MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
MỤC LỤC . 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 4
MỞ ĐẦU. 5
1. Lý do chọn đề tài .5
2. Mục đích nghiên cứu .6
3. Nhiệm vụ .6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.7
5. Giả thuyết nghiên cứu .7
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.7
7. Phương pháp nghiên cứu .7
8. Đóng góp mới của đề tài .8
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRI GIÁC VÀ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN
HÀNH ĐỘNG TRI GIÁC. . 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.9
1.2. Lý luận về tri giác và sự phát triển hành động tri giác .10
1.2.1. Khái niệm tri giác. 10
1.2.2. Đặc điểm phát triển tri giác ở trẻ mầm non. 12
1.3. Lý luận về trò chơi .18
1.3.1. Khái niệm về trò chơi. 18
1.3.2. Hệ thống phân loại trò chơi. 19
1.3.3. Cấu trúc chung của trò chơi. 19
1.3.4. Bản chất của trò chơi. 20
1.4. Lý luận về hệ thống trò chơi phát triển tri giác cho trẻ 3-4 tuổi theo quy luật
hình thành hành động tri giác. .21
1.4.1. Lý luận về việc sử dụng trò chơi như một phương pháp giáo dục trẻ. 21
1.4.2. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 22
1.4.3. Trò chơi dạy học . 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN HÀNH
ĐỘNG TRI GIÁC CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẪU GIÁOỞ LONG AN . 26
2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu điều tra thực trạng.26
2.1.1. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng. 263
2.1.2. Vài nét về đối tượng điều tra . 26
2.1.3. Phương pháp khảo sát thực trạng. 27
2.2. Kết quả điều tra thực trạng .29
2.2.1. Kết quả thăm dò nhận thức của giáo viên về hành động tri giác và mức độ phát triển
hành động tri giác. 29
2.2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi phát triển hành động tri giác trong giáo dục trẻ 3-4 tuổi
của giáo viên tỉnh Long An . 31
2.2.3. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ 3-4 tuổi ở Long An . 36
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN HÀNH
ĐỘNG TRI GIÁC CHO TRẺ 3-4 TUỔI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ
CHƠI TRONG HỆ THỐNG TRÊN. 43
3.1. Cơ sở xây dựng trò chơi .43
3.1.1. Cơ sở thực tiễn . 43
3.1.2. Cơ sở lý luận. 43
3.1.3. Xây dựng hệ thống trò chơi phát triển hành động tri giác . 45
3.2. Tổ chức thử nghiệm một số trò chơi trong hệ thống trên.48
3.2.1. Mục đích thử nghiệm. 48
3.2.2. Nội dung thử nghiệm. 48
3.2.3. Tiến hành thử nghiệm. 49
3.3. Phân tích kết quả thử nghiệm.51
3.3.1. Kết quả đo trước thử nghiệm. 51
3.3.2. Kết quả đo sau thử nghiệm . 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
120 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống trò chơi phát triển hành động tri giác cho trẻ 3-4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
động ngôn ngữ
Đặt chồng
Đặt cạnh
Đối chiếu bằng
mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
30 75 8 20 1 2,5 1 2,5 0 0
37
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn
về kích thước của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
Đa số (75%) trẻ chưa có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích thước.
Trong số 25% trẻ có hành động tri giác đó, thì thường có mức độ phát triển hành
động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động tri giác ở dạng
bên ngoài thì đại đa số (20%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt chồng, số ít (2,5%)
trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, số ít (2,5%) trẻ có hành động tri giác đối chiếu
bằng mắt.
Tóm lại, phần lớn trẻ chưa có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích
thước, số ít trẻ có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích thước ở mức thấp và
chủ yếu ở dạng đặt chồng.
2.2.3.2. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình
dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
Chúng tôi đo mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình dạng ở 40
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tỉnh Long An bằng test 2 - test “Thùng nhận thức cảm tính” của
L.A. Venger. Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.5.
38
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình
dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
(n=40)
Mức độ biểu hiện
Chưa
Mức thấp/ hành động bên ngoài Mức trung
bình/ hành
động ngôn
ngữ
Đặt chồng
Đặt cạnh
Đối chiếu
bằng mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
8 20 22 55 3 7,5 7 17,5 0 0
Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình
dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
Trong số 80% trẻ có hành động tri giác, thì đa số trẻ có mức độ phát triển hành
động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động tri giác ở dạng
bên ngoài, thì đại đa số (55%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt chồng, số ít (7,5%)
trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, số còn lại (17,5%) trẻ có hành động tri giác đối
chiếu bằng mắt.
39
Tóm lại, phần lớn trẻ có hành động tri giác hành động tri giác đồng nhất về hình
dạng, nhưng trẻ thường ở mức thấp và chủ yếu ở dạng đặt chồng.
2.2.3.3. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn
về hình dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
Chúng tôi đo mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về hình
dạng của 40 trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở Long An bằng test 3 – test “Các chuẩn” của
L.A. Venger. Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng
chuẩn về hình dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
(n=40)
Mức độ biểu hiện
Chưa
Mức thấp/ hành động bên ngoài Mức trung
bình/ hành
động ngôn
ngữ
Đặt chồng
Đặt cạnh
Đối chiếu
bằng mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
35 87,5 4 10 1 2,5 0 0 0 0
40
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn
về hình dạng của trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An
Trong số 12,5% trẻ có hành động tri giác giác so cho bằng chuẩn về hình dạng
thì đa số trẻ có mức độ phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài.
Trong số trẻ có hành động tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (10%) trẻ có hành
động tri giác ở dạng đặt chồng, số ít (2,5%) trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, không
có nào trẻ có hành động tri giác đối chiếu bằng mắt. Những con số này không đáng lo
ngại, vì hành động tri giác so cho bằng chuẩn thường hình thành ở cuối năm 4 tuổi và
đầu năm 5 tuổi.
Tóm lại, đa số trẻ chưa có hành động tri giác giác so cho bằng chuẩn về hình
dạng, số ít trẻ có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về hình dạng ở mức thấp và
chủ yếu ở dạng đặt chồng.
41
2.2.3.4. Kết quả khảo sát mức độ lĩnh hội chuẩn cảm giác của trẻ 3-4 tuổi tỉnh
Long An
Chúng tôi đo mức độ hình thành chuẩn cảm giác của 40 trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở
Long An bằng test 4 – test “Phát triển nhận thức cảm tính” của L.A. Venger. Kết quả
được tổng hợp trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ lĩnh hội chuẩn cảm giác của trẻ 3-4
tuổi tỉnh Long An
(n=40)
Mức độ biểu hiện
Đã lĩnh hội chuẩn Chưa lĩnh hội chuẩn
SL % SL %
15 37,5 25 62,5
Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ lĩnh hội chuẩn cảm giác của trẻ 3-4
tuổi tỉnh Long An
Chỉ có số ít (37,5%) trẻ đã lĩnh hội các chuẩn cảm giác còn đa số trẻ chưa lĩnh
hội các chuẩn cảm giác (62,5%)
42
Kết luận
- Kết quả khảo sát trẻ 3-4 tuổi ở Long An bằng test đo mức độ phát triển hành
động tri giác cho thấy trẻ 3-4 tuổi tỉnh Long An có cả hai hành động tri giác đồng
nhất và hành động tri giác so cho bằng chuẩn nhưng hành động tri giác so cho bằng
chuẩn còn yếu (chưa có hoặc mới có ở bên ngoài). Phần lớn trẻ chưa lĩnh hội được
chuẩn cảm giác.
- Giáo viên chưa có hiểu biết sâu sắc về hành động tri giác và mức độ phát triển
hành động tri giác; Giáo viên chưa dạy trẻ trò chơi phát triển hành động tri giác theo
mức độ triển hành động tri giác; Giáo viên chưa soạn được hệ thống trò chơi cho trẻ
3-4 tuổi theo mức độ phát triển hành động tri giác mà thường sử dụng hệ thống trò
chơi theo nội dung tri giác.
43
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN
HÀNH ĐỘNG TRI GIÁC CHO TRẺ 3-4 TUỔI VÀ THỬ NGHIỆM
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỆ THỐNG TRÊN
3.1. Cơ sở xây dựng trò chơi
3.1.1. Cơ sở thực tiễn
Dựa vào thực trạng sử dụng trò chơi phát triển hành động tri giác cho trẻ 3-4
Tuổi tại trường mẫu giáo ở Long An đã nêu ở chương 2. Chúng tôi tập trung xây
dựng hệ thống trò chơi theo loại hành động tri giác đồng nhất và tri giác so cho bằng
chuẩn, theo mức độ nội tâm hóa: hành động bên ngoài (đặt cạnh, đặt chồng, đối chiếu
bằng mắt) và hành động tri giác ở dạng ngôn ngữ. Đó là những loại trò chơi ít được
quan tâm trong thực tiễn giáo dục trẻ 3-4 tuổi tại Long An.
3.1.2. Cơ sở lý luận
Chúng tôi dựa vào những lý luận ở chương 1 về hành động tri giác, về dạng của
hành động tri giác và về mức độ phát triển hành động tri giác để thiết kế hệ thống trò
chơi phát triển tri giác cho trẻ 3 – 4 tuổi. Hệ thống đó có thể được mô tả theo sơ đồ
sau:
44
Các trò chơi phát triển hành động tri giác gồm: tri giác đồng nhất, tri giác so cho
bằng chuẩn, tri giác phân tích. Các hành động vật chất bên ngoài sẽ chuyển hóa thành
hành động ngôn ngữ và hành động trí não. Vì vậy, trò chơi được chia theo mức độ
phát triển hành động tri giác gồm: trò chơi luyện hành động tri giác ở dạng vật chất
bên ngoài, trò chơi luyện hành động tri giác ở dạng ngôn ngữ và trò chơi luyện hành
động tri giác ở dạng trí não. Chúng ta có thể dựa vào dạng tồn tại của các chuẩn cảm
giác để xác định hành động tri giác có trong trò chơi là hành động bên ngoài hay hành
động bên trong. Nếu chuẩn cảm giác ở dạng vật chất bên ngoài thì hành động đó là
hành động tri giác ở dạng vật chất bên ngoài. Nếu chuẩn cảm giác là biểu tượng trong
trí não thì hành động đó là hành động tri giác ở dạng trí não bên trong. Nếu hành
động tri giác được trẻ tường trình hoặc nghe người khác trường trình lại thì đó là
hành động ngôn ngữ. Có khi hành động ngôn ngữ là lời tường trình sau hành động
bên ngoài nhưng cũng có lúc là hành động triển khai của hành động bên trong. Cũng
có khi hành động bên ngoài được thực hiện dưới sự quy định của hành động chơi và
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN HÀNH ĐỘNG
TRI GIÁC CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI
Trò chơi phát
triển hành
động tri giác
đồng nhất
Trò chơi phát
triển hành
động tri giác
so cho bằng
chuẩn
TCphát triển
hành động tri
giác đồng
nhất ở dạng
bên ngoài
TC phát triển
hành động tri
giác đồng
nhất ở dạng
ngôn ngữ
TC phát triển
hành động tri
giác so cho
bằng chuẩn ở
dạng ngôn
TC phát triển
hành động tri
giác so cho
bằng chuẩn ở
dạng bên
Trò chơi phát
triển tri giác hình
dạng
Trò chơi phát
triển tri giác kích
thước
Trò chơi phát
triển tri giác
không gian
Trò chơi phát
triển tri giác màu
sắc
Trò chơi phát
triển tri giác số
lượng
45
luật chơi, hành động thuần túy bên ngoài. Nhưng có khi hành động bên ngoài là hành
động được khai triển từ hành động độc lập bên trong trí não của trẻ, khi đó trò chơi
thực sự chất chứa hành động bên trong. Nhưng chúng tôi chú trọng phát triển các
hành động tri giác đồng nhất và các hành động tri giác so cho bằng chuẩn ở dạng bên
ngoài và dạng ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi. Các hành động này phải được chất chứa
trong trò chơi mà chúng tôi thiết kế. Nghĩa là hệ thống trò chơi phải thật sự thúc đẩy
sự phát triển tâm lý lứa tuổi và sự phát triển hành động tri giác của trẻ 3-4.
Trò chơi dạy học trong hệ thống trò chơi phát triển phải có cấu trúc cơ bản đầy
đủ. Nghĩa là tối thiểu phải có hành động chơi và luật chơi.
Hệ thống trò chơi phải đáp ứng nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4
tuổi được chia theo trò chơi hình thành biểu tượng về hình dạng, trò chơi hình thành
biểu tượng về kích thước, màu sắc, không gian.
Để trẻ dễ dàng tiếp thu toàn bộ nội dung trò chơi thì hệ thống trò chơi phát triển
hành động tri giác phải có tính kế thừa về nội dung và luật chơi, nghĩa là các trò chơi
kế thừa nhau hoặc giống nhau về luật chơi nhưng khác nhau về nội dung và ngược
lại. Tính kế thừa được đặt trên cơ sở thừa nhận hiện tượng chuyển dịch kỹ năng từ
lĩnh vực nhận thức này sang lĩnh vực nhận thức khác, từ tình huống này sang tình
huống khác.
Để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của trẻ và tiện sử dụng trong mọi hình thức dạy
học khác nhau, các trò chơi phát triển hành động tri giác phải hài hòa giữa trạng thái tĩnh
và trạng thái động, giữa trò chơi tập thể số đông hoặc số ít trẻ.
3.1.3. Xây dựng hệ thống trò chơi phát triển hành động tri giác
3.1.3.1. Quy trình xây dựng trò chơi phát triển hành động tri giác
Bước 1: Lựa chọn hoặc sáng tác các trò chơi có đầy đủ cấu trúc
Bước 2: Xác định các hành động nhận thức ẩn chứa trong các trò chơi đó và
phân chúng theo 2 loại: Trò chơi luyện hành động tri giác đồng nhất và trò chơi luyện
hành động tri giác so cho bằng chuẩn. Điều chỉnh các thành tố của trò chơi sao cho ẩn
chứa hành động tri giác mà nhà giáo dục muốn phát triển ở trẻ.
46
Bước 3: Điều chỉnh đồ chơi và phân loại trò chơi theo nội dung phát triển hành
động tri giác
3.1.3.2. Xây dựng hệ thống trò chơi phát triển hành động tri giác đồng nhất
Việc phân tích các hành động tri giác có trong trò chơi được tiến hành theo các
dấu hiệu đặc trưng của hành động đó: có chuẩn cảm giác, có sự đối chiếu trực tiếp
giữa thuộc tính của sự vật với chuẩn; có sự xác định các thuộc tính bên ngoài của một
sự vật.
Ví dụ, luật chơi trong trò chơi “Đô mi nô” quy định hai đầu có hai hình giống
được xếp nối đuôi nhau, nghĩa là quy định hành động tri giác đồng nhất ở dạng bên
ngoài.
Hành động tri giác có trong các trò chơi này chủ yếu buộc trẻ xác định các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng giống với chuẩn. Có khoảng 20 lá bài. Có một lá
trống cả hai đầu, hai lá trống một đầu. Mỗi lá bài còn lại chia làm hai đầu, mỗi đầu in
một hình hình hình học theo nguyên tắc đầu của lá bài này có hình trùng với một đầu
của lá bài khác. (xem hình)
Hành động chơi - đặt hai đầu có hình giống nhau sát lại gần nhau, chứa hành
động tri giác đồng nhất về hình dạng (chuẩn là một trong hai hình).
Hoặc bộ có một lá trống cả hai đầu, hai lá trống một đầu. Mỗi lá bài còn lại chia
làm hai đầu, mỗi đầu in một đồ vật với kích thước khác nhau theo nguyên tắc đầu của
lá bài này có hình trùng với một đầu của lá bài khác.
Hành động chơi - đặt hai đầu có nơ rộng bằng nhau lại gần nhau, chứa hành
động tri giác đồng nhất về kích thước (chuẩn là một trong hai nơ).
47
Hoặc bộ có khoảng 20 lá bài. Có một lá trống cả hai đầu, hai lá trống một đầu.
Mỗi lá bài còn lại chia làm hai đầu, mỗi đầu in một loại đồ vật với số lượng khác
nhau theo nguyên tắc đầu của lá bài này có hình trùng với một đầu của lá bài khác.
Hành động chơi - đặt hai đầu có số lượng giống nhau lại gần nhau, chứa hành
động tri giác đồng nhất về số lượng (chuẩn là một trong hai tập hợp).
Các trò chơi có thể hướng tới việc luyện hành động tri giác đồng nhất ở các dạng
thực hiện khác nhau: hành động vật chất bên ngoài, hành động ngôn ngữ. Các trò
chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”, “Về đúng nhà”, “Chơi cầu”, “Đôminô”, “Anh em dính liền”,
“Ai nhanh tay”, “Mặt trời”, “Đi theo tiếng kêu”, “Dấu chân của ai”, “Trò chơi trúc
xanh”, “Chúng ta cùng hát” luyện hành động tri giác đồng nhất.
3.1.3.2. Xây dựng hệ thống trò chơi phát triển hành động tri giác so cho bằng
chuẩn
Dựa vào dạng tồn tại của các chuẩn cảm giác để xác định hành động tri giác có
trong trò chơi.
Trò chơi “Kéo co”, “Máy bay”, “Nhặt bóng”, “ném lôtô”, “bắt bướm”, “câu cá”,
“lăn bóng”, “đoán xem mấy sừng”, “Leng keng”, “tiếng hát ở đâu”, “bịt mắt hái
nấm”, “chọn quả”, là các trò chơi chứa hành động tri giác so cho bằng chuẩn, nghĩa
48
là thuộc tính của vật bị đối chiếu có khác biệt so với chuẩn. Chúng ta cùng phân tích
hành động tri giác có trong trò chơi “Kéo co”:
- Đồ chơi: Một sợi dây có buộc nơ ở giữa.
- Cách chơi: Hai trẻ hoặc hai đội chơi, mỗi bên cầm một đầu dây. Sau tiếng còi
của chủ trò mỗi bên vừa kéo vừa thu ngắn khoảng cách của tay cầm dây với cái nơ ở
giữa. Khi chủ trò thổi lần thứ hai hai bên phải bất động. Bên nào có khoảng cách giữa
tay cầm và nơ ngắn hơn thì bên đó thắng.
Để phân thắng bại trẻ buộc phải chọn khoảng cách từ tay cầm của bạn chơi này
tới cái nơ làm chuẩn, và so khoảng cách từ tay cầm của bạn chơi kia tới cái nơ với
chuẩn đó, xác định sự ngắn hơn hoặc dài hơn chuẩn - hành động tri giác so cho bằng
chuẩn.
Chúng tôi xây dựng được 11 trò chơi luyện hành động tri giác đồng nhất và 12 trò
chơi luyện thành động tri giác so cho bằng chuẩn. (phụ lục 10)
Kết luận:
Việc xây dựng hệ thống TCPT phát triển hành động tri giác phù hợp với các quy
luật phát triển hành động tri giác phải được tiến hành tuần tự theo ba bước:
- Xây dựng hệ thống trò chơi có vai và có luật;
- Xây dựng hệ thống trò chơi chất chứa các hành động tri giác khác nhau.
- Xây dựng hệ thống trò có nội dung phát triển hành động tri giác khác nhau.
3.2. Tổ chức thử nghiệm một số trò chơi trong hệ thống trên
3.2.1. Mục đích thử nghiệm
Đánh giá hiệu quả của hệ thống TCPT phát triển hành động tri giác theo quy luật
phát triển hành động tri giác ở trẻ 3-4 tuổi.
3.2.2. Nội dung thử nghiệm
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất nội dung thử nghiệm
Chúng tôi dựa vào những cơ sở sau đây để xác định nội dung chương trình thử
49
nghiệm:
- Chương trình giáo dục mầm non năm 2009 kèm theo thông tư số 17/2009/TT-
BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non tại
Long An.
- Trình độ chuyên môn và nhận thức của giáo viên đang trực tiếp dạy lớp Mầm ở
các trường Mầm non tại Long An.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường tổ chức thử nghiệm
3.2.2.2. Nội dung chương trình thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số trò chơi phát triển hành động tri giác đã
được trình bày ở mục 3.1.3 Các trò chơi này thể hiện qua 3 chủ đề: thế giới động vật,
hiện tượng thiên nhiên và quê hương đất nước.
3.2.2.3. Thời gian thử nghiệm
Thời gian thử nghiệm từ tháng 15/3/2013 đến 15/5/2013
3.2.2.4. Các điều kiện thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường, tổ chức hoạt động học
cho trẻ vào các buổi sáng theo thời gian được quy định trong chương trình giáo dục
mầm non, các điều kiện chăm sóc và giáo dục trẻ ở nhóm thử nghiệm và đối chứng là
như sau:
- Trình độ giáo viên ở cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng là tương đương nhau (
mỗi lớp có 2 giáo viên: 1 là trung cấp, 1 là đại học mầm non), thâm niên công tác từ 10
năm trở lên (chủ yếu là dạy lớp mầm).
- Cơ sở vật chất ở cả 2 lớp mầm 2 và mầm 3 như nhau.
- Về trẻ, ở cả 2 nhóm đều được chăm sóc và giáo dục như nhau.
3.2.3. Tiến hành thử nghiệm
3.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá
Đánh giá sự phát triển hành động tri giác theo các tiêu chí: dạng hành động
(đồng nhất và so cho bằng chuẩn), mức độ nội tâm hóa (hành động bên ngoài - đặt
50
cạnh, đặt chồng, đối chiếu bằng mắt, hành động ngôn ngữ), test của L.A. Venger là
phương pháp đánh giá mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ 3 - 4 tuổi ở nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm.
3.2.3.2. Phương pháp xử lý thử nghiệm
Về mặt định tính, chúng tôi tiến hành phân tích, mô tả nhận xét, đánh giá sự phát
triển hành động tri giác của trẻ trong điều kiện thử nghiệm thông qua kết quả của 2 đợt
khảo sát theo các tiêu chí đã xác định.
Về mặt định lượng, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, tính % mức độ phát
triển hành động tri giác của trẻ, so sánh số liệu trước và sau thử nghiệm nhằm đánh giá
hiệu quả các trò chơi phát triển hành động tri giác đã đề ra.
3.2.3.3. Tiến hành thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Đo đầu vào ở cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng nhằm tìm hiểu
mức độ phát triển hành động tri giác bằng test đo mức độ phát triển hành động tri giác
của L.A. Venger (Phụ lục 8), gồm 4 test của trẻ khi chưa áp dụng các trò chơi phát
triển hành động tri giác theo quy luật phát triển hành động tri giác của trẻ 3-4 tuổi như
đã nêu ở mục 3.1.3
Chúng tôi khảo sát trẻ ở mỗi nhóm thử nghiệm và đối chứng bằng test đo mức độ
phát triển hành động tri giác ở tháng 1-2/2013 .Chúng tôi ghi lại kết quả của cả 2
nhóm, sau đó đánh giá mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ và kiểm soát kế
hoạch tổ chức hoạt động học có sử dụng trò chơi phát triển hành động tri giác để bảo
đảm hiệu quả của đợt thử nghiệm.
Bên cạnh đó chúng tôi không có bất kỳ một tác động chuyên môn nào đối với
giáo viên và quá trình giáo dục của lớp đối chứng.
Kết quả đo đầu vào của hai nhóm trẻ được ghi trong bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4
Xem phụ lục 9, 10
* Giai đoạn 2: Tiến hành thử nghiệm:
Áp dụng các trò chơi phát triển hành động tri giác cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong
hoạt động học như đã nêu ở mục 3.1.3
51
* Giai đoạn 3: Đo đầu ra cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng
Sau 10 tuần thử nghiệm, áp dụng trò chơi phát triển hành động tri giác, chúng tôi
tiến hành đo đầu ra của cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng trong chủ điểm “Quê
hương – đất nước”. Quan sát, ghi chép mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ
trong hoạt động học sau khi có tác động sư phạm.
Kết quả đo đầu ra của hai nhóm trẻ được ghi trong bảng 3.6, 3.7, 3.8, 3.9
Xem them phụ lục 12,13
Tổng kết số liệu, đánh giá và so sánh kết quả của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng để kiểm nghiệm hiệu quả tác động của các trò chơi phát triển hành động tri giác
đã vận dụng.
3.3. Phân tích kết quả thử nghiệm
3.3.1. Kết quả đo trước thử nghiệm
Ở lần đo trước trước thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đo mức độ phát triển hành
động tri giác của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi với điều kiện 2 lớp đều tổ chức hoạt động cho
trẻ như nhau, kết quả thu được như sau:
3.3.1.1. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích
thước của trẻ 3-4 tuổi 2 nhóm trước thử nghiệm ở Long An
Bảng 3.1. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích
thước của 2 nhóm trước thử nghiệm ( TN=20, ĐC=20 )
Lớp
Mức độ biểu hiện
Chưa
Mức thấp/ hành động bên ngoài Mức trung
bình/ hành
động ngôn ngữ
Đặt chồng
Đặt
cạnh
Đối
chiếu
bằng mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 16 80 3 15 0 0 1 5 0 0
Đối chứng 14 70 5 25 1 5 0 0 0 0
52
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về kích
thước của 2 nhóm trước thử nghiệm
Đa số (80%) trẻ ở lớp thực nghiệm chưa có hành động tri giác so cho bằng
chuẩn về kích thước, 70% trẻ ở lớp đối chứng chưa có hành động tri giác so cho
bằng chuẩn về kích thước, 20% trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác so cho
bằng chuẩn về kích thước, đa số (30%) trẻ có lớp đối chứng có hành động tri giác so
cho bằng chuẩn về kích thước.
Trong số 20% trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về
kích thước thì đa số trẻ có mức độ phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên
ngoài. Trong số trẻ có hành động tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (15%) trẻ có
hành động tri giác ở dạng đặt chồng, không có trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, số ít
(5%) trẻ có hành động tri giác đối chiếu bằng mắt.
Trong số 30% trẻ lớp đối chứng có hành động tri giác thì đa số trẻ có mức độ
phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động
tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (25%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt
chồng, số ít (5%) trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, không có trẻ có hành động tri
giác đối chiếu bằng mắt.
Kết luận: Phần lớn trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng chưa có hành động tri giác
so cho bằng chuẩn về kích thước, số ít trẻ có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về
kích thước ở mức thấp và chủ yếu ở dạng đặt chồng.
53
3.3.1.2. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình dạng của
trẻ 3-4 tuổi 2 nhóm trước thử nghiệm ở Long An
Bảng 3.2. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình dạng của
2 nhóm trước thử nghiệm ( TN=20, ĐC=20 )
Lớp
Mức độ biểu hiện
Chưa
Mức thấp/ hành động bên ngoài Mức trung bình/
hành động ngôn
ngữ
Đặt chồng
Đặt cạnh Đối chiếu
bằng mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 5 25 12 60 1 5 2 10 0 0
Đối chứng 3 15 10 50 2 10 5 25 0 0
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác đồng nhất về hình dạng của
2 nhóm trước thử nghiệm
Số ít (25%) trẻ ở lớp thực nghiệm chưa có hành động tri giác đồng nhất về hình
dạng, 15% trẻ ở lớp đối chứng chưa có hành động tri giác đồng nhất về hình dạng, đa
số (75%) trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác đồng nhất về hình dạng, đa số
(85%) trẻ lớp đối chứng có hành động tri giác đồng nhất về hình dạng.
Thực nghiệm Đối chứng
25%
15%
60%
50%
5%
10%
10%
25%
0% 0%
Mức trung bình/ hành
động ngôn ngữ
Đối chiếu bằng mắt
Đặt cạnh
Đặt chống
54
Trong số 75% trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác thì đa số trẻ có mức độ
phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động
tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (60%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt
chồng, số ít (5%) trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, số ít (10%) trẻ có hành động tri
giác đối chiếu bằng mắt.
Trong số 85% trẻ lớp đối chứng có hành động tri giác thì đa số trẻ có mức độ
phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động
tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (50%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt
chồng, số ít (10%) trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, số ít (25%) trẻ có hành động tri
giác đối chiếu bằng mắt.
Kết luận: Số ít trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng chưa có hành động tri giác
đồng nhất về hình dạng, đa số trẻ có hành động tri giác đồng nhất về hình dạng ở mức
thấp và chủ yếu ở dạng đặt chồng
3.3.1.3. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về
hình dạng của trẻ 3-4 tuổi 2 nhóm trước thử nghiệm ở Long An
Bảng 3.3. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về hình
dạng của 2 nhóm trước thử nghiệm ( TN=20, ĐC=20 )
Lớp
Mức độ biểu hiện
Chưa
Mức thấp/ hành động bên ngoài Mức trung
bình/ hành
động ngôn ngữ
Đặt chồng
Đặt
cạnh
Đối
chiếu
bằng mắt
SL % SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 17 85 3 15 0 0 0 0 0 0
Đối chứng 18 90 1 5 1 5 0 0 0 0
55
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác so cho bằng chuẩn về hình
dạng của 2 nhóm trước thử nghiệm
Đa số (85%) trẻ ở lớp thực nghiệm chưa có hành động tri giác so cho bằng
chuẩn về hình dạng, 90% trẻ ở lớp đối chứng chưa có hành động tri giác so cho bằng
chuẩn về hình dạng, 15% trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác so cho bằng
chuẩn về hình dạng, số ít (10%) trẻ có lớp đối chứng có hành động tri giác so cho
bằng chuẩn về hình dạng.
Trong số 15% trẻ lớp thực nghiệm có hành động tri giác thì đa số trẻ có mức độ
phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động
tri giác ở dạng bên ngoài thì đại đa số (15%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt
chồng, không có trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, không có trẻ có hành động tri
giác đối chiếu bằng mắt.
Trong số 10% trẻ lớp đối chứng có hành động tri giác thì đa số trẻ có mức độ
phát triển hành động tri giác ở dạng hành động bên ngoài. Trong số trẻ có hành động
tri giác ở dạng bên ngoài thì số ít (5%) trẻ có hành động tri giác ở dạng đặt chồng, số
ít (5%) trẻ có hành động tri giác đặt cạnh, không có trẻ có hành động tri giác đối
chiếu bằng mắt.
56
Kết luận: Phần lớn trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng chưa có hành động tri giác
so cho bằng chuẩn về hình dạng, số ít trẻ có hành động tri giác so cho bằng chuẩn về
hình dạng ở mức thấp v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_10_0378844872_6245_1871599.pdf