Luận văn Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN

GIANG . 6

1.1. Nhận thức về buôn lậu và tội phạm buôn lậu . 6

1.2. Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2013- 2017

. 12

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI

BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG . 337

2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn

lậu .43

2.2. Các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An

Giang .55

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI

BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG .56

3.1. Dự báo tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian

tới .61

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên

địa bàn tỉnh An Giang 75

KẾT LUẬN . 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tương đối, gần sát với thực tế dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. 1.2.2.2. Nguyên nhân ẩn của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang - Kĩ thuật thống kê còn hạn chế (ví dụ nếu trong vụ án, bị cáo bị xét xử về nhiều tội thì thống kê ở nước ta hiện nay chỉ thống kê số liệu về tội nặng nhất trong vụ án); - Do bệnh thành tích nên có địa phương không đưa một số vụ án vào số liệu thống kê. 35 - Do sai sót của cán bộ thống kê (trình độ chuyên môn hạn chế hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm nên thống kê thiếu, không đầy đủ). - Do phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi buôn lậu có thể được thực hiện một cách lén lút, bí mật, trên tuyến biên giới An Giang đa số các vụ buôn lậu được thực hiện một cách lén lút, ngụy trang trong hàng hóa xuất, nhập khẩu, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế chia nhỏ hàng lậu trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng nên nhiều vụ không bị phát hiện, xử lý theo pháp luật. - Do địa hình biên giới tỉnh An Giang có tuyến biên giới với nhiều đường mòn qua lại biên giới, thêm vào đó lực lượng chuyên trách chống buôn lậu vừa thiếu, vừa yếu không đủ khả năng kiểm soát được địa bàn . - Do cũng có một số ít cán bộ thực thi nhiệm vụ trên tuyến biên giới tiếp tay, bao che, bảo kê cho buôn lậu xảy ra, những vụ án buôn lậu nhỏ cũng không được các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung, truy tố. Vì vậy, số tội phạm buôn lậu ít nghiêm trọng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ngoài ra tội phạm đã bị phát hiện và bị xử lý theo quy định của pháp luật, song vì những lý do khác nhau, không có trong thống kê tội phạm. Tình trạng số án về tội buôn lậu mà công an, viện kiểm sát, Tòa án hai cấp của tỉnh đình chỉ, tạm đình chỉ phần nào cũng thể hiện sự ẩn đối với loại tội phạm này. - Ngoài ra phải kể đến trình độ chuyện môn của một số cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế, nhận diện không đúng về hành vi buôn lậu nên khi đem ra xét xử thì đáng nhẽ hành vi đó phải coi là tội buôn lậu thì lại xử lý thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Từ những phân tích trên có thể thấy tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang tiềm ẩn phức tạp, số vụ phạm tội xảy ra trên thực tế chắc chắn cao hơn nhiều so với con số thống kê hình sự của các ngành chức năng. 36 Tiểu kết chương 1 Ở chương 1 tác giả đã làm rõ những vấn đề sau đây: Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự và kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra khái niệm về buôn lậu và đặc điểm pháp lý của loại tội phạm này. Nghiên cứu tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2013 – 2017 thông qua thực trạng của công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Tình hình tội phạm buôn lậu ở tỉnh An Giang trong những năm qua có chiều hướng giảm, tuy nhiên loại vì nhiều lý do mà loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp ở An Giang gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, gây ảnh hưởng đến kinh tế của Nhà nước. Người phạm tội buôn lậu chủ yếu là nam giới có trình độ học vấn thấp, cũng có một số ít là người ngoại tỉnh và người nước ngoài. Các đối tượng là đầu nậu là người tỉnh ngoài thường hoạt động giấu mặt, thông qua trung gian là các đối tượng ở địa bàn biên giới để mua gom hàng từ Campuchia, sau đó thuê và khoán gọn cho các đối tượng vận chuyển theo từng cung đoạn gắn với trách nhiệm bồi thường nếu để hàng mất. Trên đây là những nhận định tổng quan về tình hình tội phạm buôn lậu ở tỉnh An Giang từ năm 2013 – 2017 để từ đó ta có thể đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm buôn lậu có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 37 CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu 2.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội buôn lậu Trong nghiên cứu tội phạm học, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm nói chung, của từng nhóm tội phạm cũng như của từng tội phạm cụ thể nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Bởi vì, muốn loại trừ, ngăn chặn tội phạm xảy ra, trước hết phải làm sáng tỏ được vì đâu tội phạm phát sinh, tồn tại, vận động trong đời sống xã hội. Với ý nghĩa như vậy, các nhà tội phạm học hết sức quan tâm nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm (của mọi tội phạm, của từng nhóm tội phạm, của từng tội phạm cụ thể). Để có thể chỉ ra được những yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm nói chung, tội buon lậu nói riêng, trước hết về mặt lý luận phải sáng tỏ được một số khái niệm nền tảng, đó là khái niệm, “nguyên nhân” và “điều kiện”. Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “nguyên nhân” được định nghĩa là: “Điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy ra một sự việc, một hiện tượng” [27, tr.1413]. Còn theo phép duy vật biện chứng của Triết học Mác-Lênin thì nguyên nhân là một phạm trù chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định gọi là kết quả. Như vậy, nguyên nhân không phải là hiện tượng hay sự vật, mà chỉ có thể là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng. Không có sự tác động 38 qua lại đó thì không có nguyên nhân và kết quả. Để nguyên nhân sinh ra kết quả thì quá trình tương tác giữa các hiện tượng, sự vật phải diễn ra trong những điều kiện nhất định. Về bản chất, điều kiện chỉ là những sự vật, hiện tượng tuy không sản sinh ra kết quả, nhưng có tác dụng tạo ra môi trường, hoàn cảnh, tình huống thuận lợi, thúc đẩy, hỗ trợ sự tương tác giữa các hiện tượng, sự vật đóng vai trò là nguyên nhân sinh ra kết quả. Như vậy, nói đến nguyên nhân là nói đến những hiện tượng, yếu tố theo một cơ chế nhất định tác động lẫn nhau để tạo thành kết quả. Còn nói đến điều kiện là nói đến những sự vật, hiện tượng mà tự chúng không thể sinh ra kết quả nhưng có tác dụng tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy nguyên nhân sinh ra kết quả. Trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin về nguyên nhân và điều kiện nói chung có thể hiểu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm như sau: Nguyên nhân của tội phạm là sự tác động qua lại giữa những yếu tố trực tiếp làm phát sinh tội phạm. Điều kiện của tội phạm là những yếu tố mà tự nó không làm phát sinh tội phạm nhưng có tác dụng tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Thực tiễn cho thấy, tội phạm nói chung, tội buôn lậu nói riêng phát sinh trong đời sống xã hội là do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau. Bởi vì tội phạm là một hiện tượng vừa có tính xã hội, vừa có tính cá nhân. Với tính chất là một hiện tượng xã hội, tội phạm chịu sự tác động của nhiều hiện tượng, quá trình xã hội khác nhau. Mặt khác, tội phạm lại là hành vi của con người cụ thể nên nó không thể không chịu sự tác động, chi phối bởi các yếu tố thuộc chính con người thực hiện tội phạm đó. 39 Tình hình tội phạm buôn lậu và nguyên nhân phát sinh ra nó có quan hệ nhân quả với nhau, đó là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong xã hội. Các hiện tượng với tính cách là nguyên nhân xét về thời gian luôn là các hiện tượng có trước, còn tình hình tội phạm buôn lậu với tính cách là kết quả là những hiện tượng có sau. Bởi vậy, theo quan điểm lô gích, muốn cho kết quả (tình hình tội phạm buôn lậu) không phát sinh và không phát triển thì tất yếu phải tìm cách ngăn chặn những hiện tượng xã hội nào xảy ra trước và sẽ sinh nó. Những nguyên nhân của tình hình tội phạm buôn lậu chính là những hiện tượng xã hội có khả năng làm phát sinh tình hình đó. Nhưng để làm phát sinh ra tình hình tội phạm buôn lậu cần phải có những điều kiện thích hợp khác. Điều kiện được xem là chất xúc tác thúc đẩy cho những nguyên nhân (những hiện tượng xã hội) phát sinh tình hình tội phạm chứ không phải tự nó sinh ra tình hình ấy. Như vậy, bất kỳ tội phạm nào cũng chỉ phát sinh khi có tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường xã hội và các yếu tố tâm sinh lý xã hội tiêu cực thuộc cá nhân người thực hiện tội phạm. Vì thế, chỉ riêng yếu tố thuộc môi trường xã hội bên ngoài dù có thuận lợi đến mấy cho việc thực hiện tội phạm, nếu như con người không có những phẩm chất cá nhân tiêu cực, lệch lạc thì tội phạm khó có thể xảy ra. Ngược lại, một người dù có phẩm chất cá nhân tiêu cực, có ý thức chống đối xã hội nhưng không có những yếu tố bên ngoài môi trường xã hội tác động thì chưa chắc họ đã thực hiện tội phạm. Về vấn đề này, tác giả xin trích dẫn quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh: “Những yếu tố của môi trường bên ngoài hay những quá trình tâm sinh lý bên trong con người, dù ở mức độ bất lợi và xấu như thế nào đi chăng nữa tự nó đều không phải là nguyên nhân và hành vi phạm tội cụ thể, mà phải là sự tương tác, kết hợp cả hai yếu tố đó mới trở thành nguyên nhân của tội phạm cụ thể” [25, tr.113]. 40 Cùng quan điểm này, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang khẳng định: “Tình huống, hoàn cảnh cụ thể dù có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể làm phát sinh tội phạm nếu như ở một người cụ thể trước đó chưa hình thành (không có) những phẩm chất cá nhân tiêu cực” [29, tr.182]. Từ sự phân tích trên có thể đi đến kết luận: “Nguyên nhân của tội buôn lậu chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường xã hội bên ngoài (môi trường sống của con người) và các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người, trong những hoàn cảnh, tình huống, điều kiện nhất định làm phát sinh những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS qui định là tội buôn lậu”. Từ khái niệm trên cho thấy, hành vi phạm tội buôn lậu xảy ra trên thực tế luôn luôn là kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường xã hội bên ngoài và các yếu tố tâm sinh lý xã hội tiêu cực xuất phát từ cá nhân người phạm tội. Sự tác động này diễn ra theo một cơ chế nhất định được gọi là cơ chế hình thành hành vi phạm tội. Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội trước mắt và lâu dài. Trong đó cần phải khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề này đối với việc hoạch định chính sách pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng. Làm sáng tỏ và chính xác nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm sẽ giúp chúng ta tiến hành hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu đạt được hiệu quả. 2.1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện tội buôn lậu Khi nghiên cứu về tội phạm buôn lậu cho thấy: Tội phạm buôn lậu phát sinh không phải do một nguyên nhân và điều kiện nào đó mà do nhiều nguyên nhân và điều kiện gây ra. Chính vì vậy, để nhận thức một cách đúng đắn về loại tội phạm này cần tiến hành phân loại những nguyên nhân và điều kiện đó. 41 Trong tội phạm học, căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu thành nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội, nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý. - Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội Xét về vị trí địa lý An Giang là tỉnh biên giới Tây Nam bộ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt với chiều dài đường biên giới hơn 100km cùng với 4 cửa khẩu quốc tế để giao lưu buôn bán với nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân số sống ở khu vực biên giới còn thiếu công ăn việc làm, là đối tượng để các chủ đầu nậu lợi dụng lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật là buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. + Dân cư phân bố không đều, mật độ dân cư ở một số vùng biên giới còn thưa thớt; đa số dân cư ở đây là dân từ nhiều nơi khác đến cư trú làm ăn, sinh sống trong đó có gần 25.000 người không có hộ khẩu thường trú, sống nay đây mai đó trên các phương tiện thủy, đời sống nhân dân còn đang gặp nhiều khó khăn. + Phương pháp giáo dục trong gia đình chưa đúng mực: Một số gia đình chưa có phương pháp giáo dục con cái chưa phù hợp, đúng đắn. + Gia đình có cấu trúc không bền vững, không hoàn hảo: Những gia đình có hoàn cảnh mồ côi bố hoặc mẹ, bố mẹ li dị, không có người chăm sóc dạy dỗ con cái, thiếu tình cảm, thiếu thốn về kinh tế nên dễ bị ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực và phạm pháp. Số người phạm tội thuộc gia đình có cấu trúc như trên chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các vụ án buôn lậu. + Gia đình có khó khăn về kinh tế + Chất lượng công tác quản lý giáo dục trong các trường học chất lượng giáo dục chưa cao, ở khu vực biên giới thì công tác quản lý trong lĩnh vực này lại càng yếu kém và ít được quan tâm. + “Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ xã hội, nhất là quan hệ phân phối sản phẩm có nhiều thay đổi; đồng tiền đóng vai trò đáng kể trong quan 42 hệ xã hội; một bộ phận dân cư không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; xóa bỏ bao cấp, xã hội đặt mỗi con người vào vị trí phải tự khẳng định mình, phải lo cho cuộc sống của chính mình. Từ đó, nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống bị phá vỡ, tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen, đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự phân cực giàu nghèo cũng trở nên gay gắt”[13, tr23]. Trong phòng, chống tội buôn lậu trên tuyến biên giới, nhìn chung ý thức pháp luật của công dân chưa cao; một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tội phạm, nhiều người có thái độ bàng quang với các quy định của pháp luật. - Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự Để tạo cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc, đầy đủ cho việc phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm buôn lậu nói riêng, Đảng và Nhà nước ta cũng như chính quyền tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm buôn lậu nói riêng trong thời gian qua dù đã có nhiều cố gắng, song so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng được. Trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu có nơi, có lúc còn có tư tưởng xem nhẹ việc phòng ngừa mà chỉ chú trọng và nhấn mạnh nhiệm vụ trấn áp tội phạm, áp dụng các biện pháp trách nhiệm thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hàng ngày. 2.2. Các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang 2.2.1. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế - xã hội Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa diễn ra đa dạng, đưa ra thị 43 trường nhiều loại sản phẩm có chất lượng, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, năng suất lao động thấp, nên hàng hóa trong nước sản xuất ra chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó có một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng hóa của nước ngoài, cụ thể là một số nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, mẫu mã hơn hẳn mà giá cả thì rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước. Đương nhiên người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các loại hàng hóa đó hơn. Trong nền kinh tế thị trường, có cầu thì có cung, hàng hóa ngoại đã và đang xâm nhập vào thị trường nội địa ngày càng nhiều và là đối tượng cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa sản xuất trong nước. Do hàng rào thuế quan nên hàng nhập chính ngạch có giá thành cao, trong khi hàng nhập lậu giá thành thấp, do vậy tệ nạn buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới trở nên phổ biến trên địa bàn tỉnh An Giang cũng xuất phát từ thực trạng chung đó. Đời sống người dân khu vực biên giới tỉnh An Giang đa số là dân nghèo, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, đời sống vật chất còn thấp, mức thu nhập không cao chủ yếu là làm nông nghiệp theo thời vụ, trình độ dân trí đa số là thấp, thời gian nhàn rỗi nhiều. Do khó khăn về mặt kinh tế nhất là người dân tộc trình độ hiểu biết về pháp luật thấp dễ dẫn đến tình trạng bị đầu nậu lợi dụng lôi kéo vào hoạt động buôn lậu. 2.2.2. Nguyên nhân, điều kiện về việc làm và các chính sách xã hội An Giang là một tỉnh có đường biên giới dài khoảng 100km với nước bạn Campuchia, tập trung nhiều đồng bào Khmer, đời sống kinh tế vẫn còn 44 nhiều khó khăn. Bởi vậy, một bộ phận dân cư đã chuyển sang buôn lậu hoặc vận chuyển hàng lậu thuê cho các cửa hàng. Bên cạnh đó, các chính sách xã hội đối với nhân dân vùng biên giới nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức. Chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở, việc làm cho hộ nghèo giai đoạn 2013 – 2017, song kết quả chưa khả quan. Các chính sách về chăm sóc sức khỏe, giáo dục không được triển khai một cách thường xuyên và cụ thể. Đời sống nhân dân vùng biên giới nói chung vẫn còn rất khó khăn và lạc hậu. Họ không có ý thức rõ ràng về vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề dân tộc và dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong đó là tham gia buôn lậu hoặc chứa chấp, vận chuyển hàng lậu. 2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa, giáo dục Do nhận thức của người dân về hậu quả, tác hại của buôn lậu và tội phạm buôn lậu chưa đúng đắn và đầy đủ. Không ít quần chúng nhân dân còn nhận thức rằng việc mang vác hàng lậu không phải là một điều xấu cần loại bỏ và việc làm đó được trả công như bất kỳ một công việc bình thường khác, cho nên họ đã đồng tình với buôn lậu, có thái độ chống đối hoạt động chống buôn lậu của Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng cũng như các ngành chức năng khác. Sở dĩ có sự nhận thức đó là do trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của người dân ở các xã vùng biên giới còn rất thấp nên ý thức đấu tranh chống buôn lậu của họ không cao, thậm chí có những hành động tiếp tay cho bọn buôn lậu. Công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tệ buôn lậu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể ở các địa phương thời gian qua chưa được chú trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng chưa khơi dậy được phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, ngăn cản những hành vi chống đối người thi hành công vụ, chưa chỉ ra tác hại của tệ nạn buôn lậu, phương thức, thủ đoạn phạm tội của bọn chúng cho nên 45 không ít quần chúng nhân dân còn mơ hồ, mất cảnh giác, thậm chí tiếp tay cho bọn buôn lậu. Vì vậy đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống buôn lậu sẽ có tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung và ý thức tham gia dấu tranh phòng chống buôn lậu nói riêng. Nguyên nhân về nhận thức nói trên ít nhiều đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức cuộc đấu tranh chống buôn lậu. Đây là vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới. 2.2.4. Nguyên nhân và điều kiện về cơ chế quản lý Nhà nước Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm buôn lậu nói riêng không thể đạt được hiệu quả nếu không có sự đảm bảo của pháp luật. Bởi vì pháp luật là công cụ, là phương tiện để nhà nước tổ chức quản lý đời sống xã hội trong đó có quản lý kinh tế. Từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác chống buôn lậu như Nghị quyết số 85/CP ngày 11/07/1997 của Chính phủ đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu; Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới; Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thay thế Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/08/2001. Theo tác giả, tỉnh An Giang không chỉ là địa bàn tiêu thụ hàng lậu mà còn là địa bàn trung chuyển hàng lậu về Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình buôn lậu là việc lợi dụng cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật có kẻ hở để đối tượng buôn lậu lợi dụng, cụ thể là: 46 Một là, theo quy định tại điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi năm 2017 quy định nếu trị giá hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ kim khí quý, đá quý, có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc một số hàng hóa là hàng cấm quy định định lượng như thuốc lá điếu 1.500 bao (Nghị định số 76/2010/NĐ- CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá; (Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện) nhưng đã bị xử phạt hành chính về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cũng được coi là vi phạm pháp luật hình sự. Chính vì vậy, bọn buôn lậu thường chẽ nhỏ hàng hóa dưới định mức quy định hoặc vận chuyên trên mức quy định khi phát hiện họ thường bỏ chạy, khi phát hiện lực lượng chuyên trách chống buôn lậu mỏng họ huy động số đông người dân cướp lại hàng lậu mà họ buôn qua biên giới gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu. Hai là, Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đây là chính sách mở mà Chính phủ tạo điều kiện cho cư dân biên giới được sang trao đổi, mua bán với nhau (hàng hóa mua, bán, trao đổi cư dân biên giới phù hợp danh mục hàng hóa do Bộ Công thương ban hành từng thời kỳ trước đây Thông tư số 10/2010/TT-BCT ngày 29/03/2012 của Bộ Công thương quy định danh mục hàng hóa được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi cư dân 47 biên giới quy định hàng hóa các nước biên giới nhập khẩu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới) trị giá đến 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt không phải nộp thuế. Quyết định này được cho là chính sách đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với đời sống của người dân khu vực biên giới. Khi áp dụng lại đang bộc lộ những kẻ hở, gây tác hại nhiều hơn sự hưởng lợi, đó là chính sách đang bị đối tượng buôn lậu lợi dụng, còn cư dân biên giới sinh sống khu vực cửa khẩu sống bằng nghệ bán tiêu chuẩn miễn thuế ngày một nhiều gây mất trật tự khu vực của khẩu biên giới, ngoài ra đối tượng buôn lậu lợi dụng vận chuyển hàng lậu một cách công khai mà khó có cách để xử lý, gây thất thu cho ngân sách nhà nước, làm cho hàng lậu có thêm lối tràn vào thị trường Việt Nam. Ví dụ: Theo báo cáo của UBND Thị trấn Tịnh Biên cho biết, toàn thị trấn biên giới này có 1.228 hộ (3.571 khẩu) là có hộ khẩu thường trú. Thế nhưng, có thời kỳ có tới trên 2.310 hộ (trên 5.800 khẩu) ở khắp mọi miền đến Tịnh Biên đăng ký tạm trú làm nghề lao động tự do. Họ mang theo gia đình đến thuê nhà trọ hoặc dựng lều, lán ở quanh các chợ khu vực cửa khẩu Tịnh Biên. Điều này không chỉ khiến cho công tác quản lý hộ tịch của chính quyền thị trấn biên giới vốn nhạy cảm này khó khăn mà còn khiến tình hình buôn lậu thêm căng thẳng. Bởi vì, chính các hộ đăng ký tạm trú này đã “bổ sung” thêm rất nhiều người đủ điều kiện áp dụng chính sách mua bán, trao đổi hàng hóa theo Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Chính phủ về “Hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới”. Theo Quyết định này “Riêng hàng hóa do cư dân nước có chung biên giới sản xuất nhập khẩu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hóa đó không quá 2 triệu đồng/ người/ ngày”. Đây chính là kẽ hở để những kẻ buôn bán hàng lậu tận dụng dưới hình thức gom hàng hóa và thuê cư dân biên giới vận 48 chuyển vào nội địa thông qua các cửa khẩu ở An Giang một cách công khai.. Sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang chưa chặt chẽ, còn cục bộ, thiếu hợp tác vì lợi ích chung, công tác trao đổi thông tin, phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội buôn lậu hiệu quả còn thấp, việc xử lý các vụ phạm tội buôn lậu còn thiếu tính thống nhất, nhất trí giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật. Như vậy, những nguyên nhân và điệu kiện về cơ chế quản lý mà tác giả vừa nêu thì cuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_toi_buon_lau_tren_dia_ban_tinh_an_giang_tinh_hinh_n.pdf
Tài liệu liên quan