Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷsản II cơsởthức ăn tựnhiên ởruộng
lúa và khu vực Vườn Quốc Gia Tràm Chim thuộc vùng ĐTM rất phong phú.
Thực vật nổi ( Phytoplankton) xác định được có 69 loài tảo, trong đó tảo Lục (Chlorophyta)
có 42 loài chiếm 60,87%; tảo Silic ( Bacillariophyta) có 10 loài chiếm 14,49% là nguồn thức ăn rất
tốt cho động vật thuỷsản [28]. Khu vực ruộng lúa do chất lượng nước tốt hơn khu vực rừng Tràm
cao hơn ởkhu vực rừng Tràm( 7 – 20 loài).
Động vật đáy (Zooplankton) có 52 loài thuộc 4 ngành. Trong đó ngành Protozoa ( Nguyên
sinh động vật) có 7 loài chiếm 13,46%; ngành Aschelmin với lớp Rotatoria ( Trùng bánh xe) có 22
loài chiếm 42,30%; ngành Arthropoda với 23 loài chiếm 44,23% trong đó bộCladoceta (Giáp xác
râu ngành) có 14 loài chiếm 26,92%, lớp phụCopepoda ( Giáp xác râu ngành) có 6 loài chiếm
11,53% và bộOstracoda (giáp xác) có 3 loài chiếm 5,76% và cũng nhưthực vật nổi thành loài
động vật ởkhu vực ruộng lúa luôn cao hơn khu vực rừng Tràm.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cho động vật thuỷ sản [28]. Khu vực ruộng lúa do chất lượng nước tốt hơn khu vực rừng Tràm
cao hơn ở khu vực rừng Tràm( 7 – 20 loài).
Động vật đáy (Zooplankton) có 52 loài thuộc 4 ngành. Trong đó ngành Protozoa ( Nguyên
sinh động vật) có 7 loài chiếm 13,46%; ngành Aschelmin với lớp Rotatoria ( Trùng bánh xe) có 22
loài chiếm 42,30%; ngành Arthropoda với 23 loài chiếm 44,23% trong đó bộ Cladoceta (Giáp xác
râu ngành) có 14 loài chiếm 26,92%, lớp phụ Copepoda ( Giáp xác râu ngành) có 6 loài chiếm
11,53% và bộ Ostracoda (giáp xác) có 3 loài chiếm 5,76% và cũng như thực vật nổi thành loài
động vật ở khu vực ruộng lúa luôn cao hơn khu vực rừng Tràm.
Sinh vật đáy ( Zoobenhos) xác định được có 13 loài thuộc 5 lớp, 3 ngành, gồm: ngành
Mollusca ( thân mềm) có lớp Gastropoda ( chân bụng) có 4 loài chiếm 30,77%, lớp Bivlia có 11
loài chiếm 7,69%; ngành Annelida có lớp Oligochaeta( giun ít tơ) có 2 loài chiếm 7,69%, lớp
Insesta có 5 loài chiếm 38,48% [ 13, tr.13].
Cá tự nhiên ở HTN thành 2 nhóm [13,tr.13]:
* Nhóm cá đồng: Nhóm này ưa nước tĩnh, nó sinh sản và phát triển tại các kênh trong đồng
ruộng, rừng tràm, ruộng lúa..., ít di cư, chịu được môi trường khắc nghiệt như: pH thấp, hàm lượng oxy
thấp, môi trường sống chật hẹp, [ 24, tr. 153] có 1 loài cá Lóc (Ophiocephalus striatus) thuộc họ cá Lóc
(Ophiocephalidae); có 5 loài thuộc họ cá cá Rô (Anabantidae), ngoài ra còn có các loài cá trê vàng (
Clarias fuscus); cá sặc rằn ( Trichogaster pectoralis); cá thác lác ( Notopterus chitala)... có khả năng
sinh sản mạnh vào đầu mùa mưa, sinh trưởng và phát triển mạnh khi lũ tràn về.
* Nhóm cá sông: Ưa nước chảy, xuất hiện với sản lượng lớn vào mùa lũ, khi nước lũ tràn đồng,
nhờ nguồn thức ăn phong phú như lúa chét, mùn bã hữu cơ, thực vật chìm trong nước… Nhóm này có
các loài với số lượng nhiều như: cá Linh; cá Mè vinh; cá Ét mọi; cá Chốt; cá Trèn; cá Lăng; cá Tra;
Tôm càng xanh.
3.2.2. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ
Mùa vụ tôm thường bắt đầu vào tháng 5 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè – Thu, người
dân huyện Tam Nông tiến hành thiết kế ruộng nuôi. Diện tích ruộng nuôi có thể thay đổi từ 0,5 – 1
ha, cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng (cao 0,8 - 1,5 mét so với mặt ruộng) chắc chắn, giữ nước được
tốt, thường có mương bao quanh ruộng ( tổng diện tích mương thường chiếm 15 – 20 % diện tích
ruộng nuôi và sâu 0,8 đến 1,0 m so với mặt ruộng ). Tát cạn ruộng, bắt hết cá dữ, cá tạp, dọn cỏ xung
quanh, vét bùn đáy mương, lắp các lỗ mội hang cua nếu có và dùng vôi bột bón 8 – 10 kg/100 m2 sau
đó phơi nắng 2 – 3 ngày rồi cho nước vào, nước được lọc qua lưới dầy. Khoảng 5 – 7 ngày sau khi cho
nước vào tiến hành thả tôm giống [21], [38].
Lúc đầu thả Tôm ở giai đoạn con Post và thả trong vèo ( Vèo làm bằng lưới cước may dạng
giống như mùng ngủ ) để tôm ít bị hao hụt do các loài khác ăn đồng thời giúp tôm từ từ thích nghi với
môi trường, lúc này cho tôm ăn 4 lần trong ngày. Tôm được 40 ngày thả tôm ra vuông nuôi, trước khi
thả tôm ra vuông nuôi tiến hành diệt cá lóc, cá trê, ếch, rắn trong vuông nuôi để hạn chế sự hao hụt về
con giống bên cạnh dó luôn theo dỏi và điều chỉnh pH ao nuôi thích hợp (7,5 – 8,3), lúc này giảm số
lần ăn cho tôm ăn 3 lần/ ngày. Thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên hiệu
MEGA ( có nồng độ đạm cao ) và thức ăn tự chế.
Khi mùa lũ tràn đồng, người nuôi tôm càng xanh chân ruộng dùng cọc tràm hoặc tre cắm dọc bờ
bao làm hàng rào và dùng lưới cước bao quanh toàn bộ vuông nuôi, như vậy nước trong vuông nuôi và
bên ngoài có tính chất hoàn toàn giống nhau, (hình 3.3) đây cũng chính là hình thức khá đặc biệt của
việc nuôi tôm mùa lũ. Lúc này nguồn thức ăn tự nhiên do nước lũ đem lại khá dồi dào, người nuôi bắt
cua, ốc, cá tạp xay nhuyển trộn với cám, khoai lang, khoai mì… ( tỷ lệ 2/3) nhằm giúp tôm tăng trọng
nhanh [9], [21].
Ngoài hình thức nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ, người dân ở HTN còn nuôi tôm
càng xanh đăng quần, hình thức này có thể nuôi ở bờ sông, kênh rạch, đồng ruộng.
Hình 3.3: Vuông nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN
Từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN, ông Lê Hoàng Nam, Phó chủ
tịch UBND huyện Tam Nông cho biết “Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi ở huyện
Tam Nông cho thấy kết quả rất khả quan, mở ra triển vọng khai thác tiềm năng của địa phương. Trước
hết khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ, đưa vòng quay của đất tăng từ hai đến ba lần trong
năm, tăng giá trị sử dụng đất và tăng độ phì nhiêu của đất, giảm sự thoái háo đất đai và bảo vệ môi
trường. Mặt khác nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi còn góp phần giải quyết việc làm cho
lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo cho ngườidân”[40].
3.2.3. Kết quả các mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ [34],[36]
Bảng 3.1: Kết quả mô hình nuôi TCX, năm 2005 (Kết quả bình quân 5 hộ nuôi năm2005)
Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân HTN,2005
Hộ nuôi
Chỉ tiêu Nguyễn
Hiền Sĩ
Nguyễn Văn
Dọn
Hứa Văn
Điển
Kiều Văn
Hinh
Lê Công
Chiến
Tổng cộng
Bình quân
(1ha)
Diện tích (ha) 01 01 01 01 01 05
Tổng chi (đồng) 111.680.000 128.491.000 53.253.000 49.557.000 41.971.000 384.955.000 76.991.000
Năng suất ( tấn/ ha) 2,21 2,48 1,38 1,3 0,7 8,07 1,61
Giá bán ( đồng/tấn) 84.585.000 82.649.000 87.769.000 86.000.000 89.413.000 430.416.000 86.083.000
Tổng thu (đồng) 187.101.000 204.970.000 121.121.000 111.800.000 62.560.000 687.552.000 137.510.000
Lợi nhuận: 75.421.000 76.479.000 67.868.000 62.24.000 20.586.000 302.596.000 60.519.000
Lợi nhuận/ vốn (%) 67,53% 59,52% 127,4% 125,6% 49% - 85,81%
Lợi nhuận /doanh thu (%) 40,3% 37,31% 56% 55,67% 33% - 44,45%
Do các thuận lợi đã nêu ở phần 3.2.1, trong năm 2004 và 2005 huyện đã chủ trương thí
điểm các mô hình nuôi TCX thử nghiệm theo cơ cấu lúa Đông xuân –TCX mùa lũ và kết quả đạt
được khả quan (bảng 3.1).
+ Năm 2004 thử nghiệm 02 ha/01 hộ nuôi, với số lượng thả 210.000 con, mật độ trung bình
10 con/ m2, năng suất đạt được sau 6 tháng nuôi là 1,7 tấn/ ha, lơi nhuận sau khi trừ chí phí là 60
triệu đồng/ ha.
+ Năm 2005 nhân rộng mô hình lên 22,3 ha với 07 hộ nuôi, mật độ thả tương tự năm 2004.
Kết quả các hộ nuôi đều cho năng suất rất cao dao động từ 0,7 – 2,48 tấn/ha, lợi nhuận thấp nhất là
20,52 triệu đồng/ ha, lợi nhuận cao nhất trên 50 triệu đồng/ha.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm 2004, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 211 ha. Tổng sản lượng
đạt 8.500 tấn. Trong đó sản lượng nuôi là 6.300 tấn, khai thác tự nhiên 2.200 tấn, sản lượng nuôi
tập trung chủ yếu là cá Lóc nuôi thâm canh ao hầm. So với sản lượng và diện tích nuôi năm 2000
tăng 52 ha, sản lượng tăng 3.200 tấn (tăng gấp 2 lần) [13].
Nhìn chung thuỷ sản hơn 10 năm qua đã có bước phát triển. Nếu tính từ mốc năm 1990 với
diện tích 60 ha nuôi các loại, sản lượng đạt 700 tấn thì đến năm 2004 tăng lên 211 ha ( tăng 3,51
lần), sản lượng đạt 6.300 tấn ( tăng gấp 9 lần). Tuy nhiên về giá cả thị trường tiêu thụ không ổn
định, vốn đầu tư nuôi thiếu, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên nên nghề nuôi thuỷ sản của
huyện so ra vẫn phát triển còn chậm. Vì vậy, trong những năm sắp tới của nghề nuôi thuỷ sản phát
triển bền vững và thật sự trở thành thế mạnh về kinh tế đứng thứ hai sau cây lúa, cần phải xây
dựng dự án đầu tư cụ thể cho từng vùng chuyên canh nuôi trồng [13].
Hiệu quả về kinh tế: Nguồn tôm giống được cán bộ thuỷ sản cung cấp vừa qua được đánh
giá là có chất lượng, tôm đồng đều nuôi mau lớn và cho năng suất cao. Hiệu quả từ một vụ TCX
của ông Sĩ và ông Dọn so với sản xuất 1 vụ lúa Hè thu thì lợi nhuận từ mô hình nuôi TCX tăng
gấp 13,4 -15.99 lần. Nên việc bố trí nuôi TCX mùa lũ là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh
đó nuôi tôm còn giúp tăng độ phì của đất, tăng giá tri sử dụng đất [36].
Hiệu quả xã hội: Giải quyết việc làm cho lao động nhàn trong mùa lũ, giảm thoái hoá về đất
đai, tạo sự nhận thức mới trong cộng đồng xã hội về quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
Đối tượng TCX có nhiều ưu thế về thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, tiềm năng
phát triển còn khá lớn.
Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn trong việc nuôi TCX:
+ Gía con giống còn cao, giống chất lượng còn thiếu và chưa kịp thời.
+ Gía thức ăn công nghiệp cao, sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều mới đủ hàm lượng đạm
để tôm lớn nhanh và đều.
+ Số hộ nuôi tôm chưa nhiều, nguyên liệu còn phân tán nên việc chủ động về con giống
phải đặt hàng ở xa, nhân dân không đủ điều kiện về vốn nuôi.
+ Thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định.
+ Vùng nuôi chưa có điện ánh sáng nên việc bảo quản còn hạn chế.
3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.4.1. Những quan điểm cơ bản [31, tr. 52]
Theo Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp có những quan điểm sau:
+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhanh, hiệu quả bền vững trên cơ sở gắn nuôi trồng thuỷ
sản với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, phòng chống dịch bênh cho các đối tượng nuôi.
Sử dụng hợp lí và có hiệu quả tài nguyên về các loại mặt nước sông ngòi, kênh, rạch, ao,
hồ, mương vườn, bãi bồi và ruộng trũng để nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh nuôi thuỷ sản theo
hướng sản xuất hàng hoá, hình thành vùng sản xuất thuỷ sản tập trung tạo ra nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu, góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu, đưa ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Tỉnh.
+ Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn sản xuất nuôi trồng với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Xem thị trường là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần gia tăng giá trị, từng
bước tăng tỷ trọng sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp, nhằm tạo sự
chuyển dịch kinh tế đồng bộ trên mọi lãnh vực.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp với kinh nghiệm
nuôi của ngư dân nhằm nâng cao sản lượng, năng suất, hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất
lượng cao, để khả năng cạnh tranh của thuỷ sản trên thị trường trong nước và trên thế giới.
+ Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư trong các lãnh vực nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hậu cần dịch vụ để
sản xuất ổn định và lâu dài.
+ Phát triển sản xuất thuỷ sản nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho xã hội, giải quyết
nguồn lao động dư thừa, xây dựng vùng nông thôn mới mang màu sắc văn hoá đặc thù vùng ĐTM,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngư dân vùng nông thôn.
3.4.2. Định hướng tới[36]:
Quy hoạch và phát triển diện tích nuôi TCX theo cơ cấu Lúa - Tôm đang là một ưu thế
thuận lợi, do đó việc quy hoạch trong thời gian tới là cơ sở tập trung vào những vùng, những khu
vực đặc trưng có điều kiện thuận lợi để tạo ra vùng nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư từ Trung Ương, Tỉnh, Huyện để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng các vùng phát triển nuôi tập trung như: Điện, đường, cống, trạm bơm, thuỷ lợi nội đồng ... để
phục vụ tốt nhất cho vùng nuôi tôm.
Tăng cường công tác vận động tuyên truyền, và khuyến khích người dân tham gia phát
triển.
Đẩy mạnh việc tập huấn và chuyển giao kỹ thuật đến với nhiều nông dân, nhằm giúp nông
dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất để tăng thu nhập.
Cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cùng với sự nổ lực của người dân, phấn đấu
thực hiện thắng lợi 20 ha vụ tôm năm 2005, để làm tiền đề phát triển nhân rộng mô hình nuôi 2006
– 2010.
3.4.3. Kế hoạch trọng tâm 2006 – 2010 [34]:
Sớm triển khai và thực hiện hoàn chỉnh dự án đầu tư hạ tầng nuôi tôm khu vực Phú Thành
B 260 ha, trong đó có khu vực Cù Lao Chim.
Tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình sẵn có ra các hộ lân cận thuộc địa bàn các xã như: Xã
Phú Thành A, Phú Thọ, Thị Trấn Tràm Chim năm 2006.
Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất nhất là lĩnh vực chế biến, nuôi trồng.
Bảng 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch nuôi TCX năm 2006
số Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện
2005
Kế hoạch
2006
Khả
năng
thực
hiện
2006
So kế
hoạc
h
(%)
1 An Hoà Ha - 3 6,8 226
2 An Long Ha 1 2 1 50
3 Phú Ninh Ha - 2 0,8 40
4 Phú Thành A Ha - 23 3 13
5 Phú Thọ Ha 4,8 20 27 135
6 Phú Thành B Ha 16,5 230 84,2 36
7 TT Tràm Chim Ha - 20 17,2 86
Tổng cộng: 22,3 300 140 46
I Sản lượng Tấn 32,3 435 203 46
II Giá trị Tr. đồng 2.745 32.625 15.525 46,7
Nguồn: ỦY ban nhân dân huyện Tam Nông, năm 2006.
Tăng cường quản lý chất lượng giống thuỷ sản, trú trọng các mô hình nuôi thuỷ sản sạch và
hiệu quả.
Tăng cường kinh phí thực hiện công tác khuyến nông. Khuyến ngư và thông tin thị trường.
Với sự nổ lực vượt bậc các ngành, các cấp và sự quan tâm ủng hộ của bà con nông dân,
định hướng tới sẽ thực hiện thắng lợi chỉ tiêu phát triển dự án 3.000 ha nuôi TCX của huyện từ nay
đến năm 2010.
CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN SỬ DỤNG ĐỂ LÀM CƠ SỞ PHÂN
VÙNG SINH THÁI HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH
ĐỒNG THÁP VỚI TỶ LỆ BẢN ĐỒ 1/25.000
4.1. ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO
Địa hình toàn HTN mang tính chất của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tương đối bằng phẳng,
không có chênh lệch lớn về độ cao. Tuy nhiên HTN lại nằm trong vùng trũng ĐTM nên địa hình toàn
huyện có thể chia thành 3 nhóm chính.
Nhóm địa hình cao: Có độ cao + 2,0 m tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Tiền, thuộc địa
bàn các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh và rải rác một số nơi trong huyện theo dạng gò đồi: nơi tiếp
giáp giữa phía bờ bắc kênh Me Nứơc với bờ tây kênh Phú Đức, thuộc địa bàn xã Phú Hiệp; nơi tiếp
giáp giữa phía bờ tây kênh kênh Phú Hiệp với bờ nam kênh An Bình, thuộc địa bàn xã Phú Hiệp.
Nhóm địa hình trung bình: Có độ cao từ +1,5 m đến +2,0 m phần lớn tập trung ở phía đông
kênh 2/9; toàn bộ phía bờ bắc của kênh An Bình; bờ nam kênh Đồng Tiến, một số ít rải rác trên các
địa bàn còn lại của huyện. Trong nhóm địa hình trung bình này HTN có xây dựng “ Dự án đầu tư thí
điểm hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng”.
Nhóm địa hình thấp: Có độ cao phổ biến từ +0,9 m đến 1,5 m chiếm hơn 60% diện tích của
toàn huyện.
Theo tài liệu bản đồ địa hình địa mạo HTN của Phân Viện Quy Hoạch Thiết Kế Nông Nghiệp
Miền Nam, năm 2006 ( hình 4.1). HTN có các đơn vị địa mạo nhỏ sau: Bưng lầy (BL); Bưng sau đê
(BSĐ); Đồng lụt cao (ĐLC); Đồng lụt thấp (ĐLT); Đê tự nhiên (ĐTN); Lòng sông cổ (LSC).
Các đơn vị địa mạo có các đặc điểm sau:
Bưng lầy và Bưng sau đê: Được hình thành ở các vùng đất thấp sau hoặc giữa các đê tự
nhiên. Vật liệu trầm tích được chuyển trong các trận lụt tràn qua bờ, phần thô được tích tụ gần sông
nhất để hình thành nhóm trầm tích đê tự nhiên hay đê sông, còn các vật liệu mịn được vận chuyển đi xa
hơn tích tụ trong các vùng thấp để tạo thành nhóm trầm tích sông – đầm lầy.
Lòng sông cổ (Dòng sông cổ): Là những dòng sông dài bị bỏ rơi trong giai đoạn phát triển
đồng bằng châu thổ, dòng sông cổ có thể kéo dài hàng chục kilomet, rộng vài kilomet. Khi quá trình
hình thành sông cổ đã kết thúc, dòng sông cổ chỉ còn nhận được các vật liệu mịn hạt do lũ lụt đưa lại,
các vật liệu này dần dà tràn đầy dòng sông, kế đến thảm thực vật tự nhiên phát triển: Sen, Súng, Nghễ,
Đưng, Năng…
Đê tự nhiên (Đê sông): Dãi phù sa chạy dọc theo sông lớn và các nhánh sông con của sông
Tiền hoặc bao quanh các cù lao đã trưởng thành, phần vật thô lắng động gần sông nhất tạo thành đê tự
nhiên. Đê tự nhiên chiếm địa hình cao nhất đồng bằng châu thổ, thoát nước tốt.
Đồng lụt: Đồng lụt của sông phân dòng phân bố có phần hạn chế hơn. Bên ngoài dòng
chính, sự bồi đứng ở các bồn ngập lụt và đê tự nhiên trong mùa lũ khi nước tràn qua bờ được mở rộng
và nâng cao hàng năm, trong các bồn ngập lụt địa hình thấp (1-2 m). Đồng lụt phân bố không đều dọc
hai bên bờ sông và bị chi phối của các yếu tố: triều, đặc điểm từng đoạn sông, đặc biệt là yếu tố kiến
tạo.
4.2. MỨC ĐỘ NGẬP
Phân vùng ngập dựa trên cơ sở mực nước đỉnh triều và địa hình, khả năng ngập của HTN có 3
mức độ, trong đó quan trọng nhất là thời gian ngập và mức độ ngập. Do HTN có địa hình bằng phẳng
và chênh lệch về độ cao không nhiều, nên vào mùa lũ ngập trên địa bàn toàn huyện, vào mùa khô thì
mực nước thấp hơn mặt ruộng từ 50- 100 cm nên toàn địa bàn bị khô. Như vậy vùng ngập ở đây chủ
yếu là khác nhau về độ sâu và thời gian ngập.
-Từ tháng 1 đến tháng 6 không ngập, trong mùa này lượng nước sông xuống thấp nhất là vào
khoảng tháng 4, nên trong thời gian này nếu bố trí nuôi trồng thuỷ sản phải chủ động bơm nước do
không lấy được nước tự nhiên vuông nuô.i
- Tháng 7, tháng 11, tháng 12 ngập trung bình 150cm, vào tháng 7 nước từ Campuchia bắt đầu
tràn về, nên nước nội đồng Tam Nông từ từ dâng lên, tháng 11,12 do nước rút dần xuống hạ lưu để đổ
ra biển Đông nên các tháng này mực nước thấp hơn các tháng 8, 9, 10.
-Tháng 8, tháng 9, tháng 10 ngập sâu từ 150 250 cm, trong các tháng này vừa có mưa nhiều
vừa có lũ thượng nguồn đổ về cộng với triều cường biển Đông nên gây ngập sâu. Trong đó có 2 đỉnh
lũ, đỉnh lũ nhỏ nhất vào tháng 8, thời gian ngập từ 12 đến 14 tuần; đỉnh lũ lớn nhất xảy ra vào cuối
tháng 9 mực nước ngập sâu 180 cm đến 320 cm, năm 2000 mức nước ngập cao nhất tại Tràm Chim đo
đựơc là 412 cm. Qua đây cho ta thấy mức độ ngập toàn HTN có thể chia thành 3 vùng theo độ ngập
sâu: Không ngập; Ngập trung bình; Ngập sâu.
Thực trạng ngập lũ là điều không thể thiếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và HTN
nói riêng. Nên việc bố trí mô hình nuôi TCX phù hợp với địa
Hình ngập
hình, chế độ thuỷ văn, đất đai nhằm giúp người dân có thể sống chung với lũ một cách có căn cơ và
cũng xem lũ là một lợi thế, là tài nguyên thiên nhiên ưu đãi để tận dụng và phát triển sản xuất và nuôi
trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.
4.3. THỔ NHƯỠNG [10], [24], [29].
Theo bản đồ đất vùng ĐTM tỷ lệ 1/100.000, [24] Bản đồ Hành chánh HTN tỷ lệ 1/25.000, đất
đai HTN có các loại sau:
4.3.1. Đất Phù sa (Alluvial Soil)
Tuỳ theo quá trình hình thành và phát triển, đất phù sa trên địa bàn HTN có 3 nhóm:
4.3.1.1. Đất phù sa không được bồi sông Cửu Long (P)
Là đất phù sa non trẻ thứ 2 sau đất phù sa được bồi. Phần phẫu diện bắt đầu có sự biến đổi với
sự hiện diện các đốm nâu vàng.
Có độ phì khá cao, ở vào vị trí thuận lợi gần nguồn nước sông Tiền
Tập trung ven sông Tiền và chạy dọc sát hai bên bờ rạch Ba Răng, thuộc các xã An Hoà , An
Long , Phú Ninh, Phú Thành A.
4.3.1.2. Đất phù sa không được bồi loang lổ sông Cửu Long (Pf)
Là đất phù sa không được bồi nhưng đã phát triển, bị rữa trôi và dí chặt, tầng mặt bị nghèo đi rõ
rệt, có địa hình cao, phẫu diện khá rõ với màu loang lỗ đỏ vàng ở xa dòng sông Tiền hơn.
Chiếm toàn bộ diện tích phía bờ tây rạch Ba Răng, thuộc các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh,
Phú Thành A, chiếm diện tích rất nhỏ ở xã Phú Cường.
4.3.1.3. Đất phù sa có nền phèn (Ps)
Hình 4.3 : Bảng Đồ Thổ Nhưỡng HTN
Là loại đất chuyển tiếp xuất hiện và hiện diện kế cận vùng phèn ở những vùng có địa hình cao thoát
nước tốt, thoáng khí, đất phát triển mạnh, đất sát chặt, hình thái. Phẫu diện tầng mặt là lớp phù sa non trẻ
có màu nâu tươi hoặc xám nâu, độ dày tầng phù sa rất khác nhau dao động từ 10 – 80 cm, tầng dưới sâu là
lớp đất sét chứa vật liệu sinh phèn.
Tập trung phía bờ đông của rạch Ba Răng, hẹp về phía bắc của huyện và và mở rộng diện tích ở
phía nam của huyện trên đoạn kênh Đồng Tiến và nó chiếm diện tích rất nhỏ ở xã Phú Cường.
Đăc điểm của đất phù sa:
Được hình thành trên trầm tích Aluvi tuổi Holocen hiện đại QIV3 ven sông. Phù sa non trẻ sông
Cửu Long không chứa vật liệu nhiễm phèn và không bị mặn, hàng năm được bù đắp thêm một lượng phù
sa mới trên mặt, đất có màu tươi.
Tính chất của đất phù sa:
Có thành phần cơ giới nặng, sét và canxi nhiều ( trên 60% sét), pH từ trung tính đến chua ít (pH:
5,5 – 6,5).
Có độ phì tương ứng với đạm tổng số rất giàu (0,25% – 0,30%).
Hàm lượng kali cao nhưng lại nghèo lân.
Khả năng sử dụng đất phù sa:
Thích nghi cho việc trồng lúa nước từ hai đến ba vụ trong năm, những nơi có địa hình cao có thể
trồng hoa màu và cây ăn trái, đặc biệt có thể nuôi trồng thuỷ sản rất tốt (nuôi tôm càng xanh trên chân
ruộng).
4.3.2. Đất Xám (Grey Soil)
4.3.2.1. Đất xám điển hình ( X); ( Đất xám trên phù sa cổ)
Xuất hiện ở nơi có địa hình tương đối cao (trên 2m)
Chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên địa bàn HTN, nằm rải xen lẫn trong đất xám loang lổ thuộc khu vực tiếp
giáp giữa bờ đông kênh Phú Hiệp với bờ tây kênh Phú Đức.
4.3.2.2. Đất xám loang lổ (Xf); (Đất xám có tầng loang lổ)
Xuất hiện ở phần cuối dốc, ở chân gò đồi. Nằm rải rác từ phía bắc của huyện chạy dài xuống phía
nam trong khu vực thuộc phía đông kênh Phú Hiệp với phía tây kênh Lung Bông xen với đất phèn có lớp
lũ tích dốc tụ trên mặt.
Đăc điểm của đất xám:
Được hình thành trên phù sa cổ, nên địa hình thường cao, thành phần cấp hạt thô, đã qua quá trình
xói mòn và rửa trôi lâu đời nên thường nghèo dinh dưỡng, đất xám ở địa hình thấp có chất dinh dưỡng khá
hơn nhưng thường ngập nước trong mùa mưa nên đất có phản ứng chua.
Tính chất đất xám:
Có thành phần cơ giới nhẹ (cát – cát pha – thịt nhẹ ) tầng đất mịn dày, dễ thoát nước. Hàm lượng
cấp hạt tầng mặt có thể đạt đến 60% dễ thoát nước, càng xuống sâu hàm lượng cát giảm, trong khi đó hàm
lượng xét lại tăng lên, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp kể cả mùn hữu cơ (chất hữu cơ biến đổi từ
1%-2%). Đất xám điển hình đạm tổng số ít ( 0,03% - 0,06%), lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo (0,02% -
0,05%), kali nghèo ( tổng số 0.03% - 0,05%). Đất xám rất nghèo các nguyên tố vi lượng.
Khả năng sử dụng đất xám:
Đất xám điển hình có thể trồng cây công nghiệp như lúa, mía, lạc… hoặc cây hoa màu: Khoai lang,
sắn, ngô, đậu nành , kiệu, rau …Đất xám loang lổ trong điều kiện ngập nước có thể trồng một vụ lúa kết
hợp với một vụ nuôi thuỷ sản hoặc trồng lúa kết hợp với hoa màu.
4.3.3. Đất Phèn (Acid Sulphate Soil)
Đất Phèn chiếm phần lớn diện tích đất ở HTN.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động là vật liệu sinh phèn và tầng
phèn [22].
Theo bản đồ đất ĐTM của Phan Liêu và các cộng sự (1998), tỷ lệ 1/100.000, đất phèn ĐTM được
chia thành hai nhóm phụ: Đất phèn tiềm tàng và Đất phèn hoạt động.
Trong đất phèn tiềm tàng có các đơn vị đất: Đất phèn tiềm tàng nông (Epi Protothioni Thionic
Fluvisols); Đất phèn tiềm tàng sâu (Endo Protothioni Thionic Fluvisols); Đất phèn tiềm tàng có lớp phù sa
trên mặt (Fluvi Protothioni Thionic Fluvisols).
Đất phèn hoạt động có các đơn vị: Đất phèn hoạt động nông (Epi Orthioni Thionic Fluvisols ); Đất
phèn hoạt động sâu (Endo Orthioni Thionic Fluvisols) và Đất phèn hoạt động có lớp phù sa trên
mặt(Fluvi Orthioni Thionic Fluvisols ), ngoài ra còn có đất phèn có lớp sườn tích, lũ tích trên mặt (
Arenithioni Thionic Fluvisols). Dựa vào tính thích nghi của đất phèn đối với cây trồng, đất phèn được kí
hiệu: Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1); Đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2); Đất phèn hoạt động nông (Sj1); Đất
phèn hoạt động sâu (Sj2); Đất phèn có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt (Sd ) [22].
Tuỳ theo mức độ phèn nặng hây nhẹ, tuỳ theo loại phèn sắt hây nhôm (tức pyrite hay jarosite)
và theo độ sâu của tầng sinh phèn mà HTN có 2 nhóm: Đất phèn tiềm tàng và Đất phèn hoạt động, trong
đó có các đơn vị đất như:
Đất phèn tiềm tàng nông (Epi Protothioni Thionic Fluvisols) (Sp1)
Đất phèn hoạt động nông ( Epi Orthioni Thionic Fluvisols ) (Sj1)
Đất phèn hoạt động sâu (Endo Orthioni Thionic Fluvisols) ( Sj2)
Đất phèn có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt ( Arenithioni Thionic Fluvisols) (Sd)
Đăc điểm đất phèn:
Đất phèn được hình thành trên cơ sở khối “vật liệu sinh phèn “( Sulphidic meterials). Đó là khối
vật liệu sét ( lẫn xác thực vật hoặc than bùn) có màu đen, xanh xám hoặc nâu sẫm ( ít hơn) đồng nhất đẫm
nước, chứa 2% - 10% hạt pyrite ( FeS2).
Tính chất đất phèn:
Đất phèn có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét 45% - 55% có khi tới 60%), hàm lượng mùn
và nitơ tổng số rất cao ( tương ứng 3%-15% ; 0,15% - 0,45% ), hàm lượng chất hữu cơ cao( 4% -
11%) , mức độ phân giải chất hữu cơ kém ( C/N 20- 35), nhất là ở đất phèn tiềm tàng .
- Đất phèn rất nghèo lân (tổng số 0,05%, dễ tiêu 5mg/100g) nhưng lại có kali ở mức trung bình
0,6%-1%. Đất phèn tiềm tàng chua đến ít chua pH: 5-6,5 hoặc trở nên rất chua pH 2 – 3,5 khi bị oxy
hoá trở thành đất phèn hoạt động.
- Độc tố trong đất phèn: Hàm lượng SO42- thay đổi 0,05% - 4%; Al3+ và Fe2- biến động lớn (tương
ứng 8 – 250 và 10 – 300mg/100g), thường Al3+ có nhiều ở đất phèn hoạt động và Fe2- có nhiều ở đất phèn
tiềm tàng. Đất phèn có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt thì các đặc trưng của lớp trên lại nghiêng về các đất
không phèn ( phù sa hoặc xám) nhưng bị chua hay độc hơn do tác dụng của phèn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH003.pdf