LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG .vii
DANH MỤC HÌNH.vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .viii
1. Các thông tin chung. viii
2. Những đóng góp của luận văn. viii
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.2
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài .3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.4
3. Mục đích nghiên cứu.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5
5. Phương pháp nghiên cứu.5
6. Kết cấu luận văn.6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUÂN THỦ
PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP. 7
1.1. Khái quát về tuân thủ pháp luật.7
1.1.1. Khái niệm tuân thủ và tuân thủ pháp luật.7
1.1.2. Vai trò của tuân thủ pháp luật .7
1.1.3. Hệ thống và chính sách tuân thủ.9
1.1.4. Chương trình tuân thủ.10
1.2. Nội dung tuân thủ pháp luật .22
1.2.1. Về thuế.22
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp: những thách thức đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho một công ty.
Tiêu chuẩn này được dựa trên 7 nguyên tắc cốt lõi liên quan đến nhau và đồng
phụ thuộc vào nhau;
- Văn hóa tuân thủ;
- Mục tiêu tuân thủ;
- Tổ chức tuân thủ;
- Rủi ro tuân thủ;
- Chương trình tuân thủ;
- Truyền thông tuân thủ;
- Giám sát và cải thiện tuân thủ.
Tiêu chuẩn chỉ mô tả một khuôn khổ chung với bảy nguyên tắc cơ bản và
không đưa ra một hướng dẫn chi tiết về yêu cầu bắt buộc về quy trình và điều khiển.
Tóm lại tiêu chuẩn AssS 980 cho phép các công ty áp dụng chương trình đạo đức và
tuân thủ để đáp ứng nhu cầu của công ty và đề cập đến những rủi ro trên toàn công
ty (Andreas Pyrcek, 2012).
37
1.3.2.2. Bài học rút ra từ quản trị tuân thủ doanh nghiệp tại CHLB Đức
Bài học thứ nhất: Có hệ thống quy định pháp lý về tuân thủ
Để có một hệ thống tuân thủ tốt, Nhà nước cần có kế hoạch xây dựng một hệ
pháp lý về tuân thủ. Như tại Đức, việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp
hướng tới tuân thủ đã được nhen nhóm từ năm 2000 với việc thành lập ủy banQuốc
gia về quản trị doanh nghiệp Đức (Government Commission on corporate
governance, Baums Commission) nhằm xây dựng những khuyến nghị chi tiết về
tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp cũng như đưa ra những cải tiến đổi với luật về
doanh nghiệp tại Đức. Từ thành công của ủy ban Quốc gia về quản trị doanh nghiệp
Đức, ủy ban chính phủ về xây dựng bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
(Government Commission for a German corporate covemance code, Cromme
Commission) được thành lập vào tháng 9 năm 2001 nhằm xây dựng bộ nguyên tẳc
quản trị doanh nghiệp chính thức cho CHLB Đức. Kết quả là vào ngày 20 tháng 02
năm 2002, bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp Đức đã chính thức được ban hành.
Bài học thứ hai: Sử dụng phương pháp tiếp cận linh hoạt
Sử dụng phương pháp, tiếp cận “tuân thủ hoặc giải thích”. Theo như báo cáo
của ủy ban chính phủ về xây đựng DCGK, các quy định pháp lý bắt buộc thường
quá cứng nhắc để xử lý đối với nhiều loại doanh nghiệp khác nhau. Những đề xuất
mới về một chính sách pháp lý giảm bớt các điều luật bắt buộc và cưỡng chế thi
hành. Từ đó giảm áp lực về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp cũng như giảm sự
chồng chéo giữa các luật.
Bài học thứ ba: Có một hệ thống các văn bản pháp lý rõ ràng về quản trị
doanh nghiệp và liên tục được đổi mới, bổ sung
Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp Đức (Deutscher Corporate Governance
Kodex) (DCGK) đưa ra các kiến nghị và đề xuất về quản trị doanh nghiệp nên tuân
thủ theo phương pháp tiếp cận “tuân thủ hoặc giải thích”. Luật Kiểm soát và minh
bạch trong kinh doannh (Gesetz zur Kontrolle und Transparenz im
Untemehmensbereich) về hệ thống giám sát nhằm xác định những rủi ro có thể gây
ảnh hưởng tới hoạt động của những doanh nghiệp cổ phần, Luật Kế toán sửa đổi
(Bilanzrechtsreformgesetz, BilRegG), và đưa ra yêu cầu tuân thủ bắt buộc đối với
các doanh nghiệp niêm yết về Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/IAS). Luật Kiểm
38
soát và minh bạch trong kinh doanh (KonTraG), Luật Minh bạch trong huy động
vốn (KapAEG) ban hành năm 1998: Quy định về hoạt động quản trị rủi ro, tăng
cường khả năng độc lập của ban giám sát và những kiểm toán viên bên ngoài, Luật
kiểm soát cân đối kế toán (Bilanzkontrollgesetz) ban hành năm 2004: về thực
thiđúng đắn báo cáo tài chính.Luật Giám sát kiểm toánĐức
(Abschlusspruferaufsichtsgesetz): về hoạt động giám sát kiểm toán công.
Cùng với hơn 20.000 các quy định về kinh tế khác. Có thể nói, một lợi thế của
CHLB Đức khi triển khai quản trị tuân thủ đối với doanh nghiệp đó là đã có một
nền kinh tế được quản lý chặt chẽ ngay từ đầu.
Bài học thứ tư: Có những chế tài xử phạt mạnh mẽ
Các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Đức rất nặng nề nên mang tính
răn đe rất cao. Như trường hợp vụ bê bối khí thải của Volkswagen, hãng này đã bị
yêu cầu thu hồi, sửa chữa hơn 2.8 triệu xe ô tô vi phạm tiêu chuẩn về khí thải, bị
phạt hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Nhiều lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp này đã bị truy tố
trách nhiệm hình sự và đối phải đối mặt với án phạt tù. Vụ việc đã khiến ngành sản
xuất ô tô trên toàn thế giới phải thay đổi, các tập đoàn lớn phải tiến hành tái cấu trúc
để đảm bảo hệ thống quản trị tuân thủ của mình hiệu quả và hài hòa với luật pháp,
các quy định hơn.
Bài học thứ năm: Áp dụng một loạt các chuẩn mực về quản trị doanh
nghiệp, kế toán và kiểm toán quốc tế
Như những quy tắc quản trị doanh nghiệp do OECD ban hành, hệ thống
Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards (IAS), hệ thống
Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc té (International Financial Reporting Standards
(IFRS) bên cạnh những tiêu chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá, xem xét cũng như so sánh tình trạng tuân thủ cũng như hoạt động của doanh
nghiệp được thống nhất, dễ đàng.
39
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦACÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát các quy định về tuân thủ được áp dụng tại Việt Nam
2.1.1. Thẻ điểm quản trị công ty theo khu vực ASEAN
Thẻ điểm Quản trị Công ty khu vực ASEAN được thiết kế và đánh giá thử
nghiệm từ năm 2010, và được áp dụng chính thức đánh giá các nước trong khu vực
ASEAN có thị trường chứng khoán từ năm 2011. Thẻ điểm này là một sáng kiến về
quản trị công ty của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong Kế hoạch
tổng thể do Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) thiết lập với sự hỗ trợ và
hợp tác của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhằm xây dựng hình ảnh và
thương hiệu ASEAN như một tài sản đầu tư của thị trường vốn quốc tế. Thẻ điểm
được kỳ vọng sẽ nâng cao các chuẩn mực về quản trị công ty của các doanh nghiệp
niêm yết trong khu vực ASEAN và giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về các
doanh nghiệp này.
Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá tình hình thực thi quản trị công ty ở mỗi doanh nghiệp được
thực hiện dựa trên các thông tin tin cậy mà công ty cung cấp rộng rãi cho công
chúng như báo cáo thường niên, trang web công ty, các thông báo dành cho cổ
đông, các biên bản và nghị quyết họp Đại hội cổ đông thường niên. Trước khi bắt
đầu đánh giá, các tổ chức đánh giá xếp hạng của các nước đã tổ chức nhiều cuộc
họp để thảo luận về từng khoản mục trong thẻ điểm nhằm đảm bảo sự rõ ràng của
từng câu hỏi và hướng dẫn đánh giá. Việc rà soát lại bảng điểm trước năm thứ ba
của dự án đã dẫn đến một số điều chỉnh, bao gồm thay đổi câu từ, loại bỏ hoặc bổ
sung một số mục, và hoàn thiện hướng dẫn đánh giá.
Bảng tiêu chí đánh giá có cấu trúc hai cấp, Cấp 1 đánh giá mức độ đáp ứng các
thông lệ tốt gồm 181 tiêu chí. Cấp 2 đánh giá mức độ đáp ứng các thông lệ quản trị
công ty tốt nhất, bao gồm tiêu chí Thưởng/Phạt, có tất cả 11 tiêu chí Thưởng và 22
tiêu chí phạt. Trong năm đánh giá 2015, số câu hỏi ở Cấp 1 đã tăng thêm từ 180 lên
181 câu hỏi. Ở Cấp 2, số tiêu chí thưởng không thay đổi, và có tăng một tiêu chí
phạt so với thẻ điểm năm trước đó. Sự phân bổ điểm số giữa phần Khen thưởng và
40
Phạt vi phạm cũng được hiệu chỉnh lại sao cho tỷ lệ giữa điểm thưởng và điểm phạt
cân xứng hơn. Sau khi điều chỉnh, mức điểm cao nhất có thể đạt được ở Cấp 2 là 26
điểm, và thấp nhất của Cấp 2 là -59 điểm. Với mức điểm cao nhất của Cấp 1 là 100
điểm, Tổng điểm quản trị công ty cao nhất có thể đạt được, là điểm tổng của Cấp 1
và Cấp 2, là 126 điểm.
Quá trình kiểm tra chéo
Khâu kiểm tra chéo kết quả giữa các nước tham gia chính là điểm khác biệt
của dự án thẻ điểm quản trị này so với các phương pháp đánh giá quản trị công ty
khác. Tương tự những năm trước, quá trình thực hiện của dự án năm 2015 bao gồm
2 vòng: đầu tiên mỗi tổ chức đánh giá xếp hạng sẽ đánh giá sơ bộ tình hình của
doanh nghiệp niêm yết thuộc quốc gia mình; sau đó, kết quả đánh giá này sẽ được
kiểm tra chéo bởi các tổ chức đánh giá xếp hạng của các quốc gia khác.
Trong dự án năm 2015, 35 doanh nghiệp niêm yết có tổng điểm cao nhất trong
vòng đánh giá sơ bộ, sẽ được kiểm tra chéo bởi tổ chức đánh giá xếp hạng của quốc
gia khác. Việc phân công kiểm tra chéo được thực hiện một cách ngẫu nhiên để đảm
bảo mỗi tổ chức đánh giá xếp hạng đều có cơ hội đánh giá các doanh nghiệp niêm
yết từ tất cả các nước còn lại. Vòng kiểm tra chéo này nhằm đảm bảo tất cả các tổ
chức đánh giá xếp hạng đều thống nhất về cách hiểu và phương pháp chấm của từng
câu hỏi.
Sau bước kiểm tra chéo, các tổ chức đánh giá xếp hạng thảo luận với nhau để
làm rõ những khác biệt trong kết quả đánh giá của họ và thống nhất tổng điểm đạt
được cuối cùng của các doanh nghiệp niêm yết. Trong trường hợp khi thảo luận
phát hiện bất kỳ điểm khác biệt nào mang tính hệ thống giữa kết quả đánh giá ở
vòng 1 và vòng 2 do bất đồng quan điểm trong việc hiểu và chấm các câu hỏi, tổ
chức đánh giá xếp hạng đó phải xem xét và đánh giá lại kết quả của tất cả doanh
nghiệp niêm yết thuộc quốc gia của mình, kể cả những doanh nghiệp niêm yết
không bị kiểm tra chéo. Quá trình kiểm tra và cân nhắc này giúp kết quả đánh giá
trở nên chính xác hơn.
41
2.1.2. Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo thông lệ tốt nhất
“Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo thông lệ tốt nhất” vừa được công bố
vào trung tuần tháng 8/2019, hứa hẹn sẽ nâng tầm chất lượng quản trị tại các công
ty đại chúng và niêm yết Việt Nam.
“Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo các thông lệ tốt nhất” được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước Việt Nam xây dựng với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính
Quốc tế (IFC), Ngân hàng Thế giới và Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO). Đây
là bộ nguyên tắc quản trị công ty đầu tiên được nghiên cứu và công bố riêng cho thị
trường Việt Nam, phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
Về cơ bản, Bộ Nguyên tắc là một tập hợp các khuyến nghị về thông lệ tốt nhất
trong quản trị công ty, nhằm khuyến khích các công ty đại chúng và công ty niêm
yết tham khảo và áp dụng các chuẩn mực cao hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định
pháp luật. Bộ Nguyên tắc được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao chuẩn mực về thông lệ
quản trị công ty Việt Nam lên mức ngang bằng với các thị trường top đầu ASEAN,
vốn đã có các bộ nguyên tắc tương tự từ lâu.
Cấu trúc Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty
Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty tham chiếu các Nguyên tắc Quản trị Công ty
của Khối G20/OECD, Thẻ điểm Quản trị Công ty năm 2017 của ASEAN và nguyên
tắc quản trị công ty cập nhật của các quốc gia khác. Nội dung Bộ Nguyên tắc đã
được xây dựng với các nỗ lực tốt nhất để bảo đảm không có mâu thuẫn với các quy
định pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự khác biệt, luật pháp và
quy định hiện hành sẽ được áp dụng.
42
Bộ Nguyên tắc được chia thành 5 phần nội dung chính, bao gồm 10 nguyên
tắc chung và các nguyên tắc chi tiết. Các nội dung được sắp xếp trên cơ sở có cân
nhắc sự phù hợp và mức độ ưu tiên của các vấn đề hiện đang tồn tại về chất lượng
quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 2. 1: 10 Nguyên tắc quản trị công ty
10 Nguyên tắc Quản trị Công ty
Phần 1: Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
Nguyên tắc 1: Thiết lập rõ vai trò, trách nhiệm và cam kết của HĐQT
Nguyên tắc 2: Thiết lập một HĐQT có năng lực và chuyên nghiệp
Nguyên tắc 3: Bảo đảm vai trò lãnh đạo hiệu quả và tính độc lập của HĐQT
Nguyên tắc 4: Thiết lập các ủy ban trực thuộc HĐQT
Nguyên tắc 5: Bảo đảm hoạt động hiệu quả của HĐQT Nguyên tắc 6:
Thiết lập và duy trì văn hoá đạo đức công ty
Phần 2: Môi trường kiểm soát
Nguyên tắc 7: Thiết lập khung quản lý rủi ro và môi trường kiểm soát
vững mạnh
43
Phần 3: Công bố thông tin và minh bạch
Nguyên tắc 8: Tăng cường hoạt động công bố thông tin của công ty
Phần 4: Quyền của cổ đông
Nguyên tắc 9: Thiết lập khuôn khổ để thực hiện hiệu quả quyền của
cổ đông
Phần 5: Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan
Nguyên tắc 10: Tăng cường tham gia hiệu quả của các bên có quyền
lợi liên quan
Nguồn:
https://www.pwc.com/vn/vn/media/pressrelease/190827_cg_code_launch_vn.pdf
Trong đó, 6 nguyên tắc đầu liên quan tới trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
(HĐQT) được coi là phần nội dung quan trọng nhất. Các nguyên tắc này nhằm giúp
tất cả các bên có quyền lợi liên quan hiểu được vai trò quan trọng của HĐQT và các
thành viên HĐQT, khung làm việc và cơ chế hoạt động để các thành viên HĐQT
đảm nhận hoặc miễn nhiệm các trách nhiệm của mình một cách minh bạch và hiệu
quả, cũng như những thông lệ tốt nhất đối với một HĐQT có năng lực và cân bằng.
2.2. Tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1. Môi trường pháp luật điều chỉnh hoạt động các doanh nghiệp tại Việt
Nam
Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã từng hước hoàn thiện thể chế kinh tế và
môi trường đầu tư kinh doanh, đủ sức thu hút hàng vạn dự án đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đã phát triển các loại hình kinh tế như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế đầu tư
nước ngoài, kinh tế cổ phần và tư nhân. Tất cả các thành phần kinh tế đều được thừa
nhận trong Hiến pháp và dần dần được đối xử ngang bằng, qua khung khổ pháp lý
về đầu tư và kinh doanh, góp phần to lớn cho phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp được đề cập tại
nhiều văn bản quy phạm pháp luật; bao gồm các luật và các văn bản hướng dẫn thi
44
hành. Trong đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có vai trò trung tâm, chi phối hầu hết vấn
đề quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tuân theo Luật Đầu tư (2005). Các
quy định quản trị doanh nghiệp đặc thù còn được quy định căn cứ theo lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp như: tín dụng, bảo hiểm, chúng khoán, công chúng,
luật sư... Trong đó, tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng
2010. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định của Luật Chứng
khoán, các công ty này chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt
động thương mại thì tuân theo Luật Thương mại (2005). Doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH). Nhìn chung, các luật chuyên ngành này
thường quy định dẫn chiếu để áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, đồng thời, có những quy định riêng về vấn đề này. Ngoài ra
còn có các luật khác như Luật Cạnh tranh (2004/2018), Luật Sở hữu trí tuệ (năm
2005/2009), Luật quản lý thuế (2006), Luật Thuế thu nhập cá nhân (năm 2007),
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm
2008), Bộ Luật Lao động (2013) và nhiều bộ luật liên quan khác, Bên cạnh đó, đối
với các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, có các bộ luật như Luật
Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ người tiêu dùng...
- Luật Cạnh tranh năm 2004/2018 quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh,
biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật này cho phép doanh nghiệp
được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và Nhà nước bảo hộ quyền cạnh
tranh hợp pháp trong kinh doanh.
- Luật Doanh nghiệp 2005/2014 đã đưa ra các qui định về doanh nghiệp và
được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tồ chức, cá
nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh
nghiệp. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
45
thuộc mọi thành phần kinh tế; quy định về nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp là một
bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị
doanh nghiệp ở Việt Nam. Xét về mặt nội đung quy định, Luật Doanh nghiệp đã
giải quyết những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng thông
lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, Luật
Doanh nghiệp đã thiết lập khung quản trị doanh nghiệp hướng tới các nguyên tắc
quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD năm 2004.
- Việc ra đời Luật Đầu tư năm 2005 có thể coi là một bước tiến quan trọng và
căn bản nhất để hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh của Việt Nam, phù hợp với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Luật Đầu tư đã tạo được sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước, đầu
tư có vốn nước ngoài, cũng như giữa các thành phần kinh tế.
- Luật Thương mại (2005) qui định về hoạt động thương mại dựa trên nguyên
tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại và nguyên
tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại. Thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
- Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi năm 2009) quy định về sở hữu trí tuệ. Luật này
quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó, Trong đó, Nhà
nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo
đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không
bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại
cho quốc phòng, an ninh. Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà
pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm
tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH được ban hành là mốc đánh dấu quan
trọng của quản lý thuế ở Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam, toàn bộ các quy định
về quản lý thuế được thống nhất trong một văn bản pháp luật về quản lý thuế, góp
phần vào việc hạn chế các qui định phức tạp, chồng chéo và vừa thiếu vừa thừa như
trước đó. Cũng theo luật quản lý thuế này, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế từ năm
46
2007 được áp dụng rộng rãi. Việc chuyển từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế tự
kê khai, tự nộp thuế có thể được coi là bước đột phá quan trọng trong tư duy hành
chính thuế, thể hiện sự cải cách hành chính mạnh mẽ, chuyển người nộp thuế từ thế
thụ động tuân thủ sang tự giác tuân thủ.
- Luật Thuế thu nhập cá nhân (năm 2007) quy định về đối tượng nộp thuế, thu
nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá
nhân.
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008) quy định về người nộp thuế,
thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính
thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2008)
qui định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ
tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Bộ Luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 quy định tiêu chuẩn lao
động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ
chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan
hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý
nhà nước về lao động. Bộ luật Lao động giúp cho bảo đảm quyền và lợi ích chính
đáng của người lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao
động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao
trách nhiệm xã hội.
Có thể nói rằng hệ thống pháp luật về kinh doanh đã tương đối đầy đủ và đồng
bộ, bảo đảm cơ sở pháp lý để mở rộng các quyền về tự do kinh doanh cho tất cả các
thành phần kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, khu
vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều được tự do kinh doanh những
hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật không cấm. Chính sách về gia nhập thị trường,
trong đó đặc biệt là khâu thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, đã tạo ra
một bước đột phá cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Đối với khu vực doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đẩy nhanh quá trình
sắp xếp và đổi mới DNNN theo các cam kết quốc tế, thực hiện đa dạng hóa các hình
thức sở hữu, cắt giảm các hình thức trợ cấp không phù hợp và xóa bỏ sự phân biệt
47
đối xử đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài... Môi trường
kinh doanh cho các đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trên nhiều mặt,
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được bình đẳng về pháp lý như các doanh
nghiệp Việt Nam. Năng lực quản lý và điều hành của Chính phủ ngày càng tốt hơn
và hiệu quả hơn. Trong thể chế công ty, tính công khai minh bạch của hệ thống
cũng được cải thiện rõ rệt. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán và yêu
cầu công khai minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết cùng với việc các công
ty, doanh nghiệp tích cực cải cách các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán phù hợp với
thông lệ quốc tế... đã góp phần đáng kể cho việc cải thiện thể chế công ty.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam xuất phát thấp từ một nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, với gần 80% là nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng sau nhiều năm chiến
tranh, nên khả năng hội nhập chưa cao và hiệu quả quản lý kinh tế theo hướng thị
trường hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Dù đã gia nhập WTO nhưng môi
trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, trong đó, nổi cộm hơn
cả là vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn
quá thấp. Nhiều yếu tố của môi trường pháp lý chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường và đang trong quá trình vừa hình thành vừa hoàn thiện. Hơn nữa, do có quá
nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhấc toàn
diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh
khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch
của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì
thế, kém hiệu lực. Thêm vào đó, pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn những khó
khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ
xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế. Rất nhiều văn bản pháp luật lại có tính
quy phạm thấp, tức là thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện.
Phần lớn các văn bản luật như vậy giao cho Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể
hoá. Nhiều nghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn
thực hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn
bản hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn thi hành. Việc triển khai thực hiện pháp
luật theo cách này thiếu kịp thời, khó mang lại hiệu quả cao, vì phải chờ văn bản
của các cấp khác nhau.
48
Do vậy, môi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tạo ra động lực để các
doanh nghiệp phải quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hướng
tới những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Hon nữa, hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam rất đồ sộ nhưng thiếu thống nhất,
thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu bằng những công văn - một trong những văn bản dưới
luật và việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hiện nay là môi trường vô cùng thuận lợi
cho những hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trên thực tế vẫn còn có sự phân biệt giữa
các thành phần kinh tế, hiện tượng tham nhũng còn khá phổ biến, nhiều biện pháp can
thiệp của Nhà nước vào thị trường chưa thực sự hiệu quả, phân bổ nguồn lực xã hội
còn tập trung chủ yếu trong các công ty nhà nước... Trong khi đó tình trạng của thể chế
công ty cũng còn nhiều bất cập, nhiều công ty hoạt động thiếu định hướng, chiến lược
kinh doanh, chỉ biết chớp lấy cơ hội trước mắt, xem nhẹ đạo đức trong kinh doanh,
thiếu một chế độ kế toán và kiểm toán phù hợp...
2.2.2. Thực trạng tuân thủ của các doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2.2.1. Thống kê về mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp Việt
Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tổng số DN đang hoạt động có kết
quả sản xuất kinh doanh (SXKD) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm
31/12/2017 trên phạm vi cả nước là 560.417 DN, tăng 11% so với thời điểm
31/12/2016.
Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2017 khu vực dịch vụ hiện có số DN
đang hoạt động có kết quả SXKD nhiều nhất với 390.765 DN, tăng 10,3% so với cùng
thời điểm năm 2016; khu vực công nghiệp và xây dựng có 164.189 DN, tăng 12,2%;
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 5.463 DN, tăng 22,8%.
Theo loại hình DN: Khu vực DN nhà nước[3] có 2.486 DN đang hoạt động có
kết quả SXKD (trong đó khu vực DN 100% vốn nhà nước có 1.204), chiếm 0,4% số
DN cả nước, giảm 6,6% so với cùng thời điểm năm 2016; khu vực DN ngoài nhà nước
có 541.753 DN, chiếm 96,7% số DN cả nước, tăng 10,9%; khu vực FDI có 16.178 DN,
chiếm 2,9% số DN cả nước, tăng 15,5%.
49
Theo địa phương: Có 40 địa phương có tốc độ tăng số DN đang hoạt động có k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tuan_thu_phap_luat_cua_doanh_nghiep_nhung_thach_thu.pdf