Bảo vệ tài nguyên rừng có một tầm quan trọng nhất định, chính vì vậy trong những
năm gần đây đã có các công trình, nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể đến như:
"Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện", Luận
văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Hải Âu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001; "Một số vấn
đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn
Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; "Quản lý nhà nước bằng phápluật trong lĩnh vực bảo vệ rừng", Luận án tiến sĩ Luật học, của Hà Công Tuấn, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; "Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2012; "Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp,
quý, hiếm", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của Hoàng Hiền Lương, Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2009; "Pháp luật về buôn bán động, thực vật hoang dã", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Luật, của Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Ngoài ra, còn phải kể đến
các bài viết về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam và bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm như: "Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng", của TS. Nguyễn Huy Dũng,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2008; "Sử dụng luật tục hương ước một chiến lược quản lý
rừng", của ThS. Hà Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; "Nghiên cứu một số
tội phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII- Các tội xâm phạm môi
trường trong Bộ luật hình sự năm 1999", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; "Nghiên cứu chính sách thuế trong phát triển lâm
nghiệp", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng
5/2007; "Bàn về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật hình sự", của Nguyễn Văn Dũng,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009
10 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt
Nam
Phạm Thị Thủy
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Doãn Hồng Nhung
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Tài nguyên rừng; Luật kinh tế; Bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ thuở xa xưa, con người đã biết sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để
phục vụ cho cuộc sống của mình. Xã hội thay đổi, đời sống con người ngày càng được cải
thiện, nhu cầu của con người không ngừng nâng lên. Việc khai thác các nguồn tài nguyên nói
chung và tài nguyên rừng nói riêng ngày càng được con người quan tâm khai thác triệt để.
Hậu quả của việc khai thác triệt để đó là ngày nay con người đang phải đối mặt với sự suy
giảm mạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng
đang từng ngày, từng giờ bị tàn phá, sự tái tạo, tính cân bằng tự nhiên của các cánh rừng gần
như không còn nữa. Vai trò của rừng là duy trì cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học
trên hành tinh chúng ta, duy trì tính ổn định, độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn
chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt,
nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng còn là nơi cung cấp những
cây gỗ quý, sản vật thiên nhiên, cây thuốc cho con người. Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài
nguyên rừng đang dần bị suy thoái. Những năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng,
cháy rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn hécta rừng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy
thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hóa, làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó
đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường như gây ra lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện
tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực ngày càng đáng lo
ngại, hơn nữa hiện tượng suy thoái rừng đã làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác. Hoạt
động buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam ngày một gia tăng. Minh chứng cho điều đó là
chỉ trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động vật và thực vật hoang dã sắp bị tuyệt
chủng của Việt Nam tăng lên tới mức báo động. Mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị
đe dọa nghiêm trọng. Việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài theo
hướng tiêu cực đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều loài động vật trong
Sách Đỏ Việt Nam bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại đang có nguy cơ tuyệt chủng
rất cao. Hiểu rõ về hiện trạng rừng Việt Nam, tìm ra các biện pháp khắc phục những hậu quả do
suy thoái tài nguyên rừng gây ra đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay mà chúng ta cần quan
tâm. Các văn bản pháp luật mới chỉ dừng lại ở các quy định mà hiệu quả thực thi chưa cao. Do
đó qua tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng là một việc làm
khẩn thiết và hữu ích. Với suy nghĩ như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Pháp luật về bảo vệ tài
nguyên rừng ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Luật kinh tế. Trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá các quy định, văn bản pháp luật khi chọn đề tài nghiên cứu này,
trước hết là một nỗ lực nhằm có được một sự hiểu biết sâu hơn về pháp luật bảo vệ tài nguyên
rừng, và sau đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
và giải pháp để thực thi một cách hiệu quả các quy định trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Bảo vệ tài nguyên rừng có một tầm quan trọng nhất định, chính vì vậy trong những
năm gần đây đã có các công trình, nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể đến như:
"Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện", Luận
văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Hải Âu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001; "Một số vấn
đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn
Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; "Quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng", Luận án tiến sĩ Luật học, của Hà Công Tuấn, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; "Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2012; "Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp,
quý, hiếm", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của Hoàng Hiền Lương, Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2009; "Pháp luật về buôn bán động, thực vật hoang dã", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Luật, của Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Ngoài ra, còn phải kể đến
các bài viết về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam và bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm như: "Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng", của TS. Nguyễn Huy Dũng,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2008; "Sử dụng luật tục hương ước một chiến lược quản lý
rừng", của ThS. Hà Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; "Nghiên cứu một số
tội phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII- Các tội xâm phạm môi
trường trong Bộ luật hình sự năm 1999", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; "Nghiên cứu chính sách thuế trong phát triển lâm
nghiệp", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng
5/2007; "Bàn về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật hình sự", của Nguyễn Văn Dũng,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009; "Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng điều 190
bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm", của
Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; "Hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ
rừng và tài nguyên thiên nhiên", của Bàn Văn Trung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
chuyên đề tháng 6/2010; "Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về quản lý,
khai thác và bảo vệ rừng", của Cao Anh Đức, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2010; "Về tội vi phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại điều 175 Bộ luật hình sự", của Phạm Văn Beo,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2010; "Quyền tài sản của chủ rừng đôi điều bàn luận", của
Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2011; "Nghiên cứu một số quy
định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực vật, động vật hoang dã ở Việt Nam", của Nguyễn
Thanh Huyền, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2011; "Hoàn thiện quy
chế pháp lý cho cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam", của Nguyễn Thanh
Huyền, Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 27/2011; "Công tác phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ở nước ta một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp
khắc phục", của Đặng Thu Hiền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2011; "Thực trạng công
tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn bán động vật hoang dã,
quý, hiếm ở nước ta", của Trần Minh Hưởng, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2012; "Hoàn thiện pháp
luật đối với chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước", của Nguyễn Thanh Huyền,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, tháng 2/2012.
Các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài trên đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của
pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và bảo vệ động vật và thực vật rừng nói
riêng. Tuy nhiên, cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì thực
trạng suy thoái rừng ngày càng diễn ra mạnh. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng có những
bước phát triển và đổi mới cần được tổng hợp và nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một số các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ tài
nguyên rừng.
Làm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và trên cơ sở đó rút ra một số kiến nghị,
giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm pháp luật cũng như nhận thức của cộng đồng trong việc
bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam". Tuy nhiên,
trong luận văn này tác giả không có tham vọng đi sâu nghiên cứu toàn bộ nội dung điều chỉnh
của pháp luật hiện hành về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, mà tác giả nghiên cứu một số
quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và pháp luật về bảo vệ động vật
và thực vật rừng nói riêng. Thông qua đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật để tìm ra
vướng mắc, từ đó mạnh dạn đưa ra một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp bình luận, phân tích, so sánh,
thống kê nhằm giải quyết các yêu cầu của luận văn đặt ra.
Ngoài ra, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta
trong tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
Đồng thời tác giả cũng có sự tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này, nhằm hoàn thành bài luận văn.
6. Kết quả và ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn phân tích một cách khái quát một số các quy định của pháp luật về vấn đề
bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của công tác bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt
Nam. Thông qua đó đánh giá một số những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn
đề này.
Kết quả nghiên cứu, những định hướng giải pháp của đề tài góp phần nhỏ vào việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các sinh viên, những người nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp về luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và
phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
2. Phạm Văn Beo (2011), "Về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại Điều
175 Bộ luật hình sự", Tòa án nhân dân, (1), tr. 15-18.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam - Phần I: Động vật, Nxb Khoa học
tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật, Nxb Khoa học
tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày
10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hà Nội.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát
triển bền vững các vùng đất ngập nước, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy
định về phòng cháy và chữa cháy rừng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh
trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm,
Hà Nội.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt
động của Kiểm lâm, Hà Nội.
12. Chính phủ (2007), Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 về kiểm dịch thực vật,
Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
14. Chính phủ (2008) Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về quỹ bảo vệ và phát
triển rừng, Hà Nội.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 99/2009/NĐ-CP/ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,
Hà Nội.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/12/2010 của Quốc hội về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Huy Dũng (2002), "Quản lý bảo vệ rừng và môi trường trên cơ sở cộng đồng",
Bảo vệ môi trường, (12), tr. 18-20.
19. Nguyễn Văn Dũng (2009), "Bàn về tội hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật Hình sự",
Tòa án nhân dân, (9), tr. 30-32.
20. Cao Anh Đức (2010), "Một số khó khăn vướng mắc khi áp dụng các quy định về quản lý,
khai thác và bảo vệ rừng", Kiểm sát, (22), tr. 33-37.
21. Nguyễn Thanh Huyền (2004), Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thanh Huyền (2008), "Nghiên cứu một số tội xâm hại môi trường rừng được
quy định tại chương XVII- Các tội phạm về môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999",
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (6), tr. 103-107.
23. Nguyễn Thanh Huyền (2010), Nghiên cứu một số quy định pháp lý về bảo vệ và phát triển
động thực vật hoang dã ở Việt Nam, Chuyên đề chuyên sâu cấp tiến sĩ, Khoa luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Thanh Huyền (2011), "Quyền tài sản của chủ rừng - Đôi điều bàn luận", Dân chủ
và pháp luật, (10), tr. 36-39.
25. Nguyễn Thanh Huyền (2011), "Nghiên cứu một số quy định pháp luật về bảo vệ và phát
triển thực vật, động vật hoang dã ở Việt Nam", Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (6),
tr. 81-86.
26. Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
27. Liên hợp quốc (1971), Công ước về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế (Công ước RAMSAR).
28. Liên hợp quốc (1973), Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
(Công ước CITES).
29. Liên hợp quốc (1992), Công ước về đa dạng sinh học (Công ước CBD).
30. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
31. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
32. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.
33. Quốc hội (2008), Luật đa dạng sinh học, Hà Nội.
34. Quốc hội (2009), Luật thuế tài nguyên, Hà Nội.
35. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.
36. Bàn Văn Trung (2010), "Hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên
thiên nhiên", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr. 20-25.
37. Hà Công Tuấn (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng,
Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hà Nội.
39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thú y, Hà Nội.
40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Giống vật nuôi, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Giống cây trồng, Hà Nội.
TRANG WEB
42.
rung, (31/10/2014), "Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng".
43.
Nam-Dac-trung-va-tam-quan-trong.aspx, (11/07/2010- 19:53), "Báo cáo chuyên đề về da dạng
sinh học 2005, Đặc trưng và tầm quan trọng".
44.
=article&id=145:go-tacdung-cuago&catid=49:go-vietnam&itemid=90, (08/10/2009-
08:38), "Tác dụng của gỗ".
45.
ve-rung-the-gioi.aspx, (30/03/2007-12h55’), "Úc thành lập quỹ bảo vệ rừng thế giới".
46.
ba-tro-ngai-chinh.aspx, (24/05/2011-09h33’), "Bảo vệ rừng nhiệt đới: ba trở ngại chính".
47. day-manh-cong-
tac-bao-ve-rung-mua-kho-han.aspx, (20/4/2013-10h47’), "Mexico đẩy mạnh công tác
bảo vệ rừng mùa khô hạn".
48.
rung-mua-nhiet-doi.aspx, (21/01/2014-05h45’), "Indonesia và Mỹ hợp tác bảo vệ rừng
mưa nhiệt đới".
49.
sinh-vat-ngoai-lai-a40611.html, (11/07/2014-12:52PM), "Mất cân bằng sinh thái bởi sinh
vật ngoại lai".
50.
201208300120819841.htm, (20/12/2008), "Động vật quý hiếm bị tận diệt".
51.
299430.vov, Như Trang, (ngày 17/12/2013), "Tăng cường bảo tồn các loài động, thực vật
hoang dã".
52.
trang-va-nhung-van-de-dat-ra, Võ Quý (02/4/2012), "Đa dạng sinh học miền núi Việt Nam,
thực trạng và những vấn đề đặt ra".
53.
27429.html, (26/9/2013- 13:14:55), "Bảo vệ môi trường rừng bằng cách nào?".
54. cuoc-song-70-
28145-1.html, (31/10/2013), "Mục hỏi và đáp, câu hỏi vai trò của tài nguyên rừng trong
cuộc sống".
55.
nguye-nao.aspx, (14/9/2009 - 4:53:40PM), "Mục hỏi đáp về môi trường, tài nguyên là gì? có
những loại tài nguyên nào?".
56. (7/11/2014 - 14:54), "Vì sao
phải trồng cây gây rừng?phải bảo vệ rừng?".
57. (29/5/2014 - 16:55), "Tài nguyên
rừng".
58. (26/9/2014 - 15:17), "Rừng phòng hộ".
59. ài-xâm-lấn, (24/10/2014 - 21:44), "Loài xâm lấn".
60. ông-ước-Ramsar, (26/5/2014 - 14:57), "Công ước
Ramsar".
61. (27/8/2013-7:28), "CITES".
62.
gioi-2063103.html, (3/2/2006 - 06:30), "Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao nhất thế
giới".
63.
hoang-da-trong-gioi-tre-50-7806.html, (07/08/2014-8:21), "Nâng cao ý thức bảo vệ động
vật hoang dã trong giới trẻ".
64. (29/10/2009),
"Mục hỏi đáp xanh, câu hỏi tài nguyên thiên nhiên là gì?".
65.
phep-dong-vat-rung-lon-nhat-dong-nam-bo-a75275.htm,
Mai Minh, (20/12/2014-17:34 PM), “ Bắt vụ buôn bán trái phép động vật rừng lớn nhất
Đông Nam Bộ”.
66.
phep.html, Khánh Linh, (15/6/2014- 09:00), “Liên tiếp bắt giữ buôn bán thú rừng trái
phép”.
67.
quang-namda-nang-360424.vov, Quốc Việt/Nhân Dân Online, (ngày 26/10/2014 - 06:27),
“Xử nghiêm vụ khai thác gỗ trái phép ở vùng giáp ranh Quảng Nam - Đà Nẵng”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004299_4628_2010157.pdf