Trang MỜ ĐẦU 1
Chương 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cửu CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1. Tinh hình nghiên cửu có liên quan đến đề lài luận án ờ ngoài nước và
trong nước 9
1.2. Nhùng khoảng trống về lý luận và thực tiền cần tiếp tục nghiên
cứu trong đê tài của luận án 29
Chương 2: cơ SỜ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỀN QUÀN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐÔNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XAY DựNG 31
2.1. Khái niệm, đặc điêm và vai trò cùa quân lý nhà nước về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 31
2.2. Nội dung, nguyên tắc và nhân lô ânh hường đén quàn lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá
xây dựng 44
2.3. Kinh nghiêm của một sô quôc gia trong quàn lý nhà nước vê an
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và bài học cho Việt Nam 61
Chương 3: THựC TRẠNG QUÀN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC ĐÁ XẬỶ DựNG Ờ VIỆT NAM 69
3.1. Tinh hình phát triên doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và nhừng vấn đề đặt ra trong quàn lý nhà nước về an toàn, vệ sinh
lao động ờ Việt Nam 69
3.2. Thực trạng quân lý nhà nước vê an toàn, vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ờ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 . 74
3.3. Đánh giá chung tình hình quân lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động trong khai thác đá xây dựng 94
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRỌNG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂÝ DỰNG Ờ VIỆT NAM 106
4.1. Phương hướng cơ bân hoàn thiện quàn lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ờ
184 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SLĐ trong ngành
Công thương.
- Bộ Xây dựng phòng Kỹ thuật ATLĐ thuộc Cục quản lý hoạt động xây dựng
chuyên quản lý ATLĐ trong ngành xây dựng.
- Bộ Y tế có Cục quản lý Môi trường y tế, cơ quan chuyên quản lý VSLĐ và
môi trường lao động. Ngoài ra Bộ có các viện nghiên cứu khoa học về VSLĐ
- Bộ Công an có Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Tổng
cục cảnh sát - trật tự an toàn xã hội có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy;Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy; Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời
khi có cháy xảy ra.
Ngoài các Bộ, Ngành thực hiện chức năng QLNN về ATVSLĐ thì hiện nay còn
có 134 Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ giúp triển khai công tác đào tạo, huấn luyện
ATVSLĐ cho người sử dụng lao đông, người lao động trong cả nước (Xem phụ lục 7);
53 Trung tâm kiểm định kỹ thuật ATLĐ thực hiện kiểm định kỹ thuật ATLĐ cho các
máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ (Xem phụ lục 8).
Mặc dù chức năng, nhiệm vụ của các Bộ như vậy, tuy nhiên việc phối hợp
trong QLNN về ATVSLĐ vẫn chưa thực sự thường xuyên, liên tục và chưa mang
lại hiệu quả phối hợp trong QLNN về ATVSLĐ ở DNKTĐXD.
Thứ hai, QLNN về ATVSLĐ ở địa phương là Ủy ban nhân nhân tỉnh. UBND
tỉnh quản lý thông qua hoạt động của các Sở, Ngành chức năng trực thuộc.
Cũng như QLNN cấp trung ương thì ở cấp địa phương Sở LĐTBXH là cơ
quan chức năng chính giúp UBND tỉnh QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn. Tại sở có
2 đơn vị chuyên giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý ATVSLĐ là Thanh
tra sở và phòng An toàn-Việc làm. Tùy theo đặc điểm, yêu cầu của mỗi tỉnh mà
79
biên chế cho thanh tra sở và cán bộ ATLĐ khác nhau. Trung bình Thanh tra sở có
khoảng 6-10 công chức là thanh tra viên trong đó có khoảng 2-3 thanh tra viên
ATLĐ, phòng An toàn - Việc làm có khoảng 2-4 công chức ATLĐ. Một số tỉnh
công nghiệp lớn có đông doanh nghiệp, nhiều lao đông có thể số thanh tra, cán bộ
ATLĐ đông hơn. Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20 thanh tra viên
ATLĐ và 25 công chức ATLĐ; Hà Nội có 07 thanh tra viên ATLĐ và 08 công chức
ATLĐ; Quảng Ninh có 7 thanh tra ATLĐ
Sở LĐTBXH thực hiện việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ; các chế độ, chính sách đối với người lao động
trong hoạt động khai thác khoáng sản; hướng dẫn khai báo và kiểm định các loại
máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; hướng dẫn tổ chức tập huấn
công tác ATVSLĐ cho chủ sử dụng lao động, cán bộ ATLĐ và người lao động tại
các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, để thực hiện QLNN về ATVSLĐ ở cấp địa phương còn có các Sở,
Ban, ngành khác như:
- Sở y tế có Phòng Nghiệp vụ y tế, Trung tâm Y tế dự phòng chuyên trách
giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý VSLĐ và đo kiểm môi trường lao
động, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện
chữa BNN cho người lao động.
- Công an tỉnh có phòng Cảnh sát và trật tự an toàn xã hội chuyên quản lý về
con người đủ điều kiện an toàn để sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy chuyên quản lý về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn
cháy nổ khi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác đá xây dựng.
- Sở Công Thương có phòng Kỹ thuật an toàn- Môi trường giúp Giám đốc sở
quản lý ATLĐ và môi trường lao động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện kiểm tra, rà soát việc cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại
các doanh nghiệp, tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức đối với Giám
đốc điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và những người có liên quan đến vật
liệu nổ công nghiệp...
80
- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát việc chấp
hành các thủ tục về thuê đất, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, việc lập
bản đồ hiện trạng mỏ...
Như vậy, với mô hình QLNN trên đây chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu
QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng liên
quan như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công thương, Sở Y tế chủ yếu
vẫn mang tính hình thứcTuy nhiên nó vẫn chưa đầy đủ, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan này, do đó dẫn đến chồng chéo ở một số khâu và bỏ sót một số
điểm trong quản lý.
Thực tế mô hình QLNN trong khâu cấp phép khai thác đá xây dựng ở Việt
Nam đang được thực hiện theo quy trình sau:
Chú thích:
Biểu thị mối quan hệ gián tiếp
Biểu thị mối quan hệ trực tiếp
Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong khâu cấp phép.
Hình 3.2: Mô hình quản lý nhà nước trong khâu cấp phép khai thác đối với các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Nguồn: Tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành của tác giả luận án
Sở Công thương/
Xây dựng
Hoạt động khai
thác, chế biến đá,
vật liệu nổ công
nghiêp, thiết kế, kỹ
thuật thi công
Công an tỉnh
Phòng cháy chữa
cháy, an ninh trật tự
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
Thẩm định việc cấp
phép/thu hồi giấy phép
thăm dò, khai thác đá
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CƠ QUAN QLNN CẤP
TRUNG ƯƠNG
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
81
Qua hình 3.2 có thể thấy rằng, Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói chung
và khai thác đá xây dựng nói riêng, trước khi tiến hành khai thác phải được sự đồng
ý và được cấp đầy đủ các loại giấy phép từ nhiều cơ quan quản lý đối với các lĩnh
vực khác nhau như: LĐTBXH, Tài nguyên và môi trường, Công thương, An ninh,
Xây dựng, Y tế... để được cấp giấy phép khai thác. Cụ thể là:
Sở Tài nguyên và môi trường: Đơn vị chủ trì thẩm định cấp giấy phép khai
thác khoáng sản;
Sở Xây dựng: Thẩm tra, phê duyệt thiết kế mỏ tại các mỏ làm vật liệu xây
dựng và hướng dẫn chủ đầu tư phê duyệt biện pháp thi công theo quy định;
Sở Công thương: Rà soát việc bổ nhiệm và tiêu chuẩn đối với giám đốc điều
hành mỏ; cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Công an tỉnh: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và đủ điều
kiện về phòng cháy chữa cháy.
Với mô hình QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở địa phương mặc dù đã
có sự quan tâm, kiểm soát tới các DNKTĐXD song chưa thực sự chú ý đến
ATVSLĐ của doanh nghiệp khi vào hoạt động.
Thực chất QLNN về ATVSLĐ chưa rõ ràng mà chỉ nhấn mạnh đến việc cấp
phép và chủ yếu tập trung đến việc quản lý tài nguyên khoáng sản đá của quốc gia
chưa đề cao việc đảm bảo tính mạng con người trong quá trình triển khai thực hiện,
quá trình đưa vào sản xuất, khai thác. Điều đó thể hiện từ khâu cấp phép đã cho thấy
việc buông lỏng quản lý về ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá.
Chính vì vậy để thống nhất trong quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp triển khai thực hiện thì Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã phối hợp ban hành
Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 về hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ trong cơ sở lao động. Hướng dẫn đó được
mô hình hóa theo hình dưới đây:
82
Chú thích:
Mối quan hệ gián tiếp trong thực hiện quản lý ATVSLĐ
Mối quan hệ trực tiếp trong thực hiện quản lý ATVSLĐ
Hình 3.3: Mô hình hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong cơ sở sản xuất
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [4].
Với mô hình trên, công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp đã được triển khai
và có sự tham gia phối hợp của Công đoàn cơ sở vào công tác ATVSLĐ. Doanh
nghiệp thành lập phòng, ban về an toàn hoặc bố trí cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm
tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có mạng lưới ATVSV tới tận phân
xưởng và các tổ khai thác, tạo điều kiện cho việc triển khai, thực thi, giám sát công
tác ATVSLĐ đến tận nơi làm việc của người lao động.
Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp khi để xảy ra TNLĐ tại mỏ không những
thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tiến độ, sản lượng của mỏ, làm đình trệ
Phânxưởng .
.
Giámđốc
Điều hành chung về ATVSLĐ
Phòng/ban/cánbộ AT Cácphòng/ ban khác
Hội đồng BHLĐ
Côngđoàn
Phânxưởng 1
An toàn vệ sinh viên
(ATVSV)
Phânxưởng 2
ATVSV
Tổ khoan
nổ mìn 1
ATVSV
Tổchế biến1
ATVSV
Tổkhaithác 1
ATVSV
Tổ khoan
nổ mìn 2
ATVSV
Tổchế biến2
ATVSV
Tổkhaithác 2
ATVSV
Người lao
động (NLĐ)
NLĐ
NLĐ
NLĐ
NLĐ
NLĐ
83
mỏ, người lao động hoang mang trong quá trình làm việc Tất cả những điều đó
đều ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp.
Đơn vị: Số doanh nghiệp
Biểu đồ 3.4: Tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [13, tr.16].
Biểu đồ 3.4 là biểu đồ thống kê kết quả khảo sát về tình hình thực hiện
ATVSLĐ tại 59 doanh nghiệp khai thác đá vừa và nhỏ, trong đó có 8 doanh nghiệp
có trên 100 lao động và có 51 doanh nghiệp có dưới 100 lao động. Theo kết quả
điều tra hầu hết các doanh nghiệp có trên 100 lao động thực hiện công tác ATVSLĐ
tốt hơn những doanh nghiệp có dưới 100 lao động. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Đối với những DNKTĐXD có trên 100 lao động được khảo sát có 75% (6/8
doanh nghiệp) thực hiện huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động; có 100% (8/8
doanh nghiệp) thực hiện kiểm định các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;
có 25% (2/8 doanh nghiệp) thực hiện đo kiểm môi trường lao động.
- Đối với những DNKTĐXD có dưới 100 lao động cho thấy: chỉ có 14% (7/51
doanh nghiệp); 12% (6/51 doanh nghiệp) và 2% (1/51 doanh nghiệp) thực hiện các
biện pháp ATVSLĐ. Từ đó cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
rất thường khó có thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu về triển khai thực hiện công tác
ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
84
3.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng
gắn với đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
xây dựng
3.2.2.1.Thực trạng quy hoạch về khai thác đá xây dựng cấp quốc gia
Trong thời gian qua, công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng đã
từng bước tiến hành nhưng chưa có quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng gắn
với ATVSLĐ trong dài hạn, theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Theo Quyết định số
115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
2010 và Quyết định số 133/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg; Quyết định
số 121/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây
dựng Việt Nam đến năm 2020, nội dung quy hoạch cho đối tượng là đá xây dựng
được cụ thể như :
(Đơn vị: Triệu tấn)
15.73
24
65.59
20.2
25
115
0
20
40
60
80
100
120
140
2000 2005 2010
Xi măng Đá xây dựng
Biểu đồ 3.5 : Sản lượng quy hoạch xi măng và đá xây dựng đến năm 2010
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ [38].
Nhìn vào Biểu đồ 3.5 có thể thấy sự phát triển nhanh chóng về sản lượng theo
các giai đoạn. Đặc biệt từ sau năm 2010 sản lượng dự kiến là rất lớn; điều này đã
85
được chứng minh bằng thực tế là các năm 2010, 2011, 2012, 2013 các DNKTĐXD
được thành lập rất nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các DNKTĐXD
thường có vốn đầu tư không lớn và hoạt động với công suất khai thác thực tế nhỏ,
sản phẩm thô. Nguyên nhân là do các mỏ đã được cấp phép tràn lan, không có quy
hoạch tổng thể rõ ràng, nhiều mỏ được cấp không đáp ứng đủ các chỉ tiêu đề ra. Do
đó khi đi vào khai thác thực tế, các doanh nghiệp này thường chọn phương án “ăn
xổi”, không có đầu tư lâu dài và không đầu tư cho công tác ATVSLĐ. Hệ quả dẫn
tới đã xảy ra nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Ngoài ra, giai đoạn này mục tiêu của quy hoạch khai thác đá của quốc gia đưa
ra mới chỉ tập trung nhằm tăng chất lượng sản phẩm đá, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ
khu danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường mà chưa tập trung quan tâm tới lợi ích,
an toàn sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp cho người lao động.
3.2.2.2. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng cấp tỉnh
Giai đoạn 2009 - 2014 công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng
gắn với ATVSLĐ đã từng bước được thực hiện tại các địa phương. Điều này thể
hiện rõ nhất ở việc triển khai kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây
dựng Việt Nam của Chính phủ, các địa phương đã ban hành Quyết định phê duyệt
quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng ngay tại địa phương. Tuy nhiên, cũng giống
như thực trạng đối với công tác quy hoạch cấp trung ương, tại địa phương cũng gặp
phải tình trạng tương tự là định hướng quy hoạch, phát triển hoạt động khai thác đá
xây dựng nhưng không chú trọng tới phát triển khai thác đá một cách an toàn, an
toàn cho người lao động, người sử dụng lao động và môi trường sống xung quanh;
quy hoạch chưa toàn diện, chưa thống nhất, chưa đúng với kế hoạch lâu dài, bền
vững. Địa phương chưa có những cơ chế thúc đẩy DNKTĐXD phát triển, đồng
hành cùng sản xuất an toàn, khai thác an toàn.
Hầu hết các địa phương có nhiều mỏ khai thác đá xây dựng đều có các quy
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng. Ví dụ như Hội
đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ra Nghị Quyết số 74/2013/NQ-HĐND ngày 18
tháng 12 năm 2013 về việc thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thăm dò, khai
86
thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020. Với nguyên tắc không quy hoạch trên các diện tích cấm, tạm
cấm hoạt động khoáng sản; Các điểm mỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường;
Các điểm mỏ trong bán kính không đảm bảo an toàn đối với thành phố, thị xã, thị
trấn và các khu dân cư tập trung; Các điểm mỏ nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang
an toàn giao thông, cảnh quan môi trường, bờ biển, các điểm mỏ nguy cơ tạo ra xói
mòn, bạc màu đất, dẫn đến khả năng gây trượt lở, lũ quét
Công tác ATVSLĐ chưa được quan tâm tổng thể từ khi cấp giấp phép hoạt
động; tổ chức khai thác đến tổng kết hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh
nghiệp. Theo như các số liệu thống kê ở trên ngành công nghiệp khai khoáng là một
trong những ngành có nguy cơ cao về mất ATLĐ, phát sinh BNN. Do đó việc chưa
có các quy định, chế tài cụ thể ngay từ khi cấp phép là một thiếu sót trong công tác
QLNN về ATVSLĐ trong hoạt động khai thác đá xây dựng. Cũng theo như kết quả
khảo sát lấy ý kiến từ 16 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực QLNN về ATLĐ và
lĩnh vực khai khoáng thì có 16/16 chuyên gia cho rằng cần thiết phải quản lý
ATVSLĐ các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá ngay từ khâu cấp phép, phê
duyệt thiết kế khai thác (xem Phụ lục 6)..
3.2.3. Thực trạng về chính sách pháp luật đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp khai thác đá
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6
năm 2015, các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành cần được thẩm
định nghiêm túc và khách quan... Những quy định như vậy là hợp lý và cần thiết để
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Sẽ là vô nghĩa và gây ra những tốn
kém không cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật
được dự thảo, hội thảo, nghiên cứu, ban hành nhưng xa rời thực tế hoặc tạo ra
những tác động ngược và các đối tượng thực thi không thể thi hành. Trên tinh thần
đó để thực hiện chức năng QLNN về ATVSLĐ nói chung và QLNN về ATVSLĐ
trong khai thác đá nói riêng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách để thúc đẩy
87
phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
quản lý liên quan đến ATVSLĐ và ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Các Bộ,
Ngành, địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các văn bản dưới
Luật; trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn triển khai và thi hành các văn bản quy phạm
pháp luật về ATVSLĐ. Các cơ quan QLNN ở cấp trung ương đã chủ động, tham
mưu, đề xuất và xây dựng các văn bản quản lý có tính thực tiễn cao như: Bộ luật
Lao động 2012 (thay thế Bộ luật Lao động năm 1994 và các lần sửa đổi, bổ sung các
năm 2002, 2006, 2007), Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản
năm 2010; Các Nghị định về ATVSLĐ; các Thông tư hướng dẫn công tác ATVSLĐ
trong doanh nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với hoạt động
khai thác đá đã được ban hành. Về chính sách từng bước được đổi mới, lợi ích người
lao động được đặt lên cao nhất, sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người lao
động luôn được quan tâm và gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Về cơ bản đã tạo
hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động, góp phần bảo vệ an
toàn, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao
động trong hoạt động khai thác đá xây dựng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
người sử dụng lao động, người lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao
động, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự gia tăng về số
lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật khai thác và áp dụng công nghệ mới vào
khai thác thì những yêu cầu về phúc lợi và đảm bảo ATVSLĐ cũng đặt ra những
thách thức mới, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác an
toàn, vệ sinh lao động. Các nội dung ATVSLĐ được quy định phân tán tại nhiều
văn bản pháp luật khác như Luật bảo hiểm xã hội, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật khoáng sản, Luật hóa chất, Luật
xây dựng ít nhiều gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện; Nhiều văn bản còn
chung chung, nên mỗi nơi vận dụng một kiểu. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn,
vệ sinh lao động cần được rà soát ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát
88
triển sản xuất, phù hợp với công nghệ và vật liệu mới; Chính sách của Nhà nước để
thu hút và huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác
ATVSLĐ, phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực này; Chính sách bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp mới quy định việc giải quyết hậu quả thông qua chi
trả chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa quy định về
việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chia sẻ rủi ro với người sử
dụng lao động khi xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Trong khi công
tác phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu đang
là xu thế chung, là chuẩn mực quốc tế cũng như yêu cầu nội luật hóa các quy
định được đưa ra trong các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã
được Việt Nam phê chuẩn, gia nhập.. Vì vậy cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng
để tăng tính thực thi của các chính sách pháp luật phục vụ QLNN về ATVSLĐ
trong KTĐXD.
Ở địa phương, để tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác
đá, UBNN các tỉnh, thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở LĐTBXH tham mưu
giúp UBNN tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo chương trình quốc gia về
ATVSLĐ. Xây dựng chương trình, quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động
của chương trình quốc gia về ATVSLĐ; chỉ đạo tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc
gia ATVSLĐ - Phòng chống cháy, nổ hàng năm theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của
Trung ương. Các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai
thực hiện công tác ATVSLĐ trong hoạt động khai thác đá, chấn chỉnh các doanh
nghiệp khai thác không đảm bảo an toàn. Tuy vậy, các văn bản chưa sát với tình
hình thực tiễn các DNKTĐXD.
Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp luật, việc thực hiện tốt chức năng
quản lý nhà nước về ATVSLĐ của các bộ, ngành, địa phương đóng một vai trò quan
trọng để công việc này có hiệu quả. Giải pháp cốt lõi là nâng cao nhận thức, hiểu biết
của các bên về pháp luật ATVSLĐ, cần củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức
thanh tra nhà nước về ATVSLĐ; xây dựng Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
89
chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi
phạm pháp luật nhà nước về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng.
3.2.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh
lao đông tại các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức
thực hiện thì công tác tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ quản lý, cán bộ an toàn
và người lao động cũng rất quan trọng, hình thành văn hóa an toàn cho mỗi người
người lao động và trong DNKTĐXD.
Công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ được đẩy mạnh và đa
dạng về hình thức phổ biến như qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo,
đài, ấn phẩm, pano áp phích, hội thi, hội diễn... Thông qua các kênh truyền thông
đại chúng, hàng tháng các kênh phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng
nói Việt Nam mở các chuyên mục tư vấn, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ tới người
sử dụng lao động và người lao động. Rất nhiều bài viết về ATVSLĐ trong khai thác
đá được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Hàng năm, hàng vạn ấn phẩm
truyền thông (tờ rơi, tranh áp phích, sách, tạp chí...) về ATVSLĐ liên quan tới lĩnh
vực khai thác đá được phát tới người sử dụng lao động, người lao động. Từ đó nâng
cao nhận thức, ý thức bảo đảm ATVSLĐ cho các cấp quản lý, người sử dụng lao
động và người lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá.
Công tác huấn luyện ATVSLĐ được triển khai rộng khắp trên cả nước. Lĩnh
vực khai thác đá cũng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên tập trung. Hàng
năm người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ quản lý an toàn được tham
gia các lớp huấn luyện ATVSLĐ trong khai thác đá và được cấp chứng chỉ khi hoàn
thành khóa học theo quy định của pháp luật.
Nội dung ATVSLĐ trong khai thác đá cũng được nghiên cứu để vào giáo trình
giảng dạy về ATVSLĐ cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng nghề,
trường nghề để trang bị kiến thức cho sinh viên trước khi họ đi làm.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ cũng có sự tham gia tích cực
của các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ. Trong các
90
đơn vị cơ sở nhiều tổ công đoàn đã tham gia xây dựng góc BHLĐ và chương trình
truyền thanh BHLĐ nhằm tuyên truyền, giáo dục kiến thức BHLĐ cho người lao
động và người sử dụng lao động, phổ biến các văn bản mới liên quan về ATVSLĐ
của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực tế tại 59 doanh nghiệp hoạt động khai
thác đá xây dựng (xem Phụ lục 4, 5, 6) thì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa
thực sự quan tâm và tổ chức triển khai những hoạt động huấn luyện ATVSLĐ trong
doanh nghiệp. Chỉ có 75% số DN có trên 100 lao động và 14% DN có dưới 100 lao
động thực hiện tốt việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động hàng năm.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện trong doanh nghiệp có triển khai nhưng vẫn còn
chung chung mà chưa có nội dung huấn luyện cụ thể cho khai thác đá xây dựng vì
vậy không mang lại hiệu quả cao.
3.2.5. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ
sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là khâu
quan trọng trong QLNN, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đảm bảo ATVSLĐ
trong quá trình sản xuất - kinh doanh khoáng sản. Vì vậy, trong giai đoạn từ 2009 -
2014, Trung ương và các địa phương đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về
ATVSLĐ ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng.
Ở cấp Trung ương, mỗi năm tổ chức khoảng 02 đoàn thanh tra chuyên ngành
về ATVSLĐ thực hiện thanh tra các DNKTĐXD. Tính trung bình mỗi năm thanh
tra được trên 10 doanh nghiệp.
Đối với cấp địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra tại các DNKTĐXD
chủ yếu vẫn là triển khai lồng ghép trong hoạt động của các Sở, Ngành, chưa tổ
chức được các cuộc thanh tra chuyên ngành cho lĩnh vực khai thác đá xây
dựng. Chỉ một số tỉnh có nhiều DNKTĐXD như Yên Bái, Lào Cai, Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai...tiến hành được nhiều lượt
thanh tra, kiểm tra hơn, trung bình mỗi năm mỗi tỉnh có khoảng 8-10
DNKTĐXD được thanh tra, kiểm tra.
91
Theo số liệu báo cáo từ Thanh tra Bộ LĐTBXH, số lượng các DNKTĐXD
được thanh tra trên phạm vi cả nước còn quá ít so với số lượng DNKTĐXD thực tế
đang hoạt động và không đồng đều qua các năm (xem Biểu đồ 3.6).
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Biểu đồ 3.6. Tình hình thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng giai đoạn từ năm 2010 đến 2014
Nguồn: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [32, tr.24].
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan QLNN cũng đã chỉ ra các sai
phạm của doanh nghiệp và yêu cầu khắc phục trước khi tiếp tục tiến hành khai thác.
Tuy nhiên, số đợt tiến hành thanh tra, kiểm tra trên cả nước hiện nay vẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ha_tat_thang_la_9947_1849681.pdf