1. Nội dung của chương trình Luyện từ và câu phần: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ :
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để biểu thị:
- Quan hệ Nguyên nhân - Kết quả
- Quan hệ Điều kiện ( Giả thiết) - Kết quả
- Quan hệ Tương phản
- Quan hệ Tăng tiến
2. Các biện pháp dạy học
Như đã nêu ở trên, nhằm đảm bảo mục tiêu môn học Luyện từ và câu ở lớp Năm, nhất là cung cấp các kiến thức sơ giản về câu và liên kết câu. Dạy Luyện từ và câu phải sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo quan điểm tích cực hoá các hoạt động sau:
a. Biện pháp phân tích mẫu:
Tổ chức cho học sinh phân tích các vật liệu mẫu theo định hướng nhất định để hình thành kiến thức về câu, về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Vật liệu được chọn làm mẫu ở đây là câu văn, đoạn văn.
- Phương pháp tiến hành phân tích mẫu là phương pháp quy nạp. Từ những hiện tượng chứa đựng trong vật liệu mẫu (câu văn), giáo viên giúp học sinh phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu để hiểu quy tắc cấu tạo, ý nghĩa và quy tắc sử dụng từ, câu.(chẳng hạn: Giáo viên (GV) cho học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép để học sinh nắm được các vế câu ; CN-VN của từng vế và quan hệ từ giữa các vế )
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu phần quan hệ từ lớp năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI BIỆN PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU PHẦN QUAN HỆ TỪ
LỚP NĂM
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Môn Luyện từ và câu lớp Năm là môn học cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu cho học sinh, mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về từ và câu, bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt.
Nhưng qua thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn một số học sinh chưa đọc thông, viết thạo, nói, viết chưa lưu loát.
Kết quả khảo sát đầu năm lớp 5/6 (lớp không bán trú) năm học 2005-2006 phân môn Luyện từ và câu như sau:
TSHS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
G.Chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
15
45%
10
30%
5
15.6%
3
9.1%
Sở dĩ còn những hạn chế như vậy là do học sinh chưa nắm vững được cấu tạo của câu, tác dụng của các quan hệ từ, cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu ghép khi sử dụng câu ghép.
Để giúp các em hiểu rõ hơn về quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép, về việc thể hiện ý và cách nối các vế câu ghép nhằm đảm bảo mục tiêu môn Luyện từ và câu ở lớp Năm .Tôi chọn vấn đề : “Dạy Luyện từ và câu phần: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ “ để nghiên cứu và tìm biện pháp dạy phù hợp.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nội dung của chương trình Luyện từ và câu phần: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ :
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để biểu thị:
Quan hệ Nguyên nhân - Kết quả
Quan hệ Điều kiện ( Giả thiết) - Kết quả
Quan hệ Tương phản
Quan hệ Tăng tiến
Các biện pháp dạy học
Như đã nêu ở trên, nhằm đảm bảo mục tiêu môn học Luyện từ và câu ở lớp Năm, nhất là cung cấp các kiến thức sơ giản về câu và liên kết câu. Dạy Luyện từ và câu phải sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo quan điểm tích cực hoá các hoạt động sau:
a. Biện pháp phân tích mẫu:
Tổ chức cho học sinh phân tích các vật liệu mẫu theo định hướng nhất định để hình thành kiến thức về câu, về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ...
- Vật liệu được chọn làm mẫu ở đây là câu văn, đoạn văn...
- Phương pháp tiến hành phân tích mẫu là phương pháp quy nạp. Từ những hiện tượng chứa đựng trong vật liệu mẫu (câu văn), giáo viên giúp học sinh phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu để hiểu quy tắc cấu tạo, ý nghĩa và quy tắc sử dụng từ, câu...(chẳng hạn: Giáo viên (GV) cho học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép để học sinh nắm được các vế câu ; CN-VN của từng vế và quan hệ từ giữa các vế )
- Để giúp cho học sinh( HS) thực hiện nhiệm vụ phân tích mẫu được dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các nhiệm vụ nêu trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn. ( chẳng hạn: Yêu cầu của bài tập 1-phần nhận xét của bài :Nối các vế câu ghép bằng QHT) Phân tích cấu tạo của câu ghép: Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm. GV hỏi: câu ghép này gồm mấy vế câu; xác định CN - VN của từng vế; giữa các vế câu có QHT nào nối kết ?) . Riêng trong những tiết tiếp theo GV chỉ cần nêu:Phân tích cấu tạo của câu ghép sau... là học sinh tiến hành phân tích theo các yêu cầu đó.
- Về hình thức tổ chức: Tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể GV có thể tổ chức cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.
Biện pháp trực quan
Các tranh vẽ thường thể hiện những tình huống giao tiếp nhất định. Quan sát tranh, HS tự đặt mình vào các tình huống đó và chọn lựa hình thức giao tiếp, đặt câu, viết đoạn văn theo tranh (chẳng hạn: Khi học bài nối các vế câu ghép bằng QHT (biểu thị quan hệ tăng tiến) GV dán 2 tranh : Vịnh Hạ Long; phố cổ Hội An. HS quan sát , dựa vào nội dung tranh đặt câu theo yêu cầu (Em hãy quan sát tranh đặt câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến).
c. Biện pháp thực hành luyện tập
Tổ chức cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tê ỳ( Chẳng hạn: Bài dạy: Nối các vế câu ghép bằng QHT( tăng tiến)
. HS làm BT1: Tìm câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép trong một đoạn văn (Người lái xe đãng trí).
. HS làm BT2: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm (Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến).
. HS làm BT3: Đặt câu theo tình huống cho sẵn (Đặt câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến để thể hiện các ý sau: a, b, c).
- Khi sử dụng biện pháp này, GV cần lưu ý những điểm sau:
Khi giao nhiệm vụ cho HS, cần giúp các em hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội dung của BT.Cách làm có thể là:
+ Cho HS đọc yêu cầu của BT, giải thích yêu cầu của BT, nếu HS không giải thích được GV giải thích cho các em.
+ Yêu cầu vài HS làm mẫu một phần của BT, nếu không có HS nào làm được GV sẽ làm mẫu cho các em.
- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động thích hợp để mỗi HS đều được làm việc(cá nhân hoặc nhóm)
- Kiểm tra đánh giá uốn nắn kịp thời, đặt biệt là HS yếu, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập và kĩ năng làm việc.
GV tôn trọng những phát hiện riêng, những ý riêng của từng học sinh trong diễn đạt, thận trọng khi đánh giá, sửa bài làm của các em.( điều này cũng đã thể hiện trong môn học này và thường xuyên trong các môn học khác (chẳnh hạn: Tôi nhận xét: Giỏi lắm! Hay lắm! Hoặc em đặt câu đúng ngữ pháp rồi đấy nhưng em cần sửa từ này thì câu văn sẽ hay hơn....)
f. Biện pháp cùng tham gia
Tổ chức cho học sinh cộng tác thực hiện các nhiệm vụ, cùng tham gia các trò chơi học tập nhằm hình thành, khắc sâu kiến thức, luyện tập kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với tập thể, giúp đơ ợHS mạnh dạn, tự tin hơn dưới các hình thức: thực hành theo nhóm (nhóm tổ, đôi, đóng vai, thi đua, trò chơi...).
Ngoài các biện pháp trên, trong quá trình giảng dạy, tôi áp dụng tất cả các hình thức dạy học theo hướng tích cực. Tổ chức cho HS tham gia theo nhóm ( nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm tổ...)
Về bản thân GV: Luôn đề cao sự gương mẫu của mình trong việc giảng dạy, việc chuẩn bị bài giảng, sử dụng đồ dùng trực quan để tiết học sinh động và gây
hứng thú cho các em, và không quên chú ý đến tác phong của mình: nhẹ nhàng, gần gũi, khen kịp thời và động viên đúng lúc giúp các em tự tin trong việc học tập nói chung việc học Tiếng Việt nói riêng.
*KẾT QUẢ:
Đề tài này tôi cùng tham khảo ý kiến với tập thể tổ,cùng tổ xây dựng và thực hành một tiết dạy minh hoạ. Trên cơ sở đó, từng cá nhân GV thực hiện trong bài dạy của mình.
Qua quá trình tìm hiểu đưa ra những biện pháp và thực hiện theo các phương pháp đó, tiết học trở nên sinh động và hiệu quả hơn. Học sinh làm việc tích cực và nắm bài tốt, cụ thể: Kết quả khảo sát phân môn Luyện từ và câu phần nối các vế câu ghép bằng QHT như sau:
TSHS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
G.chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
28
84,8%
3
9,1%
2
6.1%
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để có được kết quả đó:
Giáo viên phải hết sức nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện
Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề .
Nghiên cứu tìm những biện pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và lựa chọn
biện pháp phù hợp với từng bài dạy.
Kế hoạch bài dạy cụ thể , rõ ràng thể hiện đầy đủ các phương pháp dạy học.
Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng mức.
- Tạo niềm tin, giúp học sinh học tập tốt ; khen kịp thời và động viên đúng lúc; tôn trọng bài làm của các em.
Chú ý đến cả 3 đối tượng học sinh.
Phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức linh hoạt các hình thức học tập.
Một vài biện pháp trên đây áp dụng cho việc dạy Luyện từ và câu Lớp Năm. Chắc hẳn còn nhiều biện pháp tích cực hơn, mong quý thầy cô, hội đồng góp ý để cùng giúp học sinh học tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh .
Người thực hiện : Nguyễn Thị Một
Đơn vị :Trần Quốc Toản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luyen tu.doc