Luận văn Vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CISG, VI PHẠM CƠ BẢN DO HÀNG HOÁ

KHÔNG PHÙ HỢP THEO CISG.7

1.1 Khái quát chung về CISG .7

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .9

1.2.1 Khái niệm Hợp đồng MBHHQT .9

1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .12

1.2.2.1 Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng thương mại có tính quốc tế .12

1.2.2.2 Mục đích của hợp đồng MBHHQT là sinh lợi.14

1.3 Khái quát chung về vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG.15

1.3.1 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.15

1.3.1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng.15

1.3.1.2 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT .16

1.3.2 Đặc điểm của vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .19

1.4 Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá .22

1.4.1 Tính phù hợp của hàng hoá .22

1.4.2 Căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành

một vi phạm cơ bản .24

1.4.2.1 Sự thỏa thuận giữa các bên về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng

hoá không phù hợp.24

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười mua trước đó. Trong trường hợp hàng hóa được giao khác biệt đáng kể với hàng mẫu và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người mua, người bán bị xem là gây ra vi phạm cơ bản và do đó người mua có quyền hủy hợp đồng. Một trong những án lệ điển hình trong trường hợp này là tranh chấp giữa công ty Rotorex của M và công ty Delchi của Ý về hợp đồng mua bán máy nén khí. Những máy này sẽ được sử dụng để sản xuất máy điều hòa không khí. Trước khi thực hiện hợp đồng, người bán Rotorex đã gửi cho người mua Delchi một máy nén mẫu kèm theo một bản thông số k thuật. Tuy vậy, sau khi hàng được giao, người mua phát hiện 93 máy nén khí có khả năng làm lạnh thấp hơn và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với mẫu và so với thông số k thuật. Sau những nỗ lực không thành công của người mua để khắc phục các lỗi k thuật này, người mua yêu cầu người bán giao hàng thay thế. Người bán t chối. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường thiệt hại. Tòa án xác định hành động hủy hợp đồng của người mua là hợp lý. “Ở đây, máy nén khí không phù hợp với quy cách do công suất làm mát thấp và tiêu thụ nhiều năng lượng. Mà công suất làm mát và khả năng tiêu thụ năng lượng là những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của một chiếc máy nén khí. Vi phạm này khiến cho người mua không thực hiện được mục đích của mình là sản xuất ra những chiếc điều hoà đạt tiêu chu n, tiêu thụ được trên thị trường. Do đó nó được coi là một vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG” (Nguyễn Minh Hằng, 2010). Một vấn đề đặt ra là nếu hàng hóa có các tính chất của hàng mẫu (điều 35 khoản 2 điểm a) nhưng không thích hợp cho các mục đích 336 sử dụng thông thường mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng (điều 35 khoản 2 điểm c) thì sẽ xử lý thế nào Cung cấp hàng mẫu được xem là một thỏa thuận về cách mô tả, nhận diện hàng hóa và có ý nghĩa phản ánh chất lượng c ng như mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa. Tuy nhiên không phải bao giờ sự phản ánh đó c ng chính xác và phù hợp với mong muốn của người mua. Nếu người mua vẫn tiến hành giao kết hợp đồng bất chấp việc nhận thức được sự không tương ứng hàng mẫu và chất lượng c ng như mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa, người bán sẽ không bị xem là gây ra vi phạm (theo điểm c). Ngược lại, nếu người mua không có khả năng nhận thức được sự không tương ứng đó, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm với sự không phù hợp của hàng hóa (theo điểm a). Người bán c ng có trách nhiệm giao hàng hóa có các tính chất của hàng mẫu. Theo đó, UCC đã quy định tại điểm c, khoản 1 điều 2-313 như sau: “Nếu thỏa thuận được hình thành có phần dựa trên bất kỳ hàng mẫu hay mô hình nào, tất cả hàng hóa được giao phải đảm bảo phù hợp với hàng mẫu và mô hình đó.” Tương tự, đối với CISG, người bán c ng bị xem là giao hàng không phù hợp nếu hàng hóa không có các tính chất của hàng mẫu. Ý nghĩa của điều khoản này là thay vì quy định trong hợp đồng các đặc điểm, phẩm chất của hàng hóa, người bán thay thế bằng việc nhận diện trực tiếp hàng hóa. 2.2 Các chế tài áp dụng cho bên bán trong trƣờng hợp vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo CISG 2.2.1 Phạm vi trách nhiệm của bên Bán trong trường hợp vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp iều 36 CISG năm 1980 quy định: 1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa tồn tại vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó. 2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng 337 trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định. Tương tự, khoản 2, khoản 3 điều 40 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam c ng đề cập đến vấn đề này: 2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết của hàng hóa đã có trước rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. hời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Như vậy, cả CISG và Luật Thương mại Việt Nam đều sử dụng thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa để làm căn cứ xác định phạm vi mà người bán phải chịu trách nhiệm nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Theo đó, phạm vi chịu trách nhiệm của người bán được quy định như sau: Thứ nhất, người bán phải đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa tại thời điểm chuyển giao rủi ro. Có nghĩa là tại thời điểm này, hàng hóa phải ở tình trạng hoàn hảo, phù hợp với yêu cầu và mong muốn của người mua. Nói cách khác, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có bất cứ khiếm khuyết nào được phát hiện tại thời điểm này. Thứ hai, trên thực tế, có những khiếm khuyết hay bất phù hợp chỉ được phát hiện sau khi rủi ro đã được chuyển cho người mua, đặc biệt chỉ phát sinh trong quá trình sử dụng. Với trường hợp này người bán phải chịu trách nhiệm với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa phát sinh hoặc là hậu quả của việc bên bán vi phạm hợp đồng (1); hoặc trong thời hạn mà người bán đã đảm bảo rằng hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định (2). Ở đây, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những khiếm khuyết này là do người bán vi phạm một trong các nghĩa vụ trước thời điểm chuyển giao rủi ro (trường hợp (1)). Ví dụ trường hợp hai bên kí hợp đồng giao hàng hoá theo giá CIF Incoterms 2010, người bán được chỉ định thuê tàu. Tuy nhiên, người bán thuê tàu của một công ty không đảm bảo năng lực chuyên chở, trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị hư hại. Như vậy, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm với khiếm khuyết của hàng hóa trong trường hợp này mặc dù người bán không trực tiếp 338 vi phạm. ối với trường hợp (2), người bán phải chịu trách nhiệm về sự không phù hợp nếu khiếm khuyết phát sinh trong thời hạn mà người bán đã đảm bảo rằng hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định. ảm bảo này có thể là một đảm bảo rõ ràng hoặc một đảm bảo ngụ ý. ối với CISG, việc thực hiện đảm bảo này c ng được xem là một nghĩa vụ. Do đó trường hợp (2) được xem là trường hợp (1) và được diễn giải là người bán vi phạm nghĩa vụ trên. Như vậy, trong phạm vi đã phân tích trên, người bán phải chịu trách nhiệm với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, c ng có trường hợp người bán không phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng nếu trong trường hợp tại thời điểm giao kết, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa (khoản 3, iều 35 CISG). 2.2.2 Các chế tài áp dụng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp Như đã trình bày ở trên, người bán có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do luật điều chỉnh hợp đồng quy định. Nếu không, người bán sẽ bị áp dùng các chế tài như: buộc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hoặc hu bỏ hợp đồng. 2.2.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng Mục đích của các bên khi ký kết hợp đồng là muốn các quyền và nghĩa vụ phát sinh t hợp đồng được thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí, mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi bên. ây chính là cơ sở thực tiễn của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, một biện pháp được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng. Khoản 2 iều 46 CISG cho phép người mua yêu cầu người bán giao hàng thay thế khi hàng hóa đã được giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Cụ thể, khoản 2 iều 46 CISG quy định: “Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng hoá phải được đưa ra cùng với việc thông báo theo Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lí sau đó”. 339 Về mặt bản chất, yêu cầu giao hàng thay thế là hình thức trách nhiệm cụ thể của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng của người mua đối với người bán khi người bán vi phạm cơ bản hợp đồng. Khi người bán vi phạm hợp đồng, người mua có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng như yêu cầu giao hàng, yêu cầu giao hàng thay thế hoặc sửa chữa hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề hàng hóa được giao không phù hợp hợp đồng quy định tại khoản 2 iều 46 CISG liên quan tới việc vi phạm nghĩa vụ của người bán theo iều 35. Trong bất cứ trường hợp nào, do việc người bán giao hàng thay thế có thể đưa đến hậu quả xấu, do gánh nặng tài chính bất cân xứng, và do người mua luôn có quyền đòi bồi thường nếu nhận hàng không phù hợp, nên khoản 2 iều 46 CISG quy định điều kiện người mua được yêu cầu giao hàng thay thế sẽ dựa trên căn cứ sự không phù hợp của hàng hóa được giao cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Nói cách khác, người mua muốn yêu cầu giao hàng thay thế phải là người chịu tổn hại đến mức bị tước đi đáng kể những gì mà anh ta có quyền kỳ vọng t hợp đồng. Như vậy, khoản 2 iều 46 CISG áp dụng khi: (i) người bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng (giao hàng có chất lượng không phù hợp với hợp đồng, giao sai loại hàng, hàng được đóng gói không phù hợp hoặc giao hàng thiếu); (ii) Sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng, tức là thỏa mãn các yếu tố quy định tại iều 25; và (iii) người mua yêu cầu người bán thay thế hàng đã giao không phù hợp cùng với thông báo theo iều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó. Nếu thỏa mãn những điều kiện trên thì khoản 2 iều 46 trao cho người mua quyền yêu cầu người bán giao hàng thay thế. Việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách yêu cầu giao hàng thay thế được thể hiện rõ nét trong một số án lệ của CISG dưới đây: 440 Vụ Flexo label printing machine [13]: Người bán an Mạch và người mua Trung Quốc ký hợp đồng mua bán 9 máy in màu hiệu Flexo và thanh toán 100% giá trị hợp đồng tương đương 954,932 USD. Tuy nhiên, máy in được giao cho người mua không phù hợp với hợp đồng, cụ thể độ in chính xác vượt quá ±0.1 mm và tốc độ in thấp hơn 175m/phút. iều này đã được khẳng định tại Biên bản làm việc giữa các bên, Phụ lục và Chứng nhận giám định hàng hóa. Người mua đã thông báo cho người bán biết về sự không phù hợp của máy in và yêu cầu người bán có biện pháp giải quyết. Người bán đã nhiều lần hứa giải quyết và cử cán bộ k thuật đến sửa chữa và điều chỉnh máy in với sự hợp tác tích cực của người mua. Tuy nhiên, cuối cùng chất lượng máy in không phù hợp đã không được khắc phục trong thời gian và với nỗ lực hợp lý. Trọng tài cho rằng, người mua đã không thể đạt được mục đích của hợp đồng, có nghĩa là kỳ vọng t hợp đồng của người mua bị tước đi. Người bán hoàn toàn có thể tiên liệu được hậu quả này bởi vì các bên đã thỏa thuận rõ ràng về đặc điểm chính của máy in như độ chính xác và tốc độ in. Sau khi người bán vi phạm hợp đồng, người mua đã gửi thông báo trong thời hạn quy định tại iều 39 CISG. Vì thế, người mua có quyền yêu cầu thay thế máy in, có nghĩa là người mua có quyền yêu cầu người bán thay thế máy in hiệu Flexo đã giao không phù hợp với hợp đồng bằng máy in hiệu Flexo phù hợp với hợp đồng (máy mới). Vụ Shoe leather [14]: Người mua ức chào mua 4,400m2 da đặc biệt t người ban Ba Lan để giao cho nhà máy sản xuất giày ở ức. Người bán Ba Lan đã gửi chào hàng chào bán da theo yêu cầu của người mua dùng cho mục đích sản xuất giày cho quân đội ức. Người mua chấp nhận chào hàng và người bán gửi hàng được đặt cho nhà máy sản xuất thứ ba. Người mua không kiểm tra hàng hóa sau khi hàng hóa đã được giao cho nhà sản xuất. Sau khi giày được sản xuất, cơ quan quân nhu và bảo hộ k thuật quốc phòng của Liên bang ức thông báo rằng [13] China 14 January 2004 CIETAC Arbitration proceeding (Printing machine case), tham khảo tại truy cập ngày 20/9/2018. [14] Poland 11 May 2007 Supreme Court of Poland (Shoe leather case), truy cập 5/11/2018. 441 hàng hóa không phù hợp với mô tả của chào hàng. Người mua thông báo cho người bán rằng hàng không phù hợp, yêu cầu chứng nhận kiểm tra chất lượng và gia hạn thời gian cho người bán giao hàng thay thế. Trong lúc đó, cơ quan quân nhu đã gửi trả toàn bộ số giày (37,130 đôi). Người bán t chối giao hàng thay thế và người mua gửi cho người bán tuyên bố hủy hợp đồng. Người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản nếu sự không phù hợp đó tước đi của người mua những gì người mua có quyền kỳ vọng t hợp đồng. Vi phạm cơ bản để áp dụng chế tài yêu cầu giao hàng thay thế quy định tại khoản 2 iều 46 phải được xác định giống như căn cứ hủy hợp đồng theo điểm a, khoản 1 iều 49 và phù hợp với quy định chung tại iều 25. Yêu cầu người bán giao thay thế số hàng hoá không phù hợp hợp đồng đã giao thực chất là yêu cầu người bán thực hiện lại nghĩa vụ theo đúng thoả thuận ban đầu. Tuy nhiên, kể cả khi các điều kiện để được yêu cầu giao hàng thay thế theo khoản 2, iều 46 CISG (như vi phạm cơ bản, hàng nhận đã được trả lại, v.v) đã được đáp ứng, và mặc dù người mua sẵn sàng trả lại số hàng đã nhận trước đó, thì toà án c ng không bị bắt buộc phải yêu cầu người bán giao hàng thay thế nếu biện pháp này không được sử dụng theo luật mua bán nội địa tương ứng ( iều 28). iều 46 không chỉ d ng ở quy định trao cho người mua quyền yêu cầu người bán giao hàng thay thế hàng hóa không phù hợp khi sự không phù hợp đó cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Khoản 3 iều 46 CISG cho phép người mua được quyền yêu cầu người bán đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục tình trạng không phù hợp của hàng hóa đã được giao không đúng hợp đồng. Ngoài việc đáp ứng điều kiện trên, người mua có yêu cầu giao hàng thay thế phải sẵn sàng trả lại số hàng hoá không phù hợp mà họ đã nhận. iều này c ng có nghĩa người mua (luôn luôn) mất quyền yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể trả lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó, tr khi: (i) việc không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về cơ bản giống như tình trạng hàng hóa khi người mua nhận được không phải là do hành động hay sơ suất của người 442 mua; (ii) hàng hóa hoặc một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng; (iii) người mua đã bán trong điều kiện kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn bộ hay một phần hàng hóa theo cách sử dụng thông thường trước khi phát hiện ra hoặc phải phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa ( iều 82). 2.2.2.2 Bồi thường thiệt hại “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một chế định phức tạp và được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia cũng như quốc tế” (Nguyễn ô, 2018, tr.79). iều 37 CISG quy định: “Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.” Theo iều 74 CISG: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.” Thiệt hại này là tổng số các tổn thất (bao gồm cả lợi ích đã mất) mà người mua phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng do người bán gây ra. CISG quy định cụ thể cách xác định thiệt hại trong trường hợp bị hu ( iều 75 và iều 76): Nếu sau khi hợp đồng bị hu trong thời gian hợp lý, người mua đã mua hàng thay thế thì thiệt hại trong trường hợp này được tính là khoản tiền chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giá mua hàng thay thế. Nếu sau khi hợp đồng bị hu mà người mua không mua hàng thay thế thì trong trường hợp này là phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành vào lúc hu hợp đồng. Về nguyên tắc người bán có trách nhiệm bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi vi phạm hợp 443 đồng của mình gây ra. Tuy nhiên, khi tính toán mức bồi thường thiệt hại, các bên phải dựa trên quan điểm hợp lý. Do đó các thiệt hại không thực tế, không chứng minh được bằng cách hợp lý sẽ không được tính đến và bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Vụ Brassiere cups case [15]: Trong năm 2003, công ty Pháp đã ký với công ty Ý một số hợp đồng mua 17.600 đôi miếng lót ngực để sản xuất áo bơi. Hàng hóa được giao đến cho một công ty Tuy-ni-di để gia công. Trong quá trình gia công, công ty Pháp phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất lượng đã được quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, công ty Ý đề nghị sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, họ đã không thực hiện được việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, công ty Pháp tuyên bố hủy hợp đồng và đòi công ty Ý bồi thường 32.490 euros, bao gồm 2 khoản sau: 1. Chi phí sản xuất lô áo bơi tại Tuy-ni- di t miếng lót ngực không đạt chất lượng: 16.290 euros (1800 áo x chi phí 9,05 euros/áo). 2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế: công ty Pháp, vào tháng 12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực t một nhà cung cấp T khác và vì mua gấp c ng như không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 euros so với mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 euros. Tòa án cho rằng: - Khoản 1: Theo các thư t trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vào sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì công ty Pháp mới cho lệnh d ng dây chuyền sản xuất áo bơi tại Tuy-ni-di, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa án dẫn chiếu đến iều 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Tòa án cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ công ty Pháp phải hành động nhanh chóng hơn để giảm bớt thiệt hại do [15] Pace Law Shool Institute of International Commercial Law, France 27 May 2008 Court of Appeals Rennes (Brassiere cups case), Case No. 07/03098, truy cập 12/9/2018 444 việc miếng lót ngực không đúng chất lượng được đưa vào sản xuất. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi (9,05 euros/áo) do bên mua tính là chưa hợp lý vì chi phí nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tuy-ni-di thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ khoảng 1 euros/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng công ty Pháp chỉ được đòi bồi thường thiệt hại số tiền là 3000 euros. - Khoản 2: ể xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng iều 75 CISG: “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng”. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 euros (tương ứng với hai cỡ MB 01 và MB 02) và giá mua thay thế là 1,98 Tòa án thấy rằng sự chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG. Vì thế, khoản thiệt hại này đã bị Tòa án bác bỏ. Công ty Pháp chỉ được bồi thường đối với các khoản thiệt hại có thể tính toán và được chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố của tranh chấp và của thị trường. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, Tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công c ng như mức giá của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà công ty Pháp tính toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn. 2.2.2.3 Huỷ hợp đồng Hủy hợp đồng là một trong những quy định quan trọng của CISG, là biện pháp cuối cùng khi người bán hoặc người mua không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. iều 49 và iều 64 CISG quy định các trường hợp để người bán hoặc người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi vi phạm hợp đồng của bên kia là vi phạm cơ bản theo iều 25 CISG, đó là: (i) Người bán hoặc người mua không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; (ii) Người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng; (iii) Một bên có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng dự đoán trước theo khoản 1 iều 72 và khoản 2 iều 73 CISG khi có lý do xác đáng để cho rằng có thể có vi phạm cơ bản hợp đồng giao hàng t ng phần trong tương lai. 445 Trong trường hợp phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người bán có thể chủ động đưa ra lời đề nghị khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa c ng như đề nghị người mua gia hạn thêm một thời gian hợp lý để người bán thực hiện các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, người mua c ng phải tạo cơ hội cho người bán thực hiện việc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa c ng như gia hạn thêm thời gian hợp lý để người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình. Như vậy, nếu người bán không khắc phục được sự không phù hợp của hàng được giao thì coi như vi phạm cơ bản hợp đồng và người mua có quyền hủy hợp đồng. iều này được thể hiện trong thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng bởi tòa án Tòa phúc thẩm Koblenz ( ức) trong vụ Acrylic blankets[16], theo đó tòa án đã tuyên rằng không có vi phạm cơ bản hợp đồng nếu có một đề nghị nghiêm túc khắc phục vi phạm của bên vi phạm. Trong vụ tranh chấp này, người mua đã khởi kiện người bán đòi hủy hợp đồng vì người bán giao hàng bị lỗi và 5 cuộn chăn acrylic bị thất lạc. Tòa án còn cho rằng, khi xem xét vi phạm cơ bản hợp đồng không chỉ xem xét đến tính nghiêm trọng của sự không phù hợp (khiếm khuyết) mà còn xem xét người bán có sẵn sàng khắc phục vi phạm mà không gây ra những trở ngại bất hợp lý cho người mua hay không. Vì vậy, trong trường hợp trên, sự không phù hợp nghiêm trọng của chất lượng hàng hóa không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán đã đề nghị khắc phục vi phạm bằng cách giao hàng bổ sung. Ngoài ra, để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng làm căn cứ áp dụng chế tài hủy hợp đồng tòa án còn dựa vào việc người bán đã cố gắng khắc phục vi phạm như thế nào và cả trường hợp khắc phục không thành công. Ở vụ tranh chấp Furniture [17], người bán Úc, nhà sản xuất đồ nội thất, đã thỏa thuận sản xuất ghế da cho người mua ức. Người mua ức đã bán ghế da cho một trong số khách hàng của người mua ức và người này phát hiện đồ nội thất không phù [16] Germany 31 January 1997 Appellate Court Koblenz (Acrylic blankets case), tham khảo tại truy cập ngày 25/8/2018. [17] Germany 1 February 1995 Appellate Court Oldenburg (Furniture case), tham khảo tại truy cập ngày 16/10/2018 446 hợp với hợp đồng. Người mua yêu cầu người bán sửa chữa sự không phù hợp đó. Thậm chí sau khi ghế da đã được sửa chữa người mua vẫn cho rằng ghế da không phù hợp với hợp đồng và tuyên bố hủy hợp đồng. Tòa phúc thẩm Oldenburg ( ức) cho rằng mặc dù người bán đã nỗ lực khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa nhưng ghế da được sửa vẫn không phù hợp với hợp đồng và điều này đã cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng cho phép người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng. Bên cạnh đó, nếu người bán có khả năng và sẵn sàng khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa được giao nhưng người mua không tạo cơ hội cho người bán khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa thì người mua không có quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Trên thực tế có rất nhiều tranh chấp mà người mua đã bị mất quyền hủy hợp đồng do cơ quan giải quyết tranh chấp phát hiện ra người mua đã không tạo điều kiện cho người bán áp dụng các biện pháp mang tính phục hồi, khắc phục vi phạm. Chẳng hạn, trong vụ Clothes [18], tranh chấp về hợp đồng mua bán vải dệt giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vi_pham_co_ban_do_hang_hoa_khong_phu_hop_theo_cong.pdf
Tài liệu liên quan