IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ BÀI:
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và nêu nội dung chính của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu II. (3,0 điểm)
“Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng. Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay khi những người xung quanh con đều rơi lệ”
(Henry Bordeaux)
Anh (chị) hiểu gì về câu nói trên?
B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về Đất nước trong đoạn thơ sau:
“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể .
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần sàng
Đất nước có từ ngày đó ”
(Đất nước - trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi học kì I môn văn khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 ( NĂM HỌC 2011 – 2012 )
MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và nêu nội dung chính của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu II. (3,0 điểm)
“Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng. Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay khi những người xung quanh con đều rơi lệ”
(Henry Bordeaux)
Anh (chị) hiểu gì về câu nói trên?
B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về Đất nước trong đoạn thơ sau:
“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể .
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần sàng
Đất nước có từ ngày đó …”
(Đất nước - trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương ( nhìn từ góc độ tự nhiên) qua thiên tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
----- Hết -----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................
SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 ( NĂM HỌC 2011 – 2012 )
MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội dung quan trọng: Văn học, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Làm văn: Làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài thi tự luận trong 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1.
Chọn các nội dung cần đánh giá
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TL
TL
TL
TL
1.Văn học
Nhớ được kiến thức về tác phẩm văn học
Phát hiện và hiểu được 1 số nét về hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ Tây Tiến của quang Dũng
0.5
1.0
0.5
1- 2.0
20%
1. Làm văn:
Nghị luận xã hội
về 1 vấn đề đạo lí
Nhận biết về 1 vấn đề đạo lí quan trọng
Hiểu về 1 vấn đề đạo lí quan trọng
Vận dụng kiến thức, KN để làm bài:
- Nghị luận XH: Về 1 vấn đề đạo lí
0.5
1.0
1.5
1- 3.0
30%
2. Làm văn: Nghị luận văn học.
Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
Vận dụng kiến thức, KN để làm bài:
- Nghị luận VH:
+ Về Đất nước ( “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
+ Vẻ đẹp của dòng sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông?) của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu III a
2.0
3.0
1- 5.0
50%
Câu III b
2.0
3.0
1- 5.0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1.0 điểm
( 10%)
4.0 điểm
( 40%)
2.0 điểm
(20%)
3.0 điểm
( 30%)
3
10 điểm
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ BÀI:
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và nêu nội dung chính của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu II. (3,0 điểm)
“Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng. Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay khi những người xung quanh con đều rơi lệ”
(Henry Bordeaux)
Anh (chị) hiểu gì về câu nói trên?
B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về Đất nước trong đoạn thơ sau:
“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể .
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần sàng
Đất nước có từ ngày đó …”
(Đất nước - trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương ( nhìn từ góc độ tự nhiên) qua thiên tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM .
C©u
ý
Néi dung
®iÓm
Câu I. (2,0 điểm)
1
Trình bày hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).
- Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả Quang Dũng
0.5
2
Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 194 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ an ninh biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy các chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
0.5
3
- Quang Dũng (1921 – 1988) là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến những năm 1947 – 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này (lúc đầu bài thơ có tên Nhớ Tây Tiến).
0.5
4
Nội dung chính của bài thơ :
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu bi tráng bài thơ khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hi sinh trên nền cảnh núi rừng miền Tây thơ mộng, hùng vĩ, dữ dội..
0.5
Câu II. (3.0 điểm)
1
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lí giải thuyết phục một lời khuyên về đạo lí con người.
Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
1.0
2
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh hiểu được câu nói của Henry Bordeaux nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc sống tốt đẹp, hữu ích của con người đối với xã hội, với cuộc đời. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cơ bản đáp ứng những ý chính sau:
* Vế 1: “Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng”:
- “Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời”: Người công dân mới thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao nhưng đầy khó khăn của mình đối với gia đình, xã hội.
- “Những người xung quanh nhìn con mỉm cười sung sướng”:
+ Hân hoan, sung sướng chào đón một sinh linh, một công dân mới ra đời, mai đây sẽ hoà nhập vào cộng đồng xã hội.
+ Yêu mến, tin tưởng công dân mới sẽ là người có ích cho gia đình, xã hội.
1.0
3
* Vế 2: “Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay, khi những người xung quanh con đều rơi lệ”:
- Người công dân mới phải sống sao cho tốt đẹp, sống có ích... để thoả mãn sự mong mỏi, tin tưởng của mọi người.
- Để cuối cuộc đời, ta thoả mãn và tự hào những gì mình đã làm, đã cống hiến cho xã hội
- Lúc ấy, mọi người sẽ khóc bởi nhớ thương và tiếc nuối.
1.0
III a
5.0 điểm)
1
a.Yêu cầu về kỹ năng: Vận dụng được kỹ năng c¶m nhËn về hình tượng Đất nước trong đoạn thơ (tác phẩm trữ tình)
- Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: Giới thiệu được nét chính về tác giả, tác phẩm; kết bài: Nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề...) Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp .
Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về tác phẩm hay đoạn thơ
1.0
2
b. Yêu cầu về nội dung kiến thức: - Các ý chính cần có :
HS có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
Cách cảm nhận độc đáo sâu sắc của tác giả về Đất Nước . Đất Nước là những gì gần gũi ,thân thiết ,bình dị trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người .
- Đất nước có trước cuộc đời của mỗi con người , có từ cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
1.0
3
- Đất nước hình thành từ cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước “Đất nước lớn lên ….”
0.5
4
- Đất nước có phong tục tập quán ,có những nét văn hoá của dân tộc : Tục ăn trầu ,tóc bới sau đầu : “ tóc mẹ thì bới sau đầu”
0.5
5
- Đất nước được xây dựng từ đời sống đạo lí tình thương yêu “ cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
0.5
6
- Đất nước vững bền trên tinh thần lao động cần cù ,vất vả một nắng hai sương “ hạt gạo một nắng hai sương xay giã giần sàng”
0.5
7
- Nghệ thuật : thể thơ tự do , xây dựng trên chất liệu văn hoá dân gian , nhịp thơ linh hoạt ,kết hợp hai yếu tố trữ tình và chính luận ,giàu cảm xúc ,suy tưởng
1.0
III b
5.0 điểm)
1
a.Yêu cầu về kỹ năng: Vận dụng được kỹ năng c¶m nhËn tác phẩm tự sự, đặc biệt thể loại tùy bút.
- Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được vấn đề, kết bài: nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề...)
Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về tác phẩm hay hình tượng nhân vật.
1.0
2
b. Yêu cầu về nội dung kiến thức: - Các ý chính cần có :
- Cùng với ngòi bút tài hoa, trí tuệ là lòng yêu say đắm sông Hương cũng như thành phố Huế, HPNT đã dệt nên một bức tranh toàn cảnh tuyệt đẹp về thủy trình của dòng sông Hương bằng thứ ngôn ngữ mềm mại và dịu dàng.
0.5
3
Sông Hương nhìn từ cội nguồn.
- Vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính:
+ Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “ mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
0.5
4
+ Sông Hương hiện ra tựa “Cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
0.5
5
Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
* Trước khi trở thành “Người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô”, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màn cổ tích:
0.5
6
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: Sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.
- Sông Hương như nàng tiên được đánh thức: Bừng lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, “vẽ một hình cung thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.
0.5
7
- Khi chảy qua kinh thành Huế Sông Hương như cô gái Huế: tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình. Khéo trang điểm mà không loè loẹt, giống như cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục.
0.5
8
=> Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “Vâng!” không nói ra của tình yêu.”
0.5
9
- Trong cái nhìn đa tình của tác giả: khúc quanh bất ngờ đó tựa như “một mỗi vương vấn”, và dường như còn có cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”...
0.5
( Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản .Tuỳ vào mức độ hiểu và cảm nhận sáng tạo của HS để GV cho điểm một cách khoa học và hợp lí ) .
Ngày 9 tháng 12 năm 2011
Kí duyệt của TTCM Giáo viên ra đề và làm đáp án:
Lê Văn Thanh Hoàng – Dân ./.