Hiện nay, trên phạm vi cả nước, toàn ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay có 793 VKS,
bao gồm 742 VKSND và 51 VKS quân sự các cấp.
VKSND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ gồm: VKSNDTC, 63 VKS tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và 678 VKSND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hệ thống VKS quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo ba cấp
gồm: VKSQSTW, 16 VKS quân sự quân khu và tương tương, 34 VKS quân sự khu vực trên
cả nước.
Tính đến tháng 12/2009, toàn ngành kiểm sát nhân dân có 12.966 Kiểm sát viên, cán bộ, công
chức. Trong số này có 11.091 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm
sát. Ở VKSNDTC và Viện KSQ quân sự Trung ương có 201 Kiểm sát viên, 11 điều tra viên cao
cấp, VKSND cấp tỉnh có 2.487 Kiểm sát viên và VKSND cấp huyện có 4.591 Kiểm sát viên.
2.2.2. Chất lượng người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự trong Viện kiểm sát nhân
dân
Trong 11.091 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm nghiệp vụ kiểm sát có 9.612 người
có trình độ cử nhân luật chiếm 86,67%. Trong số này có 24 tiến sỹ, 119 thạc sỹ và 892 người
có trình độ cao đẳng kiểm sát, hơn 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ chủ chốt của VKS
các cấp có trình độ lý luận chính trị cao cấp
15 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đối
với các vụ án hình sự, Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên phải tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định của Bộ luật Hình sự và BLTTHS, bảo đảm tất cả hành vi tội phạm phải được
truy cứu trách nhiệm hình sự; việc giải quyết của Cơ quan điều tra, VKS và Toà án phải bảo
đảm tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Nguyên tắc thứ hai, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4
BLTTHS)
Theo quy định của BLTTHS, khi tiến hành tố tụng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng và
Kiểm sát viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân; nếu thấy lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra không có căn cứ
pháp luật thì VKS kiên quyết không phê chuẩn hoặc ra quyết định huỷ bỏ, đồng thời phải trả
tự do ngay cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam.
Nguyên tắc thứ ba, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 52 Hiến pháp năm
1992 và Điều 5 BLTTHS)
Người tiến hành tố tụng trong VKSND phải "công minh, chính trực, khách quan, thận
trọng" để việc giải quyết vụ án và hậu quả pháp lý của những người thực hiện hành vi trái
pháp luật giống nhau phải chịu mức hình phạt như nhau.
Nguyên tắc thứ tư, bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công
dân (Điều 7 BLTTHS)
Khi giải quyết vụ án hình sự, Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên VKSND căn cứ
chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người
bị hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ
khi tính mạng, sức khoẻ của người đó bị đe doạ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ bị xâm
phạm.
Nguyên tắc thứ năm, xác định sự thật khách quan của vụ án (Điều 10 BLTTHS)
Theo nội dung của nguyên tắc này, Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên
VKSND phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,
những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Nguyên tắc thứ sáu, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
(Điều 12 BLTTHS)
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải
nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những
hành vi, quyết định của mình.
Nguyên tắc thứ bảy, bảo đảm quyền được bồi thường của người bi thiệt hại do cơ quan
hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30)
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp cũng đã xác định: nơi nào để xảy ra tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai, thì
VKS nơi đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể hoá nội dung này, Luật trách nhiệm bồi
thường nhà nước năm 2009, có hiệu lực từ 01/01/2010 cũng quy định rõ những trường hợp
VKSND phải bồi thường khi người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự ở cơ quan mình để
xảy ra oan sai.
1.2. Khái quát các quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự
trong Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1945 đến nay
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960
Ngày 13/9/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 33C về việc thành lập toà án quân
sự, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của nhà nước dân chủ nhân dân, đánh dấu sự ra đời của hệ
thống toà án, đồng thời cũng là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động
của cơ quan công tố trong bộ máy nhà nước ta. Tại Điều V Sắc lệnh này quy định rõ chức
năng công tố được tổ chức trong toà án quân sự: "Đứng buộc tội là một Uỷ viên quân sự hay
một Uỷ viên của ban Trinh sát".
Sau khi hoà bình đã được lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 256-TTg quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Viện công tố. Uỷ ban công tố làm việc
theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đây là cơ sở để hình thành chức năng
kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS ở các giai đoạn sau này.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2002
Theo Luật tổ chức VKSND năm 1960 thì người tiến hành tố tụng trong VKSND hoạt
động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành , không lệ thuộc vào bất cứ
cơ quan , tổ chức , cá nhân nào của nhà nước ở địa phương và thực hiện chế độ thủ trưởng .
Cuôc̣ cả i cách tư pháp lần này thưc̣ sư ̣là sư ̣thay đổi về chất chứ không chỉ thay đổi đơn
thuần về tên goị của cơ quan công tố, bởi các le ̃sau:
Thứ nhất, về tổ chức hoạt động, người tiến hành tố tụng trong cơ quan công tố không còn
lê ̣thuôc̣ vào cá nhân hoặc cơ quan hành chính như trước đây nữa , mà trở thành những người
hoạt động độc lập trong hệ thống các cơ quan đôc̣ lâp̣, chịu sự giám sát của Quốc hội.
Thứ hai , trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người tiến hành tố tụng trong
VKSND phải tuân theo nguyê n tắc tâp̣ trung thống nhất và nguyên tắc độc lập , không lê ̣
thuôc̣ vào bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước nào ở điạ phương.
Thứ ba, người tiến hành tố tụng trong VKSND không chỉ có chức năng thưc̣ hành quyền
công tố như trước đây mà thưc̣ hiêṇ cả chức năng kiểm sát viêc̣ tuân theo pháp luâṭ tr ên liñh
vưc̣ hành chính, kinh tế, xã hội và lĩnh vực hoạt động tư pháp.
Đến ngày 15/4/1992, Hiến pháp đa ̃đươc̣ Quốc hôị thông qua taị kỳ hop̣ thứ 11 để thể chế
hoá đường lối , quan điểm đổi mới của Đảng ta về cải cách tư pháp. Theo nôị dung của Hiến
pháp lần này thì về nguyên tắc tổ chức và hoaṭ đôṇg của người tiến hành tố tụng trong VKSND
đươc̣ bổ sung hai điểm mới:
Môṭ là, Viêṇ trưởng VKSND điạ phương chiụ trách nhiêṃ báo cáo trước hôị đồng nhân
dân về tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu hội đồng
nhân dân.
Hai là, Uỷ ban kiểm sát có quyền thảo luận và quyết định theo nguyên tắc đa số những
vấn đề quan troṇg của viêṇ kiể m sát, không còn là cơ quan tư vấn cho Viêṇ trưởng như trước
đây.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm nay
Năm 2003, BLTTHS ra đời thay thế BLTTHS 1988. Bộ luật này hoàn thiện một bước
đáng kể các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nói
chung, của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên VKSND nói riêng, theo các nội
dung sau:
Một là, lần đầu BLTTHS nước ta có những điều luật quy định tập trung, cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên.
Hai là, đã có quy định phân định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Viện trưởng, Phó
Viện trưởng với nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên VKSND trong giải
quyết các vụ án hình sự.
Ba là, đã có sư phân biệt ở mức độ nhất định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm chung với
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quá trình tiến hành tố tụng các vụ án hình sự của
Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên.
Bốn là, lần đầu tiên BLTTHS có chung quy định về khiếu nại, tố cáo tạo cơ sở pháp lý
cho người tham gia tố tụng cũng như công dân có công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
1.4. Mối quan hệ của người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với
các vụ án hình sự
1.4.1. Mối quan hệ trong nội bộ ngành Kiểm sát
1.4.1.1. Mối quan hệ trong cùng một Viện kiểm sát nhân dân
Mối quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng trong VKSND khi giải quyết các vụ án
hình sự là mối quan hệ giữa Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên trong cùng một cơ
quan VKS. Về thực chất mối quan hệ này là mối quan hệ chỉ huy, mệnh lệnh, phục tùng. Ngoài
việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thẩm phán, Kiểm sát viên còn phải chịu trách
nhiệm trước Viện trưởng khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
1.4.1.2. Mối quan hệ giữa các Viện kiểm sát với nhau
Mối quan hệ giữa các cơ quan VKS cùng cấp, trong quá trình giải quyết một vụ án hình
sự, là mối quan hệ phân công, phối hợp với nhau.
Đối với VKS cấp trên và cấp dưới, về nguyên tắc "Viện kiểm sát cấp dưới phải chịu sự
chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên", Viện trưởng VKS cấp dưới chấp hành sự chỉ đạo của
Viện trưởng cấp trên và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC.
Đối với những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, VKSNDTC sẽ tiến hành
kiểm sát trong giai đoạn điều tra và giữ quyền truy tố. Sau khi ra cáo trạng, VKSNDTC sẽ ủy
quyền cho VKSND cấp tỉnh nơi xét xử sơ thẩm giữ quyền công tố tại phiên tòa. Hoạt động
này đã nảy sinh một số bất cập như sau:
Thứ nhất, dù là chủ thể ban hành cáo trạng, nhưng VKSNDTC sẽ không thể trực tiếp tham gia
phiên tòa sơ thẩm mà phải ủy quyền cho VKS cấp dưới. Do hồ sơ vụ án do VKSNDTC giữ ở giai
đoạn điều tra, nên VKSND cấp tỉnh, huyện không đủ thời gian để nghiên cứu tham dự phiên toà.
Thứ hai, do không tham gia kiểm sát điều tra vụ án ngay từ đầu, Kiểm sát viên được uỷ
quyền trực tiếp thực hành quyền công tố tại phiên toà chỉ đọc hồ sơ rồi ra ngồi tham dự phiên
tòa thường không nắm rõ, nắm hết tình tiết của vụ án, việc tổng hợp và đánh giá toàn diện các
chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án
Thứ ba, vì được ủy quyền nên Kiểm sát viên trực tiếp tham gia phiên tòa phải tuân thủ
triệt để ý chí của VKSNDTC. Trong trường hợp, tại phiên tòa có một tình huống mới phát
sinh khác với nội dung truy tố ban đầu của VKSNDTC, thì Kiểm sát viên không thể tự quyết
là rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn.
1.4.1.3. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự
Mối quan hệ giữa người tiến hành tố tụng giữa VKS quân sự và VKSND trên địa bàn là mối
quan hệ phối hợp. Khi phát hiện có vụ việc xảy ra trên địa bàn thuộc thẩm quyền giải quyết của
VKS quân sự, thì VKSND phối hợp và làm thủ tục chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra, VKS có
thẩm quyền trong quân đội để tiến hành điều tra truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Mối quan hệ liên ngành
1.4.2.1. Mối quan hệ với Cơ quan điều tra
Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu xét thấy việc điều tra, thu thập chứng cứ của Cơ quan
điều tra chưa đầy đủ, còn thiếu những chứng cứ quan trọng để chứng minh tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội hoặc có quyết định và hành vi của điều tra viên thủ trưởng, phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra không có căn cứ, trái pháp luật thì Kiểm sát viên kịp thời đề ra các yêu cầu
điều tra bổ sung hoặc trình Viện trưởng quyết định huỷ bỏ các quyết định đó của Cơ quan điều tra.
1.4.2.2. Mối quan hệ với cơ quan Tòa án
Ở giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên thực hiện chức năng của VKS bao gồm: thực hành quyền
công tố nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội. Trong quá trình giải quyết vụ án, khi thấy cần xem xét thêm những
chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; có căn cứ để cho
rằng bị cáo phạm một tội khác, có đồng phạm khác hoặc phát hiện có vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng thì toà án có quyền trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung.
Chương 2
THỰC TRẠNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng trong Viện
kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
Theo quy định tại Điều 23 BLTTHS năm 2003 thì VKS "thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ". Đây là chức năng hiến định, đặc
trưng của VKS, tồn tại trong toàn bộ quá trình giải quyết một vụ án hình sự từ khởi tố điều tra,
truy tố, xét xử...
Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, VKSND còn phải thực hiện chức năng kiểm
sát các hoạt động tư pháp, đảm bảo các hoạt động của Cơ quan điều tra, toà án, cơ quan thi
hành án tuân thủ nghiuêm chỉnh các quy định của Bộ luật Hình sự và BLTTHS.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên
* Về quyền của Kiểm sát viên:
Theo quy định tại Điều 37 BLTTHS thì Kiểm sát viên khi được phân công công thực
hành quyền công tố và kiểm sat các hoạt động tố tụng đối với các vụ án hình sự có những
nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Một là, kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của
Cơ quan điều tra.
Hai là, đề ra yêu cầu điều tra.
Ba là, triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Bốn là, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam
Năm là, tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải
quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải
quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà.
Sáu là, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người
tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án.
Bảy là, kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của toà án và những việc khác theo quy
định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của Kiểm sát viên:
Khi tiến hành các vụ án hình sự Kiểm sát viên VKSND phải chấp hành các nghĩa vụ như:
Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác
định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; chấp hành sự phân công, chỉ đạo của Viện trưởng, Phó Viện
trưởng, không được tiết lộ bí mật điều tra và phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người
chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát
* Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng
Theo quy định tại Điều 36 BLTTHS, với tư cách là người đứng đầu VKS trong tố tụng
hình sự, Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ quản lý chỉ đạo cơ quan về công tác hành
chính.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối
với vụ án hình sự, Viện trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: quyết định khởi tố vụ án,
quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; quyết định phê chuẩn, quyết định không
phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ
và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; quyết định chuyển vụ án và tiến hành các hoạt động tố tụng
khác thuộc thẩm quyền của VKS theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 36 BLTTHS.
* Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó Viện trưởng
Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ
quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định
của BLTTHS... và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của VKS. Khi Viện
trưởng VKS vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ
được giao.
2.2. Thực trạng về người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các
vụ án hình sự
2.2.1. Số lượng người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ
án hình sự
Hiện nay, trên phạm vi cả nước, toàn ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay có 793 VKS,
bao gồm 742 VKSND và 51 VKS quân sự các cấp.
VKSND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ gồm: VKSNDTC, 63 VKS tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và 678 VKSND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hệ thống VKS quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo ba cấp
gồm: VKSQSTW, 16 VKS quân sự quân khu và tương tương, 34 VKS quân sự khu vực trên
cả nước.
Tính đến tháng 12/2009, toàn ngành kiểm sát nhân dân có 12.966 Kiểm sát viên, cán bộ, công
chức. Trong số này có 11.091 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm
sát. Ở VKSNDTC và Viện KSQ quân sự Trung ương có 201 Kiểm sát viên, 11 điều tra viên cao
cấp, VKSND cấp tỉnh có 2.487 Kiểm sát viên và VKSND cấp huyện có 4.591 Kiểm sát viên.
2.2.2. Chất lượng người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự trong Viện kiểm sát nhân
dân
Trong 11.091 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm nghiệp vụ kiểm sát có 9.612 người
có trình độ cử nhân luật chiếm 86,67%. Trong số này có 24 tiến sỹ, 119 thạc sỹ và 892 người
có trình độ cao đẳng kiểm sát, hơn 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ chủ chốt của VKS
các cấp có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Để nâng cao trình độ lý luận và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp trong tình hình mới, hàng năm, Kiểm sát viên VKS các cấp được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ tại trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành.
Riêng trong 2 năm 2008 và 2009, ngành kiểm sát cử lãnh đạo, Kiểm sát viên đi đào tạo lý
luận chính trị cao cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, kiến thức điều tra tội phạm, kiểm sát
điều tra án hình sự và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho 5.367 lượt cán bộ để phục vụ
ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao.
2.2.3. Việc tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Kiểm sát viên, Viện trưởng
và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
Kiểm sát viên là lực lượng chủ yếu của VKSND, nên những công dân được bổ nhiệm vào
chức danh này phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định.
Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, cấp huyện gồm có: Chủ tịch hoặc phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Chủ tịch, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, đại diễn lãnh đạo Ban
tổ chức chính quyền, UBMTTQVN, BCH hội luật gia cấp tỉnh là uỷ viên. Hội đồng có nhiệm vụ
tuyển chọn KSV theo đề nghị của Uỷ ban kiểm sát VKSND cấp tỉnh, sau đó Chủ tịch Hội
đồng đề nghị Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm.
Đối với việc bổ nhiệm Kiểm sát viên VKS quân sự cấp quân khu và khu vực, hội đồng
tuyển chọn gồm: Viện trưởng VKS quân sự Trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ
Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành
trung ương Hội Luật gia Việt nam là uỷ viên. Sau khi tuyển chọn, Viện trưởng VKS quân sự
Trung ương đề nghị Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm.
2.3. Những kết quả đạt được của người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự trong
Viện kiểm sát nhân dân
2.3.1. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp
2.3.1.1. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của ngành kiểm sát trong
năm năm (từ năm 2005 đến năm 2009) toàn ngành đã thực hiện công tác kiểm đối với
399.241 vụ án hình sự với 620.251 bị can. Trong đó, VKS yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự đối với 1.271 vụ, chiếm 0,32%; VKSND các cấp trực tiếp ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra với 140
vụ.
Tuy nhiên, xem xét số liệu thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra được nêu ở bảng trên chúng ta thấy, tình trạng khởi tố điều tra, truy tố oan sai vẫn còn ở
mức cao dẫn đến việc có nhiều can phải đình chỉ điều tra do không phạm tội. Năm 2005 toàn
ngành đã công khai xin lỗi 26 người, thương lượng bồi thường cho 45 người với tổng số tiền
là 1.104.559.199 đồng; năm 2006, giải quyết 62 đơn, thương lượng bồi thường cho 31 người
với tổng số tiền là 1.095.801.447 đồng.
2.3.1.2. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
Trong 5 năm (2005-2009) số người bị VKS truy tố, toà án tuyên không phạm tội còn ở
mức cao, 222 người. Nguyên nhân của tình trạng toà án tuyên bị cáo không phạm tội là do
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố tại phiên toà không bảo vệ được
quan điểm truy tố, không bảo vệ được cáo trạng đã phát hành.
Những mặt hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Kiểm
sát viên được phân công biểu hiện cụ thể ở từng thời điểm giải quyết vụ án như sau:
- Ở thời điểm chuẩn bị xét xử, do thực hiện việc thông khâu từ giai đoạn điều tra, nên
Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ mà chủ quan hồ sơ đã nghiên cứu kỹ từ giai đoạn
điều tra.
- Tại phiên toà, nhiều Kiểm sát viên cho rằng theo quy định tại Điều 207 BLTTHS thì trách
nhiệm chứng minh sự thật khách quan của vụ án tại phiên toà thuộc về Hội đồng xét xử, do đó
Hội đồng xét xử có nhiệm vụ xét hỏi để làm rõ nội dung vụ án và Kiểm sát viên không coi trọng
việc xét hỏi tại phiên toà.
- Thực tiễn cho thấy, điểm yếu của Kiểm sát viên tại phiên toà là chưa chủ động tích cực
đối đáp, tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
2.3.2. Các vụ án VKS, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung
Theo số liệu báo cáo tổng kết ngành kiểm sát nhân dân trong 5 năm, từ năm 2005 đến
năm 2009, tổng số vụ án hình sự mà VKS trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bồ sung là:
14. 985 vụ, cụ thể các năm như sau:
- Năm 2005, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.994 vụ
- Năm 2006, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.332 vụ
- Năm 2007, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.426 vụ
- Năm 2008, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.042 vụ
- Năm 2009, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.191 vụ
Trong khi đó tổng số vụ mà Toà án trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung trong năm
năm là: 12.021 vụ, cụ thể như sau:
- Năm 2005, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.398 vụ
- Năm 2006, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.063 vụ
- Năm 2007, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.297 vụ
- Năm 2008, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.969 vụ
- Năm 2009, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.692 vụ
Nhìn vào số liệu trên ta thấy, số vụ án mà toà án và VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn ở
mức cao, điều đó thể hiện hoạt động kiểm sát của KSV ở giai đoạn kiểm sát điều tra và giai đoạn
VKS xử lý hồ sơ bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót
cần khắc phục trong thời gian tới.
2.3.3. Các vụ án Viện kiểm sát phải đình chỉ
Trong 5 năm qua (từ 01/01/2005 đến 31/12/2009), VKSND cả nước đã đình chỉ tổng số:
2.902 vụ án/ 6.439 bị can. Trong đó, có 250 trường hợp phải đình chỉ điều tra vì không phạm
tội. Cụ thể số liệu của từng năm như sau:
- Năm 2005, tổng số vụ án/bị can VKS đình chỉ: 558 vụ/1.119 bị can, trong đó số bị can
phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 51 người.
- Năm 2006, tổng số vụ án/bị can VKS đình chỉ: 495 vụ/1.226 bị can, trong đó số bị can
phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 79 người.
- Năm 2007, tổng số vụ án/bị can VKS đình chỉ: 515 vụ/1.190 bị can, trong đó số bị can
phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 40 người.
- Năm 2008, tổng số vụ án/bị can VKS đình chỉ: 473 vụ/1.000 bị can, trong đó số bị can
phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 43 người.
- Năm 2009, tổng số vụ án/bị can VKS đình chỉ: 861 vụ/1.904 bị can, trong đó số bị can
phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 37 người (riêng năm 2009, số vụ án đình chỉ tăng
lên cả số vụ và số người là do có vụ đình chỉ theo Nghị quyết số 33/NQ-QH12 hướng dẫn áp
dụng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999)
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên
- Quy định của BLTTHS về hệ thống tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng:
Hiên nay, hệ thống Cơ quan điều tra hiện nay bị manh mún, xé lẻ, nằm ở nhiều đầu mối. Vì
vậy, để tương thích, VKS phải hình thành các đơn vị, bộ phận, các nhóm Kiểm sát viên nhằm
thực hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
điều tra, xét xử. Tuy nhiên, thực tế lại nảy sinh các vấn đề bất cập trong việc tập trung chuyên
sâu, tập trung thống nhất, tập trung chỉ đạo, điều hành. Làm giảm sự liên thông gắn kết và hỗ
trợ nhau trong nội bộ ngành kiểm sát và giữa các Kiểm sát viên.
- Quy định BLTTHS về thủ tục tố tụng và hướng dẫn áp dụng pháp luật:
Hệ thống pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở nước ta hiện này còn có nhiều quy định
chống chéo, mẫu thuẫn, chung chung, thiếu rõ ràng và cụ thể, do đó ảnh hưởng đến việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát
viên.
- Về trình độ, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên: trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và
năng lực công tác của một bộ phận không nhỏ cán bộ Kiểm sát viên còn hạn chế. Bên cạnh
mặt hạn chế do yếu kếm về nhận thức và trình độ, năng lực công tác, một số Kiểm sát viên
còn thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, nên bị mua chuộc, khống
chế dẫn đến tha ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050000264_7241_2009893.pdf