Tiểu thuyết, truyện ngắn khái hưng từ góc nhìn trần thuật

Diễn ngôn đối thoại trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại bao gồm đối thoại giữa từng cặp nhân vật và đối thoại giữa rất nhiều nhân vật với nhau. Trong đó, diễn ngôn đối thoại đa nhân vật chiếm một tỉ lệ thấp, thường xuất hiện trong các cuộc trò chuyện đám đông trong gia đình, hay không gian đàm thoại công cộng.

Trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng, hình thức diễn ngôn song thoại chiếm dung lượng lớn hơn nhiều các diễn ngôn đa thoại. Với đặc điểm mang dấu ấn riêng của từng nhân vật tham gia đối thoại, các diễn ngôn song thoại đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Qua diễn ngôn song thoại, các nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm, khát vọng, tính cách, phẩm chất, đạo đức của bản thân.

 

doc24 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu thuyết, truyện ngắn khái hưng từ góc nhìn trần thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Do có một số đặc điểm vận động nội tại riêng trong quá trình hình thành phát triển của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ trong đó có tiểu thuyết Khái Hưng, các nhà nghiên cứu thường không hẹn mà gặp khi thực hiện các công trình chuyên khảo liên quan đến tiểu thuyết TLVĐ của họ: nhu cầu và ý hướng phân loại (loại hình hóa) theo tinh thần nghiên cứu loại hình. Các nhà nghiên cứu, từ góc nhìn, chủ kiến, mức độ quan tâm riêng của mình thường đề xuất một hướng phân loại trong công trình của họ. 1.3.2. Nguyên tắc phân loại của phương pháp nghiên cứu loại hình Cụ thể, từ nhận xét, đánh giá của số đông các nhà nghiên cứu phê bình văn xuôi TLVĐ, có thể rút ra mấy điểm thống nhất sau đây có ích cho loại hình hóa tiểu thuyết truyện ngắn Khái Hưng (trong văn xuôi TLVĐ): Thứ nhất, về quá trình, cũng như tiểu thuyết TLVĐ nói chung, tiểu thuyết Khái Hưng nói riêng vận động theo ba chặng đường vừa tiếp nối vừa khác biệt, vừa đa dạng, phong phú, vừa thống nhất trên nét lớn. Thứ hai, về tư tưởng và cảm hứng, tuy giữa ba chặng có biến đổi, khác biệt, song điều cốt lõi, bất biến trong tư tưởng, cảm hứng của cả ba chặng vẫn là sự ý thức về cá nhân dựa trên nền tảng đề cao chủ nghĩa cá nhân. Thứ ba, về tính chất, đặc trưng, tiểu thuyết Khái Hưng có đủ các yếu tố chủ quan và khách quan, hướng nội và hướng ngoại, lãng mạn và hiện thực, minh chứng luận đề và phân tích tâm lý. Như thế, ý thức cá nhân là bất biến, các biểu hiện cụ thể sinh động mang tính lịch đại của nó là khả biến. Theo đó việc tập trung khám phá con người tâm lý – con người bên trong con người là một tiêu chí loại hình hóa quan trọng bất biến. Dựa trên tiêu chí bất biến này ta đi tìm cái khả biến cũng tức là tìm các dấu hiệu khu biệt loại hình. Cái khả biến ấy chính là đây: các hình thức chính biểu hiện mâu thuẫn xung đột làm nên kịch tính, độ căng của tiểu thuyết Khái Hưng cũng như tiểu thuyết Nhất Linh trong bối cảnh bất đồng và đấu tranh tư tưởng ý thức hệ, giành chiến thắng cho Âu hóa của đời sống đô thị tiền hiện đại. Đó là con người cá nhân đấu tranh với thách thức của hoàn cảnh, của dục vọng thông thường để theo đuổi lý tưởng – cơ sở hình thành, phát triển loại hình tiểu thuyết lý tưởng (Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa,). Là con người cá nhân “tân tiến” đấu tranh với những ràng buộc “Nho phong” cổ hủ của đại gia đình và của các “nội tướng”, “gia trưởng” độc đoán, vô hồn, vô cảm để thực thi quyền tự do cá nhân trong tình yêu, hôn nhân mưu cầu hạnh phúc và/ hoặc lựa chọn một lối sống, theo đuổi một lý tưởng – là cơ sở hình thành, phát triển loại hình tiểu thuyết luận đề (Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự). Là con người cá nhân đa nhân cách, vừa đắc ý vừa hoang mang trong cuộc phiêu lưu tinh thần để tự khẳng định, khám phá, thử thách cái tôi bản ngã của mình với biết bao lưỡng lự, băn khoăn – là cơ sở để hình thành, phát triển loại hình tiểu thuyết tâm lý (Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa,). 1.3.3. Loại hình hóa mô thức trần thuật trong nghiên cứu tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Nghiên cứu loại hình (loại hình hóa) tiểu thuyết là một hướng đi khá mới mẻ, triển vọng, tuy rằng đây cũng là một hành trình mà nhà nghiên cứu phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Vận dụng phương pháp loại hình hóa theo nguyên tắc, trên cơ sở khảo sát kỹ đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đề xuất danh mục loại hình thể tài tiểu thuyết của Khái Hưng trong bối cảnh văn xuôi TLVĐ gồm ba nhóm loại hình như sau: 1) “Tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng”: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, 2) “Tiểu thuyết tục lụy và hành động”: Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự, 3) “Tiểu thuyết tâm lý”: Đời mưa gió, Đẹp, Thanh Đức. Xét riêng về phương thức trần thuật, cũng bằng thao tác loại hình hóa nhưng theo “mô thức trần thuật”, luận án giả định rằng: có thể tìm kiếm các mô thức trần thuật tương ứng với các nhóm loại hình hay loại hình tiểu thuyết nêu trên. Chẳng hạn, sẽ có: Mô thức trần thuật Tiền luận đề (ứng với “Tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng”), mô thức trần thuật Luận đề (ứng với “Tiểu thuyết tục lụy và hành động”), mô thức trần thuật Hậu luận đề (ứng với “Tiểu thuyết tâm lý”), TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG NHÌN TỪ MÔ THỨC TRẦN THUẬT 2.1. Mô thức và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng từ cái cái nhìn loại hình hóa 2.1.1. Nghiên cứu loại hình và loại hình hóa mô thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Trước hết cần xác định khái niệm mô thức và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn nói chung. Nghĩa thứ nhất – mô thức (paradigm) – được hiểu và sử dụng như khái niệm hệ hình. Nghĩa thứ hai – mô thức (paradigm) – hiểu như một cách tiếp cận đối tượng, hay một dạng thức, hình mẫu làm chuẩn, nhằm tiếp cận đối tượng hoặc giải quyết vấn đề. Ở cấp độ thứ nhất, mô thức – hiểu theo nghĩa hệ hình – là một thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ này – paradigm – bắt đầu được sử dụng trong ngành vật lý học rồi dịch chuyển vào các chuyên ngành khoa học xã hội (triết học, ngôn ngữ học, mĩ học, văn hóa học, xã hội học, nghiên cứu văn học,). Trong lĩnh vực khoa học xã hội các trường hợp này người ta thường dùng hệ hình: Hệ hình tiền hiện đại, hệ hình hiện đại, hệ hình hậu hiện đại. Nhưng cũng có người vẫn dịch là mô thức. Ví dụ: “Khoa học và Mô Thức Luận của Thomas Kuhn” (Đinh Thế Phong, Tia sáng). Ở cấp độ thứ hai, theo nghĩa rộng, mô thức (paradigm) được hiểu như là cách thức (hay một mô hình, hình mẫu) tiếp cận đối tượng. Từ đây, tác giả luận án sử dụng khái niệm mô thức theo nghĩa này để khảo sát, khái quát đặc điểm trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng. Khái niệm mô thức trần thuật, theo đó, được hiểu như là cách thức tiếp cận đối tượng, chuyển tải nội dung tự sự, hoặc được hiểu như hình mẫu tổ chức trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu (fiction). Ở cấp độ thứ hai, theo nghĩa rộng, mô thức (paradigm) được hiểu như là cách thức (hay một mô hình, hình mẫu) tiếp cận đối tượng. Từ đây, tác giả luận án sử dụng khái niệm mô thức theo nghĩa này để khảo sát, khái quát đặc điểm trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng. Khái niệm mô thức trần thuật, theo đó, được hiểu như là cách thức tiếp cận đối tượng, chuyển tải nội dung tự sự, hoặc được hiểu như hình mẫu tổ chức trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu (fiction). 2.1.2. Các mô thức trần thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Khái Hưng Thể tài, được hiểu là hình thức, thể loại của tác phẩm nghệ thuật được xác định bằng đề tài hoặc bằng những đặc trưng khác về chủ đề, phong cách. Người ta thường nói đến các thể tài tiểu thuyết: lịch sử - dân tộc, thế sự, đời tư. Tiểu thuyết TLVĐ hầu như chỉ tập trung vào hai mảng đề tài: thế sự và đời tư, với những biểu hiện đặc thù trong phương thức tự sự: hoặc tự sự theo hình thức nghiêng về minh giải luận đề, hoặc tự sự theo hình thức nghiêng về thám hiểm, phân tích tâm lý; và, giữa hai cực ấy, có một trung gian, trung chuyển: tiểu thuyết luận đề - tâm lý. Nhìn trên nét lớn, văn xuôi tự sự TLVĐ, cụ thể là xu hướng tiểu thuyết TLVĐ, bao gồm tiểu thuyết Khái Hưng, quy vào ba thể tài: tiểu thuyết tiền luận đề (hay tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng), tiểu thuyết luận đề (hay tiểu thuyết tục lụy và hành động), tiểu thuyết hậu luận đề (hay tiểu thuyết tâm lý). Trong đó, tiểu thuyết luận đề (tục lụy và hành động) được xem như một thể tài giữ vị thế trung tâm, tiểu thuyết tiền luận đề (hay tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng) được xem là thể tài khởi đầu, tạo đà vận động, còn tiểu thuyết hậu luận đề (hay tiểu thuyết tâm lý) thì có thể xem là hệ quả mang tính bước ngoặt, điểm đỉnh trong quá trình hiện đại hóa văn xuôi hư cấu Việt Nam. Theo đó, giữa ba thể tài và mô thức trần thuật có những mối liên hệ kế thừa, chuyển hóa khá tinh tế phức tạp. Có thể chia tiểu thuyết Khái Hưng thành các mô thức sau: Mô thức Tiền Luận đề (“Tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng”) Tiểu thuyết trần thuật theo mô thức luận đề, trong văn nghiệp của Khái Hưng, xuất hiện ở chặng đầu văn xuôi TLVĐ (1932-1934) với Nửa chừng xuân (1933), và nở rộ, bội thu ở chặng giữa văn xuôi TLVĐ (1935-1937) với Dưới bóng tre xanh (1935), Những ngày vui (1936), Gia đình (1936-1937), Thoát ly (1937-1938), Thừa tự (1938). Cùng với mô thức trần thuật này trong sáng tác của Nhất Linh là Đoạn tuyệt (1934-1935), Lạnh lùng (1935-1936), Và, đến chặng cuối văn xuôi TLVĐ (1938-1942) thì chuyển sang mô thức khác – mô thức hậu luận đề (hay mô thức tâm lý). Mô thức luận đề (“Tiểu thuyết tục lụy và hành động”) Trong số tác phẩm của Khái Hưng, thuộc mô thức trần thuật này là các tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên (1932-1033), Gánh hàng hoa (viết chung với Nhất Linh,1933), Trống mái (1935-1936). Mô thức hậu luận đề (“Tiểu thuyết tâm lý”) Mô thức này bắt đầu khá sớm với một sáng tác chung giữa Nhất Linh và Khái Hưng ở chặng đầu: Đời mưa gió (Nhất Linh – Khái Hưng, 1934). Đến chặng cuối văn xuôi TLVĐ (1938-1942), khi mô thức luận đề đi vào chặng “hậu”, mô thức trần thuật hậu luận đề (hay mô thức tâm lý) chiếm lĩnh kĩ thuật chủ đạo trên văn đàn, đồng thời đưa nghệ thuật tiểu thuyết TLVĐ đạt điểm đỉnh. Trong sáng tác của Khái Hưng là các tiểu thuyết Đẹp (1939-1940), Băn khoăn (1942). Trong sáng tác của Nhất Linh, Bướm trắng (1938-1939) – một tác phẩm có thể được xem là độc sáng không chỉ trong văn chương TLVĐ. Xu hướng hỗn dung thể tài và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết của Khái Hưng Sau khi miêu tả phân tích từng mô thức trần thuật như trên, cũng cần lưu ý đến một thực tế: Xu hướng hỗn dung thể tài và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết của Khái Hưng. Xu hướng này có những tác động đến mô thức trần thuật trong tiểu thuyết của Khái Hưng. 2.1.3. Các mô thức trần thuật chủ yếu trong truyện ngắn của Khái Hưng Nhìn chung chất luận đề trong sáng tác truyện ngắn của Khái Hưng ở cả hai chặng đường (1932-1935 và 1935-1940) thường hoặc nhạt hơn hoặc kín đáo hơn so với chất luận đề trong sáng tác của Nhất Linh rất nhiều. Các khuynh hướng thể tài truyện ngắn Khái Hưng nhìn chung, có sự tiệm cận với loại hình thể tài và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết của ông: Truyện ngắn thiên về khuynh hướng luận đề Truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích xã hội Truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích tâm lý Truyện ngắn có khuynh hướng hỗn hợp 2.2. Dấu ấn cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng qua mô thức trần thuật 2.2.1. Người kể chuyện và cái tôi tác giả 2.2.1.1. Người kể chuyện Người kể chuyện trong tác phẩm là một người hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự thể hiện thông qua hành vi và ngôn ngữ của anh ta tạo thành. Nhìn chung, người kể chuyện thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận, những vấn đề được mô tả hoặc được kể trong tác phẩm. Thông thường, người ta chia người kể chuyện trong tác phẩm tự sự thành hai dạng chủ yếu: người kể chuyện lộ diện (ngôi thứ nhất) và người kể chuyện ẩn tàng (ngôi thứ ba). Người kể chuyện là chủ thể của những lời kể trong tác phẩm. Chủ thể đó là một nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi mở hay sắp đặt câu chuyện được kể trong tác phẩm bằng một chỗ đứng, một điểm nhìn phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Tuy nhiên, sự tương quan giữa cái chủ quan và khách quan trong cấu trúc hình tượng người kể chuyện rất phức tạp bởi nó luôn biến đổi dẫn đến sự chuyển đổi “điểm nhìn” thường xuyên. Theo cách hiểu này, luận án khảo sát, nhận xét về đặc điểm của “người kể chuyện” trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng. 2.2.1.2. Cái tôi tác giả Người kể chuyện là một trong ba loại nhân tố mang tiếng nói, thái độ, quan điểm của tác giả trong quá trình kể. Tuy nhiên, nhận biết cá tính/cái tôi tác giả trong tác phẩm tự sự cũng không hề đơn giản, trừ tự truyện – nơi có sự thống nhất khá rõ giữa tác giả và người kể chuyện. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, ngay cả ở tự truyện, không bao giờ có sự đồng nhất, trùng khít giữa người kể chuyện và tác giả. Lý do nằm ở chỗ: Tư tưởng của tác giả bao giờ cũng lớn hơn, mang tính khái quát hơn tư tưởng của người kể chuyện. Dưới lớp vỏ nghệ thuật ngôn từ, nhà văn luôn cố gắng ẩn giấu cái tôi của chính mình. Việc tạo khoảng cách ấy thực chất chỉ là ngụy trang cho quan điểm của tác giả. Có lẽ cái tôi tác giả được thể hiện qua hai dấu hiệu chính: Một là, “đối tượng câu chuyện kể”, nghĩa là câu chuyện kể về ai, về cái gì; và hai là, “hình tượng người kể chuyện”. Trên tinh thần này, chúng tôi sẽ soi chiếu vào các tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng để thấy được diện mạo cái tôi tác giả như thế nào. 2.2.1.3. Hình tượng người kể chuyện và cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Trong tác phẩm văn học của Khái Hưng, cần xem xét ngoài phần thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, người kể chuyện mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới được phản ánh vào tác phẩm, phần nội dung khách quan đó thường thể hiện một loại hình thái độ phản ứng với thực tại điển hình cho thời đại, được nhà văn tái hiện và miêu tả lại trong tác phẩm của mình. Theo cách hiểu này, luận án khảo sát, nhận xét về sự kết hợp của “người kể chuyện” và “cái tôi tác giả” trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng. 2.2.2. Dấu ấn của cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác của mình đều phải trăn trở đi tìm tiếng nói riêng cho tác phẩm của mình. Qua toàn bộ văn phẩm của mình, Khái Hưng đã bộc lộ được cái tôi tài hoa, nghệ sĩ và trí thức. Có thể thấy dấu ấn của cái tôi tác giả Khái Hưng thể hiện qua: “đối tượng câu chuyện kể” thông qua những nhân vật lý tưởng, thế giới nghệ thuật quen thuộc, và “hình tượng người kể chuyện” với xu hướng tư tưởng, nghệ thuật. 2.2.2.1. Dấu ấn của cái tôi tác giả qua những nhân vật lý tưởng Bóng dáng của cái tôi ấy được thể hiện qua những nhân vật lý tưởng, như: nhà văn, nhà báo, nhà họa sĩ, nghệ sĩ, hoặc có khi là những nhân vật thanh niên tân thời, có tinh thần âu hóa, với nhiều ước vọng, hoài bão trong cuộc sống. Miêu tả những nhân vật này, nhà văn để cho nhân vật phát biểu về lẽ sống, về cuộc đời, về văn chương, về gia đình, tình yêu, đả phá những lề lối, hủ tục phong kiến ràng buộc con người cá nhân, hoặc nguyện vọng đem đến những cải cách tốt đẹp cho dân quê ở “chốn ao tù nước đọng”. Qua những diễn ngôn ấy ta có thể ghi nhận được phần nào bóng dáng, tâm hồn tác giả. Chúng ta còn thấy rằng, bóng dáng của cái tôi lý tưởng Khái Hưng đôi khi xuất hiện ở hình thức nhân vật nữ, tuy rằng gián tiếp hơn, khó thấy hơn. Qua một số diễn ngôn nhân vật, những con người mới đại diện cho thời đại mới, ta thấy cái tôi tác giả hiện hữu thông qua cái tôi nhân vật, giống như con người mới. 2.2.2.2. Dấu ấn của cái tôi tác giả qua thế giới nghệ thuật quen thuộc Thế giới nghệ thuật tác giả tạo ra trong tác phẩm luôn thể hiện đậm nét cái tôi tác giả. Thế giới nghệ thuật ấy bao gồm: thế giới nhân vật, thế giới cảnh quan, thế giới đồ vật, thế giới thiên nhiên, thời tiết, mùa màng, đến cả những cảnh trăng lên, cảnh mặt trời mọc, hay cảnh lá rụng đều cho thấy sự tài hoa, sức sáng tạo nghệ sĩ của cái tôi tác giả. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Khái Hưng khá đa dạng. Nhân vật chính trong tác phẩm thường là những nhà văn, nhà báo, nhà nghệ sĩ, hoặc là những thanh niên tràn đầy tinh thần Âu hóa mới mẻ. Với hệ thống những nhân vật này, Khái Hưng muốn cổ vũ cho cái tôi cá nhân, cho nếp sống Âu hóa bằng những rung động mãnh liệt của mình. Họ là những trí thức trẻ, con những ông Án, bà Phán, ông Tuần, bà huyện nhưng trong mắt gia đình thì họ là những “nghịch tử”, không theo nề nếp gia phong Nho giáo ngàn đời xưa. Với những Ngọc, Mai, Chương, Tuyết, Lộc, nhà văn muốn thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do kết hôn, bởi với ông, điều đó đồng nghĩa với tinh thần văn minh, tiến bộ. Đối nghịch với những nhân vật văn minh, tiến bộ, là hệ thống những nhân vật phụ với đầy rẫy những thành kiến cổ hủ. Các nhân vật kiểu này, có thể xem là “âm bản” của cái tôi tác giả. 2.2.2.3. Dấu ấn của cái tôi tác giả thể hiện qua xu hướng tư tưởng và xu hướng nghệ thuật Nhà văn Khái Hưng đã có cùng quan điểm về cải cách xã hội với các nhà văn TLVĐ, vì thế tác phẩm của ông luôn cổ vũ cho cái mới, cái tiến bộ mạnh mẽ của xã hội. Nếu như Hoàng Đạo có Con đường sáng, Nhất Linh có Đời mưa gió, Đoạn tuyệt thì Khái Hưng có Gia đình, Thoát ly, Thừa tự, Những ngày vui, Cùng với các bạn văn đồng chí hướng với mình, nhà văn Khái Hưng đã ôm ấp khát vọng cải cách nông thôn theo tinh thần văn minh khoa học phương Tây, cải thiện đời sống cho dân cày, tạo ra sự công bằng xã hội, hạn chế sự phân biệt giữa giàu – nghèo, cổ súy cái mới, giải phóng cái tôi khỏi sự kềm tỏa của lễ giáo phong kiến Mặt khác, dấu ấn cái tôi Khái Hưng còn thể hiện đậm nét qua các cách hành văn, giọng điệu, kết cấu và các phương tiện nghệ thuật để nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Đó là một thứ văn đậm chất An Nam, trong sáng, uyển chuyển, linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, là một tấm gương phản chiếu rõ nét cá tính sáng tạo rất riêng, rất độc đáo của nhà văn. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG NHÌN TỪ PHONG CÁCH KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT 3.1. Phong cách kiến tạo diễn ngôn theo mô thức trần thuật trong tiểu thuyết truyện ngắn của Khái Hưng 3.1.1. Diễn ngôn trần thuật và việc nghiên cứu diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng 3.1.1.1. Diễn ngôn trần thuật – “tấm thảm ngôn từ” Nghiên cứu lời văn nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn cần thấy được rằng, một mặt, diễn ngôn nghệ thuật trong tác phẩm, xét cho cùng, chính là sự phản ánh thế giới hiện thực, thế giới tinh thần của con người trong tư cách một “diễn ngôn”; mặt khác, diễn ngôn nghệ thuật trong tác phẩm không bao giờ xuất hiện ngẫu nhiên, rời rạc, mà luôn được kiến tạo trong một cấu trúc mang tính hệ thống chặt chẽ và tính chỉnh thể cao. Trong một văn bản nghệ thuật, giữa các chuỗi câu nối tiếp của ngôn ngữ luôn có sự “mắc vào nhau”, đan bện vào nhau một cách có nghĩa lý, nhằm thể hiện ý tưởng chung của cấu trúc, đồng thời thực hiện chức năng chuyên biệt của từng lớp diễn ngôn. Một văn bản trần thuật thường bao gồm hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật. Diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm các lớp: diễn ngôn kể, diễn ngôn miêu tả, diễn ngôn bình luận. Diễn ngôn của nhân vật bao gồm các lớp: diễn ngôn đối thoại, diễn ngôn độc thoại. Văn bản nghệ thuật của tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn như một tấm thảm ngôn từ. Đó là một “cấu trúc ngôn từ động”, thường được tiểu thuyết gia tạo lập nên trong một trạng thái tinh thần phức tạp, đầy hưng phấn và mẫn cảm. Việc tết dệt, đan bện các lớp, các đơn vị, thành phần diễn ngôn khác nhau thành văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh, rõ ràng, luôn luôn gắn liền với các dụng tâm, dụng ý, dụng công nào đó. Và tác phẩm được hoàn thành giống hệt một kì công. Công việc của người nghiên cứu diễn ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn, vì thế, là khám phá, phát hiện các dụng tâm, dụng ý, dụng công của tác giả trong và qua sáng tạo văn bản – một thứ văn bản không chỉ tồn tại như một “trạng thái hiện hữu tĩnh”, mà còn như một “trạng thái hiện hữu động”. 3.1.1.2. Về việc nghiên cứu diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Nếu hiểu phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo có giá trị thẩm mỹ, thì phong cách kiến tạo diễn ngôn của Khái Hưng bộc lộ trên hai bình diện: 1) Những nét kết tinh thẩm mỹ trong diễn ngôn trần thuật tiểu thuyết, truyện ngắn, và 2) Các kiểu lựa chọn, kiến tạo, tổ chức các lớp ngôn từ tự sự. 3.1.2. Mấy đặc điểm nổi bật của diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng Diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn, Khái Hưng đã tạo được một tương quan mới có tính nghệ thuật giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật. Từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tập trung, mô tả, luận giải một số đặc điểm dưới đây: - Xu hướng phong cách hóa diễn ngôn của người kể chuyện; - Vị thế của đối thoại, độc thoại và việc phát huy chức năng giao tiếp, trần thuật cho diễn ngôn của nhân vật; - Tương tác thẩm mĩ và hòa phối tự nhiên giữa các thành phần, đơn vị diễn ngôn trong cấu trúc trần thuật; - Tiết tấu, nhịp điệu trần thuật linh hoạt, hợp lý trong dòng chảy ngôn từ hay mạch vận động của diễn ngôn; - Độ “căng”, “chùng” tự nhiên, phù hợp với yêu cầu trần thuật đối với diễn ngôn trong truyện ngắn và diễn ngôn trong tiểu thuyết. 3.1.2.1. Xu hướng phong cách hóa diễn ngôn của người kể chuyện Diễn ngôn của người kể chuyện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Khái Hưng thường được phong cách hóa một cách rõ rệt. Đó không phải là kiểu diễn ngôn mực thước trung tính của người kể chuyện trong truyện cổ tích hay truyện trung đại mà luôn mang phong cách ngôn ngữ của ai đó, tức là một kiểu diễn ngôn được “phong cách hóa”. Nghiên cứu về sự phong cách hóa trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng, thấy rằng, lời người kể chuyện trong truyện ngắn được phong cách hóa rõ nét hơn trong tiểu thuyết. Lời người kể chuyện trong truyện ngắn Khái Hưng được tổ chức khá phức tạp: chồng chất nhiều tầng bậc, đan xen pha trộn nhiều thứ tiếng nói (ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên ngoài); tiếng nói tác giả, tiếng nói người kể chuyện, tiếng nói nhân vật thứ ba vô hình Đây là một sự cách tân mới mẻ, hiện đại của văn phong Khái Hưng, theo xu hướng phong cách hóa độc đáo. Người đọc không dễ tách bạch đoạn nào trong lời người kể chuyện là đích thực tiếng nói của tác giả, đoạn nào đích thực là tiếng nói nội tâm nhân vật. 3.1.2.2. Coi trọng vị thế của đối thoại, độc thoại và phát huy chức năng giao tiếp, trần thuật cho diễn ngôn của nhân vật Diễn ngôn của nhân vật – bao gồm cả đối thoại, độc thoại, đặc biệt là đối thoại – chiếm một địa vị xứng đáng, nếu không nói là ưu trội trong trần thuật tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng. Không mấy khó khăn để nhận ra rằng đối thoại và độc thoại chiếm tỉ lệ từ cao đến rất cao trong diễn ngôn của nhân vật tiểu thuyết, truyện ngắn, của Khái Hưng, nhất là khi so sánh với diễn ngôn cùng loại trong tiểu thuyết, truyện ngắn Nhất Linh. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu định lượng khá tỉ mỉ trên văn bản một số tiểu thuyết của Khái Hưng để có được số liệu so sánh, đối chiếu trên một vài phương diện của diễn ngôn trần thuật, nhìn từ mô thức trần thuật. 3.1.2.3. Tạo tương tác thẩm mĩ và hòa phối tự nhiên giữa các thành phần, đơn vị diễn ngôn trong cấu trúc trần thuật Trong cấu trúc trần thuật, diễn ngôn của người kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật (với các lớp diễn ngôn: kể, tả, bình luận; đối thoại, độc thoại) luôn tạo ra được những tương tác thẩm mĩ tích cực và khá hiệu quả. Diễn ngôn của người kể chuyện trong tác phẩm của Khái Hưng có đặc điểm nổi bật là bình dị, song mượt mà, mềm mại, linh hoạt và giàu chất họa, chất nhạc lẫn chất thơ; các diễn ngôn này thường đảm nhiệm chức năng tạo bối cảnh, tâm thế cho những cuộc thoại, những lời thoại trong sáng, ngọt ngào tươi vui trong diễn ngôn của nhân vật. Trên thực tế, nhà văn sử dụng vai trò điều phối tương tác diễn ngôn ấy ở mức nào, theo cách nào thì còn tùy thuộc vào sở trường, sở đoản, ý đồ nghệ thuật riêng của mỗi người trong từng ngữ cảnh trần thuật cụ thể. Như trên đã nêu, trong trường hợp Thạch Lam, nhà văn thường để cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ở trong bóng tối, nghĩ ngợi, ít khi hành động, rất ít nói thành lời. Văn Thạch Lam là văn của cảm giác. Nên ít đối thoại là có lý do của nó. Còn trong văn của Khái Hưng, sự hòa phối của diễn ngôn đối thoại, độc thoại nội tâm ở các nhân vật đậm đặc hơn. Nhờ đó mà Khái Hưng đã tái hiện một cách khá sinh động chân dung của nhiều loại người qua ngôn ngữ nhân vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng văn bản diễn ngôn của Khái Hưng với việc sử dụng linh hoạt và phối hợp các giọng điệu diễn ngôn đã tạo nên tính chất đa thanh, đa giọng, tạo nên những âm hưởng cần thiết, phù hợp với từng nội dung phản ánh trong tác phẩm. 3.1.2.4. Tiết tấu, nhịp điệu trần thuật linh hoạt, hợp lý trong dòng chảy ngôn từ hay mạch vận động của diễn ngôn Trong sáng tác, Khái Hưng thích chia tách diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm thành nhiều tiểu đoạn. Điều này cho thấy văn Khái Hưng là văn theo lối văn của Pháp: mạch lạc và khúc chiết (gãy gọn, sáng rõ). Trong từng câu văn thì tinh tế, trong phân đoạn thì mạch lạc, thoáng, gọn. Do vậy, tạo ra nhiều khoảng trống, có khả năng gợi dư vị 3.1.2.5. Tạo độ “căng”, “chùng” tự nhiên, phù hợp với yêu cầu trần thuật Thực tế sáng tác và sự nghiệp văn chương của Khái Hưng cho thấy nhà văn luôn biết cách tạo độ “căng” tự nhiên cho diễn ngôn truyện ngắn, đồng thời, cũng biết chủ động phối hợp độ “căng”, “chùng” phù hợp đối với diễn ngôn tiểu thuyết của mình. 3.2. Từ mô thức trần thuật đến cách lựa chọn, tổ chức các lớp diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng 3.2.1. Mô thức trần thuật và việc tổ chức diễn ngôn của người kể chuyện trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng Lý thuyết về diễn ngôn nói chung và diễn ngôn trần thuật nói riêng, ngày nay, đã có nhiều thành tựu cần được ứng dụng. Trong luận án này chúng tôi sử dụng một số thành tựu lý thuyết diễn ngôn trần thuật của G. Genette nói riêng và của các nhà cấu trúc luận nói c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_tieng_viet_1_511_1854426.doc
Tài liệu liên quan