhà nước vẫn giữ được vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của nhà nước.
Tính đến hết thời gian thí điểm cổ phần hoá (hết năm 1996) tổng số doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang công ty cổ phần là 12 doanh nghiệp.
Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp và một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp đó sau thời gian cổ phần hoá.
Sau đây là tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể ở một số doanh nghiệp thí điểm cổ phần hoá:
Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển GEMADEPT
Chỉ tiêu
ĐVT
Trước CPH
Sau CPH
1992
1993
1994
1995
1996
1. Doanh thu
Tr. đồng
11.120
16.530
24.134
47.538
65.046
2. Nộp NS
Tr.đồng
3.336
3.750
8.700
16.530
25.117
3. Lãi
Tr. đồng
3.400
3.700
8.800
15.200
23.000
4. Thu nhập bình quân người/tháng
1000 đồng
850
900
1.200
1.400
2.000
5. Lao động
Người
56
320
Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính.
Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển chuyển làm dịch vụ vận chuyển từ kho của người gửi đến kho cuả người nhận bằng các phương tiện đường bộ, đường thuỷ, đường biển tới các cảng quốc tế. Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở nước ta được tiến hành thí điểm cổ phần hoá. Doanh nghiệp này được chính thức chuyển sang công ty cổ phần vào ngày 01/07/1993. Tổng số vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hoá là 6.207.655.000 đồng được chia thành 31.038 cổ phiếu với mệnh giá 200.000; trong đó tỷ lệ cổ phần của nhà nước là 18%, của cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 77%, của cổ đông ngoài là 5%. Sau 3 năm hoạt động kể từ ngày chuyển sang công ty cổ phần, số lao động của công ty tăng từ 56 người (năm 1993) lên 320 người (năm 1996). Doanh thu năm 1996 tăng gấp gần 4 lần so với năm 1993, nộp ngân sách của công ty cũng tăng từ 3.750 (1993) lên 25.117 (1996) tức khoảng 6,6 lần, thu nhập người lao động tăng từ 900.00 (năm 1993) lên 2. 000.000 (năm 1996).
Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE).
Công ty điện lạnh được thành lập năm 1987 trên cơ sở công ty liện hợp thiết bị lạnh trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ mới thành lập, công ty đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán duy nhất, năng động trong quản lý sản xuất kinh doanh. Công ty đã mạnh dạn nhập các thiết bị lạnh với phương thức trả chậm, tiêu thụ nhanh hàng nhập, thanh toán kịp thời và đầy đủ phần nợ trả chậm cho bên nước ngoài. Cũng chính từ thành công trong hoạt động ngoại thương, tích tụ và tập trung tư bản được hình thành, công ty đã thành lập 2 công ty liên doanh:
Công ty liên doanh CERVICO (liên doanh với công ty MEKONG - một công ty Việt kiều ở Đức) nhằm lắp ráp thiết bị lạnh trong nước, vốn đầu tư là 820.000 USD.
Công ty liên doanh REEYOUNG (liên doanh với công ty BOUYONG của Nam Triều Tiên) chuyên sản xuấta túi sách xuất khẩu, vốn đầu tư 1.600.000 USD.
Trong những năm trước cổ phần hoá, công ty hoạt động thực sự có hiệu quả. Công ty luôn dự đoán đúng nhu cầu của thị trường trong nước nên đã tạo được một số lượng hàng hoá, thiết bị vật tư dự trữ đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, tạo được niềm tin và giữ được uy tín với khách hàng.
Tháng 11/1993 theo quyết định số 1707/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, công ty cơ điện lạnh chính thức được chuyển sang công ty cổ phần. Tổng số vốn điều lệ mới thành lập của công ty là 16 tỷ đồng được chia thành 160.000 cổ phần với mệnh giá một cổ phiếu là 100.000 đồng, nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần là 30% (gồm 4 đại diện cổ đông), cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 50% (gồm 212 cổ đông), các cổ đông ngoài công ty là 20% (gồm 238 cổ đông). Cổ đông là cán bộ công nhân công ty được mua không quá 5% tổng số cổ phiếu, cổ đông ngoài công ty không được mua quá 0,5% tổng số cổ phiếu. Như vậy cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu đồng, cổ đông ngoài công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu. Ngoài ra, các cổ đông là nhân viên công ty còn được vay tiền với lãi suất ưu đãi, được chia quỹ khen thưởng và phúc lợi còn lại để có thể mua cổ phiếu.
Ba năm sau khi cổ phần hoá, tổng số vốn của công ty tăng từ 16 tỷ đồng (năm 1993) lên 30 tỷ đồng (năm 1996), doanh thu năm 1996 tăng gấp 5 lần so với năm 1993. Số lao động năm 1996 tăng hơn 3 lần so với những năm công ty chưa được cổ phần hoá. Tổng thu nhập của người lao động đạt 1.800.000/cổ phần. Công ty đang nghiên cứu sẽ bán tiếp cổ phần ưu đãi cho 2/3 số công nhân mới được tuyển vào làm, nhằm thu hút thêm số người có tay nghề cao. Năm 1996, công ty được nhà nước cho phép phát hành thử trái phiếu chuyển đổi bằng ngoại tệ và bán cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 5 triệu USD, lãi suấta 4,5%/năm. Các trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu trong quý 3/1996, trái chủ được chuyển thành cổ đông sẽ không được tham gia Hội đồng quản trị.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trước CPH
Sau CPH
1992
1993
1994
1995
1996
1. Doanh thu
Tr. đồng
42.000
45.000
77.000
214.000
277.000
2. Nộp NS
Tr. đồng
2.570
54.370
13.126
48.000
61.000
3. Lãi
Tr. đồng
6.800
7.300
11.300
21.300
5.000
4. Thu nhập bình quân người/tháng
1000đồng
774
1.200
1.400
1.500
1.800
5. Lao động
Người
200
800
Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính
Công ty cổ phần giầy Hiệp An.
Công ty giầy Hiệp An là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại giày dép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty được chuyển sang công ty cổ phần tháng 8/1994 với tổng giá trị doanh nghiệp là 4,793 tỷ đồng. Trong đó nhà nước giữ 30% vốn cổ phần, cán bộ công nhân công ty giữ 35,5%, cổ đông ngoài doanh nghiệp giữ 34,8%. Doanh thu năm 1996 tăng xấp xỉ gấp 2 lần với năm 1993, nộp ngân sách năm 1996 tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 1993. Thu nhập người lao động tăng từ 420.000đ/người/tháng lên 1.200.000/người/tháng. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trước CPH
Sau CPH
1993
1994
1995
1996
1. Doanh thu
Tr. đồng
11.200
13.493
18.624
25.639
2. Nộp ngân sách
Tr. đồng
2.100
2.800
5.200
8.100
3. Lãi
Tr. đồng
2.718
3.152
5.412
7.918
4. Thu nhập bình quân người/tháng
1000 đồng
420
470
850
1.200
5. Lao động
Người
380
400
Nguồn: Ban cổ phần Bộ tài chính
2.3.2. Thời kỳ sau thí điểm (từ cuối năm 1996 đến nay)
Thực hiện Nghị định 28/CP (7/5/1996) về chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thời kỳ sau thí điểm cổ phần hoá (từ cuối năm 1996 đến tháng 2 năm 1999) đã có 134 doanh nghiệp được chuyển sang công ty cổ phần, tính chung cả thời kỳ thí điểm hiện nay có tất cả 146 doanh nghiệp (theo báo cáo của Ban cổ phần hoá, bộ tài chính). Từ bảng danh sách (phụ lục), chúng ta thấy tốc độ cổ phần hoá diễn ra còn chậm, số các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần “nhỏ giọt” trong các năm 1993 - 1997, cụ thể năm 1993: 2 donah nghiệp; năm 1994: 1 doanh nghiệp; năm 1995: 2 doanh nghiệp; năm 1996: 7 doanh nghiệp và năm 1997: 4 doanh nghiệp. Sang năm 1998 đã có sự tiến bộ: 102 doanh nghiệp. Như vậy số doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần năm 1998 lớn hơn nhiều so với số doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần của các năm trước công lại. Song kế hoạch đề ra: thực hiện cổ phần hoá thành công 150 doanh nghiệp trong năm 1998 thì con số 102 công ty cổ phần chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Bước sang năm 1999, Chính phủ đặt ra kế hoạch sẽ thực hiện cổ phần hoá thêm khoảng 400 doanh nghiệp. Theo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương thì từ đầu năm đến nay đã có thêm 42 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần với tổng số vốn điều lệ gần 180 tỷ đồng. Trong số đó có gần 23 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, 10 doanh nghiệp dịch vụ thương mại, 3 doanh nghiệp giao thông vận tải và 5 doanh nghiệp nông - lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng), công ty cổ phần điện cơ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (25 tỷ đồng) và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định thuộc thành phố Hồ Chí Minh (10 tỷ đồng). Các địa phương và ngành triển khai cổ phần hoá tích cực nhất là tỉnh Bình Định (4 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (4 doanh nghiệp), Tổng công ty cà phê (3 doanh nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh nghiệp)... Trong số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có 12 doanh nghiệp không có cổ phần của Nhà nước và 27 doanh nghiệp có cổ phần của cổ đông ngoài doanh nghiệp. Như vậy, theo kế hoạch đặt ra cho năm 1999 là sẽ cổ phần hoá từ 400 - 600 doanh nghiệp thì con số 42 doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 kế hoạch. Và từ giờ đến cuối năm, chúng ta phải cổ phần hoá thêm hơn 300 doanh nghiệp nữa.
Kết quả bước đầu.
· Về phía doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động của công ty cổ phần sau khi cổ phần hoá đều có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng nhiều lần so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước, biểu hiện trên cả 3 mặt lợi ích của: lao động - doanh nghiệp - Nhà nước. Việc huy động vốn của công ty cổ phần chủ yếu đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Cơ câú vốn sở hữu trong các công ty cổ phần, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà nước nắm từ 18% đến 51% (Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là người lao động t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam.doc