Luận văn Việc làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Do nằm trong dải đất hẹp miền trung nên chịu tác động mạnh của thời tiết

khắc nghiệt, mùa hè gió Tây - Nam khô nóng gây bất lợi cho việc phát triển rừng và

phòng chống cháy rừng. Mùa mưa thường tập trung vào một số tháng nên lượng

mưa lớn, thường bị bão, lốc xoáy, lũ quét gây ra xói mòn nghiêm trọng, làm ảnh

hưởng đến nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

- Kinh tế chủ yếu vẫn còn thuần nông nên người dân chỉ biết chuyên môn

hoá vào một loại công việc gây khó khăn lớn cho người dân khi chuyển đổi nghề

nghiệp. Đất đai nghèo chất dinh dưỡng và độ mùn thấp nên năng suất các loại cây

trồng chưa cao. Đất chưa sử dụng chủ yếu là trống, đồi núi trọc ở thượng lưu, nên

khả năng giữ nước kém, lượng mưa phân bổ không đều nên thường bị hạn hán vào

mùa hè và lũ lụt vào mùa mưa.

- Chi phí các yếu tố sản xuất đầu vào trong nông nghiệp cao trong khi vốn

của người dân ít làm cho họ khó mở rộng sản xuất, thiếu việc làm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng miền núi chưa đồng bộ, nhất là giao thông nội

vùng, đường dân sinh chưa đủ khả năng phục vụ cho sự phát triển cao và nhu cầu

đời sống nhân dân, gây trở ngại lớn đến sự phát triển KT-XH.

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều

nhất một bộ phận người dân tộc ở 2 xã Bình Thành và Hồng Tiến, tỷ lệ lao động

được đào tạo còn ít, tay nghề yếu; công việc thiếu ổn định, tính bền vững không

cao, năng suất và thu nhập của người lao động còn thấp và bấp bênh. Cơ cấu lao

động đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm. Đây là những trở ngại lớn trong quá

trình thực hiện CNH, HĐH ở miền núi huyện Hương Trà, tạo việc làm bền vững

cho người lao động. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo ngành nghề cho

người lao động và tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao, ổn định cho lao động

miền núi đang là vấn đề bức xúc của huyện Hương Trà hiện nay.

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khẩn trương sử dụng triệt để lợi thế nguồn lực này thì cơ hội phát triển sẽ bị bỏ lỡ. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, cần có các định hướng phát triển đúng đắn để tận dụng cơ hội thuận lợi này. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức lớn trong vấn đề việc làm là chất lượng lao động và tạo việc làm cho số lao động này, nếu không sẽ dẫn đến thất nghiệp, tệ nạn, mất ổn định xã hội và lãng phí nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cần nhanh chóng đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề nguồn lao động dồi dào này để đáp ứng sự phát triển KT-XH. 2.2.1.2. Cơ cấu lực lượng lao động - Theo độ tuổi: 22371 16462 17585 11319 11575 3729 1232454 1746 29473177 4227 0 5000 10000 15000 20000 25000 15-24 tuổi 25-34 tuổi 35-44 tuổi 45-54 tuổi 55-59 tuổi trên 60 tuổi Toàn huyện Miền núi Biểu 2.5: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi năm 2010 [25] Số lao động ở miền núi có độ tuổi từ 15 - 24 tuổi bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm là 4227 người, chiếm 33,73% (biểu 2.5). Lực lượng lao động ở miền núi huyện Hương Trà chủ yếu là lao động trẻ. Đây là thế mạnh rất lớn của miền núi huyện Hương Trà, vì số lao động này có rất nhiều ưu thế như trẻ, khoẻ, có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 sức khoẻ tốt, có trình độ văn hoá, có điều kiện học tập đào tạo, nhạy bén, dễ tiếp thu cái mới và nắm bắt nhanh sự chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế ở miền núi. Như vậy, miền núi huyện Hương Trà đang sở hữu một lực lượng lao động sung mãn nhất có khả năng đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của miền núi. Số lao động có độ tuổi từ 25 - 34 tuổi và từ 35 - 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao là 20,7% và 22,1% toàn huyện, trong khi đó số lao động trong độ tuổi này ở miền núi tướng ứng là 25,35% và 23,51%. Đây là những lao động chính trong gia đình, có nghề nghiệp, việc làm và thu nhập, có cuộc sống ổn định. Số lao động này chiếm tỷ trọng lớn là một thuận lợi trong tạo việc làm. Tuy nhiên, nếu số lao động này gặp phải những biến động do thiếu việc làm, chuyển đổi việc làm thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với công việc và ngành nghề mới, ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động và kinh tế của gia đình họ. Mặt khác, nếu số lao động này không có việc làm, thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì nguy cơ nghèo đói là rất cao. - Theo trình độ học vấn 32% 5%25% 38% Mù chữ Tiểu học TH cơ sở THPT Biểu 2.6: Biểu đồ cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn năm 2010 [25] Biểu 2.6 cho thấy, số lao động đã tốt nghiệp Tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ cao 32% và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 38%. Đây là số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và không có điều kiện học tiếp bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm. Số lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 25%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Những năm gần đây, huyện đã đầu tư mạnh cho ngành giáo dục nhất là ở miền núi nên trình độ học vấn của người lao động được tăng lên. Toàn huyện hiện có 4 trường trung học Phổ thông , 15/16 xã có trường Trung học cở sở và 16/16 xã có trường Tiểu học; ở miền núi, các xã đều có trường Tiểu học và 4/5 xã có trường Trung học cở sở và 1 trường trung học trung học phổ thông Bình Điền (bảng 2.3). Một đặc điểm khác là ngoài 171 hộ với 761 khẩu là dân tộc của xã Hồng Tiến và 46 hộ ở bảng Bồ Hoòn (xã Bình Thành), xã Hương Thọ thì số người dân còn lại ở miền núi đều mới lên định cư sinh sống từ sau năm 1990. Như số liêu ở biểu 2.5, số người trong độ tuổi lao động từ 15- 24 tuổi và từ 25 - 34 tuổi chiếm tỷ lệ 33,73% và 25,35%. Như vậy, hai đặc điểm này là rất phù hợp, số lao động trẻ và có trình độ học vấn cao có xu hướng ngày càng tăng. - Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Bảng 2.5: Cơ cấu lao động miền núi huyện Hương Trà chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật STT Năm Chuyên môn 2006 2009 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % 1 Chưa qua đào tạo 7141 95,02 10.125 75,3 2 Đào tạo dưới 3 tháng 0 0 2161 16,0 3 Sơ cấp nghề 98 1,30 502 3,7 4 Trung cấp chuyên nghiệp 185 2,46 406 3,02 5 Cao đẳng nghề 49 0,65 96 0,7 6 Đại học 42 0,55 153 1,1 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Hương Trà Số liệu ở bảng 2.5 dưới đây cho thấy, số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao nhưng lại có xu hướng giảm dần từ 95,02% năm 2006 xuống còn 75,3% năm 2009. So với năm 2006, đến năm 2009, các trình độ đào tạo đều tăng, trong đó tăng mạnh là sơ cấp nghề tăng từ 1,3% lên 3,7% và trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 2,46% lên 3,2%, đặc biệt tỷ lệ đại học tăng gấp đôi từ 0,55% lên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 1,1%; trình độ cao đẳng nghề mặt dù có tăng nhưng rất chậm chỉ 0,05% (từ 0,65% lên 0,7%). Do đặc điểm việc làm của người lao động ở miền núi chủ yếu là làm nông nghiệp, trồng cao su, rừng... nên loại hình đào tạo dưới 3 tháng rất phù hợp với công việc của họ, vì vậy, năm 2009, có 2161 lao động được đào tạo trình độ này, chiếm 16,0%. Mặt dù trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động niền núi còn thấp, nhưng qua bảng 2.5 cho thấy, người lao động đang từng bước hướng các hoạt động sản xuất của mình vào những lĩnh vực cụ thể và những ngành nghề nhất định, nhiều loại hình đào tạo nghề phù hợp với công việc đã xuất hiện như đào tạo nghề dưới 3 tháng. Những điều này cho thấy, cơ cấu lao động đang từng bước được chuyên môn hoá, đây là tiền đề và điều kiện để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của miền núi huyện Hương Trà. 2.2.2. Đánh giá tình hình việc làm của lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.2.1. Về việc làm Bảng 2.6. Tình hình việc làm phân theo hình thức và loại hình kinh tế của lao động miền núi huyện Hương Trà năm 2010 Địa phương Đơn vị tính Số lao động tham gia làm việc Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ và loại khác Tự tạo việc làm Làm công ăn lương Tự tạo việc làm Làm công ăn lương Tự tạo việc làm Làm công ăn lương Toàn huyện người 73.461 25.830 678 6771 8.204 9.068 7.692 Tỷ lệ % 35,2 0,92 9,2 11,2 12,3 10,4 Miền núi người 10.779 4.491 512 580 599 1.130 1.003 Tỷ lệ % 41,7 4,7 5,4 5,5 10,5 9,3 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Hương Trà ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, ở miền núi huyện Hương Trà, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 5003 người chiếm 46,4%, trong đó hình thức tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất 41,7%; trong loại hình công nghiệp, xây dựng là 1179 người, chiếm 10,9%; dịch vụ và loại khác là 2133 người, chiếm 19,8%. Qua đó, cho ta thấy rằng, đa số lao động ở miền núi huyện Hương Trà chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và hình thức công việc tạo việc làm cho mình là chính. Như vậy, ở miền núi huyện Hương Trà, Nhà nước vẫn chưa có nhiều hình thức tạo việc làm cho người lao động, loại hình công việc vẫn còn ít và nghèo nàn, các loại công việc làm công ăn lương trong Nhà nước, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa nhiều. Người dân tự tạo việc làm cho mình là chính và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. 1626 682 1162 1271 445 410 10 259 55 709 70 464 204 262 86 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Hương Thọ Bình Điền Hồng Tiến Bình Thành Hương Bình Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, XD Dịch vụ và khác Biểu 2.7: Biểu đồ tình hình việc làm của lao động miền núi huyện Hương Trà theo loại hình kinh tế năm 2010 [25] Bảng 2.7 dưới đây cho thấy, trong các thành phần kinh tế, thì nhóm tuổi từ 15-24 tuổi tham gia làm việc trong hình thức kinh tế tư nhân nhiều nhất chiếm 29,5%; nhóm tuổi từ 25-49 tham gia làm việc trong các thành phần kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các nhóm tuổi khác, trong đó kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất 72%. Bởi vì đây là lực lượng lao động chính trong các gia đình. Nhóm tuổi trên 50 tham gia kinh tế hộ sản xuất cá thể chiếm 22,9%, cao nhất so với các hình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 thức khác. Đây là số lao động già, khả năng lao động kém, sức khoẻ yếu nên chủ yếu làm việc tại nhà. Bảng 2.7: Phân bố việc làm trong các thành phần kinh tế tính theo nhóm tuổi năm 2009 Đvt: % Nhóm tuổi Hộ SXKD cá thể Tập thể Tư nhân Nhà nước Vốn nước ngoài 15-24 16,9 18,5 29,5 14,8 26,7 25-49 60,0 62,1 64,7 72,0 68,7 50+ 22,9 19,4 5,8 13,0 4,7 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Hương Trà Qua kết quả số liệu điều tra khảo sát 150 người dân ở 5 xã Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến của tác giả cho thấy, công việc chính hiện tại của lao động miền núi huyện Hương Trà đang làm thuộc về lĩnh vực nông nghiệp (trồng rừng, cao su, sắn công nghiệp, làm vườn và chăn nuôi...) chiếm tỷ lệ cao nhất 50,7%, tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ (buôn bán) chiếm 12,0%, các ngành nghề (như thợ mộc, thợ hồ...) chỉ chiếm chiếm 9,3%. Không có việc làm và thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao 8,0% (bảng 2.8). Loại hình công việc của người dân chủ yếu do chính họ tự tạo ra, chiếm 58,4%; số người làm công, làm thuê ăn lương chiếm 41,3%. Trong số 58,4% người dân tự tạo việc làm có 67,7% người sử dụng lao động trong gia đình từ 2-3 lao động và 26,7% tự làm một mình; thuê lao động chỉ chiếm tỷ lệ 3,3%. Bảng 2.8: Phân bố các loại hình công việc của lao động miền núi huyện Hương Trà thời điểm tháng 4/2011 Số tt Loại hình công việc Số người Tỷ lệ % 1 Làm nông nghiệp 77 51,3 2 Buôn bán 18 12,2 3 Làm nghề 14 9,3 4 Nội trợ 10 6,6 5 Không có việc làm/thất nghiệp 12 8,0 6 Việc làm khác 19 12,6 Tổng số 150 100 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Về đặc điểm công việc của người lao động miền núi: cũng từ kết quả điều tra như trên của tác giả cho thấy, số người làm việc suốt trong năm chiếm 55,4%; làm việc theo mùa vụ, từng đợt chỉ chiếm 44,6%, trong đó sử dụng thời gian trên 3 tháng chiếm 56,7%; từ 2-3 tháng chiếm 23,3%. Có 52,7% ý kiến cho rằng, ngoài công việc chính, họ phải đi làm thêm; 47,3% không làm thêm. Có việc làm ổn định chiếm 42,7%, còn việc làm tạm thời chiếm tỷ lệ cao 57,3% (bảng 2.9) Bảng 2.9. Đặc điểm việc làm của lao động miền núi huyện Hương Trà thời điểm tháng 4/2011 Số tt Đặc điểm công việc Số người Tỷ lệ % 1 Làm việc theo mùa vụ/từng đợt 67 44,6 2 Làm việc suốt năm 83 55,4 Tổng số 150 100 3 Có việc làm ổn định 64 42,7 4 Có việc làm tạm thời 86 57,3 Tổng số 150 100 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả Những điều này chứng tỏ rằng, nông nghiệp vẫn đang là lĩnh vực tạo nhiều việc làm cho lao động ở miền núi huyện Hương Trà, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển. Nền kinh tế vẫn còn thuần nông. Trong điều kiện biến đổi khí hậu mạnh như hiện nay thì nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều tác động của thời tiết, do đó, việc làm của lao trong lĩnh vực này tính ổn định không cao, luôn chịu nhiều rủi ro, nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm thường xuyên xảy ra. Nhìn chung, việc làm của người dân miền huyện Hương Trà vẫn còn thiếu tính bền vững. 2.2.2.2. Về tạo việc làm cho người lao động Bảng 2.10: Tình hình tạo việc làm cho người lao động huyện Hương Trà giai đoạn 2006-2010 [16] Đvt: Người Chỉ tiêu Tổng số Thực hiện thời kỳ 2006 - 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Số người được tạo việc làm 5.680 1.280 1.200 1.000 950 1.250 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Trong 5 năm (2006 - 2010), toàn huyện đã giải quyết việc làm, tạo việc làm cho hơn 5.680 lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 1.000 lao động. + Tạo việc làm cho người lao động theo ngành kinh tế. - Ngành nông nghiệp: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp ở miền núi huyện Hương Trà đã có bước phát triển ổn định và theo hướng sản xuất chuyên canh nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của miền núi. Tập trung khai thác thế mạnh về đất, rừng và điều kiện tự nhiên để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tập trung vào hai loại cây trồng chủ lực cho thu nhập cao là rừng và cao su, chú trọng phát triển sản xuất những giống cây trồng có giá trị cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như keo lá tràm, keo lưỡi mác, keo tai tượng, tràm hoa vàng, các loại phi lao, thông nhựa, sao, quế, dó bầu, và một số cây bản địa khác. Các loại cây công nghiệp được mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư thâm canh. 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích cây cao su Diện tích trồng rừng tập trung Độ che phủ của rừng Biểu 2.8: Biểu đồ diện tích rừng trồng mới và cao su của huyện Hương Trà giai đoạn 2006-2010 Nguồn: UBND huyện Hương Trà Đến năm 2010, đã hình thành được vùng cây cao su 2.200 ha, 80 ha cây hồ tiêu, 650 ha sắn công nghiệp; tiến hành trồng mới 4.500 ha rừng tập trung, 1.187.000 cây phân tán. Phát triển lâm nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2005 lên 56% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 năm 2010 [42]. Đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rừng, cao su của người dân có hiệu quả cao, như mô hình của ông Nguyễn Văn Bình, thôn Tam Hiệp, xã Bình Thành với 10 ha rừng trồng, 05 ha cao su, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/người/tháng; mô hình của ông Lê Đức Bình xã Bình Điền với 25 ha rừng, 05 ha cao su đang thời kỳ khai thác, thu nhập bình quân từ 170 - 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 20 - 25 lao động với thu nhập 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, làm vườn kết hợp với chăn nuôi đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm tới, huyện Hương Trà đã xác định trồng rừng và cao su là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở miền núi của huyện. Bảng 2.11 : Diện tích rừng trồng mới và cao su giai đoạn 2006-2010 của huyện Hương Trà [42] Đvt: ha Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích cây cao su 2.241 2.260,82 2.279,8 2.200 2.200 Diện tích trồng rừng tập trung 798 847 955,9 912,95 1.000 Độ che phủ của rừng 42,6 47,5 50 55 56 Bên cạnh đó, huyện cũng đã có chính sách khuyến khích một bộ phận dân cư tận dụng khai thác đất trống, đồi trọc, diện tích mặt nước các sông, suối, ao hồ ở miền núi để nuôi thuỷ sản nước ngọt như ba ba, ếch, cá chình..., phát triển kinh tế trang trại với nhiều qui mô khác nhau, tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị cao phục vụ đời sống và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động phổ thông và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ngay trong nội bộ ngành đã làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của nông nghiệp, nông thôn, miền núi sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hàng năm, lĩnh vực nông nghiệp ở miền núi đã tạo việc làm cho gần 5.000 lao động. Như vậy, nhờ chú trọng phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp mà lao động trong ngành này đã tăng từ 3537 người năm 2006 lên 4994 người năm 2009 (bảng 2.12). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 - Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo nhiều việc làm cho lao động. Đến năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.715 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng gấp 3,1 lần so năm 2005. Trong đó công nghiệp - TTCN địa phương đạt 303 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 34,85%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.412 tỷ đồng, tăng bình quân 23,65%.năm. Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của huyện tăng từ 18,8% năm 2005 lên 35,1% năm 2010. Các cụm công nghiệp - TTCN, làng nghề đã phát huy vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Cụm công nghiệp Tứ Hạ quy mô 25,15 ha đã được lấp đầy diện tích, cụm làng nghề mộc mỹ nghệ Xước Dũ đã thu hút được 3 doanh nghiệp và 11 hộ vào đầu tư sản xuất lấp đầy diện tích giai đoạn 1; ngoài ra đã hoàn thành quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Tứ Hạ lên 55 ha, quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp - TTCN Bình Điền 30,7 ha, cụm làng nghề gạch ngói gốm Thuỷ Phú, Hương Vinh 10 ha và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Tứ Hạ 126,7 ha. Các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp được đẩy mạnh, thực hiện tốt công tác khuyến công, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá, hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Năm 2005, có 20 doanh nghiệp và 1.632 hộ cá thể hoạt động, đến năm 2010, có 44 doanh nghiệp và trên 1.800 hộ cá thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp - TTCN. Số lao động được sử dụng thường xuyên là 8200 lao động [41]. Ở miền núi, nhà máy Thuỷ điện Bình Điền khởi công xây dựng từ năm 2005 đến năm 2008 hoàn thành và đưa vào sử dụng với công suất 44 Mw, điện năng bình quân hàng năm 181 triệu kw/h đã tạo việc làm cho hơn 200 lao động miền núi. Mỏ đá Galôi ở xã Hương Thọ với trữ lượng 1500.000m3/năm đưa vào khai thác năm 2007, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động địa phương. Các cơ sở khai thác và chế biến gỗ tại xã Bình Điền có giá trị sản xuất tăng tăng 61,99% hàng năm tạo việc làm cho hơn 30 lao động. Ngành công nghiệp - TTCN tạo việc làm thường ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 xuyên cho 1.179 lao động địa phương. Các ngành nghề đang được hình thành và phát triển. Ttại xã Bình Điền hiện có 15 hộ làm mộc dân dụng, tái chế lâm sản...tạo việc làm ổn định cho 7 - 10 lao động với thu nhập từ 7-8 triệu đồng/tháng. Từ năm 2006 đến năm 2009, lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng ở miền núi tăng gấp đôi từ 586 lên 1179 người. Bảng 2.12: Lao động miền núi huyện Hương Trà làm việc trong các lĩnh vực kinh tế Đvt: Người Stt Địa phương Nông- Lâm -Ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ và khác 2006 2009 2006 2009 2006 2009 1 Xã Hương Thọ 1272 1.626 230 445 226 709 2 Xã Bình Điền 480 682 126 410 188 670 3 Xã Hồng Tiến 160 262 8 10 37 86 4 Xã Bình Thành 647 1.162 196 259 170 464 5 Xã Hương Bình 978 1.262 26 55 136 222 Tổng Cộng 3537 4.994 586 1.179 757 2.151 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Hương Trà - Ngành dịch vụ: Phát triển đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân miền núi và khách hàng. Nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần kinh tế tham gia, thị trường từng bước được mở rộng, khai thác tốt thị trường miền núi. Có 4/5 xã có chợ nông thôn, hình thành các điểm mua bán ở Cầu Tuần (Hương Thọ), dọc Quốc lộ 49 và phát triển mạnh chợ Bình Điền thành chợ đầu mối khu vực có trên 50 hộ kinh doanh; nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như thu mua gỗ nguyên liệu, mủ cao su, vật tư nông nghiệp, cung ứng hàng tiêu dùng, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt... phát triển mạnh. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, thị tứ ở miền núi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi và giải quyết việc làm cho hơn 2.151 lao động, tăng từ 757 người năm 2006 lên 2.151 người năm 2009 (bảng 2.12). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 + Tạo việc làm cho người lao động theo thành phần kinh tế. Trong những năm qua, các thành phần kinh tế ở miền núi huyện Hương Trà phát triển mạnh mẽ, góp phần giải phóng tiềm năng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Năm 2004, toàn huyện chỉ có 15 doanh nghiệp và 1610 hộ cá thể đến năm 2010 tăng lên 44 doanh nghiệp và trên 1800 hộ hộ cá thể tham gia sản xuất kinh doanh, sử dụng 47.564 lao động, chiếm 84%, trong đó, miền núi có 8 doanh nghiệp, sử dụng 350 lao động miền núi. Khu vực kinh tế nước ngoài chưa phát triển mạnh, trên địa bàn huyện chỉ có nhà máy Luks xi măng, tạo việc làm thường xuyên hàng năm cho hơn 200 lao động. + Tạo việc làm cho người lao động thông qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm. - Phát triển KT-XH tạo việc làm cho lao động: Phát triển KT-XH sẽ giúp người dân tự tạo việc làm mới. Xác định được điều này, những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông miền núi theo định hướng CNH, HĐH. Cùng với tỉnh, huyện đã nâng cấp mở rộng các đoạn quốc lộ 49A, 49B, hoàn thành các tuyến đường nguồn vốn WB3. Triển khai nâng cấp mở rộng đường Tỉnh lộ 12B từ chùa Thiên Mụ giáp với đường phía Tây thành phố Huế, xây dựng và nâng cấp các tuyến đường khu trung tâm xã Bình Điền. Xây dựng mới chợ Bình Thành, chợ Hương Bình,.... đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển KT-XH, tự tạo việc làm cho mình. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm ở miền núi theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá và khai thác lợi thế của địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh hai loại cây trồng chính như rừng trồng và cao su, khai thác tối đa tài nguyên đất đai để trồng rừng. Từ năm 2006 đến 2010, có 572,1 ha đất trống đồi trọc được cải tạo trồng cây công nghiệp [40]. Cung cấp 63 ngàn con giống gồm lợn, bò, ếch, cá chình, gà công nghiệp; 5 loại giống cây trồng giúp người dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 tổ chức 60 lớp tập huấn kỷ thuật cho các hộ gia đình có kiến thức làm ăn nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực này. Nhờ vậy, đã giúp cho người dân tự tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. - Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm: Để tạo nhiều việc làm cho người lao động, huyện và các xã miền núi đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và thực hiện tốt chính sách huy động tạo vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Bảng 2.13: Vốn quốc gia thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm huyện Hương Trà giai đoạn 2006-2010 Đvt: Người Stt Chỉ tiêu Thực hiện các năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Nguồn vốn (triệu đồng) 40.672 51.126 77.553 114.213 140.633 2 Cho vay (triệu đồng) 17.096 24.518 46.347 51.500 58.743 3 Số hộ thoát nghèo, đảm bảo ổn định việc làm (hộ) 412 418 541 720 843 4 Số lao động được tạo việc làm (người) 540 1.290 1.560 1.620 1.780 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Hương Trà Đến năm 2010, đã cho vay 140,16 tỷ đồng, gồm các chương trình chủ yếu như Chương trình cho vay hộ nghèo 64,6 tỷ đồng với 6050 hộ vay; Chương trình cho vay giải quyết việc làm 7,018 tỷ đồng với 328 hộ; Chương trình cho vay trồng rừng WB3 là 16 tỷ đồng với 107 hộ vay; Chương trình cho vay đồng bào dân tộc 0,6 tỷ đồng với 120 hộ vay; Chương trình cho vay xuất khẩu lao động 1,88 triệu đồng với 112 hộ vay. Các nguồn vốn cho vay được người dân sử dụng đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm cho 1200 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi từ 26,5% năm 2006 xuống còn 16,18% năm 2010, của huyện từ 21% xuống còn 7,99%. [25]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Bên cạnh đó, các dự án xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được gắn kết với chương trình 134, 135 của chính phủ, chương trình phát triển nông, lâm nghiệp cho các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn và các nghề khác đã giúp người dân miền núi phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Từ năm 2006-2010, các chương trình này đã hỗ trợ kinh phí 2,45 tỷ đồng, đào tạo nghề cho 1.313 lao động chủ yếu là người nghèo với các nghề như chuyển giao ứng dụng khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ giống lợn F1, ứng dụng công nghệ sinh học EM trong chăn nuôi, trồng rừng, kiến thức quản lí kinh tế hộ, tìm kiếm việc làm thông qua một số dịch vụ như chăn nuôi thú y, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, các dịch vụ phi nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số do tập tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên chưa tiếp cận được tiến bộ kỷ thuật, áp dụng các giống mới vào sản xuất [39]. - Thông qua công tác xuất khẩu lao động: Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động phổ biến của nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở những nơi có điệu kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nguồn nhân lực dồi dào, trong khi nền kinh tế địa phương chưa đủ khả năng tạo việc làm, thu hút hết lực lượng lao động xã hội. Xuất khẩu lao động là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động. Nhận thức được điều đó, công tác xuất khẩu lao động đã được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Hàng năm, huyện đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động; thường xuyên phối hợp với các đơn vị có năng lực, trách nhiệm đưa người đi xuất khẩu lao động về các xã để cung cấp thông tin cho người dân có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua xuất khẩu lao động; rút ngắn các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn ngân hàng, đi xuất khẩu lao động. Trong 5 năm (2006-2010), toàn huyện có 660 người đi xuất khẩu lao động, trong đó 521 người đi theo hợp đồng, 139 người đi theo hình thức tự do. Hiện nay toàn huyện có 03 đơn vị trực tiếp tham gia đưa người đi xuất khẩu lao động và dịch ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 vụ tạo nguồn về xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_ben_vung_doi_voi_lao_dong_mien_nui_3674_1912386.pdf
Tài liệu liên quan