MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .5
1.1.1 Những nghiên cứu về dạy học tình huống trên thế giới .5
1.1.2 Những nghiên cứu về dạy học tình huống ở Việt Nam.6
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học.11
1.2.1 Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học .11
1.2.2 Mục đích đổi mới phương pháp dạy học .12
1.2.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học .14
1.2.4 Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay .18
1.3 Tình huống dạy học.19
1.3.1 Khái niệm tình huống dạy học .19
1.3.2 Phân loại tình huống dạy học .20
1.3.3 Yêu cầu của một tình huống dạy học .22
1.3.4 Cấu trúc tình huống dạy học.23
1.3.5 Các cấp độ của tình huống dạy học .23
1.3.6 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt .24
1.4 Dạy học tình huống .24
1.4.1 Khái niệm dạy học tình huống.24
1.4.2 Ưu điểm của dạy học tình huống.25
1.4.3 Nhược điểm của dạy học tình huống.27
1.4.4 Cơ hội của dạy học tình huống.27
193 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ,... Vậy thực chất, than hoạt tính là gì? Và cơ chế lọc
khí của nó diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Than hoạt tính, bản chất là cacbon, thường có dạng những hạt nhỏ hoặc bột
có màu đen. Diện tích bề mặt của than hoạt tính rất lớn. Trung bình 1g lượng than
hoạt tính có diện tích bề mặt hơn l000m2. Khi than hoạt tính tiếp xúc với các chất
khí hoặc chất lỏng, do có diện tích bề mặt rất lớn nên than hoạt tính có thể hấp thụ
lên bề mặt nhiều loại phân tử. đặc biệt với các phân tử có lực hấp dẫn giữa chúng
lớn. Nhờ đó một loại biện pháp có thể đối phó với đại đa số các chất độc đã được
tìm ra, đó chính là các mặt nạ chống độc.
Để tăng cường hiệu quả phòng độc của than hoạt tính, trước hết người ta cho
ngâm than hoạt tính vào các dung dịch có chứa các oxit đồng, bạc, crom với lượng
rất nhỏ để cho bề mặt than hoạt tính có chứa một lượng rất nhỏ các oxit đó. Khi các
chất độc bị hấp thụ lên bề mặt của than hoạt tính, do tác dụng xúc tác của các oxit
bạc, đồng, crom, các chất độc bị phân giải thành các chất không độc. Khi các chất
độc bị lọc qua các lớp lọc, bị hấp thụ và tiêu độc đồng thòi cũng không ngừng cung
cấp oxi cho sự hô hấp của người.
2.4.2.7 Tình huống 23 : NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÌNH CỨU
HỎA
Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy là vô cùng bức thiết. Nhận định
tình hình cháy nổ ngày càng phức tạp, UBND TP.HCM chỉ thị chính quyền các cấp
tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy
(PCCC); đảm bảo công dân từ 18 tuổi trở lên phải được huấn luyện PCCC. Trong
số các kỹ năng cần có, thì kỹ năng sử dụng bình cứu hỏa là vô cùng quan trọng.
Tại sao khi dùng bình cứu hỏa thì trước hết ta phải dốc ngược bình và lắc
vài cái rồi mới mở vòi? Nguyên tắc hoạt động của bình cứu hỏa như thế nào ? Có
phải bình cứu hỏa này dùng được trong mọi vụ cháy không?
Hướng dẫn trả lời:
Cấu tạo của bình cứu hỏa rất đơn giản: bên trong gồm 2 phần: phần một là
một lọ nhỏ bằng thủy tinh ở trên đầu, trong lọ này chứa H2SO4, phần còn lại trong
bình cứu hỏa là Na2CO3.
Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh đâm thủng lọ thủy
tinh, H2SO4 chảy ra, gặp Na2CO3 và xảy ra phản ứng:
H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O
Khí CO2 phun qua vòi phun, tràn lên ngọn lửa và dập tắt được lửa.
Bình cứu hỏa loại này không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng (xăng,
dầu,...) và những đám cháy của các kim loại bị khử mạnh như Al, Mg,vì các kim
loại này khi đốt nóng sẽ cháy được trong khí CO2 theo phương trình:
CO2 + 2Mg C + 2MgO
2.4.2.8 Tình huống 24 : GÓI HÚT ẨM
HS xem đoạn video clip “Gói hút ẩm”.
Gói hút ẩm có thành phần là gì?Vì sao nó có khả năng hút ẩm? Có thể tái sử
dụng được nhiều lần hay không?
Hướng dẫn trả lời:
Trong đời sống hàng ngày, người ta thường gặp silica gel trong những gói
nhỏ đặt trong lọ thuốc tây, trong gói thực phẩm, trong sản phẩm điện tử... Ở đó,
silica gel đóng vai trò hút ẩm để giữ các sản phẩm trên không bị hơi ẩm làm hỏng.
Silica gel được phát minh tại Đại học John Hopkins, Baltimore, bang
Maryland, Hoa Kỳ trong những năm 1920. Silica gel thực chất là một đioxit silic ở
dạng hạt cứng và xốp, có công thức: SiO2.nH2O (n<2).
Người ta điều chế bằng cách cho natri silicat tác dụng với axit sunfuric theo
phương trình: Na2O.3SiO2 + H2SO4 3SiO2 + H2O + Na2SO4. Kết quả tạo thành
dạng sol, rồi sol đông tụ lại thành gel, sau khi rửa, sấy khô và nung ta thu được
silica gel.
Silica gel hút ẩm nhờ vào hiện tượng mao dẫn ở hàng triệu khoang rỗng li ti
trong hạt. Silica gel có thể hút một lượng hơi nước bằng 40% trọng lượng của nó.
Để chỉ thị tình trạng ngậm hơi nước của silica gel, người ta cho một
ít coban clorua vào. Khi còn khô nó sẽ có màu hơi phớt xanh, khi bắt đầu ngậm hơi
nước, nó chuyển dần sang màu xanh nhạt, rồi màu hồng, cuối cùng là trắng đục.
Khi silica gel đã ngậm no nước, có thể tái sinh bằng cách giữ nó ở nhiệt độ
khoảng 1500C trong khoảng nửa giờ hoặc cho tới khi nào nó trở về màu phớt xanh.
2.4.2.9 Tình huống 25 : XĂNG VÀ DẦU HỎA, CHẤT NÀO DỄ CHÁY
HƠN?
Một lần nọ, nhà bạn Thanh bị cúp điện vào buổi tối. Mẹ Thanh bảo đốt đèn
dầu cho sáng nhưng ngọn bấc của cây đèn nhà Thanh đã cháy hết mất rồi. Vì vậy
Thanh phải đi mua ngọn bấc khác về làm mồi lửa cho đèn dầu. Vừa đi Thanh vừa
suy nghĩ : “Thật là lạ nhỉ, tại sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu
hỏa phải dùng bấc mới đốt được?”.
Hướng dẫn trả lời:
Xăng và dầu hỏa đều được chế tạo từ dầu mỏ và chứa các hidrocacbon
nhưng với số nguyên tử cacbon khác nhau. Xăng chứa các phân tử có số cacbon C7
đến C11, còn dầu hỏa là C12 đến C15.
Sự cháy của xăng và dầu hỏa thuộc loại cháy do bay hơi và liên quan đến sự
dẫn lửa và điểm bắt lửa. Điểm bắt lửa của một nhiên liệu lỏng là nhiệt độ thấp nhất
để trên bề mặt nhiên liệu lỏng tạo thành hỗn hợp cháy của hơi với không khí.
Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường, khoảng - 46oC nên trên
bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường tồn tại hỗn hợp cháy với không khí. Khi hỗn hợp
này chỉ cần tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy. Sau khi lớp hơi trên
mặt xăng lỏng cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh và sự cháy tiếp tục dược duy trì.
Dầu hỏa có điểm bắt lửa 28 - 45oC cao hơn nhiệt độ môi trường. ở nhiệt độ
thường trên bề mặt dầu hỏa không có hỗn hợp cháy nên không dễ bắt lửa để cháy.
Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn, dầu sẽ ngấm vào bấc. Bấc đèn dễ cháy và làm nhiệt
độ xung quanh sợi bấc vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả làm cho dầu hoả trên bề
mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hỏa liên tục ngấm lên sợi bấc bảo đảm duy trì sự cháy.
2.4.2.10 Tình huống 26 : HỌ HÀNG NHÀ XĂNG
HS xem đoạn video clip “Họ hàng nhà xăng”.
Xăng là gì? Cách đánh giá chất lượng xăng? Tại sao người ta gọi xăng A83,
A92, A95? Sự giống và khác nhau giữa các loại xăng này là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ôtô, xe máy là hỗn hợp các
hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C7H12 đến C11H24). Chất lượng xăng được đánh giá
qua chỉ số octan. Chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt do khả năng
chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. Tuy nhiên, để hỗn hợp nổ cháy
hoàn toàn thì cần phải đảm bảo tỉ lệ giữa octan và oxi không khí là 8:1.
Người ta qui ước:
+ n-heptan: chỉ số octan bằng 0;
+ 2,2,4-trimetylpentan (CH3-C(CH3)2-CH2-CH(CH3)-CH3): chỉ số octan
bằng 100.
+ Các hiđrocacbon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số octan cao hơn các
hiđrocacbon mạch không nhánh.
Phương pháp đo chỉ số Octan do ASTM (American Society for Testing
Materials - Hiệp hội thử nghiệm vật liệu Hoa Kỳ) đề nghị dùng MON (Motor
Octane Number - chỉ số Octan động cơ) và RON (Research Octane Number - chỉ số
Octan nghiên cứu) để đánh giá hàm lượng octan trong xăng.
Tại Việt Nam, hiện nay đang lưu hành các loại xăng A83, A92, A95 (chữ A
do các nhà cung cấp xăng dầu Việt Nam đặt tên cho sản phẩm của mình) hoặc
Mogas92, Mogas95 (Mogas - viết tắt của Motor Gasoline, cách gọi phổ biến trên
thế giới). Trong đó, xăng A83, A92, A95 lần lượt có chỉ số octan bằng 83, 92, 95;
nghĩa là hàm lượng octan trong xăng chiếm 83%; 92%; 95%.
Tuy nhiên, xăng A83 có chỉ số octan thấp nên muốn nâng chỉ số octan, người
ta cho vào một chất phụ gia. Trước đây, người ta sử dụng chất phụ gia là tetraetyl
chì (Pb(C2H5)4) nhưng trong khói thải có chì, rất độc cho sức khỏe con người. Nếu
thêm vào 1% tetraetyl chì, chỉ số octan sẽ tăng lên 14 đơn vị (xăng A83 sẽ thành
A97). Sau này, người ta sử dụng chất phụ gia là metyl t-butyl ete (MTBE) có công
thức (CH3)3C-O-CH3. Trong khi đó, xăng A92, A95 là các loại xăng có chỉ số
octan cao nên không phải pha thêm chất phụ gia đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi
trường.
2.4.2.11 Tình huống 27 : KEO 502 - LỢI VÀ HẠI
Keo 502 được gọi là chất kết dính thần kỳ bởi khả năng dán dính nhanh
chóng và độ cứng chắc, thường được biết đến với tên gọi keo cường lực, keo cường
lực khô tức thì, keo con voi, keo con công. Keo 502 có tác dụng trong việc dán
dính nhiều vật liệu như: gỗ, vải, nhựa, sắt, vàng, kim cương, đá quý. Chỉ cần
khoảng 3 – 10 giây sau khi nhỏ keo vào vị trí cần dán là lượng keo sẽ khô nhanh
chóng và dính chắc. Tuy nhiên, keo 502 lại có tác hại khôn lường lên cơ thể và sức
khỏe con người nếu bị sử dụng sai mục đích.
Hiện tượng rõ ràng mà người dùng dễ nhận thấy nhất chính là bị bỏng rát
khi vô tình nhỏ keo lên da. Đối với những vùng da dày như mu bàn tay, chân thì
sau khoảng 2 phút, keo 502 khô thì ta có thể từ từ gỡ các mảng keo khô ra. Nhưng
đối với những vùng da mỏng và đặc biệt nhạy cảm như lòng bàn tay, da mặt, mắt,
miệng thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để các bác sĩ có biện pháp
chữa trị hợp lý, tránh trường hợp bỏng hoặc nhiễm trùng có thể xảy ra.
Vậy, keo 502 có thành phần như thế nào? Cho biết sự ảnh hưởng của các
chất đó đến sức khỏe con người. Khi bị dính keo 502 lượng nhỏ, cần xử trí ra sao?
Hướng dẫn trả lời:
Xem đoạn video clip Keo 502.
Thành phần chủ yếu của keo 502 là metylen clorua, etyl axetat, toluen, đều
là những chất hóa học cực kỳ độc hại đối với sức khỏe của con người.
- Metylen clorua (CH2Cl2): là một dung môi hữu cơ có mùi thơm ngọt ngào
dễ chịu. Nhưng nếu ngửi hóa chất này trong một thời gian ngắn sẽ bị giảm thị lực,
thính lực, rối loạn vận động và sẽ hết khi ngưng tiếp xúc. Nhưng nếu ngửi hoặc hít
phải metylen clorua liên tục trong thời gian dài thì hệ thống thần kinh trung ương sẽ
bị tổn thương nặng dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, mất trí nhớ. Các khảo
sát trên động vật cho thấy động vật bị tổn thương gan, thận, hệ tim mạch và tăng tỷ
lệ bị ung thư phổi, ung thư gan khi tiếp xúc lâu dài với metylen clorua.
- Etyl axetat (CH3COOC2H5) là một chất lỏng, không màu, có mùi hương
trái cây. Khi hít phải etyl axetat sẽ gây ho, chóng mặt, buồn ngủ, lơ mơ, nhức đầu,
nôn mửa, đau họng, yếu người và mất ý thức.
- Toluen (C6H5CH3) còn gọi là metylbenzen hay phenyl metan. Tiếp xúc với
toluen qua đường hô hấp sẽ gây nên các biểu hiện tổn thương chủ yếu đến hệ thần
kinh trung ương như: nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, loạng choạng cùng
những biểu hiện như khi say rượu. Sự tiếp xúc với hóa chất này càng lâu dài thì các
biểu hiện trên càng nặng. Trường hợp nặng có thể mất ý thức và tử vong.
- Xiclohexan là một xicloankan có mùi thơm nhẹ. Cũng như 3 chất trên,
xiclohexan gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, mức độ tổn thương nặng hay
nhẹ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc với hóa chất. Khi tiếp xúc
xiclohexan qua đường hô hấp trong một thời gian ngắn sẽ có các biểu hiện nhức
đầu, trạng thái đê mê như cảm giác “phê” khi hít ma túy, run chân tay, co giật;
trường hợp nặng hơn sẽ bị nôn mửa, mất điều hòa vận động và có thể bị hôn mê.
Khi bị dính keo 502 lượng nhỏ như trên sơn xe máy, xe ôtô, ta nên dùng máy
sấy. Dưới sức nóng của máy sấy, cả vết keo 502 và đồ vật bị dính đều sẽ giãn nở vì
nhiệt, đợi đến khi vết keo giãn nở ra gần hết, dùng giẻ lau sạch.
Hoặc có thể sử dụng axeton, vì các chất trong keo tan trong axeton nên lấy
bông gòn tẩm một ít axeton, vắt sơ, chùi lên chổ dính keo, sau đó rửa sạch bằng
nước.
2.4.2.12 Tình huống 28 : AI DÙNG TRỘM NƯỚC HOA?
Giới thiệu đoạn video clip “Ai dùng trộm nước hoa”.
Tại sao lọ nước hoa của bạn Nhi không hề sử dụng và được cất giấu ở nơi có
ánh nắng lại biến mất gần hết?
Hướng dẫn trả lời:
Về thành phần hóa học, nước hoa là một hỗn hợp gồm dung môi (ancol,
nước), chất khử màu và những phân tử có mùi thơm (tinh dầu) có khả năng bốc hơi
ở nhiệt độ bình thường. Trong đó, tinh dầu mắc tiền nhất, được ép ra, chưng cất hay
tách ra bằng hóa học từ thực vật hoa hay trái cây. Trong tinh dầu, những phân tử
hương liệu được hòa tan trong 98% ancol và 2% nước lã. Tùy theo tỉ lệ tinh dầu
trong nước hoa mà người ta chia nước hoa thành nhiều loại.
Do được cấu tạo từ các chất có nhiệt độ sôi thấp nên chúng rất dễ bốc hơi.
Ánh sáng có đủ năng lượng phá vỡ cấu trúc phân tử hương liệu và cũng làm biến
đổi mùi hương nước hoa. Đặc biệt nắng gắt sẽ làm nhạt mùi nước hoa trong vòng 1
tuần. Không khí cũng hủy hoại mùi nước hoa bởi sự oxi hóa - giống như rượu mở
nút sẽ biến thành giấm. Vì thế, chúng ta nên cất nước hoa ở những nơi có nhiệt độ
như trong phòng mát, ít ánh sáng thì tuổi thọ sử dụng của nước hoa ít nhất là 2 năm.
2.4.2.13 Tình huống 29 : VÌ SAO CÁC SẢN PHẨM HUN KHÓI BẢO
QUẢN ĐƯỢC LÂU?
Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các
vùng rừng núi khu vực miền Trung và Tây Bắc. Thịt xông khói của đồng bào dân
tộc được chế biến ra nhằm làm nguồn thực phẩm để dành lúc khan hiếm thức ăn
hay khi nhà có khách quý đến. Hiện nay trên thị trường có bày bán nhiều mặt hàng
xông khói như xúc xích xông khói, thịt xông khói, cá hồi xông khói Một số người
ăn những món xông khói lần đầu tiên có cảm giác người làm bếp vụng về để món
ăn bị ám khói.
Vậy thành phần khói gồm những chất nào? Tại sao phải xông khói mới bảo
quản được thực phẩm?
Hình 2.7 Sản phẩm thịt hun khói bằng thủ công và bằng lò điện
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên liệu dùng tạo khói là gỗ, gỗ vụn hoặc mạt cưa của những loại gỗ
cứng có màu sáng mà phổ biến nhất là gỗ sồi. Nguyên lý tạo khói là gỗ cộng với độ
ẩm thích hợp khi cháy ngún tạo ra khói. Thí nghiệm cho thấy độ ẩm gỗ 30% là cho
ra khói tốt nhất. Gỗ dùng để tạo khói tuyệt đối không được tẩm qua hóa chất bảo
quản gỗ chống nấm mốc và chống mối mọt vì hầu hết các hóa chất này đều rất độc
hại cho người.
- Thành phần và công dụng của khói:
Khói chứa rất nhiều thành phần, khoảng 200 chất gồm các ancol, phenol,
anđehit, axit cacboxylicKhói có tác dụng sát trùng, phòng thối và chống oxi hoá.
Mặc dù trong sản phẩm hun khói có một số chất thuộc loại phenol và andehit có hại
nhưng do lượng tồn đọng trên sản phẩm ít và các chất trên có phản ứng sinh hoá
hoặc hoá học nên làm giảm nhẹ hoặc tiêu mất độc tính. Ví dụ như formandehit khi
kết hợp với protit sinh ra hợp chất có gốc metylen không độc; còn loại phenol khi
vào cơ thể bị oxi hoá, tự giải độc.
2.4.2.14 Tình huống 30 : BÀN TAY BỐC LỬA
HS xem đoạn video clip của nhóm sinh viên đốt cháy tay.
Có phải anh chàng sinh viên kia có khả năng tạo ra lửa không? Vì sao lửa
cháy trên hai bàn tay nhưng không gây bỏng?
Hướng dẫn trả lời:
Do axeton có khả năng bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Chính vì vậy,
anh chàng sinh viên đó đã tẩm axeton vào 2 bàn tay, tiến hành chà xát và cho tiếp
xúc với lửa. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay
hơi một phần nước trên da tay. Axeton chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt
nên chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
Ngoài axeton , chúng ta có thể sử dụng ete vì ete cũng có tính chất tương tự.
2.4.2.15 Tình huống 31 : GIẢI MÃ NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY XE
HS xem đoạn video clip về các vụ cháy nổ xe máy.
Ngoài những nguyên nhân có thể gây cháy xe như: chất lượng phụ tùng, chế
độ bảo trì không phù hợp, đường ống xả bị quá nóng, điều kiện vận hành khắc
nghiệt thì chất lượng xăng dầu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây nên cháy xe. Vì sao việc pha thêm chất phụ gia như axeton, metanol hay etanol
vượt quá quy định vào trong xăng dầu sẽ gây nên cháy xe?
Hướng dẫn trả lời:
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Viện phó Viện Khoa học Hình sự (Bộ
Công an) cho rằng, xăng khi được pha phụ gia như axeton, metanol là nguyên nhân
gây cháy. “Nếu xăng pha metanol, etanol và axeton thì có thể gây ra nguy cơ cháy
nổ. Bởi lẽ, metanol là chất phản ứng mạnh, dễ cháy. Nó hòa tan tốt trong xăng.
Việc rò rỉ do ống nhiên liệu, gioăng cao su nhiên liệu như đồng, kẽm, nhôm bị ăn
mòn khi nồng độ metanol đạt 15% trở lên. Vì thế, hiện nay, 12 hãng ô tô lớn trên
thế giới đã khuyến cáo không được dùng phụ gia như metanol, etanol, axeton pha
vào xăng do tính chất ăn mòn đối với cao su, polime tổng hợp cũng như sự hút nước
của chúng”.
( Trích báo Tiền Phong Online - Số ra ngày 10.02.2012)
2.4.2.16 Tình huống 32 : LÀM GÌ KHI BỊ ONG ĐỐT?
HS xem đoạn video clip “Làm gì khi bị ong đốt”.
Tại sao các phương án như: sát trùng bằng muối, chà chanh hoặc ngâm tay
vào nước giấm lại không chính xác mà phải giảm đau bằng cách bôi vôi vào vết bị
đốt?
Hướng dẫn trả lời:
Người ta thường bôi vôi vào những chỗ bị ong hoặc kiến đốt bởi vì trong nọc
ong (hoặc kiến) có chứa axit fomic HCOOH khiến chúng ta khó chịu. Vì vôi
Ca(OH)2 có tính bazơ nên khi bôi vào sẽ trung hòa lượng axit fomic sẽ khiến đỡ
đau rát.
PTHH: HCOOH + Ca(OH)2 (HCOO)2Ca + H2O
2.4.2.17 Tình huống 33 : THỬ TÀI CỦA BẠN
GV giới thiệu: “Có nhiều các axit cacboxylic quen thuộc với chúng ta. Em
hãy đoán xem các axit cacboxylic này tên gì, có ở đâu, công thức phân tử của các
chất là gì?”.
Bài thơ: AXIT CACBOXYLIC TRONG ĐỜI SỐNG
“Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Con kiến mà cắn phải ta
Axit fomic khiến ta đầu hàng.
Vị men của rượu nồng nàn
Để lâu thành giấm đóng màng đóng dây
Axetic có mình đây
Trộn nộm, trộn gỏi ngất ngây ăn nhiều.
Nói ra thì bảo lắm điều
Ngán ngẩm chi bằng ngửi nhiều bơ ôi.
Axit butyric sinh ra thôi
Để lâu làm thịt heo hôi chớ dành.
Mùa hè trời cứ hanh hanh
Trái cây chua ngọt mới nhanh mát liền
Quả ngon ở khắp mọi miền
Axit ascobic có liền trong C.
Mận, táo mới nếm đã mê
Chua chua ngòn ngọt không chê chỗ nào
Malic chớ trong quả đào
Quả ngon xin mời bạn nào xơi nhanh.
Oxalic – trái me xanh
Rau bina đó, khế xanh có nè
Canh chua mẹ nấu với me
Buổi trưa hanh nắng, nóng hè tan ngay.
Quả nho hương vị ngất ngây
Axit tartric có ngay trong này
Để ăn mỗi bữa cũng hay
Hoặc lên men rượu dù say uống hoài.
Ngày thơ bé cứ hỏi ngoại
Chất gì giúp bé cứ hoài thông minh
Bà xoa đầu đứa cháu mình
Oleic đó trong dầu oliu.
Cam, chanh bé thấy chua nhiều
Chất gì trong đó sao nhiều người ưa
Axit xitric xin thưa
Uống tôi đi nhé để thừa dẻo dai.
Để cho cơ thể mảnh mai
Axit lactic men thành sữa chua
Làn da không phải kém thua
Chị em chẳng ngại mau mua để dành.
Trái cây là bạn đồng hành
Cũng như sức khỏe trưởng thành cùng ta
Bạn ơi hãy cùng nói ra
Vì cuộc sống tốt chúng ta vun trồng.”
Hướng dẫn trả lời:
Xem đáp án ở file Power Point - Axit cacboxylic trong đời sống.
2.4.3 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 12
Bảng 2.6. Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 12
STT Tên tình huống Bài học được áp dụng
Clip
minh họa
34 Quả xanh - Quả chín Bài 1: Este ; Bài 5: Glucozơ
35 Làm thế nào lau chùi bếp khỏi dầu mỡ? Bài 2: Lipit
36 Tiện mà không lợi Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
37 Vũ điệu màu sắc Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
x
38 Kinh nghiệm muối dưa
Bài 5: Glucozơ
Bài 45: Axit cacboxylic (Lớp 11)
39 Tờ giấy lạ kì Bài 6:Saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ Bài 25: Flo - Brom - Iot (Lớp 10)
x
40 Bí quyết khử mùi tanh của cá
Bài 9: Amin
Bài 45: Axit cacboxylic (Lớp 11)
x
41 Say bột ngọt Bài 10: Amino axit Bài 45: Axit cacboxylic (Lớp 11)
x
42 Hạt polime chống hạn hán
Bài 14: Vật liệu polime
Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển
kinh tế
x
43 Pin quả chanh Bài 18: Tính chất của kim loại - Dãy
điện hóa của kim loại
x
44 Chất đa ứng dụng Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
45 Loại đá có thể ăn Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
46 Nhôm-“Bạc từ đất sét” Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
47 Thử làm nhà ảo thuật Bài 32: Hợp chất của sắt
48 Bệnh dịch thiếc Bài 36: Sơ lược về Ni, Zn, Pb, Sn
49 Làm trắng dây bạc Bài 36: Sơ lược về Ni, Zn, Pb, Sn x
50 Gas các loại
Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển
kinh tế
Bài 25: Ankan (Lớp 11)
x
2.4.3.1 Tình huống 34 : QUẢ XANH - QUẢ CHÍN
Vì sao quả chưa chín vừa cứng, vừa chua lại vừa chát, nhưng quả chín vừa
ngọt, vừa mềm, vừa thơm?
Hướng dẫn trả lời:
Trong quả xanh, hàm lượng các axit hữu cơ rất cao như: axit tactric, axit
xitric, axit axetic... Quả xanh hơi cứng do có nhiều nhựa không tan trong nước.
Trong quá trình quả chín, các loại nhựa chuyển hoá dần dần hoà tan trong nước làm
cho quả cây trở nên mềm. Quả xanh có vị chát chủ yếu do có nhiều axit tanin. Khi
quả chín, axit này bị oxi hoá nên quả hết vị chát. Quả xanh thường có màu xanh do
có chứa diệp lục. Khi chín chất diệp lục bị phân huỷ và xuất hiện các sắc tố khác.
Khi quả chín, các axit bị các chất kiềm trung hoà dần hoặc tác dụng với các
loại rượu để tạo este nên nồng độ axit giảm; đồng thời, hàm lượng đường trong quả
cũng tăng dần. Do đó, quả chuyển từ chua sang ngọt. Quả chín có chứa nhiều
đường có khả năng lên men tạo thành rượu. Rượu gặp các axit hữu cơ tạo thành các
este làm cho quả chín có mùi hấp dẫn.
PTHH: (C6H10O5)n +nH2O
𝐻+,𝑡0
�⎯⎯�nC6H12O6 (glucozơ)
C6H12O6
𝑒𝑛𝑧𝑖𝑚
�⎯⎯� 2C2H5OH + 2CO2
RCOOH + C2H5OH
𝐻+,𝑡0
��� RCOOC2H5 (este) + H2O
2.4.3.2 Tình huống 35 : LÀM THẾ NÀO LAU CHÙI BẾP KHỎI DẦU
MỠ?
Ngày nay, đa số các gia đình đều sử dụng bếp gas để nấu nướng thức ăn.
Tuy nhiên, bếp gas lại rất dễ dính dầu mỡ bẩn. Trong các quyển sách mẹo vặt gia
đình, người ta khuyên các bà nội trợ nên sử dụng cách sau để lau chùi vết dầu mỡ:
Cách 1: Dùng nước xà phòng loãng, ấm lau chùi rồi lau lại bằng nước sạch.
Cách 2: Dùng miếng giẻ sạch hoặc bàn chải đánh răng nhúng giấm hoặc
nước cốt chanh để chùi rửa và phải dùng nước sạch lau chùi lại.
Tại sao những cách trên lại có thể tẩy sạch các vết dầu mỡ bẩn?
Hướng dẫn trả lời:
Dầu mỡ có thành phần chính là chất béo. Về cấu tạo, chất béo là các trieste
nên chúng có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và phản ứng
xà phòng hóa.
Cách 1: Vì xà phòng có tính kiềm nên dầu mỡ tan trong xà phòng theo phản
ứng sau: (RCOO)3C3H5 + NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Tuy nhiên, chúng ta phải lau chùi lại bằng nước sạch để tránh việc xà phòng
ăn mòn lớp men trên bếp gas.
Cách 2: Trong giấm hoặc chanh có chứa axit nên dầu mỡ tan theo phản ứng:
(RCOO)3C3H5 + H2O
𝐻+,𝑡0
��� 3RCOOH + C3H5(OH)3.
2.4.3.3 Tình huống 36 : TIỆN MÀ KHÔNG LỢI
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, có nhiều công việc tưởng chừng như
vô hại nhưng thực chất lại có thể gây ra nhiều khó khăn không lường trước. Gia
đình chị Lan thường xuyên phải sử dụng dịch vụ hút hầm cầu bởi vì bồn cầu thường
xuyên có mùi hôi thối cho dù chị Lan vẫn vệ sinh kỹ lưỡng hằng ngày. Chị cũng đã
cho thợ đến kiểm tra hệ thống ống dẫn nhưng vẫn không khả quan.
Một hôm, có một người bạn đến chơi, hỏi ra mới biết, nhằm mục đích thuận
tiện hơn cho sinh hoạt, chị Lan thường xuyên đổ nước giặt đồ xuống bồn cầu sau
khi giặt đồ xong. Nghe lời người bạn ấy khuyên, chị Lan ngưng ngay hành động nói
trên và hiện tượng bồn cầu bốc mùi đã không còn nữa.
Dù rất vui mừng vì nhà cửa đã sạch sẽ trở lại, nhưng chị Lan vẫn không
ngừng thắc mắc. Các bạn học sinh thử giải thích hiện tượng này cho chị Lan nhé!
Hướng dẫn trả lời:
Bột giặt là một sản phẩm không thể thiếu trong công nghệ giặt tẩy nên thành
phần của loại nước thải này chứa nhiều chất liệu của bột giặt, ví dụ như: chất hoạt
động bề mặt, chất tẩy trắng, các chất tăng bọt. Ngoài ra, trong quá trình giặt tẩy các
chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải này còn chứa nhiều cặn lơ lửng và các
sợi vải nhỏ. Các chất hoạt động bề mặt trong bột giặt cũng như trong nước thải của
ngành giặt tẩy là những chất bền sinh học, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Vì vậy
chúng cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường.
Khi cho xuống bồn cầu, các chất này sẽ giết chết hết các vi khuẩn kị khí có
lợi trong quá trình metan hóa các hữu cơ trong bồn, làm bồn cầu không tiêu hóa
được, vài ngày sau sẽ trở nên rất hôi thối và bấy giờ chỉ còn cách gọi dịch vụ rút
hầm cầu.
2.4.3.4 Tình huống 37 : VŨ ĐIỆU MÀU SẮC
Giới thiệu đoạn video clip thí nghiệm màu sắc giữa sữa, phẩm màu.
Tại sao khi nhúng que tambon có tẩm nước rửa chén và khuấy đều dung dịch
lại có sự di chuyển các phân tử màu về các hướng như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Nước rửa chén có tác dụng tách các phân tử nước ra khỏi dầu. Vì trong sữa
có 50% là nước và trong màu thực phẩm hoặc màu nước có chứa các phân tử dầu
nên khi cho màu vào trong sữa, màu sẽ nổi lên trên sữa. Dùng tambon có thấm nước
rửa chén vào quậy vào phần sữa có chứa màu. Do nước rửa chén làm giảm mật độ
bề mặt sữa nên màu nước có thể tách ra khỏi sữa và di chuyển về các hướng.
2.4.3.5 Tình huống 38 : KINH NGHIỆM MUỐI DƯA
Tết năm nay, bạn Hoa được mẹ giao cho nhiệm vụ muối dưa. Trước khi Hoa
bắt đầu công việc, mẹ truyền một số kinh nghiệm như:
- Khi mua dưa, không nên mua dưa quá non hoặc quá già.
- Sau khi mua dưa về, rửa sạch và phải phơi nắng để cho héo bớt nước.
- Khi muối dưa đổ ngập nước, nén chặt và đậy kín. Nếu muốn dưa chua nhanh
thì nên thêm một ít nước dưa cũ.
- Sau khi dưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_4123253465_9001_1869282.pdf