Theo mục tiêu, chương này được phân thành hai cụm cơbản: các khái niệm và thuyết (cấu tạo
chất khí, thuyết ĐHPT và khí lí tưởng) là “phương tiện” đểnghiên cứu cụm cơbản thứhai là các
định luật chất khí. Trên sơ đồthểhiện được con đường đi này. Thực ra mục đích cuối cùng vẫn là
sửdụng các định luật cho khí thực, vì thếkhông thểbỏqua việc liên hệ đến khí thực trong mỗi
trường hợp (gần đúng) trong các mối quan hệgiữa các đại lượng. Ởcụm các đại lượng, sơ đồlàm rõ
con đường tưduy khoa học: từhai định luật (Bôilơ– Mariốt và Saclơ), diễn dịch toán học được
phương trình trạng thái và kiểm tra tính đúng đắn của các vấn đềbằng diễn dịch từphương trình
trạng thái ra định luật Gay Luy-xác và suy ra khái niệm độkhông tuyệt đối một cách đơn giản (thay
cho khái niệm nhiệt giai Kenvin).
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương Chất khí (Vật lí 10 Cơ bản) nhằm phát triển tư duy của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết các NVKP sẽ nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có những NVKP để cho HS nỗ lực cá
nhân tìm kiếm.
Theo quan điểm của lí luận dạy học, tổ chức lớp học sao cho người học được thoải mái và có
điều kiện thể hiện mình trong hoạt động học. Chính vì thế, DHKP đã tạo điều kiện cho HS thể hiện
hết tính cách của mình trong học tập nên lớp học không có một sơ đồ nhất định. Có thể bố trí chỗ
ngồi theo cụm 3, 4 HS hoặc có thể nhiều hơn tạo thành nhóm thảo luận - kiểu nhóm di động mỗi khi
có vấn đề học tập mà GV trao cho lớp. Tuy nhiên, kiểu tổ chức này chỉ áp dụng cho lớp ít HS. Nếu
lớp đông HS thì có thể thảo luận theo kiểu nhóm cố định (2 - 3 HS ngồi gần nhau).
1.7.6. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp DHKP
a. Ưu điểm
Từ cơ sở lí luận của DHKP trên, chúng ta có thể thấy được những ưu điểm cơ bản của phương
pháp DHKP so với các PPDH khác như sau [08]:
- Các NVKP có tác dụng tích cực trong việc kích thích sự học tập cũng như các hoạt động tư
duy của HS.
- Nếu tăng cường nội dung vận dụng thực tế, mở rộng kiến thức trong các NVKP thì đây là
một ưu điểm nổi bật mà các PPDH tích cực đang tận dụng (xem định hướng 3 của Marzano).
- Các NVKP và việc trao đổi nhóm sẽ thay đổi không khí học tập trong lớp sinh động hơn,
thân thiện hơn.
- Với việc giải quyết nhiệm vụ học tập theo nhóm, HS sẽ quen dần với tính làm việc tập thể
cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đặc biệt là các em có thể bổ sung các lỗ hổng kiến thức
cho nhau khi cùng nhau giải quyết NVKP.
- Theo định nghĩa quá trình DH, DHKP thể hiện rõ nét mối liên hệ nghịch trong và ngoài để
HS tự điều chỉnh hoạt động học, GV tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình.
Về mặt lí luận, DHKP còn thể hiện những điểm mạnh sau [15]:
- DHKP hướng vào hoạt động của người học và coi việc học là công việc của bản thân hơn là
công việc của GV, từ đó mà nhu cầu học tập được tăng lên.
- Các vấn đề nhỏ vừa sức HS được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập là phương
thức để HS phát triển tính năng động trong tư duy, nhanh nhạy tiếp cận và giải quyết tình huống.
- Giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập là động cơ kích thích trực tiếp lòng đam mê học
tập của HS. Từ đó phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
b. Hạn chế
- DHKP phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và năng lực của GV và HS. Nếu GV không có
những NVKP tốt, không nắm vững năng lực của HS thì DHKP sẽ kém hiệu quả.
- HS nói chung chưa quen với cách khám phá nhanh, chưa quen trình bày ngắn gọn nên GV
thường mất thời gian động viên, chờ đợi làm giờ học có thể không đi đúng tiến độ.
Để khắc phục những mặt hạn chế, GV cần kiên trì tự luyện tập ra NVKP, kiên trì thực hiện với
HS. Có lẽ những giờ đầu thực hiện giờ học theo PPDH này chỉ cần có một NVKP.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong học tập, tư duy rất cần thiết đối với HS, bởi vì không có tư duy HS không thể tiếp thu
được bài học và cũng không thể giải quyết được các vấn đề mà GV đặt ra. Muốn vậy, GV cần phải
có biện pháp cụ thể để phát triển tư duy HS. Bởi vì, tư duy chỉ xuất hiện khi HS gặp THCVĐ. Do
đó, GV cần phải tạo ra các tình huống trong học tập để HS hoạt động, trao đổi… trong các giai đoạn
của bài giảng, tức là tổ chức cho HS hoạt động học tập tích cực. PP DHKP là một trong những
PPDH tích cực hiện nay có thể phát triển được tư duy HS. Mục đích chính của PPDH này là rèn
luyện cho HS quen với tác phong nhanh, nhạy trong tiếp cận tình huống cũng như giải quyết tình
huống. Và đặc trưng của PP này là việc đưa ra các NVKP. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong
đợt TNSP của đề tài nhằm khẳng định lại tính hiệu quả của nó.
Chương 2:
VẬN DỤNG LÍ LUẬN CHUẨN BỊ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CHO THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” (VL 10 CƠ BẢN)
2.1. Giới thiệu chung về chương “Chất khí”
2.1.1. Mục tiêu của chương
Về kiến thức
Thông qua việc xây dựng các định luật chất khí bằng khí lí tưởng (KLT), HS hiểu và sử dụng
được các mối quan hệ giữa các đại lượng p,V,T cho các khí thực.
Các kiến thức cơ bản trong chương:
- Cấu tạo chất khí, phân biệt được KLT và khí thực, ý nghĩa của việc sử dụng KLT trong việc
nghiên cứu chất khí.
- Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử (ĐHPT) chất khí và vận dụng.
- Các định luật cơ bản về chất khí.
- Phân biệt ý nghĩa của nhiệt độ tuyệt đối so với các nhiệt giai khác.
- Vẽ, giải thích được các đồ thị của các định luật chất khí và giới hạn đúng của các đồ thị này.
Về tư duy
Học sinh được làm quen với phương pháp suy nghĩ và làm việc của các nhà khoa học thông
qua một số vấn đề:
- Nghiên cứu ba đại lượng phụ thuộc nhau bằng việc cô lập một đại lượng (cho là hằng số).
- Việc sử dụng khí lí tưởng làm đối tượng nghiên cứu để diễn dịch ngắn gọn ra khí thực (gần
đúng).
- Sử dụng con đường tư duy khoa học.
- Việc sử dụng các đồ thị để biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Liên tưởng nhiều giữa lý thuyết và thực tế.
Về kỹ năng
- Giải thích các định luật chất khí bằng thuyết động học phân tử chất khí, vận dụng cho khí
thực.
- Sử dụng được các đồ thị trong trường hợp lý thuyết và thực tế.
- Vận dụng các định luật chất khí, phương trình trạng thái vào giải các bài tập đồng thời giải
thích các hiện tượng thông thường về chất khí trong đời sống và kỹ thuật.
- Thực hiện được các thí nghiệm đơn giản để minh họa các định luật.
Về thái độ
- Có thái độ tự giác, tích cực thực hiện các nhiệm vụ khám phá.
- Có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thảo luận nhóm cũng như làm việc nhóm ở nhà.
2.1.2. Tổng quan
Chương “Chất khí” cả hai SGK ban cơ bản và ban nâng cao đều trình bày: cấu tạo chất, thuyết
ĐHPT chất khí, ba định luật chất khí, phương trình trạng thái là những vấn đề cơ bản nhất về chất
khí. Tuy nhiên, cách xây dựng của hai ban có sự khác nhau để có chiều sâu về kiến thức khác nhau.
Sách cơ bản viết theo hướng giảm tải, không đi sâu, chịu chấp nhận một số khái niệm, lấy phương
pháp suy nghĩ khoa học là chính. Cụ thể: So với SGK cũ, sách cơ bản không giới thiệu các phần:
kích thước và khối lượng phân tử, lượng chất và mol – Số Avôgađrô để đảm bảo tính “cơ bản” và
“nhẹ nhàng” cho đối tượng HS phù hợp. Để rút ngắn thời gian, các tác giả xây dựng trực tiếp các
định luật trên khái niệm “nhiệt độ tuyệt đối” và công nhận khái niệm này để thay phương trình p=
p0(1+γt) bằng pT = hằng số, đơn giản hơn. Tuy nhiên con đường đi đến phương trình trạng thái và
định luật Gay Luy-xác là con đường qui nạp khoa học (qui nạp và diễn dịch), cho phép GV không đi
quá sâu vào các định luật các chất khí song cũng tạo điều kiện để GV giới thiệu cho HS phương
pháp tư duy của các nhà khoa học Vật lí.
2.1.3. Phân tích nội dung chương “Chất khí”
a. Nội dung và thời lượng dạy
Chương “Chất khí” Vật lí 10 cơ bản gồm 4 bài:
- Bài 28. Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí
- Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôilơ – Mariốt
- Bài 30. Quá trình đẳng tích - Định luật Saclơ
- Bài 31. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Các bài này được dạy trong 6 tiết: 5 tiết lý thuyết và 1 tiết bài tập.
b. Cấu trúc nội dung
Giải thích sơ đồ cấu trúc
Theo mục tiêu, chương này được phân thành hai cụm cơ bản: các khái niệm và thuyết (cấu tạo
chất khí, thuyết ĐHPT và khí lí tưởng) là “phương tiện” để nghiên cứu cụm cơ bản thứ hai là các
định luật chất khí. Trên sơ đồ thể hiện được con đường đi này. Thực ra mục đích cuối cùng vẫn là
sử dụng các định luật cho khí thực, vì thế không thể bỏ qua việc liên hệ đến khí thực trong mỗi
trường hợp (gần đúng) trong các mối quan hệ giữa các đại lượng. Ở cụm các đại lượng, sơ đồ làm rõ
con đường tư duy khoa học: từ hai định luật (Bôilơ – Mariốt và Saclơ), diễn dịch toán học được
phương trình trạng thái và kiểm tra tính đúng đắn của các vấn đề bằng diễn dịch từ phương trình
trạng thái ra định luật Gay Luy-xác và suy ra khái niệm độ không tuyệt đối một cách đơn giản (thay
cho khái niệm nhiệt giai Kenvin).
Sơ đồ cũng thể hiện được con đường tư duy như đã trình bày ở phần mục tiêu phát triển tư duy
phía trên.
2.2. Những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy nội dung chương “Chất khí”
Khí lí tưởng và khí thực
Tuy ở chương trình cơ bản không nói nhiều về khí thực song cũng nên làm cho HS biết sự
khác nhau giữa hai loại khí này, không chỉ ở chỗ một bên là có thực, một bên là không có thực, đặc
Khí lí tưởng Khí thực
Chất rắn Chất lỏng
Thuyết ĐHPT chất khí
Cấu tạo chất
Chất khí
T không đổi
pV = hs
P không đổi
V hs
T
Ph.tr. trạng thái
pV
T
= hằng số
V không đổi
p
T
= hs
Gần đúng
Độ không
tuyệt đối
Khái niệm
trạng thái
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí”
biệt là ý nghĩa của việc đưa ra khái niệm khí lí tưởng trong phương pháp làm việc của các nhà khoa
học.
Lực tương tác phân tử
Lực tương tác phân tử gồm có lực hút và lực đẩy. SGK đưa ra mô hình hai quả cầu liên kết với
nhau bằng một lò xo (tr.151) để mô tả sự tồn tại lực hút và lực đẩy phân tử. Với cách mô tả này HS
có thể hình dung được giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy. Tuy nhiên, nếu nói: “khi khoảng cách
giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút
lớn hơn lực đẩy…” thì việc vận dụng lực tương tác phân tử vào giải thích một hiện tượng cụ thể sẽ
gặp khó khăn. Cho nên, khi nói đến lực hút và lực đẩy phân tử chúng ta cần phải nói rõ với HS là so
với khích thước phân tử.
Cần chú ý phân tích các đồ thị để HS làm quen với việc sử dụng đồ thị, nói ra được ý nghĩa
Vật lí từ đồ thị, mối liên hệ giữa toán học và Vật lí cũng như sự khác nhau giữa hai khoa học này
trên cùng một đồ thị, điều quan trọng nhất là việc sử dụng đồ thị ở đây. Ví dụ:
- Tính tiệm cận của các đường biểu diễn định luật Bôilơ – Mariốt là sự trùng hợp tuyệt vời
giữa toán học và Vật lí song các đường biểu diễn các định luật Saclo và Gay Luy-xác lại có sự khác
biệt vì trong Vật lí không cho phép kéo dài đường biểu diễn (đồ thị bậc nhất) đến trục hoành…
- Khi củng cố các bài học, ta có thể yêu cầu HS dùng các đẳng quá trình đã học để giải thích
đồ thị ở các hình: Hình 29.3 tr.158; Hình 30.3 tr.161; Hình 31.4 tr.164 bằng nhiều cách khác nhau.
Mục đích nhằm củng cố cho HS các đẳng quá trình đã học đồng thời tập cho HS vận dụng kiến thức
đã học vào giải thích một vấn đề theo nhiều cách.
Tăng cường sử dụng các thí nghiệm đơn giản đến mức có thể để tăng tính thuyết phục đồng
thời làm giờ học sinh động hơn vì đây là các đối tượng không mấy thích thú với môn Vật lí.
Tăng cường giải thích thực tế các hiện tượng về chất khí.
2.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm chương “Chất khí”
a. Dự kiến lịch trình dạy chương “Chất khí”
Theo phân phối chương trình chương “Chất khí” được phân bố trong 6 tiết, thực hiện trong 3
tuần. Để biết kết quả học tập của HS theo PP DHKP tôi bố trí thêm một tiết kiểm tra cuối chương.
Dự kiến thực nghiệm từ 01/02/2010 đến 20/02/2010, sau thực nghiệm sẽ kiểm tra cuối chương.
b. Những công việc cần chuẩn bị trước cho từng bài học cụ thể
- GV chuẩn bị bản hướng dẫn quan sát, trong đó có một số câu hỏi cụ thể để người quan sát
tập trung vào các biểu hiện của HS ở từng bài. Các câu hỏi này nhằm ghi lại các dấu hiệu hoạt động
tư duy của HS (xem ở phần phụ lục).
- GV chuẩn bị nhiều NVKP cho mỗi bài học (xem phần thiết kế NVKP). Tùy đối tượng lớp
HS, tùy PPDH được sử dụng mà GV có thể chọn nhiệm vụ thích hợp.
- GV chuẩn bị giáo án, chú trọng lựa chọn các NVKP phù hợp, chuẩn bị cách giao NVKP
(giấy in, biểu bảng khổ giấy lớn, thí nghiệm đơn giản…) (xem ở phần giáo án).
- HS chuẩn bị từng bài theo yêu cầu của GV.
c. Những công việc trên lớp
- Hoạt động của Thầy và Trò được thực hiện theo giáo án đã soạn.
- GV: Cho HS khám phá những NVKP được đưa ra theo tiến trình của bài học.
- HS: Khám phá các NVKP theo yêu cầu của GV.
2.4. Thiết kế nhiệm vụ khám phá cho các bài dạy
Như đã trình bày ở trên, đặc trưng của PP DHKP là các NVKP cho nên việc thiết kế các
NVKP phù hợp, đưa chúng vào các giáo án để tổ chức dạy là hai công việc chính để chuẩn bị cho
thực nghiệm sư phạm.
Bài 28. Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí
NVKP 28 – 1
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi dạy “lực hút đẩy giữa các phân tử”
- Rèn luyện tư duy thí nghiệm và phán đoán
- Vật dụng: (Cho HS chuẩn bị trước ở nhà, mang đến lớp). Như: mẩu phấn ngắn, bút chì loại
HB, một chút nước màu, ống kim tiêm, bơm xe đạp, dây cao su, lò xo… Thầy chuẩn bị thí nghiệm
(Hình 2.2) (Biểu diễn gợi ý hoặc khẳng định phán đoán HS).
- Thực hiện: Các nhóm làm thí nghiệm với những vật mình có, quan sát kết quả:
Bẻ viên phấn rồi ghép lại đúng vị trí cũ, ép thật chặt
Lấy bút chì vạch mạnh (nét đậm) lên giấy
Bịt kín đầu ra, ép pittông ống kim tiêm rồi kéo ra (hoặc bơm xe đạp)
Kéo dây cao su (hoặc lò xo) rồi bỏ ra
- NVKP: Hãy làm các thí nghiệm với vật dụng có trong nhóm (theo hướng dẫn), quan sát
kết quả, mô tả và cho phán đoán: tại sao có hiện tượng như vậy xảy ra ở TN (được mô tả)? (Mấu
chốt để khám phá: Phán đoán các lực hút phân tử).
Gợi ý: Thử lấy 2 mẩu phấn bất kì, chặt chúng vào nhau xem sao?
Dây cao su hoặc lò xo
Tấm kiếng
Nước
Hình 2.2. TN lực hút các phân tử
- Thời gian: 3 phút
NVKP 28 – 2
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi dạy “thuyết ĐHPT chất khí”
- Rèn luyện tư duy phán đoán (ra giả thuyết)
- Vật dụng: (Cho HS chuẩn bị trước ở nhà, mang đến lớp). Như: ống kim tiêm, một ít nước
màu.
- Thực hiện:
+ Các nhóm làm TN với ống kim tiêm, quan sát kết quả:
Lần thứ nhất: Kéo pittông đi lên một đoạn, bịt kín đầu ra, nén pittông (nén khí). Quan sát.
Lần thứ hai: Hút nước màu vào ống kim tiêm, bịt kín đầu ra, nén pittông (nén chất lỏng).
Quan sát.
- NVKP: Kết quả hai lần làm TN cho em nhận xét gì về sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo
chất của chất khí và chất lỏng. Hãy phán đoán nguyên nhân của sự khác nhau đó. (Mấu chốt để
khám phá: Khoảng cách các phân tử khí rất lớn so với các phân tử lỏng)
TN mô phỏng để gợi ý: Một ống thủy tinh đựng các hạt đậu (mô phỏng các phân tử), có
pittông để nén (khó nén được). Đổ một ít hạt đậu ra bàn, dễ dàng gom chúng lại
- Thời gian: 2 phút
NVKP 28 – 3
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy về “khí lí tưởng”
- Rèn luyện tư duy so sánh
- Vật dụng: xem SGK
- Thực hiện: Cho HS tìm ra sự khác nhau giữa khí thực và KLT, đưa ra lí do nghiên cứu trên
KLT
- NVKP: Từ sự khác nhau giữa khí lí tưởng và khí thực, lí do nào để các nhà khoa học phải
giả định đối tượng nghiên cứu của mình là một chất khí không có thực (Mấu chốt để khám phá:
Cần bỏ qua các ảnh hưởng phụ của các phân tử khí thực (tuy rất nhỏ) như thể tích phân tử, lực
tương tác khi chưa va chạm).
- Thời gian: 2 phút
Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Bôilơ – Mariốt
NVKP 29 – 1
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi dạy “Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái”
- Rèn luyện tư duy phân tích
- Thực hiện: HS lấy ví dụ “trạng thái” và “biến đổi trạng thái”, chỉ ra dấu hiệu biến đổi trạng
thái
- NVKP: Khi nghiên cứu chất khí người ta sử dụng từ “trạng thái” và “biến đổi trạng thái”.
Hãy kể các trạng thái của một khối khí (chất khí) trong thực tế và sự biến đổi trạng thái của nó
mà em biết. Dấu hiệu nào cho biết có sự biến đổi trạng thái của khối khí? (từ NVKP này GV giới
thiệu phương pháp nghiên cứu thiết lập mối quan hệ giữa các thông số trạng thái: cô lập một đại
lượng, nghiên cứu hai đại lượng kia). (Mấu chốt để khám phá: Tác dụng của 3 đại lượng biểu diễn
một trạng thái khối khí)
- Thời gian: 2 phút
NVKP 29 – 2
- Vị trí có thể: Trước khi thực hiện thí nghiệm
- Rèn luyện tư duy phán đoán
- Thực hiện: Giáo viên mô tả và làm thí nghiệm với chiếc bơm xe đạp. HS phán đoán, giải
thích.
- NVKP: Để biểu diễn thí nghiệm định luật này một cách gần đúng, khi làm thí nghiệm,
thầy phải ép từ từ pittông của bơm. Tại sao lại phải làm như vậy? (Mấu chốt để khám phá: Cô lập
sự biến thiên của nhiệt độ)
Gợi ý: Thay vì ép từ từ, bây giờ hãy ép nhanh và mạnh, HS sờ vào ống bơm trước và sau khi
bơm để cảm nhận.
- Thời gian: 2 phút
NVKP 29 – 3
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “đường đẳng nhiệt”
- Rèn luyện tư duy phân tích, phán đoán
- Thực hiện: Cho HS vẽ đồ thị đường đẳng nhiệt, tìm ý nghĩa Vật lí thể hiện trên đồ thị
- NVKP: Các nhà Vật lí đã làm thí nghiệm và phát hiện ra mối quan hệ p,V của một khối
khí khi nhiệt độ không đổi là theo đường hypebol. Trong trường hợp này, em nhận thấy đặc
điểm nào của đường hypebol thể hiện đúng ý nghĩa Vật lí? Hãy giải thích. (Mấu chốt để khám
phá: Sự tiệm cận của đường hypebol)
- Thời gian:2 phút
Bài 30. Quá trình đẳng tích – Định luật Saclơ
NVKP 30 – 1
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “đường đẳng tích”
- Rèn luyện óc quan sát, tư duy so sánh (Toán học và Vật lí)
- Thực hiện: HS dựa vào đồ thị đường đẳng tích giải thích
- NVKP: Đồ thị vẽ các đường đẳng tích là những đường thẳng tuyến tính. Về nguyên lí toán
học, các đường này có thể kéo dài ra vô tận về hai phía. Đối với định luật về các chất khí, điều
này có cho phép không? Tại sao? (Mấu chốt để khám phá: Các đại lượng đặc trưng cho một trạng
thái một khối khí thực không bao giờ bằng 0).
Gợi ý: Thử kéo dài đồ thị xuống gốc tọa độ và xuống nữa, sau đó lí giải các trạng thái theo đồ
thị xem có còn ý nghĩa không?
- Thời gian: 1 phút
NVKP 30 – 2
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “ĐL Saclơ”
- Rèn luyện óc quan sát, giải thích thực tế, tư duy ngôn ngữ
- Thực hiện: HS xem SGK giải thích
- NVKP: Trong quá trình đẳng tích, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (định luật
Saclơ) nhưng những hiện tượng xảy ra trong thực tế và kỹ thuật chỉ thể hiện gần đúng định luật
Saclơ. Kể vài hiện tượng và giải thích. (Mấu chốt để khám phá: khí thực chứ không phải khí lí
tưởng)
- Thời gian: 2 phút
NVKP 30 – 3
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “định luật Saclơ”
- Rèn luyện vận dụng lí thuyết để giải thích, tư duy ngôn ngữ
- Thực hiện: HS vận dụng thuyết ĐHPT giải thích định luật Saclơ
- NVKP: Dựa vào thuyết ĐHPT chất khí, hãy giải thích định luật Saclơ.
- Thời gian: 2 phút
NVKP 30 – 4
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi học xong “định luật Saclơ”
- Rèn luyện vận dụng lí thuyết vào thực tế và tư duy ngôn ngữ
- Thực hiện: HS tìm ra nguyên nhân sự cố, giải thích
- NVKP: Một bình đựng gaz khi mới được nạp đầy, nếu đặt nó ở môi trường nhiệt độ cao, sẽ
rất nguy hiểm (có thể bị nổ). Em thử lí giải vấn đề này cho người trong gia đình để biết và sử
dụng gaz an toàn. (Mấu chốt để khám phá: Nội dung thuyết ĐHPT – sự liên quan giữa nhiệt độ,
vận tốc phân tử và áp suất)
Gợi ý: Xem lại mục 1, trang 153.
- Thời gian: 1 phút
NVKP 30 – 5
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “Đường đẳng tích – định luật Saclơ”
- Rèn luyện tư duy bằng đồ thị, tư duy ngôn ngữ
- Thực hiện: HS vẽ thêm đường đẳng nhiệt và trả lời câu hỏi
- NVKP: Hình 30.3 SGK (trang 161) biểu diễn đồ thị áp suất của hai khối khí biến thiên
theo nhiệt độ. Làm thế nào để so sánh áp suất của hai khối khí này khi chúng có cùng một nhiệt
độ? (Mấu chốt để khám phá: Nhìn ra được cách vẽ đường đẳng nhiệt trên đồ thị p,T)
- Thời gian: 1 phút
Bài 31. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
NVKP 31 – 1
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi dạy “khí thực và KLT”
- Rèn luyện tư duy ngôn ngữ (Nội dung giống như NVKP 28 - 3 và 30 – 1 nhưng cách hỏi khác
đi để HS rèn luyện cách lập luận)
- Thực hiện: HS gập SGK, tìm sự khác nhau giữa khí thực và KLT để đưa ra lí do
- NVKP: KLT tuân theo đúng các định luật chất khí nhưng vì sao khí thực chỉ tuân theo
gần đúng các định luật chất khí? (Mấu chốt để khám phá: Hai điểm khác nhau cơ bản giữa khí
thực và KLT)
- Thời gian: 2 phút
NVKP 31 – 2
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi thiết lập phương trình trạng thái
- Rèn luyện tư duy phân tích và tổng hợp, phương pháp suy nghĩ và làm việc của các nhà khoa
học, tư duy ngôn ngữ.
- Thực hiện: Đọc SGK mục II, phần ở trang 163
- NVKP: Hãy trình bày diễn biến của sơ đồ hình 31.2 và nói ý nghĩa của trạng thái “trung
gian” trong diễn biến này. (Mấu chốt để khám phá: Trạng thái 1’ là không có thực, chỉ là phương
tiện để lập luận)
- Thời gian: 3 phút
NVKP 31 – 3
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Sau khi dạy “Định luật Gay Luy – Xac”
- Rèn luyện tư duy ngôn ngữ và giải thích
- Thực hiện: HS vận dụng thuyết ĐHPT giải thích định luật Gay Luy – Xac
- NVKP: Dựa vào thuyết ĐHPT chất khí, hãy giải thích định luật Gay Luy – Xac. (Mấu chốt
để khám phá: Mối liên hệ T, p và V)
- Thời gian: 1 phút
NVKP 31 – 4
- Vị trí có thể đưa ra NVKP: Trước khi dạy “Độ không tuyệt đối”
- Rèn luyện óc tưởng tượng và tư duy ngôn ngữ
- Thực hiện: Đọc SGK mục IV (trang 165)
- NVKP: Giả sử ta có thể hạ được nhiệt độ một khối khí xuống 0K. Hãy mô tả tình trạng
của các phân tử khí khi đó. (Mấu chốt để khám phá: Các định luật chất khí)
Thời gian: 1 phút
2.5. Soạn giáo án dạy học chương “Chất khí”
2.5.1. Ý tưởng soạn thảo chung
Giáo án gồm có các phần thủ tục và thực hiện nội dung:
a. Phần thủ tục
- Xác định mục tiêu bài học: Xác định kiến thức và kỹ năng HS cần phải đạt được cho từng bài
học.
- Yêu cầu đối với HS: Nhắc lại những yêu cầu từ tiết học trước (có kiểm tra xem HS có thực
hiện không) đồng thời yêu cầu cho giờ học khám phá.
- PPDH: Kể tên các PPDH trong tiết học
- Phương tiện dạy học
b. Nội dung giáo án
- Kiểm tra bài cũ
- Các bài học được soạn theo PP DHKP nên trong mỗi bài đều có từ một, hai hoặc nhiều nhất
là ba NVKP. Các NVKP được in đậm, có câu gợi ý và tóm tắt trả lời đúng (có ghi chú cách trao
nhiệm vụ và thời gian thực hiện). Để giáo án được sáng sủa, tôi đã dùng một số kí hiệu sau cho các
hoạt động của Thầy và Trò:
2.5.2. Bài 28. “Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí”
1. Mục tiêu
?
V
Δ
?
V
Δ
Thầy Trò
Nói (giảng, trình bày)
Hỏi, yêu cầu
Trao đổi
Viết, vẽ
Làm thí nghiệm
Đ
Lên bảng
Làm việc với SGK
Ý nghĩa
a. Kiến thức
- Phân biệt được ba loại chất về mặt cấu trúc, đặc biệt là cấu trúc chất khí
- Phân biệt thuyết cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí về nội dung và cụ thể ở các
chất.
- Phân biệt khí lí tưởng và khí thực. Tác dụng của KLT trong nghiên cứu chất khí.
b. Kỹ năng
- Giải thích áp suất chất khí
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản và nhận xét kết quả
2.Yêu cầu đối với HS
- Nhắc lại “cấu trúc vật chất” (Lớp 8)
- Các đồ vật để làm thí nghiệm đơn giản (dặn ở bài trước)
- Làm việc nhóm, làm thí nghiệm tích cực
3. Phương pháp dạy học
- Diễn giảng – Khám phá
- TN đơn giản – Khám phá
- Trao đổi nhóm (chỉ 2 hoặc 3 HS ngồi gần nhau làm việc khi GV yêu cầu trao đổi)
4. Phương tiện dạy học
- Chậu nước, tấm kiếng, lò xo, giá đỡ (thí nghiệm biểu diễn lực hút các phân tử nước và kiếng)
- Máy tính, máy chiếu
- Các mẩu giấy in NVKP
Kiểm tra bài cũ: (không)
Mở bài:
(Nói về các hiện tượng của chất khí, có thể cả hơi nước trong khí quyển để đưa đến sự cần thiết
phải nghiên cứu chương này)
(Đầu bài)
Hoạt động học Hoạt động dạy Ghi bảng
(HS nhắc lại)
Trao đổi kiến thức lớp
8)
(Ghi bảng các ý chính)
(Lấy ví dụ 3 thể và yêu
cầu HS trao đổi nhóm)
1. Cấu tạo chất
- Cấu tạo: hạt riêng biệt
→ phân tử.
- Các phân tử chuyển
động không ngừng.
- vp → T
(sự bay mùi)
(Lực hút, đẩy các
phân tử)
Hãy tìm trong thực tế
cho thấy ở một chất nào
đó, các phân tử chuyển
động không ngừng.
(Dẫn dắt đến câu hỏi
SGK: vật giữ nguyên
dạng. Yêu cầu các nhóm
làm TN bằng những đồ
vật mình có – đã dặn
trước):
- Bẻ một khúc phấn rồi
ép chặt lại
- Ép và kéo ống tiêm (bịt
chặt đầu ra của khí)
- Kéo dây cao su (hoặc
lò xo)…
NVKP 28 - 1
Hãy mô tả TN của
mình làm và phán đoán
xem tại sao lại có kết quả
như vậy.
(Giải thích lực hút, đẩy
trong từng TN → lực
tương tác của các phân
tử. Có thể dùng mô hình
lò xo, giới thiệu TN 2 thỏi
chì – SGK, tr. 151)
(Dùng nước đá, nước
và hơi nước để chuyển
tiếp sự tồn tại của vật chất
2. Lực tương tác phân tử
- Giữa các phân tử luôn có
lực hút và lực đẩy → Lực
tương tác phân tử.
- Độ lớn các lực này phụ
thuộc khoảng cách giữa
chúng: khoảng cách nhỏ,
lực đẩy mạnh hơn lực hút
và ngược lại.
3. Các thể rắn, lỏng, khí
- Thể rắn
Hình dạng không thay
– Cấu tạo của chúng.
Sang mục 3 và diễn giảng
xen kẽ ví dụ, hỏi đáp)
(Vẽ hình theo lời giảng)
(Ví dụ mô phỏng như
trang 150)
(Giới thiệu TN Browne)
Trong thực tế, em có
thấy khi nào người ta nén
khí và nén để làm gì hay
không
(Chuyển tiếp sang
thuyết ĐHPT)
(Yêu cầu đọc SGK và
đổi. Khối lượng riêng
không đổi
Các p.t ở rất gần nhau
→ Lực tương tác mạnh
Cấu tạo: Các phân tử
chỉ dao động quanh vị trí
cân bằng xác định
- Thể lỏng
Hình dạng theo bình
chứa, khối lượng riêng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH043.pdf