Kết quả từ bảng 3.7 và 3.8 trên ta thấy:
Từ giá trị TB cho thấy khi TN theo mô hình NCBH trong học phần TTSP2, lớp SV dạy TN có điểm quan sát cao hơn nhiều khi so với lớp SV ĐC dạy theo phương pháp truyền thống (điểm TB lớp TN (NL lập kế hoạch bài học là 3,25 và NL thực hiện kế hoạch bài học là 3,26), điểm TB lớp ĐC (NL lập kế hoạch bài học là 2,58 và NL thực hiện kế hoạch bài học là 2,42)). Điều đó chứng tỏ rằng áp dụng mô hình NCBH đã có tác dụng tốt đối với việc hình thành, củng cố và phát triển các NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho SV thông qua học phần TTSP2.
Xác định mức độ ảnh hưởng (ES): ES = 0,67 (NL lập kế hoạch bài học) và ES = 0,81 (NL thực hiện kế hoạch bài học). Từ giá trị ES, tra bảng Cohen cho thấy việc sử dụng mô hình NCBH đã tác động từ khá lớn đến việc phát triển NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho SV thông qua học phần TTSP2. Giá trị p giữa lớp TN và ĐC luôn< 0,05 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt của điểm TB các NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho SV sau khi tác động của các nhóm lớp TN và ĐC thông qua học phần TTSP2 không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chứng tỏ tác động của nghiên cứu đã tạo ra mức có ảnh hưởng khá lớn đối với các lớp TN.
28 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học thông qua vận dụng mô hình nghiên cứu bài học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá sử dụng mô hình NCBH để phát triển NLDH cho SV trong dạy học hóa học là cần thiết (32,6%), rất cần thiết (66,8%) là hoàn toàn hợp lý.
1.5.2. Kết quả điều tra về một số kĩ năng dạy học hóa học của sinh viên ở học phần phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và Thực tập sư phạm 2 cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở các trường đại học
Kết quả điều tra cho thấy, thực trạng dạy học theo hướng phát triển NLDH qua các học phần PPDH hóa học ở trường phổ thông, thực tập sư phạm nói riêng ở các trường ĐHSP chưa được quan tâm đúng mức. Cách dạy của các thầy (cô) chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của SV. Thể hiện ở việc thường thuyết trình và dạy những nội dung kinh viện, ít khi giao bài tập nhiệm vụ mở, ít liên hệ với thực tế dạy học ở phổ thông và đời sống hàng ngày. Chưa đặt vị trí người học làm trung tâm, ít phát triển NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho SV thông qua các môn học.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Qua cơ sở lý luận chúng tôi rút ra được một số quan điểm về mặt phương pháp luận có tính chất định hướng để đề xuất những biện pháp nhằm rèn luyện một số NLDH cho SV sư phạm thông qua mô hình NCBH.
Nghiên cứu lịch sử NCBH trong phát triển giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Từ đó nhận thức được rằng vận dụng mô hình NCBH trong đào tạo GV ở trường ĐHSP là rất cần thiết, cho phép SV biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo dưới sự giám sát, hướng dẫn của giảng viên.
Các khái niệm về NL, NLDH, DHVM, NCBH giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển NLDH của SV trong dạy học Hóa học. Nghiên cứu các lý thuyết về học tập, các cơ sở lý luận về phương pháp và kĩ thuật DHVM và mô hình NCBH, chuẩn nghề nghiệp GV hóa học, đánh giá NL... giúp chúng tôi xây dựng những định hướng, nguyên tắc, biện pháp phát triển NLDH cho SV sư phạm và cách đánh giá NLDH thông qua dạy học phần PPDH2, TTSP2.
Một số vấn đề về thực trạng của việc phát triển NLDH qua các học phần PPDH hóa học cho SV Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học. Đánh giá về một số NLDH hóa học của SV khi đi TTSP2 ở trường phổ thông. Thực trạng các giờ thực hành học phần PPDH2 ngành Sư phạm Hóa học ở các trường đại học giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề phát triển NLDH của SV, từ đó xác định được sự cần thiết nghiên cứu vận dụng mô hình NCBH trong đào tạo GV Hóa học.
Chương 2
VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc hai học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và Thực tập sư phạm ở các trường Đại học Sư phạm
2.2.Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ngành Hóa học thông qua vận dụng mô hình nghiên cứu bài học
2.2.1. Những căn cứ xây dựng các biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
2.2.2. Những nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên
Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính khách quan.
Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính sư phạm.
Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính thực tiễn.
2.2.3. Công cụ đánh giá năng lực dạy học của sinh viên trong dạy học hóa học
- Bảng kiểm quan sát.
- Phiếu hỏi hoặc phỏng vấn.
- Sản phẩm hoạt động của SV.
- Bài kiểm tra và điểm tổng kết học phần của SV.
2.2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực lập và thực hiện kế hoạch bài học của sinh viên
Bộ công cụ đánh giá NL bao gồm: Bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá dùng để đánh giá kĩ năng, thái độ, hành vi; điểm kết thúc học phần đợt TTSP2 dùng để đánh giá NL của SV.
2.2.4.1. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học của sinh viên
Kế hoạch bài học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp và luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, có nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu và xác định được một số tiêu chí và mức độ đánh giá NL lập kế hoạch bài học.
2.2.4.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực hiện kế hoạch bài học của sinh viên
Để thiết kế bộ công cụ đánh giá NL thực hiện kế hoạch bài học cho SV, cần dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng về NL thực hiện kế hoạch bài học trong chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm, đặc biệt là chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm Hóa học để đưa ra các các tiêu chí và mức độ đánh giá NL thực hiện kế hoạch bài học. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu và xác định được một số tiêu chí và mức độ đánh giá đánh giá NL thực hiện kế hoạch bài học cho SV ngành Sư phạm Hóa học.
2.2.5. Một số yêu cầu cơ bản trong việc rèn luyện năng lực dạy học hóa học cho sinh viên
2.2.6. Các điều kiện cho quá trình rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên theo mô hình nghiên cứu bài học
Để triển khai việc rèn luyện NLDH cho SV Sư phạm Hóa học bằng mô hình NCBH, cần phải đảm bảo những điều kiện về phía người được rèn luyện (SV), người rèn luyện (Giảng viên) và hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật. Những điều kiện này nhằm đảm bảo cho quá trình được rèn luyện và quá trình tự rèn luyện NLDH bằng mô hình NCBH đạt hiệu quả.
2.3. Chu trình vận dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học
NCBH để đánh giá hoặc cung cấp cho GV những thông tin phản hồi về thực tiễn dạy học. GV thực hiện NCBH sẽ thu được kết quả cùng những lời nhận xét về việc sử dụng các PPDH của mình đến sự tư duy của HS. Có nhiều cách phân chia các giai đoạn của một quá trình NCBH, nhưng chúng tôi đã chia quá trình NCBH thành 4 bước:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu (BHNC)
Việc chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài học minh họa được chia làm hai bước: Lựa chọn BHNC và lập kế hoạch BHNC.
a.Lựa chọn BHNC
Trước tiên, các GV chọn một chủ đề mà họ quan tâm nhất, thường là những nội dung trọng tâm của khóa học, đó là vấn đề mà GV gặp khó khăn khi dạy học hoặc HS hay mắc sai lầm, khó tiếp thu hay cũng có thể là nội dung mới đưa vào chương trình giáo dục.
b. Lập kế hoạch BHNC
Chúng tôi tiến hành theo 2 bước:
+ Chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án)
Khi thiết kế kế hoạch bài học các SV cùng nhau dự đoán việc HS suy nghĩ, cách HS tiếp nhận bài học, phản ứng của HS trước những gì mà GV dạy. Đồng thời, SV cũng đặt mình vào vị trí của HS và tưởng tượng như một người mới lần đầu học để thấy được những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học từ đó tìm ra những phương pháp phù hợp để việc dạy học có hiệu quả.
+ Tiến hành lập kế hoạch bài học cho SV thông qua kĩ thuật DHVM
Chúng tôi chia lập kế hoạch BHNC làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1:Lập kế hoạch bài học cho SV thông qua kĩ thuật DHVM trong học phần PPDH2
Áp dụng kĩ thuật DHVM, SV có thể thay đổi nhanh hơn về thái độ cũng như các ứng xử sư phạm so với các phương pháp đào tạo truyền thống. DHVM cũng có điều kiện ứng dụng thuận lợi hơn trong những buổi SV tự tập dạy nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho mỗi SV trước khi thực hành tập dạy chính khóa. Có thể tận dụng được nhiều phòng học để tổ chức chia lớp thành nhiều lớp nhỏ (tổ/nhóm) tập dạy. Các điều kiện vật chất: Thời gian, lớp học, bảng đen, bàn ghế, bạn ngồi dự cũng linh hoạt hơn. Các tổ/nhóm xây dựng theo quy mô lớp nhỏ được làm việc ở những phòng học độc lập. Lần lượt SV tự giác tập dạy, dự giờ, ghi hình, phản hồi rút kinh nghiệm và tập dạy lượt hai, ba GV chỉ quan sát hỗ trợ từng nhóm khi cần thiết. Phản hồi, dự giờ rút kinh nghiệm vẫn được tiến hành trên tinh thần, nguyên tắc, bản chất DHVM và dạy học tích cực. Kết thúc quá trình thực hành tập dạy, GV nên tổ chức cả lớp tự đánh giá và rút kinh nghiệm chung về NLDH học một kiểu bài.
Giai đoạn 2:Lập kế hoạch bài học cho SV thông qua kĩ thuật DHVM trong đợt TTSP2
Để vận dụng mô hình NCBH cho bài học hóa học ở trường phổ thông của SV TTSP2 cần có sự tham gia của một nhóm SV thực tập và GV hướng dẫn cùng các GV khác trong tổ chuyên môn. Họ cùng lên kế hoạch chọn một BHNC trong chương trình phổ thông, sau đó cùng nhau thảo luận về BHNC. Có thể chia bài học ra thành nhiều hoạt động (BHVM). Khi tiến hành BHVM, SV sẽ chọn một đơn vị kiến thức bất kì trong bài học, sau đó SV cần phải tiến hành thiết kế kế hoạch bài học cho BHVM giống như một bài học bình thường.
Bước 2: Tổ chức dạy minh họa, dự giờ về BHNC
Tổ chức dạy minh họa - dự giờ là khâu quan trọng trong SHCM thong qua mô hình NCBH.
Dạy minh họa: GV cần tiến hành dạy minh họa trên HS của lớp mình. Yêu cầu không được dạy trước khi dạy minh họa
Dự giờ
- GV bộ môn, nhóm SV thực tập và GV hướng dẫn cùng dự giờ.
- Quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa HS - GV, HS - HS.
- Người dự giờ có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động dạy và học của GV và HS, ghi chép/ghi âm những câu hỏi của GV và câu trả lời của HS, quan sát thái độ của HS, các biểu hiện trên nét mặt khi thực hiện nhiệm vụ, kết quả sản phẩm... Từ đó suy nghĩ, phân tích tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp tích cực hơn.
3) Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học
Hoạt động suy ngẫm và chia sẻ sau khi dự giờ là hoạt động quan trọng nhất của SHCM theo NCBH. Sau khi dự tiết dạy minh họa, các GV sẽ thảo luận về giờ học. Đây là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi SHCM. Để đạt được mục đích của buổi thảo luận, những người tham dự cần tham gia tích cực và chia sẻ ý kiến với tinh thần xây dựng.
Trong khi thảo luận, vai trò của người chủ trì hết sức quan trọng.
Tiến trình buổi thảo luận
Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận.
Bước 2: GV dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với đối tượng HS cụ thể và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy.
Bước 3: GV dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.
Sau khi GV dạy minh họa trình bày, các GV tham dự có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy. Nhóm thiết kế giáo án cùng có trách nhiệm trả lời câu hỏi của người tham dự và bổ sung các ý kiến để làm rõ hơn ý đồ thiết kế của cả nhóm.
Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề sau:
Mối quan hệ giữa GV - HS; giữa HS - HS trong tình huống đó như thế nào?
HS học được gì qua hoạt động đó?
Hoạt động đó có tác động đến việc hình thành NLDH, nhân cách/ giáo dục kĩ năng sống cho HS như thế nào? (sự tự tin, kĩ năng trình bày, kĩ năng lãnh đạo, điều khiển hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định...).
4) Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học
Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có cần tiếp tục thực hiện NCBH này nữa hay không? Nếu BHNC vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu, nếu vậy thì cần phải thay đổi hay chỉnh sửa ở những nội dung nào, chỗ nào được, chỗ nào chưa được. Chưa được thì phải thay đổi như thế nào để các thành viên khác rút kinh nghiệm thực hiện ở lớp học tiếp theo. Tất cả những câu hỏi đó các GV/SV phải cùng nhau xem xét để tiết dạy ở các lớp sau hoàn thiện hơn. Từ các ý kiến đóng góp thu được sau cuộc thảo luận, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉnh sửa lại cho phù hợp với đối tượng lớp tiếp theo.
Như vậy, nếu coi quá trình nghiên cứu một bài học được thực hiện một lần ở một lớp được xem như một “đơn vị” thì chu trình tiến hành một NCBH có thể bao gồm nhiều “đơn vị”. Chúng tiếp nối nhau và tạo nên một chu trình tuần hoàn nghiên cứu, hồ sơ bài học sẽ được tiếp thu, phát triển và hoàn thiện. Chu trình này bảo đảm cho quá trình NCBH được chỉnh sửa, thực hiện, đánh giá và hoàn thiện liên tục.
2.4. Một số công cụ và biện pháp hỗ trợ khi vận dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
2.4.1. Thiết kế website hỗ trợ bước 1 trong chu trình nghiên cứu bài học
2.4.1.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng website
2.4.1.2. Quy trình thiết kế website dạy học
Quy trình xây dựng website trải qua các giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch
- Xây dựng và phát triển website: Định Site; Thiết kế cấu trúc website; Xây dựng website.
Sau đây là cấu trúc website nghiepvusupham.com
- Thực nghiệm, đánh giá và ứng dụng website
Sau đây là hình ảnh về giao diện và cách tổ chức thông tin trong website mà chúng tôi đã thiết kế:
Hình 2.2. Giao diện và tổ chức thông tin của trang chủ
Chúng tôi phân chia website gồm 8 phần chính: PPDH, GTĐT PPDH3, hóa học phổ thông, hóa học và ứng dụng, diễn đàn hóa học, thí nghiệm - mô hình, liên hệ, đăng nhập.
2.4.1.3. Các khả năng hỗ trợ của website đối với sinh viên
- Sử dụng website như một công cụ hỗ trợ học tập của SV
- Sử dụng website như một công cụ hỗ trợ GV nâng cao chất lượng dạy học.
- Sử dụng website tạo môi trường tương tác để GV/SV hoạt động và thích nghi với máy tính, web và internet.
- Sử dụng website hỗ trợ kiểm tra đánh giá kiến thức, NL của SV.
2.4.2. Áp dụng dạy học vi mô cho bước 1 trong chu trình nghiên cứu bài học thông qua học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
2.4.2.1. Quy trình rèn luyện: Gồm 3 giai đoạn theo sơ đồ sau
Giai đoạn 1
Chuẩn bị, cung cấp định hướng chung.
Giai đoạn 2
RLNL thông qua trích đoạn bài học
Giai đoạn 3
Rèn luyện kết hợp nhiều trích đoạn bài học thành bài học hoàn chỉnh.
Hình 2.3. Sơ đồ các giai đoạn luyện tập theo mô hình NCBH
trong quá trình tập giảng (học phần PPDH2)
Giai đoạn 1 - Chuẩn bị, cung cấp định hướng chung
Giai đoạn 2 - Rèn luyện NL thông qua trích đoạn bài học
Thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: SV tiến hành lập kế hoạch cho một bài học trong vòng 10 - 15 phút.
- Bước 2: SV tiến hành tập dạy lần 1.
Mỗi buổi tiến hành chọn 1 - 2 SV để theo dõi và ghi hình toàn bộ quá trình tập dạy (các bước lên lớp, vào bài mới, đặt vấn đề, chọn biểu diễn và phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp các PPDH tích cực và hợp lý,). Phần tập dạy lần 1 này được tiến hành dưới sự giám sát của GV hướng dẫn thực hành và phải được SV tập dạy trước ở nhà.
- Bước 3: Nhận xét đánh giá lần 1.
Nhận xét đánh giá được diễn ra:
a) Phát lại xem toàn bộ pha biểu diễn lần thứ nhất của SV tập dạy.
b) Trong từng buổi sẽ chọn một SV làm thư ký để ghi lại toàn bộ quá trình nhận xét đánh giá, ý kiến đóng góp của từng thành viên.
c) Người dạy tự nhận xét quá trình lên lớp tập dạy của mình về ưu điểm hay hạn chế để rút kinh nghiệm cho lần sau.
d) Các thành viên trong nhóm lần lượt nhận xét, đánh giá, góp ý về quá trình tập dạy trên.
e) GV góp ý và nhận xét sau cùng. Thông qua bước này mỗi SV tự nhìn thấy những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong các lần dạy tiếp theo.
f) SV tiến hành sửa chữa và điều chỉnh lại (thiết kế lại kế hoạch bài dạy học) sao cho phù hợp với nội dung và ý kiến đóng góp (nếu chưa đạt yêu cầu).
- Bước 4: SV tiến hành tập dạy lần 2.
Diễn ra tương tự như bước 2. Ở pha dạy này SV tiến hành dạy lại bài học hay trích đoạn bài học mới nhưng đã được rút kinh nghiệm từ pha dạy 1.
Thông qua bước này SV chủ yếu rèn luyện được nhóm NLDH trên lớp.
- Bước 5: Nhận xét đánh giá lần 2.
Diễn ra tương tự như bước 3, nhưng yêu cầu SV hoàn thiện nhiều NLDH hơn.
Bước 6: SV luyện tập tự xác nhận NL được rèn luyện vào hệ thống NL đã có của bản thân.
Trong chu trình 6 bước trên, từ bước 2 đến bước 5 có thể được lặp lại nhiều lần đến khi NL được rèn luyện đạt yêu cầu theo sơ đồ hình 2.3.
Giai đoạn 3. Rèn luyện kết hợp nhiều trích đoạn bài học thành bài học hoàn chỉnh
Ở giai đoạn này SV tự rèn luyện trong nhóm các hoạt động khác của bài học và kết hợp các hoạt động riêng lẻ (các BHVM) thành bài dạy hoàn chỉnh đảm bảo một tiết học hay một bài học hoàn chỉnh. Các bước tiến hành ở giai đoạn 3 giống như giai đoạn 2, tuy nhiên, ở giai đoạn chuẩn bị BHVM, SV phải chú trọng rèn luyện kết hợp một số NLDH đã được rèn luyện trong giai đoạn 2.
SV lập kế hoạch cho BHVM
SV tập dạy lần 1
Quan sát đoạn băng ghi hình bài dạy lần 1 và nhận xét, đánh giá lần 1
Quan sát đoạn băng ghi hình bài dạy lần 2
và nhận xét, đánh giá lần 2
Quan sát, ghi hình lần 1
Phiếu đánh giá lần 1
SV tự xác lập NL được rèn luyện
SV tập dạy lần 2
Quan sát, ghi hình lần 2
Phiếu đánh giá lần 2
QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NLDH BẰNG DHVM
GIAI ĐOẠN 1
Chuẩn bị, cung cấp định hướng chung
GIAI ĐOẠN 3
Phát triển NL kết hợp nhiều BHVM (45’)
Tiếp nhận những định hướng cơ bản về DHVM và NLDH
Nghiên cứu tài liệu qua Website, cung cấp những kiến thức lí thuyết về NL sẽ được rèn luyện và quan sát về một NL.
Phân tích và thảo luận về NL được quan sát
GIAI ĐOẠN 2
Phát triển NL qua DHVM
(10 - 15')
Hình 2.4. Quy trình sử dụng DHVM để rèn luyện NLDH cho SV
2.4.2.2. Vận dụng vào bài: ANCOL - HÓA HỌC 11
2.5. Vận dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm 2
2.5.1.Quy trình vận dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm 2
Khi vận dụng mô hình NCBH trong quá trình TTSP2, SV sẽ phát triển NLDH bằng cách thực hành dạy học, bằng trải nghiệm kết hợp suy ngẫm, tư duy về quá trình và phương pháp hành động, SV phải đảm bảo một số các quan điểm được coi như là triết lý trong quá trình áp dụng mô hình NCBH: Đảm bảo cơ hội học tập cho mọi HS; đảm bảo các cơ hội phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho mọi GV/SV; đảm bảo cơ hội cho nhiều SV và GV tham gia vào quá trình NCBH.
Lựa chọn BHNC
Lập kế hoạch BHNC
Bước 1: Xây dựng kế hoạch BHNC
Thực hiện trên lớp 1
Dự giờ
Dạy minh họa
Bước 2: Tổ chức dạy minh họa, dự giờ về BHNC
Thực hiện trên lớp 2
Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
Địa điểm thảo luận
Tiến trình buổi thảo luận
Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học
Hình 2.5. Sơ đồ chu trình các bước NCBH trong quá trình
dạy học TTSP2
2.5.2. Vận dụng mô hình nghiên cứu bài học vào bài học
Bài 33. AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT (tiết 1) Hóa học 10
Tiểu kết chương 2
Từ việc nghiên cứu chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Hóa học về tiêu chuẩn 4 - NLDH, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tiêu chí: Năng lực lập kế hoạch bài học và năng lực thực hiện kế hoạch bài học. Trên cơ sở hệ thống các NLDH cơ bản được xác định, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp để phát triển NLDH hóa học thông qua mô hình NCBH:
1. Xây dựng hệ thống các NL lập kế hoạch bài học và NL thực hiện kế hoạch bài học hóa học cơ bản của GV lên lớp ở trường phổ thông. Xây dựng tiêu chí và nguyên tắc công cụ đánh giá NLDH cho SV ngành Sư phạm ngành Hóa học.
2. Xây dựng website: nghiepvusupham.com để tạo môi trường học tập mới, sử dụng như là một công cụ để hỗ trợ dạy học của giảng viên và hỗ trợ học tập của SV, đồng thời là công cụ để kiểm tra đánh giá SV.
3. Áp dụng mô hình NCBH (kết hợp sử dụng kĩ thuật DHVM, website dạy học) để phát triển NLDH cho SV thông qua học phần PPDH2, TTSP2 với nội dung cụ thể như sau:
- Xác định những hệ thống NLDH cần rèn luyện.
- Xây dựng quy trình và cách thức phát triển NLDH theo mô hình NCBH, chúng tôi đã đề xuất quy trình phát triển NLDH gồm 4 bước: Bước 1: Xây dựng kế hoạch BHNC; bước 2: Tổ chức dạy minh họa, dự giờ về BHNC; bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học; bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã vận dụng minh họa một số kế hoạch bài dạy học hóa học trong học phần PPDH2, TTSP2 có áp dụng theo mô hình NCBH; thiết kế và phân tích 13 giáo án bài dạy học hóa học 10 và 11 có áp dụng mô hình NCBH [Phụ lục 7].
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở những nội dung đã đề cập ở các chương trước, chúng tôi tiến hành TNSP nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của luận án đã nêu, cụ thể là:
- Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học được đề ra trong luận án.
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất về áp dụng mô hình NCBH có sự hỗ trợ của kĩ thuật DHVM và website học tập nhằm phát triển NLDH cho SV ngành Sư phạm Hóa học trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả định tính, định lượng.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Với mục đích TNSP như trên, chúng tôi đã xác định nhiệm vụ TNSP như sau:
- Chọn đối tượng, địa bàn để tổ chức TNSP.
- Lựa chọn nội dung và phương pháp TNSP: Thiết kế kế hoạch bài dạy, PTDH và trao đổi trực tiếp với giảng viên/SV dạy TN về cách tổ chức, cách tiến hành bài lên lớp và cách kiểm tra đánh giá.
- Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch.
- Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá.
- Tiến hành đánh giá, phân tích và xử lý kết quả TN để rút ra kết luận về: Mức độ phát triển NLDH của SV thông qua mô hình NCBH; tính khả thi của biện pháp.
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm
3.3.1.1. Chọn địa bàn thực nghiệm sư phạm
Với mục tiêu kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình NCBH nhằm phát triển NLDH cho SV ngành Sư phạm Hóa học, nên chúng tôi đã lựa chọn các trường ĐHSP ở các địa bàn thành phố lớn và nhỏ như: ĐHSP-ĐH Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội, ĐH Vinh, ĐHSP Huế làm TN.
3.3.1.2. Chọn giảng viên thực nghiệm sư phạm
3.3.1.3. Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.3.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm
3.3.3. Nội dung các bài thực nghiệm sư phạm
3.3.4. Cách phân tích, xử lý, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.4.1. Đánh giá định tính
Dựa vào quan sát chung, khi dự giờ và lấy ý kiến đánh giá của GV và SV.
3.3.4.2. Đánh giá định lượng
Việc xử lý số liệu TN dựa vào thống kê toán học.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đánh giá định tính
Song song với việc tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê dựa trên kết quả phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả TNSP dựa trên kết quả của việc đánh giá quá trình; thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với HS, SV, giảng viên và GV hướng dẫn.
3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng
3.4.2.1. Kết quả thực nghiệm việc áp dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm rèn luyện năng lực dạy học - học phần phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
Kết quả bảng đánh giá NL thực hiện kế hoạch bài học trong học phần PPDH2:
Điểm NL
Hình 3.2.Biểu đồ sự tiến bộ NL thực hiện kế hoạch bài học trong học phần PPDH2 của lớp TN và lớp đối chứng (ĐC) (TN lần 2)
Theo biểu đồ sự tiến bộ trong việc rèn NL lập và thực hiện kế hoạch bài học trong học phần PPDH2 của 4 trường: ĐHSP-ĐH Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội, ĐH Vinh, ĐHSP Huế (hình 3.1 và hình 3.2) cho thấy từng NL mà chúng tôi đánh giá trong quá trình rèn NL lập và thực hiện kế hoạch bài học của SV đều tăng dần trong quá trình rèn luyện (thể hiện ở các hình bên trái, đồ thị biểu diễn mỗi NL đều đi lên; ở các hình bên phải đường biểu diễn điểm trung bình các NL của lớp TN đều nằm ở phía trên cao hơn so với lớp ĐC).
3.4.2.2. Kết quả thực nghiệm việc áp dụng mô hình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên thông qua đợt thực tập sư phạm 2
a. Kết quả bảng đánh giá NL lập và thực hiện kế hoạch bài học trong học phần TTSP2:
Bảng 3.8. Bảng đánh giá điểm trung bình (TB) các NL thực hiện kế hoạch bài học trong học phần TTSP2 của lớp TN và lớp (ĐC) (TN lần 2)
Các tiêu chí số
Lớp TN
Lớp ĐC
Số SV đạt điểm
Điểm TB tiêu chí
Số SV đạt điểm
Điểm TB tiêu chí
1,0
2,0
3,0
4,0
1,0
2,0
3,0
4,0
1
5
9
42
62
3,36
25
30
38
24
2,52
2
7
12
44
55
3,25
25
32
37
23
2,50
3
7
14
45
52
3,20
26
36
33
22
2,44
4
5
10
42
61
3,35
24
31
37
25
2,54
5
8
13
46
51
3,19
23
34
36
24
2,52
6
7
10
41
60
3,31
22
39
36
20
2,46
7
8
11
44
55
3,24
36
35
25
21
2,26
8
8
14
46
50
3,17
35
42
23
17
2,19
9
9
15
42
51
3,13
34
36
27
20
2,28
10
8
9
46
59
3,39
24
37
34
22
2,46
Điểm TB NL thực hiện kế hoạch bài học của lớp TN = 3,26
Điểm TB NL thực hiện kế hoạch bài học của của lớp ĐC = 2,42
Chênh lệch điểm TB = 0,84
Độ lệch chuẩn của lớp TN = 0,80
Độ lệch chuẩn của lớp ĐC = 1,05
Phép kiểm chứng t-test độc lập p = 2,82.10-10
Mức độ ảnh hưởng ES = 0,81
Tra tên các tiêu chí đánh giá NL theo số thứ tự trong bảng 2.1 và bảng 2.3
- Kết quả từ bảng 3.7 và 3.8 trên ta thấy:
Từ giá trị TB cho thấy khi TN theo mô hình NCBH trong học phần TTSP2, lớp SV dạy TN có điểm quan sát cao hơn nhiều khi so với lớp SV ĐC dạy theo phương pháp truyền thống (điểm TB lớp TN (NL lập kế hoạch bài học là 3,25 và NL thực hiện kế hoạch bài học là 3,26), điểm TB lớp ĐC (NL lập kế hoạch bài học là 2,58 và NL thực hiện kế hoạch bài học là 2,42)). Điều đó chứng tỏ rằng áp dụng mô hình NCBH đã có tác dụng tốt đối với việc hình thành, củng cố và phát triển các NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho SV thông qua học phần TTSP2.
Xác định mức độ ảnh hưởng (ES): ES = 0,67 (NL lập kế hoạch bài học) và ES = 0,81 (NL thực hiện kế hoạch bài học). Từ giá trị ES, tra bảng Cohen cho thấy việc sử dụng mô hình NCBH đã tác động từ khá lớn đến việc phát triển NL lập và thực hiện kế hoạch bài học cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_la_tieng_viet_mau_duc_ncsk31_579_1853758.docx