Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường học

Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.

Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí).

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng Lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học trong môn Địa lí ở trường THCS để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH TRƯỜNG THCS ÚC KỲ ===***=== ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường học Tác giả/Nhóm tác giả: Dương Thị Tuyến Chức vụ: Nhân viên thư viện Đơn vị/địa chỉ: Trường THCS Úc kỳ Năm 2018 ] ư N ăm 2018 ..............., Năm.......... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Phú Bình 1. Tác giả và sáng kiến: 1.1 Tác giả: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Triệu Văn Tuấn 15/01/1987 Trường THCS Úc Kỳ Giáo viên Đại Học 100% 1.2: Tên sáng kiến: “ Lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học trong môn Địa lí ở trường THCS” 2 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Triệu Văn Tuấn Trường THCS Úc Kỳ 3 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí 4 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. Năm học 2017 -2018 5 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1- Về nội dung sáng kiến A. Tính mới: Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lý là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Để làm được điều đó thì Địa lí địa phương đóng một vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Địa lý địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức Địa lý địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lý Tổ quốc, kiến thức Địa lý nói chung. Chính việc giảng dạy Địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất. Những kiến thức Địa lý địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp. Tuy nhiên trên thực tế, qua một số khảo sát học sinh ở trường THCS Úc Kỳ trong những năm trước đây cho thấy đa số các em không hiểu nhiều về Địa lí địa phương mình. Nguyên nhân chính là do việc giảng dạy Địa lí địa phương chưa được đầu tư đúng mức, chưa có sự sáng tạo để mang lại sự hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn thay đổi cách giảng dạy Địa lí địa phương và đã thu được kết quả rất cao. Để có thể chia sẻ cùng quý thầy cô và các đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, hôm nay tôi xin được trình bày đề tài: “Lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học trong môn Địa lí ở trường THCS”. B. Tính khoa học: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách người học, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí). Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng Lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học trong môn Địa lí ở trường THCS để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. C. Tính thực tiễn: a. Lồng ghép kiến thức Địa lí địa phương trong từng bài giảng Một trong những cách làm hay được vận dụng nhiều trong những năm gần đây là giáo viên đưa các kiến thức Địa lý địa phương dưới dạng các ví dụ để phục vụ cho bài giảng. Bài giảng địa lý lúc đó không chỉ có tính thuyết phục, hấp dẫn mà còn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu. Bởi những kiến thức Địa lý địa phương là những hiểu biết rất đời thường, rất gần gũi, quen thuộc với các em được khái quát lên thành khái niệm, thành quy luật và thành tri thức mà các em cần phải nắm. Thực tế cho thấy, bộ môn địa lý khác với các môn KHTN khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lý (nhất là các khái niệm địa lý chung) không có gì tốt bằng việc giáo viên lấy ví dụ minh hoạ cho khái niệm là những sự vật, hiện tượng ở gần, thân thuộc với các em; một ngọn núi, dòng sông cạnh làng (xã, huyện, tỉnh) sẽ làm biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với nơi khác. Các ví dụ minh họa gần gũi, thân quen phải là những điều học sinh đã từng nhìn, từng nghe thấy; như vậy bài giảng địa lý sẽ có tính thuyết phục cao hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn và học sinh cũng sẽ yêu môn địa lý hơn. VÍ DỤ 1 Khi dạy bài 26 - Địa lí 6 “Đất, các nhân tố hình thành đất”, để chứng minh cho ý mỗi loại đất được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch), thì ở địa phương có loại đất nào giáo viên nên lấy loại đó để dẫn chứng. Ở Đồng Nai chúng ta có thể lấy đặc trưng là đất feralit trên đá macma và đất xám trên phù sa cổGiáo viên có thể mang 2 mẫu đất đá này lên lớp để giới thiệu. VÍ DỤ 2 Khi dạy bài 9- Địa lí 10 “ Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái Đất” Giáo viên có thể chiếu hoặc yêu cầu học sinh kể một số dạng địa hình xâm thực, mài mòn, bồi tụ tại địa phương và nguyên nhân tạo thành. VÍ DỤ 3 Khi dạy bài 22- Địa lí 8: “Việt Nam đất nước con người”, Giáo viên có thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về tác động của quá trình đổi mới và hội nhập tại địa phương như: mức sống cao hơn , sự phát triển kinh tế, số lượng các khu công nghiệpmột ví dụ gần gũi với các em khu vực xã Úc Kỳ - Phú Bình là hình ảnh các “ xe đạp thồ” dùng để chở người cách đây khoảng 10 năm mà hiện nay không còn nữa mà thay vào đó là các phương tiện hiện đại đắt tiền ( Xe máy, Taxi). Đó là một minh chứng gần gũi nhất với các em về thành quả của quá trình đổi mới của đất nước. VÍ DỤ 6 Khi dạy bài 14 - Địa lí 9: “Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”, Giáo viên có thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu các loại đường giao thông có ở địa phương , thực trạng phát triền giao thông , cơ sở vật chất ngành bưu chính, sự phát triển ngành viển thông tại địa phươngCụ thề tại xã Úc Kỳ có thể cho ví dụ về quốc lộ 37, sự phát triển các tuyến đường bô theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm đã làm cho mạng lưới đường bộ rộng khắp b. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu Địa lí địa phương Trong dân gian ta có câu : “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” để nói lên tác dụng khác nhau của các loại giác quan trong quá trình truyền thụ kiến thức.Còn theo các nhà khoa học thì sự tiếp thu tri thức khi học đạt được: 1% qua mếm 1,5% qua sờ 3,5% qua ngửi 11% qua nghe 83% qua nhìn Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được như sau: 20% qua những gì mà ta nghe được 30% qua những gì mà ta nhìn thấy 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được 80% qua những gì mà ta nói được 90% qua những gì mà ta nói và làm được (theo TÔ VĂN GIÁP -Phương tiện dạy học-nhà xuất bản giáo dục) Như vậy, khả năng tiếp thu và nhớ được tri thức của học sinh chủ yếu dựa vào quan sát hiện tượng trên thực tế, suy nghĩ tìm ra kiến thức và trình bày được các kiến thức đó. Đối với giảng dạy Địa lí nói chung và Địa lí địa phương nói riêng, học sinh nên được tham gia tìm hiểu thực tế và giáo viên sẽ đóng vai trò hướng dẫn. Yêu cầu của việc tìm hiểu thực tế này phải có sự đầu tư về thời gian, về kiến thức của giáo viên và học sinh. Giáo viên phải lựa chọn những vấn đề trọng tâm, sát với bài học bởi vì mục đích của hoạt động này là giúp học sinh nhớ được kiến thức bài học lâu hơn. Một lưu ý là việc tìm hiểu thực tế của các em phải được tiến hành trước khi học trên lớp. VÍ DỤ 1: Trước khi dạy bài 2 - Địa lí 7: “Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới” phần III: Đô thị hóa, Giáo viên yêu cầu học sinh hoặc nhóm học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa tại địa phương. Học sinh có thể quay phim, chụp hình vể sự sầm uất trong hoạt động buôn bán, về mức sống cao của người thành thị và bên cạnh đó là rác thải, là ô nhiễm môi trường VÍ DỤ 2 Khi dạy bài 14 - Địa lí 9: “Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”, Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hình ảnh về thực trạng ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc tại địa phương và đề xuất một số giải pháp sau đó trình bày và thảo luận trước lớp. c. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Địa lí địa phương. Như đã nói ở trên, quan điểm của giáo dục hiện nay là học sinh phải chủ động tìm đến kiến thức. Tuy nhiên để học sinh có thể chủ động được thì bản thân các em phải cảm thấy hứng thú với kiến thức đó. Vậy để tạo được hứng thú cho các em đối với kiến thức địa lí nói chung và kiến thức Địa lí địa phương nói riêng chúng ta cần tạo cho các em những sân chơi bổ ích với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Hình thức có thể áp dụng được là giáo viên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Địa lí địa phương. Thông qua đó các em vừa lĩnh hội và nhớ được kiến thức, vừa có cơ hội thể hiện mình, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Tuy nhiên do việc chuẩn bị và tổ chức các cuộc thi mất rất nhiều thời gian do đó mỗi năm học chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 lần cho mỗi khối lớp và xem đây như là một kế hoạch ngoại khóa của tổ chuyên môn. Ngoài ra, để thu hút được sự quan tâm của học sinh, ban tổ chức có thể thiết kế các tờ rơi cổ động cho cuộc thi. 6 - Những thông tin cần được bảo mật: không 7 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên cần khảo sát tình hình của học sinh đối với bộ môn đầu năm. - Nghiên cứu kĩ nội dung và chương trình sách giáo khoa, soạn giáo án cụ thể và chi tiết, thiết kế đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học sao cho sinh động và thu hút được đối tượng học sinh tham gia. - Chủ động sưu tầm các câu ca dao tục ngữ thiết thực làm kho tài liệu trong quá trình dạy học. - Học sinh về nhà tích cực học bài, phân bố thời gian hợp lý. - Gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội cần quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất trường học 8 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn địa lí ở trường trước hết là đã giúp cho các em : tự nhận thức được giáo viên sử dụng phương tiện dạy học tạo sự hứng thú trong học tập cho các em là cần thiết, khi các em nhận thức được sự hứng thú trong học tập là cần thiết thì các em sẽ có những mong đợi (về phương tiện, phong cách, cách tổ chức lớp học) đối với giáo viên trong quá trình lên lớp: Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về sự hứng thú học tập là cần thiết hay không cần thiết (%) Ý kiến % Có 98,4 Không 1,6 Tổng số 100,0 9 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn Địa lí sẽ giúp các em: có sự say mê trong tìm tòi kiến thức địa lí, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã hội ngày càng phong phú, hoàn thiện được hệ thống chương trình THCS, học địa lí một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm tư liệu địa lí Bảng phân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về những lợi ích của sự hứng thú học tập môn địa lí mang lại (%) Ý kiến % Có sự say mê trong tìm tòi kiến thức địa lí 32,8 Học địa lí một cách tự giác 4,9 Thường xuyên sưu tầm tư liệu địa lí 1,6 Kiến thức xã hội ngày càng phong phú 24,6 Có kết quả học tập tốt 24,6 Hoàn thiện hệ thống kiến thức chương trình THCS 11,5 Tổng số 100,0 Có 98,4 % ý kiến của các em cho rằng phương tiện dạy học do giáo viên sử dụng trong bài giảng và lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào bài giảng sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em. 10 - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Úc Kỳ, ngày 21 tháng 5 năm 2018 Hiệu trưởng Người nộp đơn (Ký, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) Triệu Văn Tuấn UBND HUYỆN PHÚ BÌNH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Lồng ghép kiến thức địa lí địa phương vào một số bài học trong môn Địa lí ở trường THCS” Tác giả sáng kiến: Triệu Văn Tuấn Địa chỉ/đơn vị công tác của tác giả sáng kiến: Trường THCS Úc Kỳ Tiêu chí xét cho điểm Số điểm chấm 1. Sáng kiến có tính mới (điểm tối đa là 30 ) - Nếu giải pháp chưa được công bố ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở) dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các nguồn thông tin kỹ thuật đã được phổ biến, tối đa 30 điểm. Hoặc: - Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả trong các nguồn thông tin đã có ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở), nhưng được áp dụng trong phạm vi của tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở) và có cải tiến so với giải pháp đã có, tối đa 20 điểm. 2. Quy mô áp dụng của sáng kiến (điểm tối đa là 40) - Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô trong tỉnh, có khả năng áp dụng rộng rãi, tối đa 40 điểm. Hoặc: - Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ sở, có khả năng áp dụng rộng rãi ở tỉnh, tối đa 30 điểm. Hoặc: - Nếu giải pháp đó được sản xuất thử nghiệm, có khả năng áp dụng trong thực tế, hoặc giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ sở, tối đa 10 điểm. 3. Sáng kiến được áp dụng mang lợi ích thiết thực (điểm tối đa là 30). - Hiệu quả kinh tế: + So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả thử nghiệm, áp dụng thử các giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến với giải pháp đã biết (đã có), tối đa 10 điểm. + Phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được khi áp dụng giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến vào thực tiễn đời sống, sản xuất, tối đa 10 điểm. - Hiệu quả xã hội, môi trường: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, điều kiện công tác; hoặc góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ an toàn cơ quan, tài liệu, tài sản; hoặc cải thiện điều kiện sống, làm việc; hoặc bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh giúp con người phát triển thể chất và trí tuệ hoặc góp phần tiết kiệm tài nguyên, góp phần phòng, chống thiên tai, hoặc góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường , tối đa 10 điểm. Tổng cộng: Phú Bình, ngày tháng 5 năm 2018 Người chấm điểm (Ký, ghi rõ họ, tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an mam non hay_12395676.doc
Tài liệu liên quan