Câu 27: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân đỏ thẫm F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa.
Câu 28: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
A. tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. F2 có 4 kiểu hình.
C. tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn.
D. F2 có xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 29: Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn từ thí nghiệm lai phân tích
A. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình xám, cánh cụt.
B. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
D. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh dài.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập chương 1 & 2 - Sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 & 2
Câu 1: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là
A. 2. B. 8. C. 4. D. 6.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tần số hoán vị gen là đúng?
A. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
B. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
C. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
D. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)?
A. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn.
B. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
C. Số lượng ADN tăng lên gấp bội.
D. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt.
Câu 4: Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là
A. 2. B. 8. C. 16. D. 4.
Câu 5: Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc. Vùng mã hoá
A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
Câu 6: Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở tế bào nhân thực được mở đầu bằng axit amin
A. prôlin. B. triptôphan. C. foocmin mêtiônin. D. mêtiônin.
Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 26. B. 24. C. 23. D. 25.
Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua tứ bội đều có kiểu gen AAaa. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 100% quả đỏ. B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
C. 11 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 35 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 9: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen?
A. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. D. Đột biến mất một cặp nuclêôtit.
Câu 10: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
Câu 11: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen aabb ở đời con là
A. 1/16. B. 9/16. C. 3/16. D. 2/16.
Câu 12: Trong các loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN không có
A. Timin (T). B. Uraxin (U). C. Guanin (G). D. Ađênin (A).
Câu 13: Ở người, đột biến mất một phần vai dài nhiễm sắc thể số 21 có thể gây bệnh
A. máu khó đông. B. ung thư vú.
C. ung thư máu ác tính. D. bạch tạng.
Câu 14: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × Aa.
Câu 15: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.
Câu 16: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tam bội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội.
Câu 17: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 18: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%.
Câu 19: Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit:
A. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. B. vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
C. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. D. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Câu 20: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. do một cặp gen quy định. B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
Câu 21: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A. thể không (2n-2). B. thể một (2n-1). C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2).
Câu 22: Cho phép lai P: ABAbabaB×. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ABaB ở F1 sẽ là
A. 1/16. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4.
Câu 23: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Đacuyn. B. Menđen. C. Moocgan. D. Lamac
Câu 24: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 25: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
A. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.
B. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen.
C. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong nguyên phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.
D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong nguyên phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen.
Câu 26: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách lai giữa
A. hai cá thể có kiểu hình trội với nhau.
B. hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn
Câu 27: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân đỏ thẫm F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa.
Câu 28: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
A. tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. F2 có 4 kiểu hình.
C. tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn.
D. F2 có xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 29: Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn từ thí nghiệm lai phân tích
A. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình xám, cánh cụt.
B. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
D. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh dài.
Câu 30: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Câu 31: cơ thể mang kiểu gen AABbEEff giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là:
a/ A, B, b,E, f b/ AA, Bb, EE, ff
c/ AABEEFF, AAbEEff d/ ABEf, AbEf
Câu 32: Cá thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân sinh ra số loại giao tử
a/ 4 b/ 8 c/ 16 d/32
Câu 33: Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A_bbD_eeff là:
a/ 3/4 b/ 3/8 c/ 3/16 d/ 3/32
Câu 34: trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi:
A.Mất đoạn B. Lặp đoạn C.Đảo đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 35 : Đột biến là :
A. Biến dị xảy ra đột ngột B. Biến dị của NST
C. Biến đổi ở gen D. Biến đổi vật chất di truyền
Câu 36: Cơ thể bình thường có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho tỉ lệ :
A. ABD =ABd =aBD = aBd =25% B. ABD=Abd =20% ,aBD =aBd =20%
C.ABD=ABd =45% ,aBD =aBd =5% D. ABD=ABd =30% ,aBD =aBd =20%
Câu 37: Gen A đột biến thành gen a sau đột biến chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kêt hydro thay đổi đi một liên kêt.Đột biến thuộc dạng:
A. Thay thế một cặp nuclotit cùng loại B. Mất một cặp nucleotit
C. Thay thế một cặp nucleotit khác loại D. Thêm một cặp nucleotit
Câu 38: sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là ;
A. Sợi nhiễm sắc→ phân tử ADN→ sợi cơ bản → nhiễm sắc thể
B. Phân tử AND → sợi cơ bản →Sợi nhiễm sắc→ crômatit → nhiễm sắc thể
C. Phân tử ADN→ sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể
D. Crômatit → sợi nhiễm sắc→ phân tử ADN→ sợi cơ bản → nhiễm sắc thể
Câu 39: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:
A. ARNm →ADN→ prôtêin → tính trạng B. ADN→ ARNm → prôtêin → tính trạng
C. ARNm → prôtêin →ADN→ tính trạng D. ADN→ prôtêin → tính trạng →ARNm
Câu 40: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đạng đột biến :
A.Mất 1 cặp nucleotit B. thêm 1 cặp nucleootit C. thay thế 1 cặp nucleotit D.lặp đoạn NST
Câu 41: Thể đa bôi thường gặp ở:
A. Thực vật B. thực vật và động vật C. Vi sinh vật D. Động vật bậc cao
Câu 42: Một đoạn AND có chiều dài 0,51µm tự nhân đôi 2 lần,môi trường nội bào cung cấp:
A. 3000 nu B.6000 nu C. 9000 nu C. 12000 nu
Câu 43: nếu thế hệ F1 tứ bội là ♀AAaa Ï ♂AAaa trong trường hợp giảm phân bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A. 1AAAA : 8 AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8 AAaa : 18aaaa : 8Aaaa : 1AAAa.
C. 1AAAA : 8 AAAA : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8aaaa : 18Aaaa : 8AAaa : 1AAAa.
Câu 44: thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là:
A.thể tam bôi B. thể tam nhiễm C. thể đa bội D. thể đa nhiễm
Câu 45 : Lai đậu Hà Lan thân cao,hạt trơn với đậu Hà lan thân thấp, hạt nhăn .Thu được F1 toàn đậu thân cao, hạt trơn.Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có kiểu hình:
A. 3:1 B. 9:3:3:1 C. 1:1:1:1 D. 3:3:1:1
Câu 46: Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:
A. AaBb Ï AaBb. B. AaBB Ï AaBb. C. AaBB Ï aaBb. D. aaBB Ï AABB.
Câu 47: Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là:
A. 10-6. B. 10-4. . C. 10-4 đến 10-2. D. 10-6 đến 10-4
Câu 48. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Lặp đoạn NST.
Câu 49. Hoạt tính của enzim amilaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến
A. lặp đoạn nhiễm sắc thể . B. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhiễm sắc thể
Câu 50.Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân :
A. 2n +1, 2n -1,2n +2, 2n -2 B. 2n +1, 2n -1,n +2, n -2
C. 2n +1, 2n -1,2n +2, n +2 D. 2n +1, 2n -1,2n +2, n + 1
Câu 51: Moät gen coù chieàu daøi 0,51 micromet, toång soá moái lieân keát hiñroâ trong gen laø 3.600. Soá Nu moãi loaïi trong gen laø:
A. A=T=X=G=750 B. A=T=600 X=G=900 C.A=T=500 X=G=800 D.A=T=900 X=G=600
Câu 52: Theo qui luật của Menđen nếu P thuần chủng khác nhau n cặp tính trạng phân li độc lập,thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là ;
A. 1n B. 2n C. 3n D.4n
Câu 53: Khi xảy ra dạng đột biến mất một cặp nucleotit,số liên kết hiđrô của gen thay đổi theo hướng nào sau đây:
A. Giảm xuống 2 liên kết B. Giảm xuống 4 liên kết
C.Giảm xuống 3 liên kết D.Có thể giảm 2 hoặc 3 liên kết
Câu 54: Cho phép lai sau: ở ruồi giấm
Con cái F1 thân xám ,cánh dài x Con đực thân đen cánh ,cụt
Đời con thu được : 0,415 thân xám ,cánh dài : 0,415 thân đen,cánh cụt : 0,085 thân xám ,cánh cụt : 0,085 thân đen, cánh dài.Đây là cơ sở của hiện tượng di truyền nào?
A. Liên kết gen B. Hoán vị gen C. qui luật Menđen D. di truyền liên kết giới tính
Câu 55:. F1: dò hôïp 2 caëp gen, coù kieåu hình quaû troøn, ñoû. Hai tính traïng töông phaûn laø quaû baàu duïc, vaøng. Cho F1 töï thuï phaán, F2 thu ñöôïc 4 loaïi kieåu hình, trong ñoù kieåu hình mang hai tính traïng laën chieám 0,64%. Moïi dieãn bieán trong giaûm phaân ôû teá baøo sinh noaõn vaø teá baøo sinh haït phaán ñeàu ngang nhau. Kieåu gen cuûa F1 vaø quy luaät di truyeàn chi phoái pheùp lai laø :
A. AaBb X AaBb; phaân li ñoäc laäp.
B. ; hoaùn vò gen moät beân vôùi taàn soá 1,28%.
C. : lieân keát gen hoaøn toaøn.
D. ; hoaùn vò gen caû 2 beân vôùi taàn soá 16%.
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Gen không phân mãnh chỉ tồn tại ở sinh vật nhân sơ
Câu 2: Có 64 bộ ba mã hoá cho 20 acid amin trong phân tử protein
Câu 3. Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện chủ yếu dựa vào enzim ADN – polimerase
Câu 4. Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ qua quá trìn tự sao
Câu 5. Phiên mã ở nhân sơ và nhân thực gióng nhau ở chổ, sản phẩm của chúng có thể sử dụng được ngay khi kết thúc quá trình
Câu 6. Sự hoạt động khác nhau của gen là do gen điều hoà chi phối
Câu 7. Đột biến gen phần nhiều là có hại và chính nó mới là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá
Câu 8. Đột biến đa bội phần nhiều xuất hiện ở động vật bậc cao
Câu 9. Chức năng của NST là lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 10. Lặp đoạn NST thường gây vô sinh ở sinh vật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ÔN TẬP CHƯƠNG 1 & 2 sinh học 12.doc