Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài . 1.

2. Mục đích nghiên cứu . 2.

3. Lịch sử vấn đề . 2

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3

5. Đóng góp của đề tài . 3

6. Phương pháp nghiên cứu . 3

7. Dàn ý của khoá luận . 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Nhân vật trong tác phẩm văn học . 6

2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của

thi pháp học hiện đại . 7

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC

VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN

1. Tiểu thuyết Trung Quốc . 8

1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển . 8

1.2. Tiểu thuyết trung Quốc thời kì đổi mới . 8

1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn . 12

 

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”

CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN

1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương . 16

1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc 16

1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương 18

1. Hình tượng những cô gái biết ước mơ, khao khát sống và hành động . 22

2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối

vùng Cao Mật . 38

3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong buổi bình minh thời đại . 38

3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian . 40

3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho

cuộc nội chiến 41

3.2. Đất nước trong thời kì mới, những thế lực mới và sự thác loạn 51

1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng 53

KẾT LUẬN . 58

PHỤ LỤC 1 . 59

PHỤ LỤC 2 . 63

PHỤ LỤC 3 . 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nạn nhân trong buổi bình minh thời đại, giữa lúc tranh tối tranh sáng, thị phi bất phân ấy, biết bao người đã sa lầy, đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Họ là vết đen của thời đại, chúng ta có thể lên án và phê phán họ nhưng chúng ta cũng không thể lãng quên họ, vì họ cũng là một phần của lịch sử. Nhiều người đã phủ nhận sự tồn tại của họ, nhưng trong “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn bằng ngòi bút của mình đã tái tạo và trả lại vị trí lịch sử cho họ, ông đã soi rọi vào những góc khuất ẩn sâu của lịch sử mà vì một lí do nào đó đã bị con người vô tình hay cố ý lãng quên. Bức thư của Phán Đệ là lời hối hận muộn màng của một đứa con lầm lỗi, một con người sa ngã. Cái chết của Phán Đệ là hệ quả của những sai lầm trong cuộc sống, đó là sự sụp đổ của một hệ thống chính trị sáo rỗng, rập khuôn, và đồng thời cũng là dấu hiệu của những đổi mới trong tương lai. Phán Đệ và Niệm Đệ có lẽ là hai thành viên cá biệt nhất trong gia đình Thượng Quan mang tư tưởng ích kỉ, hám danh. Đó là mảng tối trong gia đình Thượng Quan. Ở phần còn lại của gia đình này là những con người luôn khát khao yêu thương, ánh sáng của tình yêu vẫn rạng ngời trong những trái tim nhân hậu. Có thể dể dàng nhận ra sự hi sinh và trái tim cao cả trong mảng sáng của gia đình Thượng Quan, một trong những trái tim nhân hậu ấy là Thượng Quan Tưởng Đệ. Gia đình Thượng Quan trải qua biết bao thăng trầm khổ ải, gặp vô số những tai ương, những nỗi đau nghiệt ngã. Nạn đói năm một chín bốn mốt không chỉ cướp đi những người láng giềng thân thiết của gia đình Thượng Quan, mà nó còn cướp đi nhiều thứ khác, những thứ còn quan trọng hơn mạng sống – đó là nhân cách của con người. Nhiều người đã bán vợ đợ con chỉ để có cái ăn, họ tranh giành như những con vật chỉ để có được những cành rau dại… tuy nhiên, ngay trong lúc ấy, gia đình Thượng Quan lại được sưởi ấm bằng sự hi sinh xuất phát từ trái tim tràn đầy yêu thương của Tưởng Đệ. Để cứu gia đình đang đùm đề bảy sinh mạng và để có tiền chữa bệnh cho mẹ, chị Tư Tưởng Đệ đã bán mình vào nhà thổ: Mẹ ngạc nhiên, hỏi: – Tưởng Đệ, con lấy đâu ra tiền thế này?… …Chị Tư nói: – Mẹ, con đã bán mình rồi … … Mẹ lảo đảo rồi ngã sóng soài ra nhà. (Tr. 183) Nếu so về số trang viết thì Tưởng Đệ không được Mạc Ngôn dành cho nhiều. Tuy nhiên với sự xuất hiện ít ỏi như thế, Mạc Ngôn cũng đã xây dựng nên hình ảnh một Thượng Quan Tưởng Đệ – con người cao cả, giàu đức hi sinh cũng là một cuộc đời bi thương cho đến phút cuối. Sự trở về của Tưởng Đệ sau nhiều năm lưu lạc khiến lí lịch nhà Thượng Quan vốn phức tạp nay càng phức tạp hơn:“Trên cổng nhà cậu, Hồng vệ binh treo một lô biển: “Nhà Hán gian”, “Sào huyệt của bọn Hoàn hương đoàn”, “Nhà thổ”…” (Tr. 588). Nhưng đối với những người nhà Thượng Quan thì đó là cuộc trở về của một người anh hùng. Kim Đồng là một trong những nguyên nhân chủ yếu để Tưởng Đệ quyết định bán thân: Chị Tư quì xuống, dập đầu lạy mẹ một lạy… Chị bóp nhẹ hai vai tôi, nỗi xúc động khiến khuôn mặt chị như hoa mai trong gió tuyết. – Kim Đồng ơi, Kim Đồng – Chị nói – Em lớn mau lên, lớn nhanh lên, nhà Thượng Quan ta trông vào mỗi mình em!… Chị bưng miệng như buồn nôn, chạy vụt ra rồi mất hút không thấy nữa. (Tr. 184). Nên khi Tưởng Đệ trở về, Kim Đồng là người đau xót nhiều nhất và anh luôn ra sức bảo vệ chị: Chị Tư có một tiểu sử cay đắng, đầy nước mắt, chúng tôi không có quyền hỏi. Chúng tôi thận trọng bảo vệ vết thương hễ chạm là ứa máu của chị. Nhưng người ngoài thì không nghĩ vậy… Vợ ông Trần Thọt là Trương Quốc Hoa cười hí hí bảo tôi: -                     Ông anh, việc gì ông anh khổ sở thế! Việc gì phải đào hang chuột để lấy lương thực? Chỉ cần bán một thứ trong số châu báu chị Tư đem về đã đủ mua một chuyến tầu bột mì ngoại. Tôi trừng mắt nhìn người đàn bà tai tiếng vì thông dâm với bố chồng, nói: -                     Chị nói thối như cứt ấy! (Tr. 836) Giống như Kim Đồng đã nói Chị Tư có một tiểu sử cay đắng, đầy nước mắt, suốt những năm lưu lạc ấy, chị đã nếm trải biết bao cay đắng tủi nhục chỉ vì muốn giúp gia đình có một cuộc sống khấm khá hơn: Chị thò tay vào cái hộp đàn đã bị ông cán bộ công xã chọc thủng một lỗ to tướng, nói tất cả để ở trong này. Mẹ xem, viên ngọc to này là viên dạ minh châu… Đây là viên ngọc mắt mèo… Đây là chiếc xuyến vàng… Chị kể ra từng chiếc mà này chỉ còn trong kí ức, điểm từng chiếc, bảo: mẹ lấy cả đi… Mẹ ơi, lúc sa vào nhà chứa con đã thề rằng, đã bán mình thì một lần cũng là bán, vạn lần cũng là bán, chỉ cần các chị em con được sung sướng, thì tấm thân này có sá gì!… chiếc dây chuyền này là của Kim Đồng, đeo nó vào sống lâu trăm tuổi… Chúng là mồ hôi nước mắt của con!… Mẹ cất kỉ cả chưa? (Tr. 587, 588).       Câu chuyện mang đầy vị mặn của nước mắt và có vị tanh tao của máu, đúng như Tưởng Đệ nói, tất cả là mồ hôi nước mắt của chị. Chị Tư Tưởng Đệ là hình ảnh của những con người cùng khổ, nhân hậu nhưng bị guồng quay của xã hội đẩy ra bên lề cuộc đời. Cái nghề mà chị Tư đã làm “ngày nào cũng là cô dâu, đêm nào cũng động phòng hoa chúc” là sự sỉ nhục cho xã hội, nhưng họ quên mất rằng chính xã hội này đã sản sinh ra cái nghề ấy. Khi phán xét một ai đó, trước tiên chúng ta hãy nhìn lại chính mình, phải chăng đó là điều tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc.       Với tấm lòng hiếu thảo, Thượng Quan Tưởng Đệ đã bán mình vào chốn nhơ nhuốc, nói một cách khác chị đã đặt mình tách biệt khỏi cộng đồng, không được cộng đồng thừa nhận. Và khi con người lạc lõng ấy tìm cách quay về, thì lại chính cái xã hội ấy chối bỏ, xua đuổi một cách tàn nhẫn. Không những thế, những người sắm vai là thành viên trong xã hội còn thi nhau ra sức giẫm đạp, khoét sâu thêm vết thương lòng của người con gái đáng thương ấy chỉ để chứng minh rằng mình là bậc cách mạng kì cựu, lập trường vững vàng: “Sau ba ngày triển lãm nhiệt tình với báu vật giảm đi, hận thù giai cấp vẫn không thấy nâng cao rõ rệt, các cán bộ công xã liền nảy ra một ý, bắt chị Tư đến triển lãm làm hiện vật sống, bắt chị tự tố cáo chị” (Tr. 837). Và cuộc triển lãm ấy đã lột trần bộ mặt tàn nhẫn của kẻ không có tình người đội lốt cách mạng: Dân Cao Mật phát điên lên, người ta chen chúc nhau, ngắm chị như ngắm một động vật quí hiếm… trên thực tế, sự xuất hiện của chị Tư, khiến cuộc triển lãm giáo dục giai cấp ở Cao Mật hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Đàn ông đến xem con điếm. Đám phụ nữ cũng đến xem con điếm. (Tr. 840).       Như đã nói, Tưởng Đệ là đại diện của tầng lớp bị biệt lập với xã hội văn minh, là nạn nhân trực tiếp từ sự vận động chuyển đổi của xã hội. Người ta nhắc đến họ như một điều dơ bẩn, một sự sỉ nhục của xã hội, nhưng hơn ai hết những con người như Tưởng Đệ lại chính là những nhân chứng lịch sử hùng hồn cho một giai đoạn đầy sai lầm: Các cán bộ gầm lên:-  Khai ra, không được giấu giếm! Chị nói:-  Làm điếm là bán trôn nuôi miệng, kiếm được đồng tiền đâu có dễ, mụ chủ cưỡng ép, lưu manh làm nhục, chút tài sản này đẫm máu cả đấy!… Chị nói:-  Các người cướp của mồ hôi của tôi mà vẫn chưa thôi, còn bắt tôi ra hạ nhục?!… Chị Tư cười nhạt: – Các ông đấu tranh với tôi là giả vờ đấu tranh, thực ra là muốn ngắm tôi… Chị vừa nói vừa cởi khuy áo nách, phanh vạt, trút bỏ chiếc áo dài xuống, chị hiện ra trần truồng. Chị gào to: – Xem đi! Mở mắt ra mà xem! Dựa vào cái gì để bóc lột hả? Dựa vào cái này, cái này?… Công việc này nhàn nhã đấy, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, ngọt bùi cay đắng, ngày nào cũng là cô dâu, đêm nào cũng động phòng hoa chúc! Các người có vợ có con gái hãy cho họ làm nghề này… Đột nhiên ông ta hộc lên … nắm đấm thép nện liên tiếp vào đầu vào mặt chị Tư những cú trời giáng. Chị Tư ngã sóng soài, quằn quại vì đau đớn, mũi và các kẽ răng rỉ máu. (Tr. 841, 842). Sự phản kháng của Tưởng Đệ như một hồi chuông gióng lên để cảnh tỉnh mọi người: Hãy có những cách hành xử tốt hơn với đồng loại, hãy làm trỗi dậy tình người để hồi sinh những trái tim đã hoá đá; hãy dang rộng đôi tay nhân từ và độ lượng đối với những con người lầm đường lạc lối nhưng khao khát quay về: Hôm ấy, lương tâm trỗi dậy trong những người phụ nữ vùng Cao Mật… Họ ùa tới, đứng vòng trong vòng ngoài, mặc quần áo cho chị Tư… chị như một liệt sĩ đã anh dũng hy sinh. Từ hôm đó, chị Tư trở nên nổi tiếng. Chích máu cho những tâm hồn ngu muội cố chấp, dùng phương thuốc dĩ độc trị độc, rõ ràng là biến thối nát thành diệu kỳ, biến bị động thành chủ động. (Tr. 842, 843). Đó là điều tốt đẹp và đầy ý nghĩa mà Tưởng Đệ đã làm cho xã hội, chị như ngọn gió thổi bùng lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân ái cho những tâm hồn ngu muội cố chấp. Và cái giá để đổi lấy sự thức tỉnh ấy chính là sinh mạng của chị: “Chỉ tiếc là chị Tư sẽ không bao giờ tỉnh táo trở lại, chị bị chấn thương sọ não vì những quả đấm thép của bí thư Hồ”. (Tr. 843). Cái chết đau lòng của Tưởng Đệ một lần nữa cảnh báo lương tâm con người, mối quan hệ giữa người và người cần phải thay đổi, phải quan tâm đến nhau bằng trái tim cảm thông chia sẻ và bằng tâm hồn tràn ngập yêu thương, như vậy mới xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Nếu như Tưởng Đệ phải bán thân vì cứu gia đình thì Thượng Quan Ngọc Nữ vì muốn gỡ bớt một phần gánh nặng cho gia đình chị đã tự dìm mình xuống dòng sông Thuồng Luồng lạnh ngắt. Là chị em song sinh với Kim Đồng, ngay từ khi mới lọt lòng, Ngọc Nữ đã mù cả hai mắt, cuộc đời của Ngọc Nữ là sự hi sinh lặng lẽ trong bóng tối: “Khi Ngọc Nữ đã ngoài hai mươi tuổi, tính nết vẫn như một thiếu nữ nhút nhát, luôn co lại như con nhộng trong kén, chỉ sợ làm phiền người khác” (Tr. 584). Ngọc Nữ là một cô gái đẹp cả người lẫn nết, chị như là cây cỏ dại đẹp nhất vùng Cao Mật, không ai đẹp bằng chị: “Mái tóc bạch kim của chị óng như tơ dù có những con chấy kí sinh ở đó, mắt chị trong như pha lê mặc dù chị bị mù. Đôi môi chị đỏ mọng như mào gà trống. Đôi vú chị như cặp vó trắng của con ngựa hồng” (Tr. 809). Chị Tám sống lặng lẽ như một người thừa trong gia đình Thượng Quan. Là người sống gần gũi nhất với mẹ, dường như chị chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ, đó là sự cao thượng và đức hi sinh. Ngay đến lúc từ giã cõi đời chị vẫn lo lắng, hi sinh những gì tốt đẹp nhất cho gia đình Thượng Quan: “Chị sợ trầm mình trong chum nước thì phiền hà cho mẹ. Chị sợ chết tại nhà thì hủy hoại thanh danh nhà Thượng Quan. Do vậy chị ra sông tự tận” (Tr. 809). Ngọc Nữ là hình ảnh của những người vẫn mang trong mình sự lương thiện giữa một xã hội đầy ghen ghét, sự bon chen và tàn bạo. Trong giai đoạn xã hội đầy biến động này họ như những cánh chim đơn độc, quơ quào trong sự tối tăm mù loà của thời đại. Và trước sự cùng quẫn ấy, con đường giải thoát duy nhất là cái chết lặng lẽ, cô đơn: Chị là khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong ngọc trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực. Rồi, miệng vẫn hát, chị lần từng bước ra giữa sông… Chị vẫn tiếp tục tiến lên rồi đột nhiên biến mất (Tr. 817). Cả đời chị Tám gắn liền với sự thầm lặng và hi sinh. Lời than van của bà mẹ Lỗ thị chính là sự bao quát đầy đủ nhất cuộc đời của chị: “Con nhỏ thấu hiểu mọi nhẽ, nó không muốn là gánh nặng cho mình nên mới tìm đến cái chết! Con ơi, cả đời con chưa bao giờ được hưởng phúc, dù chỉ bằng hạt vừng!…” (Tr. 817, 818) Thành viên cuối cùng trong gia đình Thượng Quan cũng là người ít gần gũi với gia đình nhất đó là Thượng Quan Cầu Đệ. Để cứu Cầu Đệ thoát khỏi nạn đói năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt, Lỗ thị đã mang chị đem cho một gia đình giàu có, cũng kể từ đó chị và gia đình hoàn toàn mất liên lạc. Mãi đến năm một nghìn chín trăm sáu mươi chị mới vô tình gặp lại Kim Đồng ở nông trường Thuồng Luồng:  Trên đường trở về trại gà, Kiều Kì Sa bỗng hỏi tôi – Cậu tên là gì? Tôi đáp: – Thượng Quan Kim Đồng! Chị hỏi tên tôi làm gì? Kiều Kì Sa nói: – Thuận miệng hỏi thế thôi, lúc lao động cũng có lúc gọi nhau. Cậu có mấy chị gái? -  Tám, không phải, bảy chị tất cả. (Tr. 552). Qua cuộc gặp gỡ ấy, cuộc đời của Kiều Kì Sa cũng tức là Thượng Quan Cầu Đệ được tiết lộ: Dưới ánh sao mờ tối, Kiều Kỳ Sa và Hoắc Lệ Na đi tới trước mặt Kim Đồng: -                     Tôi muốn dùng phương pháp gián tiếp để giới thiệu với cậu hoàn cảnh của tôi, Kiều Kỳ Sa nói. Sau đó, chị nói với Hoắc Lệ Na mấy phút bằng tiếng Ngạ Với một thái độ dửng dưng Hoắc Lệ Na dịch lại lời của Kiều Kỳ Sa: -    Khi lên bốn tuổi, tôi bị đem bán cho một phụ nữ người Nga. Không ai biết vì sao người phụ nữ Nga này lại mua một đứa bé Trung Quốc làm con nuôi. Kiều Kỳ Sa lại nói một tràng tiếng Nga, Hoắc Lệ Na tiếp tục dịch: -   Về sau, người phụ nữ Nga chết vì rượu, tôi lang thang ngoài phố, được một ông trưởng ga đem về nuôi. Gia đình này tốt lắm, coi tôi như con đẻ, cho tôi đi học! Kiều Kỳ Sa nói tiếp, Hoắc Lệ Na lại dịch: -                     Sau ngày giải phóng, tôi học ở Học viện y khoa. Trong phong trào “trăm nhà đua tiếng” tôi có nói, người nghèo cũng có những kẻ là ác ôn, người giàu cũng có những bậc thánh, và thế là tôi trở thành “phái hữu”. Tôi phải là chị Bảy của cậu mới đúng! (Tr. 566). Một cuộc trò chuyện kì lạ kể về thân thế của người con gái trẻ đẹp nhất nông trường. Tốt nghiệp đại học Y, Kiều Kì Sa là đại diện của lớp trí thức trẻ lúc bấy giờ, họ bị kìm hãm cả về tư tưởng, lẫn chính trị… bị qui là phái hữu khi có những tư tưởng tiến bộ, bị chính những người đứng cùng trận tuyến xa lánh, dè chừng. Nhưng với sức trẻ và vốn tri thức của mình, những người như chị vẫn không ngừng đấu tranh để bảo vệ khoa học và lí tưởng: Mã Thụy Liên chỉ vào con trâu nói: -  Anh bơm tinh dịch ngựa cho con trâu này! …Cô nhân viên phụ trách tinh dịch cừu có cặp lông mày cánh cung, mắt đen láy, dứt khoát không chấp hành lệnh của Mã Thụy Liên. Cô quẳng ống thụ tinh xuống khay tráng men, tháo găng tay, bỏ khẩu trang, để lộ môi trên đầy lông tơ, mũi thẳng và chiếc cằm đường nét thanh tú - Đúng là một trò đùa! – cô phát âm tiếng phổ thông rất chuẩn, giọng thánh thót như chim… Chính trị có thể đảo lộn trắng đen, sớm Tần tối Sở, nhưng khoa học thì không thể như vậy!… – Nếu như khoa học của giai cấp vô sản chờ đợi một loại giống mới qua việc bắt cừu giao phối với thỏ, thì khoa học của giai cấp vô sản chỉ là một bãi cứt chó? - Không, không, tôi không thể làm trái với kiến thức cơ bản? (Tr. 543, 544) Những con người trẻ trung đầy nhiệt huyết ấy sinh ra trong một thời đại không thuộc về họ. Giữa một xã hội đang vươn mình chuyển đổi, con người dường như chỉ tin vào những điều hữu hình, thực tế; riêng còn những điều chung chung vô hình như khoa học (không dựa trên thực nghiệm) thì hầu như không có chỗ đứng. Đó là một giai đoạn sai lầm đem lại những hậu quả nặng nề cho đất nước Trung Quốc. Đã có biết bao nhà khoa học, biết bao trí thức mang tư tưởng tiến bộ chỉ vì đã mạnh dạn nêu lên những chính kiến của mình mà đã bị cô lập, trù dập, u uất đến chết – đây chính là hậu quả nặng nề của cuộc “Đại cách mạng văn hóa”. Đó là thời kì của quan liêu, cửa quyền, tham nhũng triền miên… kinh tế suy đồi, xã hội điêu tàn, chính trị khủng hoản, văn nghệ khô cứng: Hôm phân công, Chủ nhiệm Văn phòng nông trường bộ hỏi tôi: -                     Biết làm nghề gì? …tôi trả lời: -  Tôi giỏi tiếng Nga. -   Tiếng Nga – Chủ nhiệm Văn phòng cười nhạt, nhếch mép khoe chiếc răng thép, mỉa mai: – Này chú, ở chỗ chúng ta, sinh viên học ở Liên Xô về đều đi gánh phân, tiếng Nga của cậu có giỏi hơn họ không?… – Tôi hỏi, cậu ở nhà làm gì? Việc nào cậu làm giỏi hơn cả? - Tôi biết chăn dê. Ông ta nói: – Đúng, vậy đó là sở trường? Tiếng Nga ư, tiếng Pháp ư, tiếng Anh tiếng Nhật tiếng Ý ư, vô dụng tuốt. (Tr. 541) Tầng lớp trí thức nhận thấy được sự thất bại, duy ý chí của những phương thức hoạt động hiện hành, vì nó trái với những qui luật phát triển xã hội, từ đó dẫn đến sự dối trá. Các văn nghệ sĩ rất nhạy cảm, nhận thấy sai lầm trong đường lối phát triển xã hội, nhưng khi phát ngôn liền bị khủng bố và cho là phái hữu. Gây nên sự chia rẽ dân tộc, đất nước khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, mất ý chí sinh tồn, khi đứng trước khó khăn người ta trở nên hèn nhát đến thảm hại: Đêm xuống, mọi người ngồi co cụm trên đê, run bần bật… Nửa đêm thì trời tạnh mưa, dàn hợp xuống của ếch nhái nổi lên đinh tai nhức óc. Trên trời lác đác mấy ngôi sao nhấp nháy như sắp tắt. Khoảng giữa các đợt ếch kêu, nghe rõ tiếng gió thổi qua những ngọn cây ló lên mặt nước. Một người lao đầu xướng dòng sông y hệt một con cá quẫy… (Tr. 566) Và trong hoàn cảnh ấy, con người trở nên chai sạn vô tri, vô cảm đến đáng sợ “…Không ai kêu cứu cũng không ai quan tâm đến người kia. Lát sau, lại một người nữa trẫm mình. Lần này thì phản ứng của mọi người càng lạnh nhạt.” (Tr. 566) Một khi cuộc sống trở nên cơ cực, cùng quẫn thì những giá trị chân chính của con người cũng bị lãng quên, thay vài đó là sự đấu tranh, xâu xé lẫn nhau một cách điên cuồng để được sống, được ăn, được tồn tại:          …Mặt Rỗ đã bắt những người kéo cối đeo rọ vào miệng. Rọ đan bằng nhành liễu, hình dáng như chiếc bánh màn thầu, chụp kín cả mũi lẫn miệng, bốn sợi dây buộc ra sau ót. Khi đeo rọ, Mặt Rỗ đích thân đeo cho từng người. Hắn phát minh ra loại nút đặc biệt, người khác không thắt và cũng không cởi được Sau khi đeo rọ, muốn ăn vụng lương thực là điều không dễ dàng chút nào. (Tr. 814) Và trong cơn đói khát ấy, cô nữ hoa khôi nông trường đầy ngang bướng Kiều Kì Sa cũng phải đánh đổi danh dự để bảo tồn tính mạng: Cậu cố rướn mắt lên và nhìn thấy cấp dưỡng Trương Rỗ tay cầm đoạn dây thép trên đầu có cắm một chiếc bánh màn thầu trắng bóc… Cuối cùng, Trương Rỗ ném cải bánh xuống đất Kiều Kỳ Sa nhào tới chụp lấy, khi hai tay chị cầm bánh nhét vào miệng, chưa kịp đứng thẳng lên, Trương Rỗ vòng ra phía sau tốc váy chị lên… có lẽ niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho bằng hết… (Tr. 572, 573). Để đến cuối cùng được chết trong sự no nê nhưng đau xót đến tội nghiệp: Giống như Hoắc Lệ Na ăn nhiều nấm độc bị chết, Kiều Kỳ Sa cũng chết vì ăn nhiều bánh đậu. Kim Đồng trông thấy thi thể Kiều Kỳ Sa bụng trương phềnh như cái chĩnh. (Tr. 575). Cái chết của Thượng Quan Cầu Đệ đã khép lại những đoạn đời trong cuốn tiểu thuyết viết về gia đình Thượng Quan. Mỗi cô gái trên đường đời đều có những lí tưởng, những ước mơ và những cách sống khác nhau. Có người suốt đời đi tìm tình yêu và hạnh phúc chân chính; có người chạy trốn hồi ức bằng những cơn điên dại; có người quay cuồng trong vòng xoáy của danh vọng và quyền lực; có người luôn nhận đau khổ về mình để dành những gì tốt nhất cho người thân… tất cả họ đã tạo ra một xã hội Trung Quốc thu nhỏ với đầy đủ những màu sắc và cung bậc cảm xúc. Nhìn vào những cô gái ấy ta thấy được những chuyển biến sâu sắc trong cuộc “chuyển dạ” vĩ đại của đất nước Trung Hoa, nhìn vào đó ta cũng thấy được những góc khuất của lịch sử bị chính những người trong cuộc cố tình quên lãng. Mỗi đứa con gái nhà Thượng Quan đều chọn cho mình một con đường, một cách sống và một cách chết khác nhau, chính họ đã góp phần tạo nên lịch sử phát triển của gia đình, của vùng đất Cao Mật hay nói rộng ra đó là lịch sử phát triển của cả đất nước Trung Hoa. Với bút pháp điêu luyện, những hình ảnh dạt dào cảm xúc, và phép “lạ hóa” độc đáo lôi cuốn, Mạc Ngôn đã nhẹ nhàng đưa người đọc dõi theo từng bước đường phát triển của đất nước Trung Quốc đầy vinh quang và cũng đầy đau thương mất mát. Đồng thời vực dậy những tàn tích, đưa ánh sáng vào soi rọi những góc khuất của lịch sử, và đánh giá một cách đúng đắn, trả lại đúng vị trí lịch sử cho những con người vốn góp phần làm nên lịch sử ấy. Mạc Ngôn sử dụng yếu tố kì quái một cách chừng mực và thực tế. Ông tránh sự lập dị trong cách hành văn và những thể thức phô diễn quá đáng. Văn ông chính xác, cụ thể, miêu tả những sự kiện quái dị như thể những sự kiện bình thường xảy ra hằng ngày. Qua ngòi bút của ông, lịch sử phát triển của Trung Quốc được gói gọn một cách bất ngờ nhưng đầy đảu và trọn vẹn đến từng chi tiết. Với hình ảnh của tám người con gái nhà Thượng Quan, tác giả đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc với những gam màu sáng tối đan xen của một Trung Quốc trên con đường phát triển vươn đến sự hoàn thiện. 3.      HÌNH TƯỢNG ĐÁM CON RỂ GIA ĐÌNH THƯỢNG QUAN – NHỮNG QUYỀN LỰC CHI PHỐI VÙNG CAO MẬT 3.1.  KHÁNG CHIẾN CHỐNG NHẬT, NỘI CHIẾN VÀ NHỮNG LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ TRONG BUỔI ĐẦU BÌNH MINH THỜI ĐẠI Lịch sử vùng Cao Mật trong vòng chín mươi lăm năm đã được Mạc Ngôn khắc hoạ một cách khách quan qua hình ảnh của những cô con gái nhà Thượng Quan, với những mãng màu sắc phong phú và những cung bậc cảm xúc đa dạng, bức tranh xã hội Trung Quốc thu nhỏ thật sự sống động, như bức tranh ấy sẽ không đầy đủ nếu thiếu đi những tác nhân gây ra những biến động làm thay đổi tiến trình phát triển của lịch sử – đó là những giai cấp thống trị nắm giữ quyền lực chi phối mọi mặc ở Cao Mật. Quê hương Cao Mật xinh đẹp với con sông Thuồng Luồng xanh trong, dãy núi Trâu Nằm xanh biết màu cỏ non, những ruộng cao lương xanh non mượt mà và chuyển màu đỏ rực khi vào mùa hoà cùng với màu đỏ của bầu trời lúc hoàng hôn và cả màu đỏ của máu, của chiến tranh, của những cuộc biến loạn. Đã có biết bao thế lực đến rồi đi, vinh quang rồi tàn lụi trên vùng đất Cao Mật, và chính họ cũng gây ra những biến chuyển to lớn trên vùng đất này. Hết Đức, Nhật, rồi Quốc dân đảng rồi Cộng sản đảng… tất cả đã làm lên “cuốn phim” lịch sử sinh động về vùng đất Cao Mật. Những thế lực trên vùng đất này hoàn toàn khác nhau về ý thức chính trị, nhưng họ đều có một mối tương đồng đó là mối quan hệ với gia đình Thượng Quan: Thời Nhật thì có chàng rể Sa Nguyệt Lượng đắc thế, thời Quốc dân đảng có rể thứ hai Tư Mã Khố đắc thế, bây giờ có cô và Lỗ Lập Nhân đắc thế. Gia đình cô không  bao giờ bị mất ngọn cờ, không bao giờ bị lật thuyền. Rồi đây người Mĩ chiếm Trung Quốc, gia đình cô còn có chàng rể Tây… (Tr. 343) Lực lượng chính trị đầu tiên đặt chân lên vùng đất này đó là quân Đức. Sự xuất hiện của chúng gắn liền với chết chóc và sợ hãi: Một tốp lính Đức đội mũ chóp bằng, người cao, hai chân dài và mãnh từ phía cầu treo chạy tới, dẫn đầu là một người Trung Quốc đuôi sam quấn quanh cổ, tay cầm khẩu súng lục. … Sau đó dân Sa Oa bị giết chết tổng cộng là bốm trăm chín mươi bốn người… Trên đường, mọi người chạy nháo nhác. (Tr 757, 758). Chính trong cuộc thảm sát này, Lỗ Toàn Nhi – người mẹ vĩ đại, điểm nối của mọi hệ thức tư tưởng ở vùng Cao Mật đã trở thành trẻ mồ côi: Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi giáo nhọn hoát đã đâm ngập bụng tên lính… Hai tay tê dại, ông buông ngọn giáo, khó nhọc quay người lại thì hai tên lính Đức đã chĩa súng vào ngực ông… Ông gục xuống! Bọn Đức vừa bắn vừa xông vào trong nhà, nhìn thấy người đàn bà trắng trẻo đã treo cổ tự vẫn dưới xà nhà… (Tr. 762) Đất nước Trung Quốc rộng lớn luôn là mục tiêu của bọn xâm lược. Trong thế chiến thứ Hai cũng vậy, nhân dân Trung Quốc đã phải gánh chịu tan tác, sự nghiệt ngã, đau khổ của chiến tranh. Phát xít Nhật là thủ phạm gây ra những nỗi đau thương đó: “Người con trai phủ phục dưới đất, cổ vươn dài, dòng máu rỉ ra chảy ngoằn ngoèo trên mặt đất, cái đầu ngay ngắn trên cổ giữ nguyên vẻ kinh hoàng trên nét mặt” (Tr. 63). Đối với chúng, cướp phá và giết chóc dường như là công việc thường ngày phải làm:  Tên lính Nhật quay ngựa lại, nhằm người thanh niên cao lớn vừa chống đại đao nhổm dậy xông tới. Người thanh niên lộ vẻ kinh hoàng, giơ đao lên chống đỡ một cách yếu ớt… Tên lính Nhật cúi xuống bổ một nhác, đầu anh ta bị chém làm hai mảnh. Óc vọt ra bắn cả lên quần tên Nhật. Chỉ trong chớp mắt, mấy chục người chạy thoát từ trên đê xuống đã yên nghỉ vĩnh viễn. Bọn lính Nhật cho ngựa giẫm nát thân thể họ. (Tr. 52, 53). Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược như vậy, lòng yêu nước trong mỗi người dân Cao Mật lại trỗi lên mạnh mẽ và quyết liệt. Có thể kể ra những người đã ra sức bảo vệ quê hương Cao Mật: đó là đội trưởng đội Hoả-mai-Lừa-đen Sa Nguyệt Lượng; cậu hai nhà Phúc Sinh Đường Tư Mã Khố; con lớn của nhà họ Tôn – Tôn Bất Ngôn; chỉ huy đội bọc phá Lỗ Đoàn Toạ sau đổi thành Lỗ Lập Nhân… tất cả họ đều mang trong mình sự căm thù giặc và sự quyết tâm chiến đấu chống bọn xâm lược, ngoài ra những con người này đều có một mối quan hệ thú vị đặc biệt – họ đều là con rể của gia đình Thượng Quan. Những con người ấy cũng đều xuất phát từ một điểm tựa, đó là lòng yêu nước. Tuy nhiên trên con đường ấy, mỗi người lại có những cách đi riêng, có người thành công cũng có người thất bại, có người mạnh mẽ tiến lên theo lí tưởng nhưng cũng có người vấp ngả chùn bước… và thật sự cũng không quá khi nói rằng,  những thế lực chính trị ấy đã viết nên lịch sử phát triển vùng Cao Mật mở rộng ra là cả đất nước Trung Quốc rộng lớn. 3.1.1.      SA NGUYỆT LƯỢNG, TỪ DU KÍCH ĐẾN HÁN GIAN Sa Nguyệt Lượng là một thanh niên hăng hái và nhiệt thành trong việc đánh Nhật cứu nước: “lúc này, đội quân dùng toàn súng bắn chim mới thành lập do Sa Nguyệt Lượng chỉ huy đang men theo con đường mà chúng tôi đã đi hôm chôn cất người chết để về thôn” (Tr. 85)  Sa Nguyệt Lượng đã thể hiện điều đó một cách mạnh mẽ bằng sự dũng cảm trên chiến trường: “Quân đội Thiên Hoàng cái cứt! Giặc thì có! Giặc Nhật! Sa Nguyệt Lượng giận dữ quát tháo, vừa chửi vừa dậm chân bành bạch, tỏ ý căm thù bọn lính Nhật. Anh ta nói với chị tôi: – Em gái ơi, mối thù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM HI7874U TI7874U THUY7870T 8220BU V7852T C7910A 2727900Iamp.doc
Tài liệu liên quan