Tăng cường công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

TRONG DOANH NGHIỆP . 3

1.1. Cơ sở lý luận về nhân lực và quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. 3

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. 3

1.1.2. Khái niệm và vai trò của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp . 4

1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp . 5

1.1.4. Các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. 7

1.1.5. Những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. 7

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.27

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.28

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp . 31

1.2.1. Một số kinh nghiệm về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp . 31

1.2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 39

Kết luận chương 1 . 41

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY

TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG VIỆT. 42

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt . 42

2.1.1. Quá trình phát triển của Công ty. 42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ngành nghề hoạt động kinh doanh . 43

2.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016.47

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và

thương mại Cường Việt. 49

2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty . 49

2.2.2. Công tác hoạch định và dự báo nguồn nhân lực tại Công ty. 53

2.2.3. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty . 55

2.2.4. Công tác đào tạo, phát triển nhân lực của Công ty. 60

2.2.5. Chính sách đãi ngộ và tiền lương của Công ty. 63

2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty . 69

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời đại mới về các mặt số lượng, trình độ, giới tính, nhằm phân tích những thuận 41 lợi và khó khăn của nguồn nhân lực Việt Nam. Đồng thời, các thách thức và thời cơ khi Việt Nam hội nhập sâu rộng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian sắp đến. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực tại các doanh nghiệp. Ở Công ty TNHH SX và TM Cường Việt cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ nhân lực trực tiếp điều hành tại Công ty. Với tình hình nghiên cứu như vậy, đề tài vừa có tính kế thừa vừa không bị trùng lặp. Kết luận chương 1 Những nội dung chính đã được trình bày trong chương 1 là những cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực gồm các khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực, mô hình và 3 chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực đó là chức năng thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì nguồn nhân lực. Ngoài ra trong chương này cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày khái quát những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực, những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm doanh nghiệp trong nước về quản trị nhân lực. Tóm lại các nội dung đã nêu chứng tỏ mức độ quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển và tồn tại của một tổ chức nói chung hay tổ chức cụ thể muốn đề cập trong đề tài nghiên cứu là Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, đồng thời đó cũng là cơ sở để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của cơ quan Công ty TNHH SX và TM Cường Việt sẽ nêu trong chương 2, cũng như để tìm ra giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho đơn vị sẽ được nêu trong chương 3 của luận văn này. Đây là tiền đề, là cơ sở lý luận cho việc xem xét, đánh giá thực trạng ở Công ty, từ đó đề xuất giải pháp quản lý nhân lực của Công ty ở các chương tiếp theo. 42 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG VIỆT 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt 2.1.1. Quá trình phát triển của công ty Tên đầy đủ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt Giấy đăng ký kinh doanh số: 0105301886 Ngày Cấp: 10/05/2011 Địa chỉ trụ sở chính: Số 28, ngõ 604, đường Ngọc Thụy, Phường Ngọc Thuỵ, Quận Long Biên, Hà Nội Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VND Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường Việt (Tên giao dịch quốc tế là Cuong Viet Service Trading Production joint stock company) được thành lập vào ngày 10/05/2011 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh. Công ty Cường Việt là doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng thì công, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. Đầu tư thiết bị cơ khí, chế tạo máy cùng các ngành nghề khác. Công ty có đội ngũ cán bộ, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực tài chính dồi dào được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 nên có đầy đủ khả năng để thực hiện các dự án lớn nhỏ về xây lắp và cung cấp các máy móc thiết bị cơ khi có quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong những năm qua công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn điển hình như: Trung tâm Thương mại Ngọc Châu (Big C Hải Dương năm 2011), Nhà máy Hamaden (Khu công nghiệp Thăng Long 2 tại Hương Yến năm 2011), Cụm nhà ở Sinh viên Đại học Thăng Long (tại Đức Giang - Gia Lâm năm 2012), Mối quan hệ với các công ty nước ngoài: (Lĩnh vực cơ khí): Công ty Cường Việt có mối quan hệ trực tiếp với khoảng 30 Nhà cung cấp thiết bị nổi tiếng tại Đức, Áo, Italy, Anh, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan,... Công ty TNHH SX và TM Cường Việt luôn cố gắng không ngừng để vượt qua những 43 khó khăn ban đầu, đón nhận nhiều công trình tầm cỡ lớn. Tất cả các hoạt động của công ty đều nhằm mục tiêu: “Vì chất lượng công trình và sự hài lòng từ khách hàng khó tính nhất”. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ngành nghề hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty (Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) Dựa vào Hình 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, ta thấy cơ cấu của Công ty là cơ cấu trực tuyến có cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ, dễ kiểm soát và dễ điều chỉnh, tập trung được quyền lực quản trị. Tuy nhiên, nhược điểm của cơ cấu này là hạn chế sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị khi các mối liên hệ quản trị trong tổ chức được thực hiện theo một đường thẳng, mối liên hệ giữa các đơn vị, cá nhân khác tuyến rất cồng kềnh vì phải đi đường vòng. Hội đồng quản trị Hội đồng tư vấn dự án Giám đốc Hội đồng Tư vấn kh.hàng Phó giám đốc xây dựng Phó giám đốc xuất nhập khẩu Phó giám đốc cơ khí Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng Nh. Sự Hành chính Phòng xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng công nghệ Phòng bảo dưỡng bảo trì 44 1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a. Hội đồng quản trị Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua, lựa chọn công ty kiểm toán, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty. Giải quyết các khiếu nại của công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó. Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. Đề xuất phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyến đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép ngưòi sở hữu mua cổ phiếu theo mức giả định trước. Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành. Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức. b. Hội đồng tư vấn dự án Có nhiệm vụ đưa ra những phương án, các lựa chọn liên quan đến các khía cạnh của dự ản giúp Giảm đốc có những quyết định đứng đắn, chính xác. Cập nhật thông tin thường xuyên, báo cáo kịp thời với Giám đốc công ty. c. Hội đồng tư vấn khách hàng Có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về khách hàng, tư vấn lựa chọn khách hàng phù hợp với công ty, định hướng cho Giám đốc biết đâu là khách hàng mục tiêu của công ty. d. Giám đốc Giám đốc công ty là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên, đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đồng thời cùng kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 45 e. Giám đốc xây dựng Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động xây dựng của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động xây dựng công ty. f. Phó giám đốc xuất nhập khẩu Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điếu hành các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. g. Phòng kế toán Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các công tác tài chính kế toán của công ty: Tổ chức công tác hạch toán của công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, với chế độ hiện hành của Nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội công trình từ khâu mở sổ sách theo dõi thu, chi, hạch toán, luân chuyển và bảo quản chứng từ đến khâu cuối. Thực hiện báo các tài chính cuối năm, quý, tháng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. h. Phòng nhân sự - hành chính Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty thực hiện quản lý tố chức (Tham mưu cho Giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự (Soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động đúng chế độ chính sách Nhà nước, quản lý hồ sơ tổ chức, nhân sự) và công tác văn phòng (Quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch) i. Phòng xuất nhập khẩu Thực hiện công tác liên hệ đối tác theo đúng quy trình xuất nhập khẩu. Đảm bảo chỉ tiêu lượng hàng nhập khẩu và phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Kiểm tra 46 giám sát quá trình giao nhận hàng của nhân viên tại cảng. Kịp thời xử lý các phát sinh về chứng từ tại cảng. Khiếu nại về hàng hóa đúng nơi, đúng hạn quy định. Quản lý nhân công công việc, đôn đốc nhân viên làm theo nhiệm vụ. Triển khai nội quy, các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra đôn đốc nhân viên thực hiện quy chế. Tham gia, đánh giá, nhận xét nhân viên. Phối hợp làm việc với các phòng ban khác một cách mềm dẻo, linh hoạt. j. Phòng kỹ thuật Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật thi công, định mức, đơn giá, dự toán vật tư, thiết bị an toàn lao động. k. Phòng công nghệ Tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm soát và triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác sau đây: Kế hoạch chiến lược về phát triển khoa học công nghệ. Công tác định hướng về kết nối các chương trình về công nghệ. Quản lý hành chính các chương trình, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Quản lý và hỗ trợ pháp lý cho hoạt động của các Viện và Trung tâm khoa học công nghệ. Tổ chức các hội thảo khoa học công nghệ công ty, theo dõi và quản lý việc tổ chức hội thảo khoa học của các đơn vị. Tổ chức và quản lý công tác sáng kiến cải tiến. l. Phòng bảo dưỡng bảo trì Thực thi bảo trì toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Bảo đảm máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất với độ tin cậy cao. Kiểm soát chi phí trong phạm vi hoạch định. Xây dựng chương trình bảo trì định kỳ và tổ chức sửa chữa đột xuất. Tổ chức phân tích điều kiện và tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị, nhằm nâng cao độ tin cậy, kéo dài tuổi thọ. Tuyển dụng nhân lực cho bộ phận bảo trì, đào tạo, phát triển và đánh giá nhân viên. Tổ chức, đôn đốc chuẩn bị vật tư, hàng thay thế. Thực thi các dự án bổ sung, nâng cấp, chuyển đổi công năng. Quản lý xưởng sửa chữa. Tham gia cải thiện điều kiện làm việc cho công 47 nhân. Chi viện các bộ phận bảo trì nhà máy. 2.1.2.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Công ty kinh doanh về bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Bên cạnh buôn bán công ty còn tham gia sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng bằng kim loại và phi kim loại, vật tư y tế, đo kiểm, phòng cháy chữa cháy, tin học, điệnt ử, điện lạnh, thiết bị văn phòng. Công ty còn mua bán thiết bị, máy móc, vật tư ngành: Chế tạo máy, cơ khí, giao thông, vận tải, hóa chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm), ngành dệt may, da giầy, công nghệ thực phẩm. Công ty tham gia vào hoạt động bất động sản như: Xây dựng nhà, khách sạn, văn phòng làm việc và cho thuê, thiết kế và tư vấn thiết kế các công trình dân dụng khác. Để tăng doanh thu, công ty còn tham gia vào lĩnh vực tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, xây dựng. Các hoạt động lữ hành cũng được công ty quan tâm đầu tư. Hàng năm, có một lượng lớn khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nắm bắt được điều đó công ty đã chú trọng đến lĩnh vực du lịch, lữ hành và các dịch vụ du lịch (Không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát) luôn được công ty quan tâm, tìm tòi, đổi mới, tạo nên sự mới lạ cho du khách đến với Việt Nam. 2.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 - 2016 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Phòng Kế toán, công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014 - 2015 Chênh lệch 2015 - 2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng doanh thu 31,87 25,909 11,460 (5,957) (18,69) (14,449) (55,77) Tổng chi phí 30,73 24,612 10,120 (6,122) (19,92) (14,492) (58,88) Tổng lợi nhuận 1,14 1,297 1,340 185 16,64 43 3,32 48 Nhận xét: Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của Công ty tăng, giảm tỷ lệ thuận với nhau vì tùy thuộc vào số lượng hợp đồng ký với khách hàng. Theo số liệu doanh thu qua 3 năm, ta thấy năm 2014 doanh thu của Công ty là 31,866 tỷ đồng. Sang năm 2015 doanh thu giảm xuống còn 25,909 tỷ đồng tương ứng giảm 18,69%. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do công ty giảm cung cấp các thiết bị máy móc, thiết bị xây dựng nhập khẩu với hình thức nhập khẩu tự doanh mà chỉ nhập khẩu ủy thác dẫn đến doanh thu giảm. Đến năm 2016 đột ngột doanh thu giảm mạnh 55,77% còn 11,460 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do khó khăn chung của nền kinh tế, công ty không ký thêm được nhiều dự án mới. Dù có nhiều chính sách đổi mới trong kinh doanh nhưng dường như Công ty vẫn không kiểm soát được sự giảm đi này dẫn đến doanh thu năm 2016 giảm xuống thấp hơn ½ so với năm 2014. Công ty hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề xây dựng nên phải chịu chi phí lớn về thiết bị máy móc, tài sản có giá thành cao. Chi phí năm 2014 là 30,734 tỷ đồng, năm 2015 là 24,612 tỷ đồng, năm 2016 là 10,120 tỷ đồng. Dựa vào số liệu qua 3 năm, ta thấy chi phí giảm đáng kể chỉ qua 3 năm chi phí đã giảm gần 1/3 cho thấy sự tích cực của thị trường nguyên liệu đầu vào. Điều đó cũng cho thấy công ty đã tìm được nhà cung cấp tốt mà không cần tìm nhà cung cấp mới để giảm chi phí. Tuy nhiên, số hợp đồng ký được cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí qua các năm. Ngoài ra, trong năm 2016 công ty có sự cắt giảm đầu tư vào một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu nên các khoản chi phí của công ty được giảm đi đáng kể. Về lợi nhuận qua các năm ngày càng tăng, nhất là năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,85 tỷ đồng tương đương 16,63% một phần nguyên nhân tăng thêm là do hoạt động thanh lý và nhượng bán tài sản cố định, giảm giá vốn hàng bán và chi phí tài chính. Công ty chứng tỏ khả năng nắm bắt thị trường khi cắt giảm đi mảng đầu tư kém lợi nhuận không hiệu quả giúp lợi nhuận của công ty tăng lên. Trong cơ chế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng một gay gắt, bên cạnh đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do vậy Công ty TNHH SX và TM Cường Việt không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đang cố gắng 49 mở rộng quy mô kinh doanh ra các thành phố, tỉnh thành mới đồng thời tích cực nâng cao chất lượng các công trình nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư mới. 2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt 2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty Công ty TNHH SX và TM Cường Việt là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng nên số lượng nhân viên của công ty là không tập trung ở một số mà được phân tán ở các phòng ban, công trình mà công ty thi công. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn về được công ty rất quan tâm. Công ty chỉ tổ chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho các vị trí làm việc mới hoặc thay thế các vị trí cũ. Bộ phận tuyển dụng phải có tờ trình xin Giám đốc phê duyệt, đồng ý. Khi có nhu cầu lao động trọng phục vụ kinh doanh, công ty tiến hành tổ chức thuê ngoài lao động. Công ty thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động trẻ cũng như các khóa bồi dưỡng kiến thức cho toàn bộ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại doanh thu lớn cho công ty. Tính đến thời năm 2016 tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là 767 người được chia theo như sau: 2.2.1.1. Cơ cấu lao động theo chức năng Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo chức năng (Nguồn: Phòng nhân sự - hành chính Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Lao động trực tiếp 586 72,6 575 72,6 554 72,2 Lao động gián tiếp 221 27,4 217 27,4 213 27,8 Tổng 807 100 792 100 767 100 50 Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy số lượng cán bộ nhân viên của công ty giảm dần qua các năm. Từ năm 2014 đến năm 2016 số lượng cán bộ công nhân viên giảm 40 người tương ứng giảm 4,95%. Năm 2015 giảm 15 người so với năm 2014, năm 2016 giảm 25 người so với năm 2015, số lượng giảm nhân viên là tương đối lớn. Sở dĩ có sự biến đổi như vậy nguyên nhân chính là do những năm gần đây trình độ máy móc, thiết bị của công ty đã được nâng cấp, cải tiến, mua mới với những chủng loại đa dạng và hiện đại hơn do đó sử dụng ít công nhân hơn. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có tuổi đời tương đối cao nên số lượng cán bộ công nhân trong công ty đến tuổi nghỉ hưu nhiều và do tinh giản biên chế của công ty, cắt giảm một số lao động hết hợp đồng và năng lực kém. Ngoài ra, số hợp đồng được ký mới giảm nên lao động gián tiếp của công ty cũng có giảm qua các năm. Lực lượng lao động trực tiếp chiếm trên 72% trên tổng số lao động. Nguyên nhân chính là do đặc thù hoạt động chính của công ty xây dựng cần nhiều công nhân xây dựng, khiêng vác, vận chuyển vật liệu xây dựng cũng như công nhân phụ xây tại các công trường. Số lượng lao động gián tiếp gồm nhân viên khối văn phòng trực thuộc các phòng ban, thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, góp phần thúc đẩy phát triển chung của công ty. 2.2.1.2. Cơ cấu lao động theo tuổi Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 18 - 30 tuổi 31 - 45 tuổi >45 tuổi 121 444 242 14,99 55,02 29,99 130 433 229 16.41 54.67 28.91 132 413 222 17,21 53,85 28.94 Tổng 807 100 792 100 767 100 (Nguồn: Phòng nhân sự - hành chính, Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) 51 Nhận xét: Nhìn chung, cơ cấu theo độ tuổi của công ty là được bố trí tương đối hợp lý trong hiện tại. Trong đó, lao động ở tuổi 31 đến 45 chiếm số lượng nhiều nhất, giữ tỷ trọng trên 50% trên tổng số lao động trong cả 3 năm. Lao động ở độ tuổi này được phân bổ chủ yếu ở các phòng ban lớn và ở cấp độ quản lý chung, trưởng phòng, tổ trưởng các phân xưởng đồng thời phụ trách kiểm tra, kiểm định chất lượng và giám sát giúp công trình được đánh giá đúng chất lượng giúp công ty nâng cao được giá trị khi công trình đạt chuẩn và bàn giao đúng thời hạn ký kết. Lao động >45 tuổi chiếm tỷ trọng cũng khá cao, nhưng có chiều hướng giảm dần qua các năm vì phần lớn ở trong đổ tuổi gần nghỉ hưu. Tuy nhiên, Công ty cũng đang cho thấy xu hướng trẻ hóa cụ thể ở số liệu trên khi các độ tuổi khác có xu hướng giảm dần thì số lượng lao động từ 18 đến 30 tuổi lại tăng. Điều này cho thấy công ty đang thu hút được lực lượng lao động trẻ tạo nhân tố giúp công ty phát triển hơn. Công ty muốn bổ sung đội ngũ lao động trẻ kế thừa kinh nghiệm và giữ cương vị chủ chốt trong công ty. Mặt khác lao động trẻ năng động, khỏe mạnh phù hợp với đặc thù của công ty nhất là ở vị trí đứng máy, vận hành máy, giám sát và các công việc tại công trường xây dựng. Về phía Công ty cũng cần có những biện pháp đào tạo phù hợp với đội ngũ cán bộ trẻ để họ có đầy đủ kiến thức và trình độ để đáp ứng nhu cầu của công việc cũng như kế thừa tốt những vị trí của cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu. Đây là chiến lược tốt và cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty. 2.2.1.3. Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo giới tính Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Nam 627 77,7 619 78,2 613 80 Nữ 180 22,3 173 21,8 154 20 Tổng 807 100 792 100 767 100 (Nguồn: Phòng nhân sự - hành chính, Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) 52 Nhận xét: Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn đạt 80% vào năm 2016 trong tổng số lao động chính là do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cần sử dụng nhiều nhân công đòi hỏi thể lực tốt, chịu đựng được áp lực và tiến độ công việc. Lao động nữ tập trung tại phòng kinh doanh, phòng kế toán và phòng hành chính phù hợp với tính chất công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ chính xác. Nhìn chung, việc sự phân bổ theo giới tính tại công ty hiện nay được xem là khá hợp lý. 2.2.1.4. Cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Nội dung Số lao động (người) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Sơ cấp + Trung cấp + Đại học + Trên đại học - Trình độ tay nghề + Bậc 1,2,3 + Bậc 4,5 + Bậc 6,7 - Lao động phổ thông 2 100 90 1 210 212 53 139 1 87 103 1 215 203 42 140 1 85 97 1 207 189 45 122 Tổng số 807 792 767 (Nguồn: Phòng nhân sự - hành chính, Công ty TNHH SX và TM Cường Việt, năm 2016) Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy Công ty đang cố gắng tối ưu hóa nguồn lao động đồng thời có biến đổi tích cực trong trình độ chuyên môn của công nhân viên. Lao động phổ thông được giảm đáng kể qua 3 năm giúp giảm chi phí và tối ưu được nguồn lực. Tuy nhiên, số lượng lao động này còn chiếm tỷ lệ khá lớn đến năm 2016 là 16%, tương đương 122 người. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng lao 53 động của công ty là chưa tốt. Dù là công ty xây dựng nên số lượng lao động giản đơn không thể không dùng nhưng công ty cần có biện pháp để giảm số lượng đó bởi vì công ty đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự hỗ trợ lớn của máy móc hiện đại và công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Ngoài ra, công ty nên có những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng lao động nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như bổ sung kiến thức cho nhân viên. Lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề có xu hướng tăng. Điều này cho thấy sự nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên và sự phát triển của Công ty theo chiều hướng tốt góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất chung của Công ty. 2.2.2. Công tác hoạch định và dự báo nguồn nhân lực tại Công ty Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm theo các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận nộp Ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động, số lao động bình quân, Kế hoạch đó được triển khai và giao cho các phòng ban, xí nghiệp, đội tổ, đơn vị trong Công ty đảm nhận. Các phòng ban, xí nghiệp, đội tổ, đơn vị đó phải nỗ lực phấn đấu để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đó. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh thì một phần quan trọng không thể thiếu đó là kế hoạch về nhân lực trong Công ty. Tuy nhiên, tại Công ty thì công tác này chưa được chú trọng và thực hiện tốt, chủ yếu còn mang tính tức thời, giải quyết tình huống khi có vấn đề về nhân lực nảy sinh. Công tác kế hoạch hóa nhân lực chưa thể hiện tính chiến lược mà còn manh mún và tình huống. Tại Công ty thì công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất, dựa trên tình hình thực tế của kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Ban Giám đốc cũng như Phòng Nhân sự - Hành chính sẽ có kế hoạch về nhân lực trong kỳ; từ việc kiểm tra, đối chiếu về nhu cầu của từng đơn vị, phòng ban do các đơn vị, phòng ban đó báo cáo lên. Các trưởng phòng, Phó Giám đốc, trưởng đội sẽ xem xét, kiểm tra tình hình nhân sự hiện tại của đơn vị mình xem có đủ khả năng về nhân lực để hoàn thành kế hoạch được giao hay không. Nếu không đủ khả năng hoặc dư thừa thì sẽ báo cáo với Phòng Nhân sự - Hành chính và 54 Ban Giám đốc về nhu cầu cũng như số lượng nhân lực cần bổ sung trong kỳ để hoàn thành kế hoạch. Sau khi đã nhận được những phản hồi, báo cáo từ các đơn vị, phòng ban thì Ban Giám đốc sẽ quyết định sẽ bổ sung hoặc điều chỉnh nhân lực cho các đơn vị, phòng ban này dựa trên điều kiện thực tế cho phép của Công ty. Thứ hai, các Phó Giám đốc, Trưởng phòng ban sẽ kiểm tra, xem xét, rà soát lại tình hình thực tế của đơn vị, phòng ban mình. Qua đó, sẽ phát hiện những vấn đề về nhân lực như: Thiếu hụt nhân lực để thực hiện công việc hay dư thừa nhân lực hoặc những nhân lực hiện tại không đủ khả năng để thực hiện công việc. Từ đó, các đơn vị, phòng ban sẽ có đề nghị, báo cáo lên Phòng Nhân sự - Hành chính và Ban Giám đốc để yêu cầu bổ sung thêm nhân lực hoặc điều chỉnh, cắt giảm nhân lực. Sau đó, Ban Giám đốc sẽ chỉ đạo cho Phòng Nhân sự - Hành chính cho phép các đơn vị, phòng ban tuyển dụng thêm nhân lực hoặc cắt giảm biên chế trong điều kiện cho phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_cong_tac_quan_tri_nhan_luc_cua_cong_ty_tnhh_san_x.pdf
Tài liệu liên quan