Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. . 9

4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu. 9

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. . 10

6. Dự kiến những đóng góp của luận văn. 11

7. Bố cục của luận văn. 11

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO VỆ

MÔI TRưỜNG CÔNG NGHIỆP. 12

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. 12

1.1.1. Khái niệm về môi trường. 12

1.1.2. Vai trò, sự cần thiết bảo vệ môi trường công nghiệp. 13

1.1.3. Phân loại khu công nghiệp. 16

1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp . 17

1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước. 17

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp. 18

1.3. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp. 20

1.3.1. Cơ sở quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp . 20

1.3.2. Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp . 22

1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp

công nghiệp. . 27

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp. 32

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở

một số quốc gia trên thế giới. 32

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở

Việt Nam. 33

Tiểu kết chương 1. 44

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đang là vấn đề bức thiết hiện nay. Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ môi trường công nghiệp đang có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng, thực tiễn cho thấy quản lý nhà nước về môi trường công nghiệp còn nhiều hạn chế và bất cập như thể chế, chính sách, tổ chức thực hiện. Cần tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường... Nghiên cứu kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và môi trường công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. - 45 - Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Tiên Du 2.1.1. Vị trí địa lý Ngày 09 tháng 08 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP theo Nghị định này thì huyện Tiên Sơn được tách ra, tái lập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn. Khi mới tách ra, huyện Tiên Du có 1 thị trấn Lim và 15 xã. Ngày 09 tháng 04 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc mở rộng thành phố Bắc Ninh, theo đó 2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh thuộc Tiên Du được sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh. Từ đó đến nay, huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên địa giới hành chính với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ: theo trục Đông - Tây là tuyến QL1A, theo trục Bắc Nam là tuyến QL38; 3 tuyến đường tỉnh lộ: theo trục Đông - Tây gồm các tuyến ĐT295B, ĐT287, theo trục Bắc - Nam là tuyến ĐT276, cùng với đó tuyến đường sắt Hà - Lạng chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích - 46 - lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề mộc ở Đại Đồng, nghề xây dựng, dệt lụa ở Nội Duệ, nghề mây tre đan ở Lạc Vệ, nghề trồng hoa cây cảnh, làm giấy ở Phú Lâm, Tiên Du được biết đến là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển KT-XH, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Với vị trí địa lý thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển KT-XH và thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh Bắc Ninh. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào. Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40C - 29,90C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200C. - 47 - Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng 12). Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số, lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Tiên Du, năm 2014 dân số của toàn huyện là 134.714 người, trong đó dân số thành thị có 12.060 người, chiếm 8,95% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 122.654 người, chiếm 91,05% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện vẫn nằm ở mức cao 1,3%/năm. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn huyện tính đến năm 2014 là 1.367 người/km2, cao hơn so với mật độ trung bình chung của tỉnh 33 người/km2. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các xã và thị trấn, trong đó: thị trấn Lim có mật độ dân số cao nhất với 2.218 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Cảnh Hưng với 932 người/km2. - Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Tiên Du phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả. Tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) theo giá so sánh 2010 tăng bình quân 8,5%/năm; trong đó: Công nghiệp - XDCB tăng bình quân 9,4%; thương mại, dịch vụ tăng 8,9%; nông - lâm - thủy sản tăng 1,9%. Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2015: Công nghiệp - XDCB 75,3%, thương mại - dịch vụ 16,6%, - 48 - nông - lâm nghiệp - thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai, lao động, khoa học, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Năm 2014, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 77,89%, tăng 3,57% so với năm 2011, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 4,90% giảm 4,01% so với năm 2001. Bởi vậy, trong quy hoạch phải dành một tỷ lệ thích đáng đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp và xây dựng. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế + Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2015 đạt 1.204,4 tỷ đồng; tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 37,9%, ngành chăn nuôi 46,1%, tăng 0,4%; thủy sản 8,1% và lâm nghiệp 0,5%. Sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, cơ giới hóa, xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lý, đưa giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Diện tích lúa hàng hoá tăng từ 22,9% năm 2010 lên 33,6%, lúa lai từ 32% lên 40,7%; năng suất lúa đạt 62,85tạ/ha, tăng 2,5% so với năm 2010, tổng sản lượng lương thực đạt 56.390 tấn; giá trị trồng trọt đạt 96 triệu đồng/ha, tăng 12 triệu đồng/ha so với Nghị quyết Đại hội đề ra. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi tập trung; trên 400ha mô hình kinh tế trang trại, VAC, hoa, cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, quy hoạch khu đất ở dân cư, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đầu tư 188 công trình hạ tầng, với 467,889 tỷ đồng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các tiêu chí khác. Kết quả đến hết tháng 6, năm 2015: xã điểm Tân Chi được tỉnh công nhận cơ bản đạt - 49 - chuẩn xây dựng nông thôn mới; Xã Hoàn Sơn đạt 18/19 tiêu chí, 04 xã đạt 17 tiêu chí, 03 xã đạt 16 tiêu chí, 03 xã đạt 15 tiêu chí, xã Phú Lâm đạt 14 tiêu chí. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). Đến năm 2017, huyện Tiên Du chính thức hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới cấp huyện theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. + Công nghiệp - xây dựng: Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Du có 3 KCN tập trung bao gồm: KCN Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn, VSIP Bắc Ninh đã thu hút đầu tư tăng từ 158 dự án năm 2010, lên 250 dự án năm 2015 với công nghệ ngày càng hiện đại; trong đó 247 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 45.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh; năm 2015 đạt 30.019 tỷ đồng. Huyện Tiên Du cũng đã hình thành 02 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Phú Lâm và cụm công nghiệp Tân Chi hiện có 24 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, số vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển, có trên 100 doanh nghiệp, HTX sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, tơ tằm, may mặc, thủ công mỹ nghệ tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tiên Du có doanh nghiệp Công ty Hải Linh có trụ sở tại thôn Chi Đống, xã Tân Chi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu đã có đóng góp vào nguồn thu toàn huyện hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). * Thương mại - dịch vụ: Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm đầu tư cải tạo và nâng cấp như: chợ Sơn, chợ Ve, chợ Tam Tảo, chợ Nghĩa Chỉ. Các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh tại thị trấn, thị tứ, khu trung tâm xã và khu đông dân cư. Trung tâm thương mại HDB - chợ đầu mối Lim mới được đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã tạo được bước phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ. Đưa tổng giá trị luân chuyển hàng hóa năm 2014 đạt 3.443 tỷ đồng, tăng 2.081 tỷ đồng so với năm 2010. Quy hoạch phát triển - 50 - ngành du lịch được UBND huyện đặc biệt quan tâm, đặc biệt Khu du lịch sinh thái Phật Tích với quy mô nghiên cứu khoảng 2.700ha do Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC làm Chủ đầu tư đã và đang nâng tầm du lịch tâm linh trong tam giác Chùa Phật Tích, chùa Bách Môn, chùa Lim - Chùa Dâu - Đền bà chúa kho; khu trung tâm văn hóa đồi Lim - nơi hàng năm diễn ra lễ hội Lim cũng được UBND huyện Tiên Du quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Một số hoạt động văn hóa như lễ Hội Lim, hội chùa Phật Tích, đình Tam Tảo,... hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt khách về du lịch, thăm quan. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện trong những năm tới (UBND huyện Tiên Du, 2014). 2.1.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết Theo số liệu báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 17/12/1993, nhiều văn bản về hướng dẫn thi hành Luật ra đời tạo nên một khuôn khổ pháp lý chung cho mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Để triển khai thực hiện, huyện chủ động tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương của Trung ương, tỉnh về công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ chủ chốt và chi, đảng bộ cơ sở. Do vậy, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Ngoài ra, tại các buổi giao ban Tuyên giáo, Khoa giáo, Huyện ủy tổ chức đều đánh giá về tình hình môi trường và chỉ đạo giải quyết kịp thời những điểm nóng về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể quan tâm. Hàng năm huyện còn xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường: Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, huyện Tiên Du đã ban hành quy chế quản lý chất thải rắn thông thường; tiến hành ký cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với rác thải và nước thải trong y tế và trong - 51 - công nghiệp, huyện cũng chỉ đạo các đơn vị phải xử lý bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo không nguy hại đến môi trường. Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây, huyện đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường: xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp; Đầu tư xây dựng 68 điểm tập kết và trung chuyển rác thải nông thôn tại 68/68 thôn trên địa bàn toàn huyện, cùng với đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ thu gom rác thải nông thôn; triển khai đề án phân loại rác thải sinh hoạt, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đun đốt rác thải lò hơi Qua đó, nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên một bước và ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện vẫn còn những thách thức. Trong đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp, người dân chưa cao; chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh và nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế, ... Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền phải nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của môi trường, từ đó mới xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời các cấp, ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị từ huyện cho đến các xã, thị trấn đối với các hoạt động trong lĩnh vực phụ trách; trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách nên cần có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự tham gia tích cực của của toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi người dân bằng nhận thức và những hành động cụ thể, tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần xây dựng huyện - 52 - Tiên Du phát triển bền vững, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sống trong lành, tươi đẹp... 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển KCN Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Sau khi dự án KCN Tiên Sơn được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích mặt bằng khoảng 350,0 ha do Tổng công ty Viglacera làm Chủ đầu tư, Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu phấn đấu phát triển KCN Tiên Sơn thành KCN đầu tiên và lớn nhất của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu. Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN. Hơn nữa, các Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tiên Sơn được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đặc biệt của tỉnh Bắc Ninh mà nhiều KCN khác không thể có được. Vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh: - Phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, - Phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt quốc gia, - Phía Đông giáp kênh thoát nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, - Phía Tây giáp xã Đồng Nguyên và đường tỉnh ĐT295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18 về phía Đông Nam đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Đông Bắc đến sân bay quốc tế Nội Bài. KCN Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý, vị trí phong thủy rất - 53 - tốt. Địa hình KCN bằng phẳng, điều kiện địa chất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp. Với những lợi thế so sánh, KCN Tiên Sơn đã tạo ra sức hấp dẫn với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp và làm tăng trị giá tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Bắc Ninh. Số lượng doanh nghiệp được xây dựng trong KCN Tiên Sơn ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển công nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tư KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn với diện tích quy hoạch giai đoạn 1 khoảng 272,11 ha. Trong đó: Đất công nghiệp 189,38ha, đất giao thông 35,32ha. KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn ngay từ thời kỳ đầu hoạt động không có chủ đầu tư hạ tầng, do vậy các doanh nghiệp thời đầu vào KCN đều trực tiếp thuê đất với UBND tỉnh và tự làm giải phóng mặt bằng. KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN tại văn bản số 685/CP-CN ngày 19/5/2004. Sau khi được quy hoạch vào KCN, năm 2004 UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội làm chủ đầu tư hạ tầng, đến năm 2006 UBND tỉnh Bắc Ninh có quyết định chuyển KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn cho Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTEL) làm chủ đầu tư thay cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội. KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN đã được phê duyệt gồm: Công nghiệp lắp ráp và chế tạo cơ khí điện tử; Công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; Công nghiệp dệt may (không thu hút ngành nhuộm) và sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong những năm vừa qua, tình hình thu hút đầu tư vào KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn khá nhiều, các dự án thuê đất không nhiều, chủ yếu các dự án thuê lại nhà xưởng của các doanh nghiệp thứ cấp để hoạt động. Trong số các dự án đầu tư vào KCN, bên cạnh các dự án đầu tư theo đúng nghành nghề được phê duyệt. Tính đến ngày 31/12/2016 đã có 190 dự án được cấp phép vào KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (có khoảng 70 dự án thuê - 54 - lại đất, còn lại là các dự án thuê xưởng của các doanh nghiệp thứ cấp để hoạt động sản xuất), trong đó có khoảng 137 doanh nghiệp đi vào hoạt động. 2.2.1.1. Quản lý nguồn thải KCN Tiên Sơn đã có quy hoạch đất dành cho bãi thải. Nhưng hiện nay KCN đã đi vào hoạt động mà chưa có bãi thải riêng và đang thuê đơn vị vận chuyển, xử lý toàn bộ chất thải của KCN. Các chất thải rắn có thời gian tồn lưu tạm thời trong các nhà máy, chất thải rắn phát sinh tại các nhà máy trong KCN đã được các doanh nghiệp tự phân loại rác ngay tại nhà máy. Đồng thời, các doanh nghiệp tiến hành tự thu gom, hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. CTR (Chất thải rắn) sinh hoạt phát sinh tại các nhà máy, xí nghiệp: trách nhiệm thu gom và xử lý do doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom rác với Công ty TNHH môi trường xanh Hùng Hưng thu gom và xử lý theo quy định. Trong mỗi nhà máy, tại các vị trí phát sinh CTR sinh hoạt sẽ có các thùng thu gom rác và định kỳ hàng ngày, nhân viên VSMT sẽ thu gom và tập kết tại địa điểm trong nhà máy, đợi phương tiện vận chuyển của đơn vị thu gom tiếp nhận. Xe thu gom rác, công nhân sẽ định kỳ hàng ngày đi thu, quét đường, về tập trung tại điểm tập kết. Vị trí để tập kết CTR sinh hoạt của mỗi doanh nghiệp được bố trí trong hàng rào từng doanh nghiệp. - Với CTR công nghiệp không nguy hại. Đối với những chất thải có thể tái chế được như giấy, bao bì carton các doanh nghiệp sẽ tự quyết định phương án xử lý phế thải của mình, có thể là tự tái chế hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế thông qua những người thu gom đồng nát. Riêng đối với những loại CTR không tái chế được, các doanh nghiệp trong KCN tự liên hệ và tiến hành ký kết hợp đồng thu gom. CTR công nghiệp không nguy hại trong từng nhà máy phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tách rời với CTR sinh hoạt, công nghiệp nguy hại Từng nhà máy sẽ có phương án thu gom, lưu giữ CTR công nghiệp không nguy hại riêng, tập kết trong hàng rào từng nhà máy. - 55 - Chủ đầu tư KCN yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật. - Quản lý CTR công nghiệp nguy hại Các doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn đã lập văn bản đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về “Hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”. Trong phạm vi KCN Tiên Sơn không bố trí khu lưu giữ CTR nguy hại tạm thời nên để xử lý CTR nguy hại các doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý CTR nguy hại của mình. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính, mà các nhà máy xí nghiệp sẽ lựa chọn các đối tác để xử lý CTR nguy hại. Doanh nghiệp có thể xử lý ngay tại nguồn hoặc thuê vận chuyển tới khu vực xử lý bởi các cơ sở đã được cấp phép thu gom và xử lý chất thải nguy hại. 2.2.1.2. Môi trường nước Trong KCN Tiên Sơn: Mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn được thiết kế riêng biệt. Nước thải bẩn tại các xí nghiệp phải xử lý cục bộ trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Các nhà xưởng trong KCN Tiên Sơn được yêu cầu thiết kế với hai hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mưa khu vực quy hoạch được thiết kế riêng và theo nguyên tắc tự chảy. Hướng thoát nước từ trung tâm lô đất về phía các tuyến đường bao xung quanh lô đất. Nước mặt từ lô dất được thu vào hệ thống thoát nước bố trí trên hè đường, đổ vào hệ thống thoát nước chung là kênh tiêu mới bao quanh KCN. Hệ thống thoát nước thải: Trong KCN đã có bể xử lý nước thải tập trung, công suất 4.000 m3/ngày có hệ thống thu gom nước thải từ các nhà máy bằng bê tông có đường kính 400-500mm đặt ngầm dưới đất trước hàng rào nhà máy, đồng thời theo thiết kế các nhà máy đều phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, nước sau khi thải ra khỏi nhà máy đổ vào cống thải chung của KCN phải đạt cấp độ B theo TCVN 5945-1995. - 56 - Số liệu khảo sát trữ lượng nước ngầm khu vực KCN Tiên Sơn là 30.000m 3/ngày. Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng 1 trạm xử lý nước ngầm 6.500m3/ngày, hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn tiếp theo, KCN Tiên Sơn sẽ tiếp tục xây dựng thêm 1 - 2 trạm xử lí nước ngầm với công suất tương đương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Tổng công ty Viglacera đã đầu tư nhà máy xử lý nước tại KCN mặt lấy từ nguồn sông Đuống đặt tại đê tả Đuống trên địa phận xã Tri Phương - Đây là nguồn nước dồi dào về trữ lượng và chi phí xử lý thấp. Đối với KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn: Do không có chủ đầu tư hạ tầng ngay từ ban đầu nên thời gian đầu các doanh nghiệp thứ cấp tự thuê đất với UBND tỉnh và làm hạ tầng bên trong hàng rào, nhiều doanh nghiệp do chưa xác định được vị trí các điểm đầu nối nước thải sau này nên trong quá trình xây dựng nhà máy hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa trong nhà máy chưa được tách riêng biệt. Các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài KCN như hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, thoát nước mặt, hệ thống cấp nước sạch thời gian đầu cũng chưa được xây dựng. Do KCN thời gian đầu chưa có trạm cấp nước sạch nên các doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_moi_truong_cong_nghiep_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan