Tài liệu Nghiên cứu về Hoa Kỳ
-CÁC THẬP KỶ ĐỔI THAY: Sau chiến tranh thế giới II, chức tổng thống liên bang liên tục thay đổi giữa những người cộng hoà và những người dân chủ. Tuy nhiền hầu hết thời gian này người thuộc Đảng dân chủ luôn nắm đa số ở quốc hội-cả Hạ viện và Thượng viện trong suốt 26 năm liên tục, Đảng dân chủ chỉ thất thế một lần năm 1980 khi Đảng cộng hoà nắm đa số Hạ viện, đồng thời Rô-nan Ri-gân-người của Đảng cộng hoà- được bầu làm tổng thống. Sự thay đổi này đánh dấu mốc khởi đầu của thời kỳ không ổn định, hình thành đặc tính mô hình bầu cử mới từ đó đến nay. Dẫu cho thái độ đối với các chính sách của tổng thống Ri-Gân như thế nào đi chăng nữa, đa số người Mỹ đều đánh giá cao ông vì khả năng đem lại cho nước Mỹ niềm tự hào và cảm giác lạc quan hướng tới tương lai còn nếu có lúc nào đó người ta phàn nàn ông về chính sách đối nội thì đó là những lời phàn nàn về sự cồng kềnh của bộ máy chính phủ Liên bang và thuế liên bang quá cao. Mặc dù sự thâm thủng trong ngân sách liên bang liên tục tăng, năm 1983, nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định kể từ chiến tranh thế giới II. Chính quyền của tổng thống Ri-gân thất bại trong cuộc tuyển cử năm 1986, tuy vậy Đảng dân chủ chỉ kiểm soát được Hạ viện. Vấn đề nghiêm trọng nhất trong thời điếm này là sự tiết lộ việc chính phủ bí mật bán vũ khí cho cho I-ran nhằm giành lại tự do cho các con tin bị bắt ở Li-băng, và hỗ trợ tài chính cho các lực lượng chống chính phủ ở Ni-ca-ra-goa vào đúng khi quốc hội đang áp dụng lệnh cấm loại viện trợ kiểu này. Bất chấp các tiết lộ này, tổng thống Ri-gân tiếp tục chiếm được sự ủng hộ của đa số người dân trong suốt nhiệm kỳ 2. Vị tổng thống tiếp theo Gioóc Bu-sơ-người của đảng cộng hoà-thừa hưởng danh tiếng của người tiền nhiệm, tiếp tục theo duổi nhiều chính sách của riêng mình. Khi I-rắc xâm lược quốc gia giàu dầu mỏ Ku-oét năm 1990 tổng thống Bu-sơ thiết lập lực lượng đa quốc gia giải phóng Ku-oét khỏi ách chiếm đóng của I-rắc năm 1991. Năm 1992, cuộc tuyển cử ở Mỹ lại lặp lại quy luật. Cử tri bầu Bin-clin-tơn- người của Đảng dân chủ làm tổng thống và hai năm sau Đảng cộng hoà lại nắm đa số ở cả hai viện trong 40 năm. Trong lúc đó các cuộc tranh cãi lại tiếp diễn giữa những người chủ trương một chính phủ liên bang mạnh và những người chủ chương phi tập trung quyền lực, giữa những người ủng hộ đưa tôn giáo vào hệ thống trường công và những người chủ trương tách nhà thờ và sự quản lí của nhà nước ra khỏi trường học, giữa những người mong muốn sự trừng phạt mạnh mẽ và nhanh chóng đối với các loại tội phạm và những người mong muốn giải quyết căn nguyên cơ bản dẫn đến tội phạm. Những lời phàn nàn về vấn đề này nọ dẫn đến việc thành lập Đảng lớn thứ 3 do nhà kinh doanh bang Tếc-dát-Rốt-pê-rốt đứng đầu. Mặc dù nền kinh tế rất thịnh vượng vào giữa thập kỷ 90, có hai hiện tượng làm phiền toái người Mỹ. Các công ty thường xuyên phải sử dụng quá trình được gọi là cắt giảm: Cắt giảm lực lượng lao động nhằm cắt giảm chi phí mặc dù việc này đánh trực tiếp vào công nhân. Trong một số ngành công nghiệp, khoảng cách đền bù hàng năm giữa giám đốc và người lao động bình thường ngày càng lớn. Đa số người Mỹ có cuộc sống vật chất đầy đủ cũng băn khoăn về mức suy giảm về chất lượng cuộc sống, về sức mạnh trong mỗi gia đình, trong tình làng nghĩa xóm và phép lịch sự trong hành vi đối xử. Người Mỹ có thể là những người lạc quan nhất trên thế giới. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng tính lạc quan đó dường như cũng phôi phai ít nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu tham khảo về hoa kỳ.doc