Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .15
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM
NHẠC.18
1.1. Khái niệm quyền tác giả .18
1.2. Khái niệm tác phẩm âm nhạc, tác giả âm nhạc.20
1.2.1. Tác phẩm âm nhạc .20
1.2.2. Tác giả âm nhạc .21
1.3. Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .22
1.3.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .22
1.3.2. Những đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .23
1.3.3. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .25
1.4. Cơ sở pháp lý bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .25
1.5. Vai trò và xu hướng phát triển việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc .
1.5.1. Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
1.5.2. Xu hướng phát triển việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạcError! Bookmark
Kết luận chương 1.
Chương 2: CÁC ĐIỀU ưỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA
2.1. Thực trạng các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc.
2.1.1. Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật
2.1.2. Công ước quyền tác giả toàn cầu.
2.1.3. Hiệp định TRIPS.
25 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học pháp lý chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo
hay sách tham khảo; hay đƣợc đề cập với tƣ cách là một khía cạnh của các chế định
quyền tác giả, các bài báo bình luận về tình hình vi phạm nổi cộm. Do đó, các vấn đề lý
luận và thực tiễn xung quanh đề tài “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” đòi hỏi các nhà khoa học cần phải đƣợc
tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn.
Vì vậy, tác giả hy vọng với sự đầu tƣ và nghiên cứu thích đáng vào luận văn
thạc sĩ về đề tài “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc”, sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cả về mặt lý
thuyết cũng nhƣ thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong phạm vi quốc gia và phạm
vi quốc tế. Khóa luận nghiên cứu các văn kiện quốc tế, pháp luật một số quốc gia là
Hoa Kỳ và Hàn Quốc nhằm đánh giá sự tƣơng đồng và khác biệt cũng nhƣ những ƣu
nhƣợc điểm giữa hệ thống pháp luật Việt Nam so với quốc tế và một số quốc gia trong
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Đồng thời, qua những bài học
kinh nghiệm đƣợc rút ra từ pháp luật quốc tế cũng nhƣ một số nƣớc về bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, khóa luận đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nƣớc về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, không bao gồm các quyền liên quan của các nhà
tổ chức sản xuất băng, đĩa, các tổ chức phát sóng, truyền hình và ngƣời biểu diễn. Bên
cạnh đó khóa luận còn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc tại Việt Nam có đối chiếu nội dung này với thực trạng và kinh nghiệm bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại một số quốc gia và Liên hiệp Quốc tế các
nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC). Từ đó đƣa ra một vài kiến nghị nhằm tháo gỡ những
khó khăn và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đáng và nhà nƣớc về
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chính sách bảo hộ sở hữu trí
tuệ, trong đó có vấn đề bảo hộ quyền tác giả.
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đƣợc sử dụng bao gồm phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, Luận văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Chương 2: Các Điều ƣớc quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc và kinh nghiệm một số quốc gia.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc đối với pháp luật Việt Nam và
phƣơng hƣớng hoàn thiện và tăng cƣờng thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1.1. Khái niệm quyền tác giả
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là những sản phẩm sáng tạo của trí
tuệ có thể mang nhiều điểm khác nhau về địa lý, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ nhƣng đều
mang đặc điểm chung đó là tính phi vật thể và khả năng dễ phổ biến, khai thác ở nhiều
quốc gia. Do đó, cần thiết lập một hệ thống bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm
của sáng tạo trí tuệ. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, quyền tác giả có thể đƣợc hiểu
theo nhiều cách khác nhau.
Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do chính
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đó chính là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, quyền tác giả được trao cho hai loại
chủ thể, Tác giả và chủ sở hữu. Từ cách xem xét quyền tác giả như trên, dẫn đến việc
chủ thể của quyền tác giả có thể là một trong hai loại, hoặc chủ thể bao gồm hai tư
cách, Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Cụ thể hơn, nếu chủ thể là cá nhân thì có thể đóng
vai trò là chủ sở hữu hoặc tác giả, hoặc cả hai. Còn chủ thể là tổ chức thì có quyền tác
giả với tư cách là chủ sở hữu [18, tr.18].
Quyền tác giả hay tác quyền (copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm
của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất
văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng
tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền
này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với
tác phẩm, quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có
một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất [35]. Hiểu
một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được
độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp. Ví dụ:
Tác giả một tác phẩm âm nhạc được làm chủ thành quả lao động trí tuệ của mình, được độc quyền công bố, hoặc cho
người khác công bố tác phẩm âm nhạc của mình. Việc sao chép, phổ biến nội dung tác phẩm mà không có sự đồng ý
của tác giả là xâm phạm quyền tác giả.
Công ƣớc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886 (Công
ƣớc Berne) quy định rằng quyền tác giả đƣợc bảo hộ bao gồm quyền kinh tế và quyền
tinh thần. Quyền kinh tế mà Công ƣớc Berne dành cho tác giả bao gồm:
Quyền sao chép và những quyền thuộc quyền này (Điều 9);
Quyền trình diễn và truyền phát tới công chúng một cuộc trình diễn tác phẩm kịch
và âm nhạc (Điều 11);
Quyền phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng bằng bất cứ phƣơng tiện vô
tuyến khác (Điều 11 Bis);
Quyền đọc trƣớc công chúng, truyền phát bản đọc tác phẩm văn học tới công
chúng (Điều 11 Ending);
Quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể (Điều 12);
Quyền đối với tác phẩm điện ảnh; quyền hƣởng lợi ích vật chất trong việc bán lại
tác phẩm (Điều 14 ter);
Quyền tác giả nói chung đƣợc hiểu là quyền mà pháp luật trao cho các tác giả là
ngƣời sáng tạo ra tác phẩm, bao gồm quyền bộc lộ tác phẩm, quyền sao chép tác phẩm và
phân phối hoặc phổ biến tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phƣơng thức hoặc
phƣơng tiện nào, và quyền cho phép ngƣời khác sử dụng tác phẩm theo những cách thức
cụ thể. Hầu hết luật quyền tác giả của các nƣớc đều phân biệt rõ giữa quyền tài sản và
quyền nhân thân. Các ngoại lệ nhất định cũng đƣợc đặt ra đối với các loại hình tác phẩm
đủ tiêu chuẩn bảo hộ, và đối với việc thực thi các quyền đó. Luật Sở hữu trí tuệ và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành của Việt Nam cũng trao cho tác giả các quyền nhân thân và
quyền tài sản đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra.
Từ khái niệm quyền tác giả, có thể suy ra được quyền tác giả là một quyền dân
sự. Trong quan hệ pháp luật dân sự này, chủ thể là tác giả và chủ sở hữu quyền tác
giả. Khách thể hay đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các tác
phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung là các quyền nhân thân và quyền tài
sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Tóm lại, Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả đƣợc pháp luật quy định đối với các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
1.2. Khái niệm tác phẩm âm nhạc, tác giả âm nhạc
1.2.1. Tác phẩm âm nhạc
Từ điển Luật học có đƣa ra khái niệm “tác phẩm” là “sản phẩm sáng tạo trong các
lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện
nào đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào” [1,
tr.682]. Đại từ điển Tiếng Việt có ghi lại khái niệm “Tác phẩm” là “công trình do nghệ
sĩ, các nhà văn hóa, khoa học tạo nên” [34, tr.1480].
Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có
định nghĩa: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa
học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Từ đây ta có thể rút ra rằng trước hết “tác phẩm âm nhạc” là “Sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực nghệ thuật” [26, Điều 4].
Từ điển thuật ngữ quyền tác giả, quyền liên quan có đề cập: “Tác phẩm âm nhạc
đƣợc hiểu chung là một loại hình tác phẩm nghệ thuật, đƣợc bảo hộ quyền tác giả. Tác
phẩm âm nhạc bao gồm tất cả các kết hợp âm thanh (tổ hợp) có hoặc không có lời (lời
thơ hoặc lời nhạc kịch), đƣợc trình diễn bằng các nhạc cụ có hoặc không có giọng hát.
Theo giải nghĩa về tác phẩm âm nhạc – “musical work” trong từ điển tiếng anh thì
có thể hiểu tác phẩm đƣợc coi là tác phẩm âm nhạc nếu chứa đựng nốt nhạc và lời hát
(nếu có) trong một tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc có thể thể hiện dƣới nhiều dạng
khác nhau, có thể là một phần hoặc toàn bộ bản nhạc hay đƣợc ghi lại trong đĩa nhạc.
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã định nghĩa về “tác phẩm âm nhạc” nhƣ
sau: “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ chứa các ký tự âm nhạc ngay cả
khi không bao gồm lời hay bất kỳ hành động nào nhằm mục đích đƣợc hát, nói hay biểu
diễn với âm nhạc thì đƣợc coi là tác phẩm âm nhạc. “Tác phẩm âm nhạc” đã đƣợc mô tả
nhƣ là “một tác phẩm âm thanh đƣợc sáng tạo một cách trừu tƣợng để có thể biểu diễn
qua âm thanh ngay cả khi không có lời”.
Tác phẩm âm nhạc là một trong những đối tƣợng bảo hộ của Công ƣớc Berne, tại
Điều 2 Công ƣớc Berne đã quy định thuật ngữ: “Các tác phẩm văn học nghệ thuật bao
gồm () các bản nhạc có lời hay không lời, ()
Tại Điều 12 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về
quyền tác giả, quyền liên quan có định nghĩa tác phẩm âm nhạc là “ tác phẩm đƣợc thể
hiện dƣới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời,
không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”. Tuy nhiên, tác phẩm âm nhạc
thƣờng phải thông qua giọng hát, hay nhạc cụ thì mới có thể truyền trƣớc công chúng,
vẫn đƣợc xem là tác phẩm âm nhạc và bảo hộ theo nguyên tắc luật định.
1.2.2. Tác giả âm nhạc
Tác giả âm nhạc là ngƣời trực tiếp tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm âm
nhạc, đƣợc thể hiện dƣới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc
không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Hay có thể nói
rằng nếu tác phẩm âm nhạc là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân nào đó thì cá nhân
đó đƣợc coi là tác giả của tác phẩm âm nhạc đó. Những ngƣời đề xuất ý kiến, làm công
việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tƣ liệu cho ngƣời khác sáng tạo ra một tác
phẩm âm nhạc thì không đƣợc công nhận là tác giả của tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm
nhạc đƣợc sáng tác phải là kết quả sáng tạo trực tiếp của tác giả tạo ra tác phẩm âm nhạc
đó.
Tại từ điển Luật học Việt Nam có định nghĩa “tác giả” là ngƣời trực tiếp sáng tạo
ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Bên cạnh đó, Điều 8
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ vê quyền tác giả
và quyền liên quan có quy định:
Tác giả là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học bao gồm:
a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả;
b) Cá nhân nƣớc ngoài có tác phẩm đƣợc sáng tạo và thể hiện dƣới hình thức vật
chất nhất định tại Việt Nam;
c) Cá nhân nƣớc ngoài có tác phẩm đƣợc công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
d) Cá nhân nƣớc ngoài có tác phẩm đƣợc bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ƣớc quốc
tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
.
1.3. Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc
1.3.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Xét về mặt lý luận pháp lý cũng nhƣ trên thực tế, quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc là những quyền mà một ngƣời đƣợc hƣởng đối với một tác phẩm mà mình đã
sáng tạo ra. Ngƣời đó có thể là ngƣời sáng tạo ra tác phẩm hay chỉ đơn thuần là ngƣời sở
hữu tác phẩm. Các quyền này hƣớng tới mục đích nhằm đem lại cho ngƣời sáng tác
những lợi ích vật chất và tinh thần tƣơng xứng với công sức lao động trí tuệ mà họ đã bỏ
ra thông qua việc cho phép họ đƣợc độc quyền kiểm soát việc khai thác và sử dụng tác
phẩm của mình. Tuy nhiên, độc quyền trao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ không
bao gồm việc ngăn cản ngƣời khác sử dụng hợp lý tác phẩm đó.
Nhƣ vậy, Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (hay còn gọi là tác quyền âm
nhạc) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác hoặc
đƣợc sở hữu hợp pháp. Quyền này còn đƣợc hiểu là quyền cho phép và quyền nhận thù
lao. Quyền cho phép có nghĩa là quyền tự quyết định cho phép ngƣời khác khai thác, sử
dụng tác phẩm của mình và quyền nhận thù lao là quyền yêu cầu ngƣời khác trả thù lao
cho việc khai thác, sử dụng tác phẩm. Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bảo vệ sự toàn vẹn về sáng tạo
và danh tiếng của tác giả sáng tạo đƣợc thể hiện thông qua tác phẩm. Quyền tài sản bảo
vệ các lợi ích kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi bằng cách khai thác trực tiếp
hoặc gián tiếp tác phẩm.
Quyền nhân thân: Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và
quyền nhân thân không gắn với tài sản. Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những
quyền gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả nhƣ danh dự, uy tín, tiếng tăm của tác giả
và không thể chuyển giao, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác phẩm và
bảo vệ sự toàn vẹn nội dung tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Quyền này gắn liền với tác giả kể cả khi
quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã đƣợc chuyển giao và đƣợc bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân gắn với tài sản là các quyền cho hay không cho ngƣời khác sử dụng tác
phẩm, quyền này có thể chuyển giao và gắn liền với các chế định về quyền tài sản trong
quyền tác giả.
Quyền tài sản: hiện nay các hoạt động âm nhạc diễn ra khá sôi động, nhiều cuộc
thi tìm kiếm tài năng âm nhạc đƣợc tổ chức nhƣ Việt Nam Idol, Sao Mai điểm hẹn
nhiều dịch vụ âm nhạc phát triển mạnh (mạng 3G, nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại)
Có thể nói đời sống âm nhạc phát triển là điều kiện tất yếu để bản quyền tác giả phát triển
và tiền sử dụng tác phẩm, cũng nhƣ quyền tài sản của các tác giả đƣợc nâng cao hơn. Quá
trình hình thành ý tƣởng đến khi một tác phẩm âm nhạc đến tai ngƣời nghe, tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả đã tốn không ít công sức và tiền bạc, bởi thế nên quyền tài sản là
một phần đền đáp công sức và nhằm khuyến khích sự sáng tạo của tác giả.
Ngày nay trên khắp thế giới, các quyền của những ngƣời sáng tạo nhƣ nhà văn,
nhạc sĩ, nghệ sĩ đã đƣợc pháp luật quốc gia cũng nhƣ pháp luật quốc tế bảo hộ. Đề điều
chỉnh mối quan hệ toàn cầu, các nội dung cơ bản về quyền nhân thân và quyền tài sản của
tác giả đã đƣợc luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế quy định thống nhất. Các quyền
của tác giả đƣợc pháp luật thừa nhận, mỗi cá nhân tác giả phải tự quản lý lấy các quyền
của mình, khai thác nó để đạt đƣợc lợi ích kinh tế, bù đắp các tiêu hao trong quá trình
sáng tạo, đồng thời tiếp tục đầu tƣ cho hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ
thuật, khoa học mới phục vụ đƣợc nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội.
1.3.2. Những đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Một là, tác phẩm âm nhạc đƣợc bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao
chép, bắt chƣớc tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tƣởng của tác phẩm phải
mới, mà là hình thức thể hiện của ý tƣởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Tác phẩm đó
phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là
không có kế thừa [21, tr.50]. Bài thơ “Bài học đầu cho con” của tác giả Đỗ Trung Quân
sau đó đƣợc nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài hát thì cả 2 tác giả đều là chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Hai là, pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chỉ bảo hộ hình thức
thể hiện của ý tƣởng sáng tạo trong tác phẩm âm nhạc, mà không bảo hộ những ý tƣởng
sáng tạo chứa đựng trong tác phẩm, đƣợc thể hiện ra từ tác phẩm âm nhạc. Hình thức thể
hiện sự sáng tạo của tác giả trong một tác phẩm âm nhạc là việc sắp xếp lời trong tác
phẩm âm nhạc có lời, cấu trúc của tác phẩm âm nhạc và các nốt nhạc trong tác phẩm
không lời. Ý tƣởng của tác phẩm đƣợc truyền tải bằng sự sắp xếp, cấu trúc của lời tác
phẩm hay những nốt nhạc của bản nhạc.
Ba là, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đƣợc bảo hộ mà không phụ thuộc
vào nôi dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc. Các công ƣớc quốc tế về
quyền tác giả và pháp luật sở hữu trí tuệ đều có quy định thống nhất rằng sự sáng tạo trí
tuệ trong việc tạo ra các tác phẩm âm nhạc mang tính nguyên gốc và đƣợc vật chất hóa,
đƣợc công nhận là tác phẩm và đƣợc bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả. Theo đó,
không đặt ra bất kỳ điều kiện về nội dung và giá trị nghệ thuật đối với một tác phẩm âm
nhạc để tác phẩm âm nhạc đó đƣợc bảo hộ.
Các tác phẩm âm nhạc khi đƣợc ngƣời này sử dụng thì mức hữu ích của tác phẩm
đối với ngƣời khác không suy giảm. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa sản phẩm trí
tuệ và sản phẩm hiện vật. Do vậy, pháp luật quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc nhằm đảm bảo hai mục đích là bảo vệ quyền lợi của tác giả,
khuyến khích sự tự do sáng tạo nghệ thuật đồng thời đảm bảo tối đa hóa lợi ích công
cộng trong việc sử dụng tác phẩm đó.
Bốn là, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đƣợc bảo hộ tự động. Kết quả của
hoạt động sáng tạo ra tác phẩm âm nhạc mang tính nguyên gốc và đƣợc thể hiện dƣới
hình thức vật chất nhất định sẽ đƣợc công nhận là tác phẩm âm nhạc và đƣợc pháp luật về
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thừa nhận và bảo vệ. Nhƣ vậy, thủ tục đăng ký
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên thủ
tục này giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho tác giả của tác phẩm âm nhạc, chủ sở
hữu quyền tác giả âm nhạc khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra.
1.3.3. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Việc bảo hộ quyền tác giả càng ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt ngày nay
mạng truyền thông số hóa nhƣ mạng internet và máy tính cá nhân hoặc những phát minh
khác, bên cạnh nhiều lợi ích cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho những ai sử dụng và khai
thác quyền tác giả bản nhạc. Khi tốc độ lan truyền của mạng số hóa tính trên từng giây thì
việc sao chép trái phép các tác phẩm âm nhạc chƣa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Vì vậy,
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc do mình tạo ra.
- Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đồng thời mang ý nghĩa bảo vệ
giá trị của các tác phẩm âm nhạc.
- Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là nhằm loại trừ các hành vi khai
thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của ngƣời khác mà không có sự cho phép của
tác giả hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của tác giả.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nói riêng và sự phát triển của nền
văn hóa nói chung.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các tác phẩm âm nhạc
- Đảm bảo cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng hoàn
thiện, hiệu quả hơn.
1.4. Cơ sở pháp lý bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Chính vì việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc vô cùng quan trọng
nên việc thiết lập một hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
của các tác giả là rất cần thiết, trong đó bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc
tế.
Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn.
Trƣớc khi công nghệ in ra đời, các quyền sách thƣờng đƣợc chép tay, vì thế khả năng sao
chép tác phẩm gốc là không nhiều. Khi công nghệ in ra đời, một quyền sách có thể đƣợc
nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể kiểm soát, quản lý đƣợc bao nhiêu ngƣời đang
đọc quyển sách của mình, và trong số đó bao nhiêu ngƣời đã bỏ tiền ra mua sách do mình
in, còn bao nhiêu ngƣời đã mua từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các
nhà in đã kiến nghị nhà nƣớc của mình bảo hộ quyền đƣợc in ấn và quản lý việc xuất bản,
in ấn. Nƣớc đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng
công nghiệp (Theo Luật của nữ hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến lƣợt Mỹ (1790),
Pháp (1791) và Đức.
Cùng với hệ thống luật án lệ, hệ thống luật thành văn với nhiều xuất xứ, nhƣng
mốc lịch sử quan trọng nhất nảy sinh ra vấn đề bản quyền bắt nguồn từ cuộc Cách mạng
Pháp năm 1789. Với cách tiếp cận từ các quyền tự nhiên, quyền đối với tác phẩm đƣợc
coi là loại quyền “đặc biệt” của các cá nhân là tác giả của tác phẩm đƣợc sáng tạo từ lao
động của tƣ duy. Nó là quyền sở hữu riêng tƣ và thiêng liêng đối với tác phẩm. Nhƣ vậy,
quyền tác giả phát sinh tại những nƣớc theo hệ thống luật Anh – Mỹ trƣớc, rồi mới đến
các nƣớc theo hệ thống luật lục địa.
Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nƣớc Việt Nam đã ghi nhận
những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tƣ tƣởng tiến bộ
nhân văn về quyền con ngƣời. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân,
là việc Nhà nƣớc cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tƣ hữu về tài sản.
Tƣ tƣởng lập pháp đó đã tiếp tục đƣợc thể hiện tại Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013 đang có hiệu lực thi hành.
Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêng
biệt về quyền tác giả đã đƣợc ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu với sự giúp
đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ). Trƣớc yêu cầu của sự
phát triển, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về quyền tác giả vào
tháng 10-1994.
Năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tác
giả và năm 1995 Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự trong đó có chương I phần thứ 6
điều chỉnh về quyền tác giả, trong đó đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về
quyền tác giả, trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lí từ tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường.. Về tổng thể, các nguyên tắc và quy định cơ bản về
quyền tác giả trong Bộ luật dân sự đã thiết lập hoặc làm cơ sở để thiết lập một hệ
thống phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, dựa trên công ước Berne về bảo
hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn,
người ghi âm và tổ chức phát sóng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, có không ít
vấn đề, khiếm khuyết đã bộc lộ trong quá trình thực hiện các quy định của Bộ luật
dân sự về quyền tác giả. Một mặt, đó là sự chưa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
hiện tại, mặt khác chưa cập nhật những bước quan trọng trong lĩnh vực quyền tác
giả và quyền liên quan. Vì vậy, trước năm 2005 chưa có Luật chuyên ngành, pháp
luật về sở hữu trí tuệ về quyền tác giả chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân Sự
1995 và các văn bản dưới luật. Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của
Chính phủ thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự. Nghị định
này ra đời chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới góc độ dân sự. Các vấn đề khác có liên
quan đến quyền quản lý nhà nước như việc xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm phạm quyền tác giả, Nghị định 31/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2001
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Để khắc phục và xử
lý nghiêm minh tình trạng xâm phạm quyền tác giả, đồng thời đưa ra các thủ tục
đăng ký, chế độ lệ phí đăng ký quyền tác giả nhằm bảo đảm quyền của tổ chức, cá
nhân khi có tranh chấp xảy ra, Thông tư 166/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm
1998 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả.
Luật sở hữu trí tuệ 2005(có hiệu lực ngày 01/07/2006) ra đời là bƣớc ngoặt mới
trên đƣờng phát triển trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt
Nam. Luật sở hữu trí tuệ trong đó phần quyền tác giả và quyền liên quan đã ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007580_2669_2002839.pdf