Chương 1 GIỚI THIỆU .1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 2
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)TRONG XÂY DỰNG VÀ
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ DÂN SỐ CỦA . 1
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG. 1
68.1
Long xuyên, ngày tháng .năm .2005. 2
TIỂU SỬ CÁ NHÂN.4
LỜI CẢM TẠ. 5
TÓM LƯỢC. 6
MỤC LỤC. 7
Nội dung Trang.7
DANH SÁCH BẢNG.9
SANH SÁCH HÌNH.10
Chương 1 GIỚI THIỆU. 11
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 12
2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển dân số của thành phố Long Xuyên.12
2.1.1. Tình hình dân số Long Xuyên thời Pháp thuộc.12
2.1.2. Tình hình dân số Long Xuyên thời kháng chiến chống Mỹ.12
2.1.3. Tình hình dân số Long Xuyên sau ngày giải phóng miền Nam . 13
2.1.4. Tình hình dân số Long Xuyên trong những năm gần đây. 14
68 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis)trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về dân số của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãnh
thổ chứa đựng chúng. Khả năng của GIS khá phong phú và tùy thuộc vào các ứng dụng cụ
thể của nó trong thực tế nhưng bất cứ hệ GIS nào cũng phải giải quýêt được 5 vấn đề
chính sau đây:
- Vị trí (Location) - Quản lý cung cấp vị trí của các đối tượng theo yêu cầu bằng các
cách khác như tên địa danh, mã vị trí hoặc tọa độ.
- Điều kiện (Condition) – Thông qua phân tích các dữ liệu không gian cung cấp các
sự kiện tồn tại hoặc xảy ra ở một địa điểm nhất định hoặc xác định các đối tượng thỏa mãn
các điều kiện đặt ra.
- Chiều hướng (Trend) – Cung cấp hướng thay đổi của đối tượng thông qua phân tích
các dữ liệu trong một vùng lãnh thổ nghiên cứu theo thời gian.
19
- Kiểu mẩu (Pattern) – Cung cấp các mức độ sai lệch của các đối tượng so với kiểu
mẫu và nơi sắp đặt chúng đã có từ các nguồn khác.
- Mô hình hóa (Modeling) – Cung cấp và xác định những gì xảy ra nếu có sự thay đổi
dữ liệu hay nói cách khác là xác định xu thế phát triển của các đối tượng.
2.2.6. Ứng dụng của kỹ thuật GIS
2.2.6.1. Ngoài nước
Kỹ thuật GIS đã được phát triển và ứng dụng từ năm 1960, tập trung quản lý đô thị,
hành chính, dân cư,Đến thập niên 1980, đặc biệt vào những năm 1990 GIS được ứng
dụng rộng rãi hơn (Võ Quang Minh, 1996).
Một số kết quả ứng dụng của GIS trên thế giới trong thời gian qua như:
- Ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan (Chang, 1992).
- Ứng dụng GIS để thiết lập phương pháp đánh giá chất lượng nước ở Nam Triều
Tiên (Kyehun Kim, 1996).
- Ứng dụng GIS trong việc quản lý rừng, môi trường ở trung quốc (Kathleen
Hastings, 1996).
- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo và quản lý dịch hại ở Finland (Tiilikala và ctv,
1996).
- Ứng dụng GIS trong đánh giá môi trường sống của cá ở Thái Bình Dương (Beamer
và ctv, 1997).
- Sử dụng GIS đánh giá quan hệ giữa sử dụng đất và chất lượng nước (Wang và ctv,
1997).
2.2.6.2. Trong nước
Ở nước ta, kỹ thuật GIS thực tế được biết đến khoảng 7 – 8 năm trở lại đây. Ở đồng
bằng sông Cửu Long, công nghệ GIS được đưa vào sử dụng từ chương trình cấp nhà nước
trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào năm 1986 (Chương trình 60 – 62). Từ những
năm 1991 sau khi các tỉnh đã thành lập sở địa chính để quản lý các thông tin thì công nghệ
GIS mới thật sự được đưa vào sử dụng và thực hiện ở vài tỉnh (Võ Quang Minh, 1996).
20
Trường, Viện
nghiên cứu
44% Các cơ quan
quản lý 52%
Công ty cơ
quan SX 4%
Việc ứng dụng công nghệ GIS ngày càng phổ biến kể cả trong các cơ quan nhà nước
lẫn tư nhân vì khả năng ứng dụng rộng rãi của nó.
Hình 3: Tỷ lệ cơ quan ứng dụng công nghệ HTTDL GIS
(Nguồn đọc từ [Trực tuyến]
Đọc ngày: 14.7.2005
Theo thống kê trên cho ta thấy rõ ràng là hệ thông tin địa lý GIS đang được các cơ
quan quản lý sử dụng một cách tích cực và hệ thông tin địa lý GIS ngày càng được các
trường, viện nghiên cứu quan tâm và được đưa vào giảng dạy trong trương trình học một
cách phổ biến.
Đến nay, kỹ thuật GIS đã được ứng dụng ở nước ta trên nhiều lĩnh vực như:
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong việc quản lý hồ sơ địa chính của sở địa chính tỉnh
Kiên giang (Trần Văn Măng, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS giải đoán ảnh vệ tinh Spot và GIS để nghiên cứu hiện trạng
sử dụng đất đai huyện Tân Thạnh – Vĩnh Long (Lê Quang Trí, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá đất đai cho hai huyện Mỹ Tú - Thạnh Trị tỉnh Sóc
Trăng (Trần Công Danh, 1998).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá diễn biến thay đổi rừng ngập mặn ven biển đồng
bằng sông Cửu Long (Bộ môn Khoa Học Đất – Chương trình MHO8, 1998).
- Ứng dụng ảnh Radarsat và kỹ thuật GIS trong xác định sự thay đổi sử dụng đất
vùng đồng bằng sông Cửu Long (Võ Quang Minh, Võ Tòng Anh và ctv, 1998).
21
2.2.7. Lợi ích và hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật GIS
Theo Võ Quang Minh (1999), thì việc ứng dụng kỹ thuật GIS vào thực tế có rất
nhiều lợi ích thiết thực. Nhưng bên cạnh đó ứng dụng công nghệ GIS cũng gặp phải
những hạn chế nhất định.
- Kỹ thuật GIS là một công cụ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy tính, do đó
việc sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên cứu so với các phương tiện cổ điển có thể
mang lại hiệu quả cao:
+ Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ dữ liệu.
+ Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn.
+ Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hóa một cách dễ dàng.
+ Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
+ Dễ dàng truy cập, phân tích từ nhiều nguồn và loại khác nhau.
+ Tổng hợp được một lần nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra nhanh
chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
- Song song đó, trong quá trình sử dụng lại có nhiều trở ngại trong quá trình ứng
dụng kỹ thuật GIS như sau:
+ Chi phí và những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại các số liệu thô
hiện có nhằm có thể di chuyển bản đồ giấy sang kỹ thụât số trên máy tính (thông qua việc
số hóa ảnh).
+ Đòi hỏi những kiến thức của các kỹ thuật cơ bản về máy tính và yêu cầu lớn về
nguồn tài chính ban đầu.
+ Chi phí của việc mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phần mềm GIS khá cao.
+ Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chính thu lại thấp.
2.3. Giới thiệu phần mềm MapInfo
2.3.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Thế Thận (2000), MapInfo là một phần mềm của GIS, là một công cụ
khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý CSDL vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công
cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho mục đích
22
nghiên cứu khoa học và sản xuất cho các tổ chức kinh tế và xã hội của các ngành và địa
phương.
2.3.2. Một số đặc điểm chính của phần mềm MapInfo
- Chạy trên các hệ điều hành: DOS, Windows.
- Hỗ trợ các thiết bị: Bàn số, máy quét ảnh, chuột, các máy vẽ.
- Các chức năng chính: Tạo vùng đệm, phân tích bảng đồ, phân tích mạng.
- Hệ quản trị cơ sơ dữ liệu: dBASE, cơ sở dữ liệu bên trong.
- Cấu trúc dữ liệu: Non - topological Vecter, dữ liệu thuộc tính, dữ liệu bảng biểu. Sự
áp dụng phổ biến của phần mềm MapInfo trong hệ thống thông tin địa lý GIS thể hiện
qua hình:
ARC/INFO
42%
MAPINFO
53%
IWLIS 1%
WINGIS 3% SPAN 1%
Hình 4: Tỷ lệ áp dụng phổ biến của phần mềm MapInfo
Nguồn đọc từ [Trực tuyến]
Đọc ngày: 14.7.2005
Đây là một tỷ lệ khá cao trong việc áp dụng phần mềm MapInfo trong rất nhiều các
phần mềm sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS hiện nay, điều này cho thấy được
sự phổ biến của phần mềm này.
2.3.3. Tổ chức thông tin bản đồ MapInfo
- Tổ chức thông tin theo tập tin:
23
+ Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi bảng là một
tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi dữ liệu
mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào chức năng của phần mềm MapInfo khi đã mở
ít nhất một bảng, toàn bộ các MapInfo table mà trong đó chứa các đối tượng địa lý được tổ
chức theo các tập tin (Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên, 2000).
+ Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin có
phần mở rộng (extension) như sau:
: tab: Tập tin mô tả khuôn dạng CSDL đính kèm với bản đồ.
: dat: Tập tin chứa thông tin phi không gian.
: map: Tập tin chứa thông tin, mô tả các đối tượng bản đồ.
: id: Tập tin chỉ số đối tượng.
: wor: Tập tin quản lý chung.
- Tổ chức thông tin theo đối tượng:
+ Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớp bản
đồ. Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau. Mỗi lớp
thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp
các đối tượng bản đồ thống nhất. Thể hiện và quản lý các đối tượng địa lý không gian theo
một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống.
+ Trong MapInfo thì mỗi một lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình học cơ bản
(điểm, đường, vùng). Ví dụ, trong bản đồ ranh giới xã có thể được tổ chức thành bốn lớp
thông tin sau:
- Lớp thông tin về địa giới các xã (đối tượng đường).
- Lớp thông tin về vùng lãnh thổ của các xã (đối tượng vùng).
- Lớp thông tin về các điểm trụ sở UBND xã (đối tượng điểm).
- Lớp thông tin về tên địa danh của các xã (đối tượng chữ).
24
Hình 5: Các lớp đối tượng bản đồ
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây dựng thành các
khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng thêm vào mảnh bản đồ các
lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng không cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý, trừu tượng hóa các
đối tương địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khác nhau:
+ Đối tượng vùng (Region) - Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ
một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các polygons, ellipse, hình chữ nhật,
Ví dụ: vùng lãnh thổ địa giới một xã,
+ Đối tượng điểm (Point) - Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý.
Ví dụ: điểm trụ sở UBND xã,
+ Đối tượng đường (Line) - Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học. Chúng
có thể là đường thẳng, các đường gấp khúc, các cung.
Ví dụ: đường phố, sông, suối,
+ Đối tượng chữ (Text) - Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ.
Ví dụ: Tên trụ sở UBND xã,
2.3.4. Số liệu không gian và phi không gian
Theo Võ Quang Minh (1999), một CSDL của hệ thống thông tin địa lý có thể
chia ra làm hai loại số liệu cơ bản: số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có
25
Phường
Mỹ Xuyên
Lớp tên xã
Lớp trụ sở UBND xã
Lớp đường địa giới
Lớp vùng xã
những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và
hiển thị.
2.3.4.1. Số liệu không gian
Số liệu không gian hay còn gọi là dữ liệu bản đồ được dùng diễn tả hình ảnh của
thông tin bản đồ. Các dữ liệu này là những thông tin mô tả về đặc tính hình học của các
đối tượng địa lý như hình dạng, kích thước, vị trí,tồn tại trong thế giới thực của chúng.
Thông thường phần số liệu không gian của hệ thống thông tin địa lý được quản lý ở dạng
các lớp đối tượng, mỗi lớp chứa các hình ảnh bản đồ liên quan đến một chức năng, ứng
dụng cụ thể. Việc phân tách các lớp là dựa trên cơ sở của mối liên quan logic và mô tả đồ
họa của tập hợp các hình ảnh bản đồ.
Ví dụ: Lớp thông tin về đường địa giới các xã, lớp thông tin về vùng lãnh thổ xã, lớp
thông tin về tên địa danh xã,
Do vậy, ta có thể hiểu số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ,
chúng bao gồm tọa độ, các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên tờ
bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ hay
hình ảnh bản đồ trên màn hình máy tính hoặc trên giấy thông qua các thiết bị ngoại vi.
2.3.4.2. Số liệu phi không gian
Số liệu phi không gian hay còn gọi là số liệu thuộc tính là những mô tả về đặc tính,
đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định.
Ví dụ: Quan hệ một - một. Mỗi một đối tượng hình học gắn với một mẫu tin thuộc
tính của đối tượng.
Số liệu về hiện tượng, miêu tả những thông tin liên quan đến các đối tượng địa lý.
2.3.5. Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian
Theo Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000), một đặc điểm khác biệt của thông
tin trong GIS so với các thông tin trong hệ đồ họa máy tính là sự liên kết chặt chẽ không
thể tách rời giữa các thông tin và các đối tượng bản đồ thông qua bộ xác định. Các bộ xác
định có thể đơn giản là một số duy nhất liên tục, ngẫu nhiên hoặc các chỉ báo địa lý hay số
liệu xác định vị trí lưu trữ chúng. Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa tọa độ phân bố
26
của nó, số liệu mảnh bản đồ, mô tả khu vực hoặc con trỏ đến vị trí lưu trữ của số liệu liên
quan. Bộ xác định được lưu trữ cùng với các mẫu tin tọa độ hoặc mô tả số khác của các
hình ảnh không gian và cùng với các mẫu tin số liệu thuộc tính liên quan.
Sự liên kết giữa hai loại thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu GIS có thể thể hiện
theo sơ đồ sau:
Thông tin bản đồ Thông tin thuộc tính
Hình 6: Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian
2.4. Giới thiệu phần mềm MapBasic
2.4.1 Định nghĩa
Theo Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000), MapBasic là ngôn ngữ lập trình
chạy trong môi trường Mapinfo. Nó là một phần mềm hệ thông tin bản đồ cho phép chúng
ta thương mại hoá và tự động hoá Mapinfo.
2.4.2. Khả năng ứng dụng MapBasic
Khả năng ứng dụng của Mapbasic là thường được dùng để giúp cho người dùng tiết
kiệm thời gian tiện lợi cho việc sử dụng. Ví dụ, một người dùng Mapinfo để xây dựng hệ
thống lưới toạ độ (theo kinh độ và vĩ độ) khi tạo ra bản đồ. Nếu vẽ bằng tay sẽ mất nhiều
27
ID
(mã)
TÍNH CHẤT
1
TÍNH CHẤT
2
TÍNH CHẤT
3
1 X X X
2 X X X
3 X X X
1
2
3
thời gian, công sức và không chính xác vì mỗi đường trong lưới cần vẽ được với độ chính
xác về kinh độ và vĩ độ. Tuy nhiên một ứng dụng của Mapbasic có thể làm việc đó rất dễ
mà nhanh chóng, chính xác.
Chúng ta có thể hiển thị những yêu cầu về cơ sở dữ liệu với một cấu trúc Mapbasic
đơn giản. Ví dụ, bằng cách dùng lệnh Select (được mô phỏng trong ngôn ngữ chuẩn SQL),
ta có thể hỏi về dữ liệu, ứng dụng một phép lọc để đưa ra màn hình bất kỳ những bảng ghi
nào mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các kết quả theo yêu cầu, chúng ta có thể thực hiện
tất cả những công việc đó với cấu trúc lệnh của Mapbasic. Sử dụng cấu trúc của Mapbasic
ta có thể chọn và cập nhật (Select and Update) số liệu thông qua Code (Mã) các ngôn ngữ
lập trình khác. (Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên, 2000).
28
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu
3.1.1. Dữ liệu hình học
Bản đồ giấy tỷ lệ 1/20000 của khu vực hành chính TP. Long Xuyên.
3.1.2. Dữ liệu phi hình học
- Báo cáo về dân số của TP. Long Xuyên (2001-2004).
- Số liệu tổng hợp về dân số trong niên giám thống kê của TP. Long Xuyên (2001-
2004).
3.1.3. Phương tiện
- Máy vi tính.
- Máy in: in giao diện hoàn chỉnh trên bản đồ và thông tin cần thiết ra giấy.
- Máy quét ảnh Scanner (khổ quét A4).
- Đĩa mềm, đĩa CD.
- Phần mềm MapInfo Professional 7.5 SCP.
- Phần mềm hỗ trợ lập trình MapBasic 5.5.
- Phần mềm: Excel, Word.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Phương pháp thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu dân số
Quá trình thiết kế và xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu dân số được thực hiện theo các
bước sau:
- Thu thập số liệu thứ cấp.
- Xử lý số liệu.
- Tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu.
- Nhập số liệu.
3.2.1.1. Thu thập số liệu
29
Nguồn số liệu và thông tin về dân số của TP. Long Xuyên được cấp tại Phòng dân số
và kế hoạch hoá gia đình TP. Long Xuyên và Phòng thống kê TP. Long Xuyên.
3.2.1.2. Xử lý số liệu
- Lọc và loại bỏ thông tin không cần thiết.
- Sắp xếp thông tin.
3.2.1.3. Tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu
Nguồn số liệu về dân số sau khi xử lý, ta tiến hành thiết kế cấu trúc dữ liệu. Quá trình
tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu dân số sẽ làm tăng khả năng lưu trữ, quản lý, cập nhật và truy
xuất thông tin. Số liệu sau khi thiết kế hiển thị qua các trường như sau:
- Mã phường: Qui định các phường ở thành phố Long Xuyên.
- Tên phường: Tên 12 xã, phường của thành phố Long Xuyên.
- Tổng số dân: Tổng số dân của thành phố Long Xuyên qua các năm (2001 – 2004).
- Giới tính Nam: Tổng số nam giới.
- Giới tính Nữ: Tổng số nữ giới.
- Tỷ lệ sinh: Tỷ lệ sinh hàng năm (2001 – 2004).
- Tỷ lệ tử: Tỷ lệ tử hàng năm (2001 – 2004).
Ngoài ra, còn những số liệu khác như: mật độ dân số, tốc độ tăng dân số, để có cái
nhìn tổng quát hơn về dân số của thành phố Long Xuyên.
3.2.1.4. Nhập số liệu
Các số liệu thu thập được sau khi xử lý và tạo cấu trúc được nhập trực tiếp vào các
bảng thông qua trường hiển thị và lưu trữ vào máy nhờ phần mềm Mapinfo để tiện cho
việc truy cập sau này. Quá trình thực hiện như sau:
- Mở bảng (File chọn Open Table).
- Tạo trường hiển thị (New Table Structure) qui định tên trường, kiểu trường và độ
rộng).
- Lưu bảng (File chọn Save Table).
30
3.2.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ thông tin
Quá trình xây dựng bản đồ thông tin được khái quát như sau:
- Thu thập bản đồ.
- Phân mảnh bản đồ.
- Quét ảnh bản đồ.
- Xác định các điểm khống chế.
- Tiền xử lý các ảnh bản đồ.
- Đăng ký các mảnh ảnh bản đồ vào Mapinfo và gán toạ độ thực.
- Số hoá bản đồ dựa trên nền ảnh bản đồ.
- Gán thuộc tính cho các lớp bản đồ đơn tính và tạo các lớp chú dẫn.
- Chồng lắp các bản đồ.
3.2.2.1. Thu thập bản đồ
Bản đồ hành chánh TP. Long Xuyên được thu thập tại bộ môn Khoa Học Đất khoa
Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên trường Đại Học An Giang.
3.2.2.2. Phân mảnh bản đồ
Bản đồ hành chánh TP. Long Xuyên sau khi thu thập, ta tiến hành phân mảnh bản đồ.
Việc phân mảnh bản đồ xác định từng phần trên bản đồ được quét sao cho bản đồ giấy ban
đầu được phân thành từng mảnh thích hợp và kích thước của mỗi mảnh cần phải nhỏ hơn
hoặc bằng kích thước có thể quét được của máy.
3.2.2.3. Quét ảnh bản đồ
Sau khi phân mảnh bản đồ giấy, ta tiến hành quét ảnh bản đồ. Dùng máy quét
(Scanner) khổ A4 để quét bản đồ vào máy và được lưu trữ dưới dạng ảnh Raster.
3.2.2.4. Xác định các điểm khống chế
Xác định các điểm khống chế, trên mỗi mảnh lấy ít nhất 3 điểm biết rõ toạ độ và ghi
các điểm này ra giấy. Xác định các điểm khống chế nhằm giúp cho việc ghép các mảnh
bản đồ sau này được dễ dàng.
3.2.2.5. Tiền xử lý các ảnh bản đồ
31
Các mảnh bản đồ khi được quét vào máy có thể được xử lý thông qua các trình xử lý
ảnh thông dụng trước khi đăng ký vào Mapinfo. Các bước xử lý ảnh bao gồm:
- Lọc nhiểu.
- Xoay ảnh.
- Tăng hoặc giảm độ tương phản.
- Tăng hoặc giảm độ sáng tối.
3.2.2.6. Đăng ký các mảnh ảnh bản đồ vào Mapinfo và gán toạ độ thực
- Mở lần lượt file ảnh bản đồ bằng trình Mapinfo chọn menu File > Open Table và
chọn ở hộp File Format là Raster Image.
- Trên mỗi mảnh ảnh bản đồ, thông qua chức năng Register ta nhập toạ độ thực
tương ứng lần lượt cho các điểm khống chế đã xác định trước.
3.2.2.7. Số hoá bản đồ dựa trên nền ảnh bản đồ
Đây là bước quan trọng đòi hỏi tốn nhiều thời gian và cần phải tỉ mỷ. Các lớp bản đồ
đơn tính được tạo dựa trên cơ sở các đối tượng hình học cơ bản gồm có:
- Các lớp bản đồ đơn tính điểm (UBND, trường, trạm, chợ,...).
- Các lớp bản đồ đơn tính đường (đường, sông, ranh giới,...).
- Các lớp bản đồ đơn tính vùng (xã, huyện, tỉnh, đất,...).
- Các lớp bản đồ đơn tính chữ (tên phường).
3.2.2.8. Gán thuộc tính cho các lớp bản đồ đơn tính và tạo các lớp chú dẫn
Khi đã tạo xong các lớp bản đồ cần thiết, ta tiến hành tạo thuộc tính cho các đối
tượng bản đồ. Việc tạo thuộc tính này bao gồm:
- Cho các đối tượng điểm, ví dụ như các điểm biểu thị cho UBND có hình dạng, màu
khác với các điểm biểu thị cho vị trí các chợ hoặc trường học.
- Cho các đối tượng đường: Độ rộng, kiểu đường, màu.
- Cho các đối tương vùng: Độ rộng, kiểu, màu của đường biên; màu hoặc kiểu tô bên
trong của cùng.
Ngoài ra, để giải thích các đối tượng trên bản đồ, ta tiến hành tạo ra các lớp chú dẫn.
Quá trình tạo ra lớp chú dẫn được thực hiện thông qua việc chọn biểu tượng (text) trên
32
thanh công cụ Drawing. Lớp này có thể là tên của UBDN, trường, trạm, đường, phường,
xã
3.2.2.9. Chồng lắp các bản đồ
Từ các bản đồ đơn tính mà ta đã tách ra như: Đường xá, sông ngòi, ranh giới, trụ sở
UBND xã,Qua các bước thực hiện trên, chúng được chồng lắp với bản đồ đất đai của
tỉnh An Giang đã số hoá có cùng toạ độ, để tạo thành bản đồ hoàn chỉnh dạng Workspace
(*.wor). Quá trình thực hiện:
- Mở tất cả các lớp bản đồ đơn tính (File chọn Open).
- Lưu dưới dạng Workspace (File chọn Save Workspace).
Chồng lắp bằng kỹ thuật GIS sẽ tránh được sự sai lệch do làm bằng thủ công và về
sau khi cần biết thông tin ta truy xuất rất nhanh. Thí dụ, với bản đồ hành chánh An Giang
được lưu trữ ở máy khi gọi lại nhìn vào ta biết ngay vị trí phường Mỹ Xuyên thành phố
Long Xuyên, phía Bắc tiếp giáp phường Mỹ Bình, phía Nam tiếp giáp phường Mỹ Phước,
phía Đông và Tây phường Mỹ Long và Mỹ Hoà thay vì phải truy tìm lại nguồn bản đồ
giấy.
3.2.3. Phương pháp lập trình liên kết cơ sở dữ liệu bản đồ và cơ sở dữ liệu dân số
Đây là bước quan trọng trong việc truy xuất thông tin trên bản đồ. Nhờ vào phần
mềm Mapbasic ta sẽ nối kết các dữ liệu hình học và phi hình học. Quá trình lập trình liên
kết giữa cơ sở dữ liệu đất đai và bản đồ thông tin được khái quát như sau:
33
Chạy chương trình
Biên dịch chương trình
Viết chương trình
Lập lưu đồ
3.2.3.1. Xây dựng lưu đồ trình ứng dụng
Lưu đồ tổng quát của chương trình được xây dựng như sơ đồ dưới đây:
34
Truy xuất thông tin TP.
Long Xuyên
Tồn tại
thông
tin
In ra màn hình
KẾT THÚC
Không
Có
Truy
xuất
thông tin
Truy xuất
thông tin TP
hoặc
BẮT ĐẦU
Không
Có
Sai
Đúng
Lấy thông tin
trên bản đồ
Lấy thông tin
trên bản đồ
Truy xuất thông tin
phường, xã
Tồn tại
thông
tin
Truy
xuất
thông tin
Có
Có
Không Không
Hình 7: Lưu đồ chính của chương trình
* Giải thích lưu đồ:
Để bắt đầu truy xuất dữ liệu ta chọn TP hay Phường cần truy xuất. Nếu chọn truy
xuất thông tin là Phường, bước tiếp theo là rê trỏ chuột vào vị trí Phường cần chọn trên
bản đồ (lấy thông tin trên bản đồ). Thực hiện thao tác chọn TP giống như chọn Phường.
Nếu cơ sở dữ liệu không tồn tại thông tin chúng ta thực hiện lại thao tác lấy thông tin
trên bản đồ. Ngược lại, nếu cơ sở dữ liệu tồn tại thông tin chương trình sẽ xét hỏi có muốn
truy xuất thông tin hay không, nếu đúng thông tin sẽ truy xuất ra màn hình, nếu sai sẽ
quay về bước lấy thông tin trên bản đồ.
Khi thông tin đã được in ra màn hình, từ đây có hai sự lựa chọn nếu muốn truy xuất
thông tin nữa thì quay lại thao tác chọn TP hay phường để truy xuất thông tin, nếu không
chương trình sẽ kết thúc.
3.2.3.2. Viết chương trình
Chương trình được viết bằng ngôn ngữ Mapbasic. Cấu trúc tổng quát của chương
trình được thực hiện theo từng bước như sau:
- Khai báo thủ tục.
- Khai báo biến toàn cục.
- Thủ tục chính (Sub main).
Thủ tục chính của chương trình có dạng cấu trúc:
Sub main
Khai báo biến
Gọi thủ tục 1
Gọi thủ tục 2
End sub
35
- Các thủ tục được gọi bởi thủ tục chính hay các thủ tục khác. Cấu trúc tổng quát của
thủ tục như sau:
Sub (tên thủ tục)
Khai báo biến
Lệnh 1
Lệnh 2
.
End sub
- Các hàm.
Những hàm sử dụng trong chương trình có dạng cấu trúc như:
Function (tên hàm)
Khai báo biến
Lệnh 1
Lệnh 2
Lệnh n
End Function
3.2.3.3. Biên dịch chương trình
Khi viết xong chương trình, ta cần phải biên dịch (Compile) chương trình để
Mapbasic kết sinh ra tập tin có thể thực thi được. Việc biên dịch thành công khi không có
một lỗi nào về cấu trúc (Syntax) được phát hiện bởi Mapbasic.
3.2.3.4. Chạy chương trình
Sau khi hoàn tất việc biên dịch chương trình, ta thực hiện thao tác chạy chương trình
(Run). Trong quá trình tạo trình ứng dụng ta có thể chạy thử chương trình theo từng phần
theo dõi đánh dấu các câu lệnh hay chạy toàn chương trình để kiểm tra quá trình tạo ứng
dụng. Mục đích của việc chạy chương trình nhằm xác định lại chương trình được viết có
đúng với yêu cầu đặt ra hay không và kiểm tra lỗi cấu trúc và lỗi logic.
36
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả ứng dụng kỹ thuật GIS trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về dân
số khu vực thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang gồm các phần như sau:
4.1. Kết quả thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu dân số
Bảng cơ sở dữ liệu về dân số sắp xếp có tính khoa học làm cơ sở để quản lý, tìm
kiếm thông tin, thống kê, cập nhật thêm hoặc bớt các số liệu về dân số.
Hình 8: Bảng cơ sở dữ liệu dân số thành phố Long Xuyên
Bảng thông tin về dân số gồm các trường hiển thị như: Ma_phuong, Ten_phuong, N
(năm), Tong_DS, Nam, Nu, TL_sinh, TL_tu, So_ho, Mat_do.
37
4.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ
Kết quả xây dựng bản đồ thông tin gồm 4 lớp đối tượng chứa tất cả các bản đồ đơn
tính như: Lớp đối tượng đường, lớp đối tượng điểm, lớp đối tượng vùng, lớp đối tượng
chữ. Sau đó, ta tiến hành chồng lắp chúng lại với nhau tạo thành lớp bản đồ thông tin hoàn
chỉnh.
4.2.1. Lớp đối tượng đường
Lớp đối tượng đường của trình ứng dụng gồm các lớp bản đồ đơn tính như: đường
xá, sông ngòi và ranh giới hành chánh xã, phường.
4.2.1.1. Bản đồ đường xá
Kết quả thực hiện ứng dụng kỹ thuật GIS, mà cụ thể là phần mềm Mapinfo. Ta được
bản đồ đơn tính về đường xá tỉnh An Giang.
Hình 9: Bản đồ đường xá
Bản đồ và thông tin về đường xá gồm 2 loại đường chính: Quốc lộ và Tỉnh lộ. Hai
loại đường này được gán màu và chú thích khác nhau. Ngoài ra, kích thước của 2 loại
đường cũng khác nhau.
38
4.2.1.2 Bản đồ sông
Hình 10: Bản đồ sông
Lớp bản đồ sông mô tả những con sông chính nằm trong khu vực thành phố Long
Xuyên tỉnh An Giang, được gán màu giống nhau.
Ngoài hai lớp bản đồ trên, lớp đối tượng dạng đường gồm hai lớp khác như: Lớp
ranh giới xã, phường nhằm xác định đúng vị trí của từng xã hoặc phường.
39
Hình 11: Bản đồ ranh giới xã, phường
4.2.2. Lớp đối tượng điểm
Lớp đối tượng điểm trong trình ứng dụng gồm một lớp bản đồ đơn tính, phản ánh vị
trị các trường, trạm, chợ, UBND,:..Kết quả thực hiện bằng kỹ thuật GIS ta được như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1225.pdf