Luận văn Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương dòng điện trong các môi trường lớp 11 ban cơ bản

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠSỞLÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BẢN ĐỒKHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾWEBSITE HỖTRỢDẠY HỌC MÔN VẬT LÝ ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG. 5

1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay và việc đổi mới

phương pháp dạy học vật lý ởtrường trung học phổthông . 5

1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổthông . 5

1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lý trung học phổthông hiện nay . 7

1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ởtrường trung học

phổthông với sựhỗtrợcủa công nghệthông tin . 9

1.2 Bản đồkhái niệm (concept map) . 10

1.2.1. Tổng quan vềBản đồkhái niệm . 10

1.2.2. Một số đặc điểm cơbản của Bản đồkhái niệm . 12

1.2.3. Quá trình xây dựng và tiêu chuẩn đánh giá Bản đồkhái niệm. 12

1.3. Thiết kếWebsite dạy học vật lý ởtrường trung học phổthông . 15

1.3.1. Những định hướng cho việc thiết kếWebsite dạy học vật lý. 15

1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá Website dạy học . 17

1.3.3. Sửdụng Website dạy học vật lý ởtrường trung học phổthông. 20

1.3.4. Hạn chếcủa việc sửdụng Website dạy học vật lý . 22

1.4. Kết luận của chương 1. 23

Chương 2: XÂY DỰNG BẢN ĐỒKHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾ

WEBSITE HỖTRỢDẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG

ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” LỚP 11 BAN

CƠBẢN. 25

2.1. Cấu trúc nội dung và thực trạng dạy học chương “ Dòng điện trong các môi trường” lóp 11 – ban cơbản . 25

2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” ban cơbản. 25

2.1.2. Thực trạng dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” . 27

2.2. Xây dựng bản đồkhái niệm chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 - ban cơbản . 29

2.3. Thiết kếWebsite chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơbản . 36

2.3.1. Mục tiêu của việc thiết kếWebsite hỗtrợdạy học vật lý. 36

2.3.2. Nội dung Cơbản của Website . 37

2.4. Thiết kếtiến trình dạy học cụthểmột sốbài của chương “Dòng

điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơbản . 56

2.5. Kết luận của chương 2 .65

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.67

3.1. Mục đích của thực nghiệm sưphạm .67

3.2. Nội dung của thực nghiệm sưphạm.67

3.3. Tiến hành thực nghiệm sưphạm .68

3.4. Đánh giá kết quảthực nghiệm sưphạm.68

3.4.1. Nhận xét vềtiến trình dạy học . 68

3.4.2. Đánh giá kết quảhọc tập của học sinh. 69

3.5. Kết luận của chương 3.77

KẾT LUẬN.79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.81

PHỤLỤC

pdf132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương dòng điện trong các môi trường lớp 11 ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường”. Site này cung cấp những gợi ý về cách tổ chức các bài giảng trong chương “ Dòng điện trong các môi trường ” theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS bằng cách tổ chức cho HS hoạt động để chủ động phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Site này là tài liệu hữu ích cho GV trong việc soạn giáo án. 46 Mỗi giáo án giảng dạy coi như một kịch bản về hoạt động của GV và HS, trong đó GV là người tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động. Mỗi giáo án giảng dạy cho một tiết học gồm 3 phần như sau: + Mục tiêu: Các mục tiêu của tiết học được coi là đầu ra của hoạt động học tập của HS. GV có thể đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS cũng như HS có thể tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu của mình. + Chuẩn bị: Phần này nêu lên những chuẩn bị của GV và HS cho tiết học, tập trung vào việc chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc dạy và học. + Tổ chức hoạt động dạy và học: Đây là phần trọng tâm của giáo án giảng dạy, trình bày các hoạt động của GV và HS trong tiết học. Các hoạt động được trình bày thành hai cột. Một cột dành cho hoạt động tổ chức và hướng dẫn của GV; một cột dành cho hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. 3. Bài giảng PowerPoint Site “Bài giảng PowerPoint” có 5 bài trong chương “Dòng điện trong các môi trường” được thiết kế theo phân phối chương trình SGK ban cơ bản là: Dòng điện trong kim loại, Dòng điện trong chất điện phân, Dòng điện trong chất khí, Dòng điện trong chân không và Dòng điện trong chất bán dẫn, So với bài giảng thông thường thì Bài giảng PowerPoint có ưu điểm trong việc tăng cường tính trực quan, sinh động cho bài giảng thông qua sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, phim; các hiệu ứng hoạt hình và âm thanh. Những hình ảnh, thí nghiệm minh họa và mô phỏng, phim, các hiệu ứng động được sử dụng với các mục đích DH khác nhau: đặt vấn 47 đề cho bài học để đưa HS vào tình huống có vấn đề, hình thành kiến thức hay củng cố, khắc sâu lý thuyết… 2.3.2.6. Bài tập Vật lý Trong Site Bài tập Vật lý, này ngoài những Câu hỏi lý thuyết, Bài tập Tự luận còn có Bài tập trắc nghiệm được chia thành ba mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng giúp cho HS xác định được những kiến thức cơ bản cần phải nắm được sau khi học. Đồng thời củng cố, mở rộng và khắc sâu thêm kiến thức. Site Bài tập Vật lý còn giúp GV kiểm tra mức độ hiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích, tổng hợp của HS. Hình 2.3.8 : Một phần giao diện của flle “BaitapDD KIM LOAI.htm” 48 Hình 2.3.9 : Một phần giao diện của flle “BT TU LUAN.html” 2.3.2.7. Vật lý ứng dụng Tôi đã đưa vào Site nhiều bài viết được thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau và Internet. Nội dung của Site là các bài viết về những hiện tượng, những ứng dụng VL quen thuộc trong tự nhiên và đời sống. Site này giúp HS có thêm những thông tin và biết được những ứng dụng của dòng điện trong các môi trường kim loại, điện phân, chất khí, chân không, bán dẫn trong công nghệ và đời sống. 49 Hình 2.3.10 : Site “Vật lý Ứng dụng” 2.3.2.8. Lịch sử Vật lý Trong Site này, tôi đã sưu tầm và đưa vào các câu chuyện lịch sử về VL, các phát minh liên quan đến các bài học nhằm mục đích giúp HS thêm hứng thú khi học chương này. 50 Hình 2.3.11 : Một phần giao diện của file “LichsuVL.htm” 51 Hình 2.3.12 : Một phần giao diện của file “LichsuBANDAN.htm” 2.3.2.9. Danh nhân Vật lý Site “ Danh nhân Vật lý” giúp HS có thêm thông tin về các nhà khoa học có nhiều phát minh, cống hiến quan trong cho lĩnh vực “ĐIỆN – TỪ ” trong chương trình VL ở trường phổ thông. Điều này làm cho HS hiểu hơn về các nhà khoa học và lịch sử phát minh tri thức khoa học, góp phần giáo dục tư tưởng, nhân cách cho HS, hình thành ở các em lòng say mê nghiên cứu khoa học. 52 Hình 2.3.13 : Site “Danh nhân Vật lý” Hình 2.3.14 : Một phần giao diện của file “AMPE.htm” 53 2.3.2.10. Thư viện Trong Site này gồm các thư viện con như thư viện hình ảnh, thư viện hình vẽ, thư viện mô phỏng và thư viện phim có liên quan đến nội dung, thí nghiệm, hình ảnh trong chương “Dòng điện trong các môi trường”. Với những thư viện này, GV và HS có thể tham khảo, tìm tòi nghiên cứu thêm. Không những thế, GV có thể sử dụng như nguồn tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử theo ý riêng của mình. Hình 2.3.15 : Site “Thư viện” 54 Hình 2.3.16 : Một phần giao diện file “TV-HV.html” 2.3.2.11. Thư giãn Site Thư giãn là nơi GV và HS có thể ghé qua sau những giờ phút giảng dạy - học tập mệt mỏi, căng thẳng. Site này có các Site con như Nhạc Flash gồm Tiếng Việt – Anh- Trung - Hàn, Trò chơi, Hình ảnh vui, Truyện cười, Vật lý vui, Phim hoạt hình Flash vui nhộn. 55 Hình 2.3.17 : Site “Thư giãn” Hình 2.3.18 : Một phần giao diện của file “Nhac TRUNGHAN.htm” 56 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể một số bài của chương “ Dòng điện trong các môi trường ” lớp 11 ban cơ bản [4],[5] Tiến trình DH cụ thể chương “ Dòng điện trong các môi trường” được thực hiện từng bước như sau + HS nghiên cứu tài liệu, SGK, Website “Dòng điện trong các môi trường”, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, thảo luận nhóm. + Khi cả nhóm thống nhất câu trả lời, GV cho HS trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. + Sau khi các nhóm trả lời xong, GV tiến hành các hoạt động DH cụ thể và rút ra những kết luận tồng quát. Do khuôn khổ giới hạn của luận văn nên trong phần này tôi chỉ trình bày tiến trình DH cụ thể bài “Dòng điện trong kim loại”. Bài “Dòng điện trong chất điện phân” và “Dòng điện trong chân không” tôi trình bày trong phần phụ lục 3 Sau đây là tiến trình DH cụ thể. ™ Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI * Mục tiêu _ Kiến thức + Phát biểu được bản chất dòng điện trong kim loại. + Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại. + Mô tả được cặp nhiệt điện và nêu được điều kiện xuất hiện suất điện động nhiệt điện. _ Kỹ năng + Giải thích định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại. 57 + Viết được công thức về sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ và sử dụng được công thức này để giải các bài tập trong sách SGK và các bài tập tương tự. _ Thái độ Rèn luyện ý thức tự giác, chủ động trong học tập thông qua việc hoạt động nhóm, cùng hợp tác với bạn bè và GV trong học tập. * Chuẩn bị GV: + Chuẩn bị thí nghiệm đã mô tả trong SGK. + Chuẩn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện (có thể dùng bất kỳ cặp nhiệt điện nào). + Chuẩn bị bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu. HS: Ôn lại: + Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong SGK lớp 9. + Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Dòng điện trong kim loại + Nệu nội dung thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại? …………………………………………………………………………… + Các hạt tải điện trong kim loại là những hạt nào ? …………………………………………………………………………… + Tại sao gọi là electron tự do ? …………………………………………………………………………………. + Khí electron tự do trong kim loại là gì ? …………………………………………………………………………………. + Bản chất dòng điện trong kim loại là gì ? 58 …………………………………………………………………………………. + Tạo sao kim loại có điện trở và tại sao điện trở của kim loại lại phụ thuộc vào nhiệt độ ? …………………………………………………………………………… + Dòng điện trong kim loại có tuân theo định luật Ohm không ? …………………………………………………………………………… + Công thức xác định điện trở suất của loại theo nhiệt độ ? …………………………………………………………………………… + Hiện tượng siêu dẫn là gì? Ưng dụng ? …………………………………………………………………………… + Hiện tượng nhiệt điện là gì ? …………………………………………………………………………… + Công thức xác định suất điện động nhiệt điện? …………………………………………………………………………… + Liệt kê các ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong đời sống? …………………………………………………………………………… * Tổ chúc hoạt động dạy học 9 Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong kim loại Họat động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề học tập: Sử dụng nội dung của phần mở đầu chương và phần vào bài trong SGK để nêu vấn đề học tập của bài này. * Bản chất của dòng điện trong kim loại. Bản chất của dòng điện trong kim - Theo dõi bài giảng của GV 59 loại được nêu rõ trong một lí thuyết tổng quát gọi là thuyết êlectron mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. - Yêu cầu HS tự đọc mục I của SGK, kết hợp với những điều đã học ở lớp 10 về chất rắn, để trả lời các câu hỏi sau: 1. Mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim loại. các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có những tính chất nào? 2. Các êlectron tự do trong kim loại có những tính chất nào? Tại sao lại gọi chúng là khí êlectron tự do? - Cá nhân đọc mục I SGK để trả lời câu hỏi do GV nêu ra. Trao đổi nhóm về các câu trả để thống nhất nội dung trả lời. 1. Trong kim loại các ion dương lien kết với nhau, sắp xếp, một cách trật tự tạo nên mạng tinh thế. Các ion dao động quanh các vị trí cân bằng xác định. Chuyển động nhiệt của các ion càng mạnh (nhiệt độ càng cao) thì tinh thể càng trở nên mất trật tự. 2. Các êlectron tự do trong kim loại là các ion hóa trị tách khỏi nguyên tử. Các êlectron tự do chuyển động hỗn loạn, không thoát ra khỏi khối kim loại. Các êlectron tự do được gọi là khí êlectron tự do chuyển động vì chúng chuyển động hỗn loạn như các phân 60 3. Khi đặt kim loại vào một điện trường thì có hiện tượng gì xảy ra? 4. Bản chất của dòng điện trong kim loại là gì? - Theo dõi hoạt động nhóm, đại diện của nhóm trả lời. Hướng dẫn HS thảo luận trả lời. tử khí 3. Khi đặt kim loại vào một điện trường thì dưới tác dụng của điện trường, khí êlectron tự do chuyển dời ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện 4. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường. 9 Hoạt động 2: Tìm hiểu tạo sao kim loại có điện trở và tại sao điện trở của kim loại lại phụ thuộc vào nhiệt độ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề học tập : Trong phần này chúng ta sẽ sử dụng những nội dung của thuyết êlectron đã học ở trên để giải thích tại sao kim loại có điện trở và tại sao điện tở của kim loại lại phụ thuộc vào nhiệt độ. * Tìm hiểu nguyên nhân làm kim loại có điện trở. - Nêu câu hỏi: Tại sao kim loại lại cản trở chuyển động của các êlectron tự do, + HS trả lời: nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Do khi chuyển 61 nghĩa là tại sao kim loại lại có điện trở. - Nhận xét câu trả lời của HS. Trình bày để HS hiểu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại rất phức tạp, không đơn giản. Có các yếu tố sau đây cản trở chuyển động của các êlectron tự do: + Chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể. + Sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ của khối kim loại. + Sự tồn tại của các nguyên tử lạ trong khối kim loại có tạp chất. Các yếu tố trên tạo nên sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các êlectron tự do là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. * Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ: - Các em hãy đoán xem khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại tăng lên hay giảm đi. - Nhận xét và tổ chức cho HS thảo luận. - Kết luận : Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các êlectron tự do, do đó có thể dự động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các êlectron tự do bị cản trở do va chạm với các ion đang chuyển động nhiệt (dao động quanh các nút mạng tinh thể) + Sau khi đọc SGK, HS đưa ra câu trả lời SGK: Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các êlectron tự do là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Dự đoán: vì chuyển động nhiệt cản trở chuyển động của các êlectron tự do nên khi nhiệt độ của các ion mạnh lên làm cho việc cản trở chuyển động tăng lên. Do đó khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng. 62 đoán khi nhiệt độ tăng, nghĩa là khi chuyển động nhiệt mạnh lên thì điện trở của kim loại tăng. - Giới thiệu thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn của GV. Vẽ sơ đồ thí nghiệm (nguồn điện mắc nối tiếp với dây may so và ampe kế). giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm. Đo cường độ dòng điện qua dây may so khi chưa bị đốt nóng và khi bị đốt nóng. Cho HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận. - Giới thiệu đường biểu diễn sự biến thiên điện trở suất theo nhiệt độ: Thí nghiệm trên chỉ cho chúng ta thấy sự phụ thuộc của điện trở kim loại và nhiệt độ. - Đường biểu diễn trong hình 13.2 cho thấy điện trở suất của kim loại phụ thuộc nhiệt độ như thế nào? + Cho HS thấy trong khoảng nhiệt độ từ 100K đến 700K đường biểu diễn có thể coi là thẳng. do đó, có thể coi điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc - Theo dõi thí nghiệm do GV làm. Nhận xét và rút ra kết luận Khi đốt nóng dây may so thì số chỉ của miliampe kế giảm, chứng tỏ cường độ dòng điện chạy qua dây giảm và điện trở của dây tăng: Dự đoán lí thuyết là đúng. - Trả lời câu hỏi của Gv Đường biểu diễn có dạng gần với đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên có thể coi ρ biến thiên bậc nhất với T. - Theo dõi bài giảng của Gv - Trả lời câu hỏi của GV tại lớp hay vào vở bài tập tùy theo yêu cầu của GV. 63 nhất với nhiệt độ: 0 (1 )tρ ρ α= + ∆ + Giải thích các ký hiệu dùng trong công thức. Giới thiệu bảng 13.1 SGK 9 Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng nhiệt điện. + Giới thiệu cấu tạo của cặp nhiệt điện và sự xuất hiện suất điện động nhiệt điện. - Nêu vấn đề học tập: Ở THCS chúng ta đã học sự chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một ví dụ về sự chuyển hóa ngược lại, từ nhiệt năng sang điện năng. - Làm thí nghiệm hình 13.4 SGK: + Lấy hai dây kim loại khác chất, đánh sạch, quấn vào nhau và dùng kìm kẹp chạt để tạo ra một cặp nhiệt điện + Lắp mạch điện theo hình 13.4 SGK - Theo dõi bài giảng của GV - Quan sát thí nghiệm do GV làm 64 + Hướng dẫn HS quan sát kim của vôn kế khi hai đầu cặp nhiệt điện đều đặt ở không khí và khi đầu cặp nhiệt điện đặt vào nước đá, một đầu đặt dưới ngọn lửa đèn cồn. yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Quan sát kim của vôn kế theo yêu cầu của GV. Rút ra nhận xét và kết luận. + khi nhiệt độ ở hai đầu của cặp nhiệt điện như nhau, trong mạch có suất điện động. 9 Hoạt động 4 : Tổng kết bài - Nhắc lại các nội dung ghi trong phần tổng kết ở SGK, trừ nội dung về vật liệu siêu dẫn để HS tự nghiên cứu ở nhà. - Bài tập về nhà : Các câu hỏi 1, 2, 3, 4 và các bài tập 5, 6 (SGK). - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: sử dụng Site “Bản đồ khái niệm ”, Site “ Bài giảng PowerPoint ” và Site “Bài tập” để ôn luyện, củng cố kiến thức đã học; Site “Danh nhân Vật lý” để đọc thêm về cuộc đời và quá trình nghiên cứu khoa học của các nhà bác học; Site “Vật lý ứng dụng” để biết thêm thông tin về các ứng dụng của “Dòng điện trong kim loại”. 65 - Nhắc HS: + Tự học mục III của SGK về hiện tượng siêu dẫn. + Ôn các kiến thức về cấu tạo của axit, bazơ, muối; liên kết ion; khái niệm hóa trị. 2.5. Kết luận chương 2 Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung của chương “Dòng điện trong các môi trường” và nhìn nhận thực trạng dạy và học trong chương trình phổ thông, tôi đã xây dựng một số BĐKN cho từng bài, xác định các câu hỏi trọng tâm, các kiến thức chính cần nắm và thiết kế Website để hỗ trợ cho việc giảng dạy ở bậc trung học phổ thông. Do yêu cầu về mặt kiến thức mà HS cần phải nắm trong chương này là: Dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện trong các môi trường (kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn) khác nhau như thế nào ? Các thuyết VL nào để giải thích hiện tượng ? … Lượng kiến thức lớn mà cách giảng dạy chủ yếu trong trường hiện nay là phương pháp thuyết trình. GV là người thông báo, cung cấp kiến thức, HS là người lĩnh hội, tiếp thu một cách thụ động. HS không có cơ hội để vận dụng kiến thức nên tiếp thu mờ nhạt mà chóng quên. Do đó việc xây dựng một phương pháp mới, giúp cho HS “vừa học lại có thể vừa hành” là một việc làm cần thiết với các nội dung chính được thiết trên Website như: các BĐKN, nội dung SGK, giáo án giảng dạy, bài giảng PowerPoint, bài tập VL, các câu hỏi lý thuyết, tự luận… sẽ giúp cho GV đỡ nặng nhọc hơn trong việc chuẩn bị bài giảng, thiết kế giảng dạy. GV có thể yêu cầu HS xem trước bài giảng rồi lên thuyết trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, với phương pháp này sẽ làm tăng khả năng tự học của HS, tăng tư duy, khả năng tìm tòi học hỏi và đặc biệt là khả năng làm việc nhóm (lấy HS làm trung tâm, HS tự tìm hiểu kiến thức). 66 Bên cạnh đó, Website còn đưa thêm những mục phụ như: mục thư giản, các bài nhạc, những đoạn phim, hình ảnh, những câu chuyện vui về VL… kể chuyện các danh nhân sẽ giúp HS thư giãn sau những lúc học căng thẳng, giúp cho các em thấy mối liên quan giữa VL và đời sống hằng ngày, thấy được tầm quan trọng của VL. Các em có cơ hội “học đi đôi với hành”, nhớ lâu những gì đã học, khơi gợi trong các em sự say mê, hứng thú, tìm tòi, học hỏi. Đó là mục đích chính của Website. Mặt khác, việc áp dụng Website này vào giảng dạy là đưa HS và GV tiếp cận với một phương pháp học tập mới, ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ giúp cho HS tiếp cận đến một nền tri thức mới của nhân loại, một thời đại mới, đó là thời đại bùng nổ thông tin. Không chỉ giúp cho các em tự học VL mà còn hỗ trợ cho các em phương pháp tìm kiếm thông tin cho những môn học, ngành nghề khác. 67 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM[8] 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng BĐKN và Website với vai trò là PTDH hiện đại hỗ trợ DH chương “Dòng điện trong các môi trường”. Kết quả TNSP góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài Kết quả TNSP nhằm trả lời các câu hỏi: - Sử dụng BĐKN kết hợp với Website hỗ trợ DH có góp phần nâng cao hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập của HS hay không ? - So sánh chất lượng trong qúa trình học tập với sự hỗ trợ của Website DH với quá trình học tập bằng PPDH truyền thống của HS như thế nào? - Các BGĐT có phù hợp với thực tế DH ở trường phổ thông không? Các câu hỏi trên nếu được trả lời sẽ giúp tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời xử lý, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng DHVL và đổi mới PPDH ở trường phổ thông. 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm Quá trình TNSP được tiến hành trong năm học 2007 - 2008 tại trường THPT Hoàng Hoa Thám - Q. Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình TNSP, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau: * Tổ chức DH chương “Dòng điện trong các môi trường” Ban cơ bản cho các lớp ĐC và TN. 68 - Đối với các lớp TN: tôi sử dụng BĐKN, Website hỗ trợ DH, bài giảng PowerPoint. Đồng thời kết hợp với sử dụng các PTDH truyền thống - Đối với các lớp ĐC: GV sử dụng PPDH truyền thống. * So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp TN và các lớp ĐC. 3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm Chọn hai lớp TN là 11A8: 49 HS và 11A16: 51 HS. Chọn hai lớp ĐC là 11A11: 52 HS và 11A15: 48 HS. Chất lượng học tập của các lớp được đánh giá là tương đương nhau (căn cứ vào kết quả học tập ở lớp 10 ). Trong quá trình TNSP, ở các lớp TN, tôi thực hiện tiến trình DH chương “Dòng điện trong các môi trường” ban cơ bản với sự hỗ trợ Website DH, các BGĐT và hệ thống hóa kiến thức bằng BĐKN. Ở các lớp ĐC, tôi dạy theo PPDH truyền thống. Trong các giờ học ở lớp TN, tôi chú ý quan sát các hoạt động, tính tích cực của HS, mức độ hiểu bài của HS. Kết hợp với kết quả các bài kiểm tra của HS các lớp để đánh giá khách quan chất lượng các giờ học. Mỗi HS làm 1 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút cuối chương. Tôi tổ chức kiểm tra cho HS ở các lớp theo hình thức trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học Quan sát giờ học của các lớp TN được thực hiện theo tiến trình DH đã xây dựng, tôi có những nhận xét sau: - Có thể tiến hành DH với sự hỗ trợ của Website như những tiết học bình thường. Các BGĐT xây dựng không quá tải với thời 69 lượng lên lớp và khả năng của HS, các site có nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra. - Sử dụng BĐKN nhằm tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức - Sử dụng Website làm phương tiện hỗ trợ DH có tác dụng tích cực hoá, thu hút sự chú ý của HS vào bài học. Kết quả cho thấy sử dụng Website làm cho quá trình DHVL trở nên sinh động và HS tỏ ra thích thú hơn với môn VL, tham gia vào những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn. 3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. ™ Thống kê kết quả kiểm tra: Tôi tiến hành thống kê các bài kiểm tra theo hai nhóm: nhóm bài kiểm tra 15 phút và nhóm bài kiểm tra 1 tiết, kết quả thu được như sau: 70 9 Thống kê kết quả bài kiểm tra 15 phút Bảng 3.1: Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC Số HS đạt điểm Xi Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 2 6 8 12 12 20 24 7 9 ĐC 100 0 3 5 6 17 19 13 14 12 5 4 Đồ thị 3.1:Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ S Ố H S Nhóm TN Nhóm ĐC 71 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC Số % HS đạt điểm Xi Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 2 6 8 12 12 20 24 7 9 ĐC 100 0 3 5 8 17 19 13 14 12 5 4 Đồ thị 3.2: Biểu đồ phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ S ố % H S đ ạ t đ iể m X i Nhóm TN Nhóm ĐC 72 Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất tích lũy của bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC Số % HS đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 2 8 16 28 40 60 84 91 100 ĐC 100 0 3 8 16 33 52 65 79 91 96 100 Đồ thị 3.3: Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ T ỉ l ệ % H S đ ạ t đ iể m X i tr ở x u ố n g Nhóm TN Nhóm ĐC Điểm trung bình của nhóm TN và ĐC của bài kiểm tra 15 phút Công thức tính điểm trung bình: N Xf X i ii∑ == 10 1 Trong đó fi là tần số ứng với điểm số Xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra. Công thức độ lệch chuẩn: 10 2 1 ( ) 1 i i i f X X S N = − = − ∑ 73 Kết quả tính toán được cho ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm TN và ĐC Nhóm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn TN 6.7 2 ĐC 6.2 2.3 Từ bảng 3.4 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC. 9 Thống kê kết quả bài kiểm tra 1 tiết Bảng 3.5: Bảng thông kê điểm số Xi của bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC Số HS đạt điểm Xi Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 0 2 7 11 11 23 18 15 13 ĐC 100 0 0 1 3 12 21 24 19 9 6 4 Đồ thị 3.4: Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ S ố H S Nhóm TN Nhóm ĐC 74 Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC Số % HS đạt điểm Xi Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 0 2 7 11 11 23 18 15 13 ĐC 100 0 0 1 3 12 21 24 19 9 7 4 Đồ thị 3.5: Biểu đồ phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ Số % H S đạ t đ iể m X i Nhóm TN Nhóm ĐC 75 Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC Số % HS đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 100 0 0 0 2 9 20 31 54 72 87 100 ĐC 100 0 0 1 4 16 37 61 80 89 96 100 Đồ thị 3.6: Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm TN và ĐC 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ T ỷ l ệ % H S đạ t đi ểm X i t r ở x u ố ng Nhóm TN Nhóm ĐC Điểm trung bình của nhóm ĐC và TN: Công thức tính điểm trung bình: N Xf X i ii∑ == 10 1 Trong đó fi là tần số ứng với điểm số Xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra. Công thức độ lệch chuẩn: 10 2 1 ( ) 1 i i i f X X S N = − = − ∑ kết quả tính toán được cho ở bảng 3.8 76 Bảng 3.8: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra 1 tiết Nhóm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn TN 7.3 1.9 ĐC 6.2 2.2 Từ bảng 3.8 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, tuy nhiên chưa thể kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89949LVVLPPDH015.pdf
Tài liệu liên quan