Cải cách chương trình, nội dung giáo dục, dạy nghề cho
phạm nhân
Thứ nhất, cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục
cảm hóa tạo được sự chủ động, giúp phạm nhân tuân thủ, chấp hành tốt quá
trình cải tạo, sớm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ hai, tăng cường xây dựng các chương trình dạy nghề thiết thực
và hữu ích cho phạm nhân.
Thứ ba, trong tương lai tác giả kiến nghị việc tiếp tục xem xét cũng
như xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý về việc liên kết giữa trại giam với các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất để đưa phạm nhân lao động ở bên ngoài.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tạo sân chơi bổ ích cho phạm nhân
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm phù hợp với nhiệm vụ
mà Đảng và nhà nước đề ra; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với
cơ quan bảo vệ pháp luật, khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội và
công dân vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Kết quả nghiên
cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
các môn học có liên quan đến quyền con người và bảo đảm quyền con
người trong thi hành án hình sự nói chung và trong thi hành hình phạt tù nói
riêng. Đồng thời, Luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu để cán bộ
thực tiễn nghiên cứu, sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động bảo
đảm quyền con người cho phạm nhân ở Trại giam có hiệu quả.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và
phần phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù.
Chương 3: Thực trạng bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt
tù ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền con người trong thi hành
hình phạt tù ở Việt Nam
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền con người
trong thi hành hình phạt tù:
Giáo trình Quyền con người do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên,
NXB. Khoa học Xã hội, năm 2015. Sách chuyên khảo “Quyền con người
trong lĩnh vực tư pháp hình sự” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên.
Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành Hình sự của tác giả Lại Văn Trình,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Sách chuyên khảo
“Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của PGS.TS Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên;
Sách chuyên khảo “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người” do GS.TS
Võ Khánh Vinh chủ biên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường
Đại học Luật Hà Nội của Chủ nhiệm đề tài Đỗ Thị Phượng (2018), “Bảo
đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù tại Việt Nam”. Bài viết
đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Phạm
Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương về “Bảo đảm quyền con người, quyền
công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính
phương pháp luận, định hướng nghiên cứu)”. Luận án Tiến sĩ luật học với
đề tài “Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Chu Thị Ngọc.
Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền con
người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
Luận án Tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về quyền con người
của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn
Đức Phúc, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, năm 2012. Luận văn Thạc sĩ luật học “Bảo đảm quyền con người
trong thi hành án phạt tù tại Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Tuyết Mai, Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận văn Thạc sĩ luật học
“Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực
8
tiễn thành phố Hải Phòng” của tác giả Trương Ngọc Sơn, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Bài viết “Thực trạng công tác thi hành án
hình sự và những kiến nghị” của tác giả Nguyễn Phong Hoà đăng trên Tạp
chí Tòa án nhân dân số 21/2006; “Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù
và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Phạm Văn Lợi, đăng trên Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 02/2006; Chuyên đề nghiên cứu khoa học “Thực
trạng các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự về bảo vệ quyền con
người” của TS. Nguyễn Đức Phúc, đơn vị Học viện Cảnh sát nhân dân,
năm 2011; “Dạy nghề cho phạm nhân và bảo đảm việc làm cho người mãn
hạn tù” của ThS.Thượng tá Nguyễn Văn Cừ, đăng trên Tạp chí Nhân quyền
6 số 1+2/2011.
Nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp bảo đảm quyền con
người trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
Cuốn sách chuyên khảo “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thi hành án hình sự”, TS. Vũ Trọng Hách, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm
2006. Cuốn sách chuyên khảo “Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp
luật hình sự Việt Nam”, TS. Trịnh Tiến Việt chủ biên, NXB. Tư pháp, 2015.
Luận án Tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về quyền con người của
phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức
Phúc, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm
2012. Bài viết “Mối quan hệ giữa quyền con người với luật thi hành án
hình sự Việt Nam”, của TS. Đỗ Đức Hồng Hà trong cuốn Sách chuyên khảo
“Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học”, năm 2010.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan về “Một số kiến nghị để hoàn thiện
pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của
người chấp hành án phạt tù”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
chuyên ngành Luật học, tập 31, số 3/2015.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền con người
trong thi hành hình phạt tù: Cuốn sách Bình luật Tố tụng hình sự
(Comments on Criminal procedure code) của tác giả Geo L.J. Ann, 2013.
Bài viết của Susan Easton với tiêu đề Bảo vệ tù nhân: Tác động của Luật
nhân quyền quốc tế đối với những tù nhân ở Vương quốc Hoa Kỳ
9
(Protecting Prisoners: The Impact of International Human Rights Law on
the Treatment of Prisoners in the United Kingdom). Bài viết “Sự bảo vệ tù
nhân trong quyền con người quốc tế: Con đường nào cho Nam Phi?”
(International human rights protection for prisoners: Which way South
Africa?) của tác giả John C. Mubangizi, 2001. Bài viết “Quyền của tù nhân
và xét xử tù nhân ở Hà Lan” (Prionners’ (Human) rights and prisoners’
litigation in the Netherlands) tác giả Gerard de Jonge. Bài viết “Towaard a
Theory of Prisoners’ Rights” (Tiến tới lý thuyết về quyền của tù nhân), tác
giả Richard L.Lippke, năm 2002. Bài viết “Quyền trong tù: Cảnh sát thể
chế, hoạt động pháp lý, đấu tranh dân chủ” (Right in prison: Institutional
police, juridical activism, democratic struggles), tác giả Gilles Chantraine;
Dan Kaminski.
Nhóm công trình nghiên cứu thực trạng về bảo đảm quyền con
người trong thi hành hình phạt tù: Cuốn sách “Hình phạt tư bản: Tù tư
nhân và quyền con người” (Capitalist Punishment: Prison Privatization &
Human Rights) của tác giả Andrew Coyle, Allison Campbell, Rodney
Neufeld - Clarity Press, năm 2003. Sách chuyên khảo “Quyền của tù nhân:
Nguyên tắc và thực tiễn” (Prisoners' Rights: Principles and Practice), tác
giả Susan Easton - Routledge, năm 2011. Cuốn “Tuyển tập Nghiên cứu so
sánh pháp luật về hình phạt tù” (A Compedium of Comparative Prison
Legislation) do Tổ chức cải cách hình sự quốc tế (Penal Reform
International) xuất bản năm 2008. Bài viết “Hệ thống nhà tù ở Mỹ và
Latino”(Latino/as and U.S. Prisons) của tác giả José Luis Morín, trong
quyền Behind Bars (Phía sau song sắt) do Suzanne Oboler chủ biên,
NXB Palgrave Macmillan, New York xuất bản năm 2009. Bài viết
“Nhân quyền và Sự tôn trọng trong Trại giam: Từ góc độ của tù nhân”
(Bronwyn Naylor, Human Rights and Respect in Prisons: The Prisoners'
Perspective) năm 2014. Cuốn sách chuyên khảo “Tiếp cận quyền con người
dưới góc độ quản lý trại giam” (A Human Rights Approach to Prison
Management), của tác giả Andrew Coyle, năm 2009.
1.1.3. Những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án
kế thừa
Trên phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu đã cung cấp
10
một cách nhìn khá toàn diện về khái niệm quyền con người, quyền con
người trong thi hành án hình sự, chỉ ra sự cần thiết bảo đảm quyền con
người trong thi hành hình phạt tù. Các công trình nghiên cứu trong nước đã
phân tích làm rõ được một số quyền cơ bản của người chấp hành hình phạt
trong pháp luật thi hành án dưới góc độ luật thực định. Về vấn đề thực trạng
bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, các công
trình đã khái quát khá đầy đủ thực trạng quản lý và tổ chức thực hiện hoạt
động thi hành hình phạt tù ở Việt Nam trước khi có Luật thi hành án hình sự
2010 và Luật thi hành án hình sự 2019. Trên phương diện đề xuất, kiến nghị,
các nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp liên quan đến những khía
cạnh cụ thể đối với vấn đề bảo đảm các quyền con người trong thi hành
hình phạt tù, đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục đưa ra các giải pháp
có tính tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của
người bị kết án phạt tù trong pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay.
1.1.4. Những vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu trong luận án
Về mặt lý luận: mặc dù một số khái niệm “quyền con người trong
thi hành hình phạt tù”; khái niệm “Bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù” đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu nhưng
chưa được luận giải cụ thể, rõ ràng. Luận án sẽ tiếp tục làm rõ các nội dung
của bảo đảm quyền con người qua việc phân tích hệ thống các chuẩn mực
pháp lý quốc tế về quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam.
Phân tích cơ chế bảo đảm quyền con người, ý nghĩa của bảo đảm quyền con
người trong thi hành hình phạt tù.
Về mặt thực trạng: phân tích thực trạng quy định pháp luật về bảo
đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Thực hiện khảo sát, đánh
giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con
người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả tích
cực, những hạn chế, vướng mắc và những nguyên nhân của những hạn chế,
vướng mắc đó.
Về giải pháp, kiến nghị: Xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
11
Lý thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở hướng tiếp cận của Luận án là
tiếp cận từ góc độ quyền con người và tiếp cận từ góc độ pháp luật hình sự
và pháp luật thi hành án hình sự, cho nên, đề tài luận án sẽ được thực hiện
dựa trên nội dung của những học thuyết về quyền con người và những học
thuyết về hình phạt và thi hành hình phạt.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Để đánh giá toàn diện và chuyên sâu về bảo
đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù, Luận án cần giải đáp
những câu hỏi sau:
(i) Tại sao phải bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù?
(ii) Nội dung bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù là gì?
(iii) Cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù là gì?
(iv) Mức độ của thực trạng bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù ở Việt Nam ra sao? Nguyên nhân của thực trạng đó?
(v) Làm gì để bảo đảm đầy đủ hơn quyền con người trong thi hành
hình phạt tù ở Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu: Với cách hiểu giả thuyết nghiên cứu là luận
điểm cần chứng minh, tác giả luận án xác định giả thuyết nghiên cứu của
luận án như sau:
Bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù Việt Nam còn
tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức, thực tiễn quy
định pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật. Điều này có thể được giải quyết
thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án về bảo
đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù và tiến hành các biện pháp
pháp lý mang tính đồng bộ nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người của
phạm nhân thi hành án phạt tù nói riêng và trong tư pháp hình sự nói chung.
12
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
2.1. Khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con người
trong thi hành hình phạt tù
2.1.1. Khái niệm quyền con người trong thi hành hình phạt tù
“Quyền con người trong thi hành hình phạt tù là khái niệm chỉ
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có của phạm nhân (các quyền của
phạm nhân) mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp
luật, đòi hỏi nhà nước, mà trực tiếp là các trại giam, phải tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm cho họ trong suốt thời gian họ chấp hành hình phạt tù tại cơ sở
giam giữ ”
Quyền con người trong thi hành hình phạt tù có nguy cơ bị xâm hại
mà đặc biệt là sự xâm hại từ các cơ quan có trách nhiệm thực thi hình phạt
tù. Cơ quan có trách nhiệm thực thi hình phạt tù là chủ thể cơ bản có nhiệm
vụ phòng chống các hành vi vi phạm quyền con người, nhưng đồng thời
cũng là chủ thể có khả năng nhất trong việc vi phạm quyền con người của
phạm nhân. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế để đạt mục đích hình
phạt trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người chấp hành án.
Chính vì thế, bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù là một
hoạt động có tính tất yếu.
2.1.2. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong thi hành hình
phạt tù
Hiểu một cách khái quát, bảo đảm quyền con người là việc Nhà
nước tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ
chức để cá nhân có thể thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Các quyền con người sẽ chỉ là các quyền ở dạng tiềm năng mà không có
điều kiện để thực hiện nếu như cơ chế bảo đảm không được thiết lập và
thực thi trên thực tế.
Bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người trong thi
hành án hình sự nói riêng, được thể hiện qua nhiều phương diện như: bảo
đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội, bảo đảm pháp lý. Tuy nhiên,
13
trong phạm vi của luận án này, do những giới hạn về thời gian và để phù hợp
với chuyên ngành nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung phân tích phương diện
quan trọng nhất, đó là bảo đảm pháp lý với quyền con người trong thi hành
hình phạt tù.
Theo nghĩa rộng, bảo đảm pháp lý chính là bảo đảm thực hiện quyền
con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Pháp luật có thuộc tính
bắt buộc chung, được thực hiện bằng giáo dục thuyết phục, cưỡng chế khi
cần thiết và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Nếu không được
ghi nhận trong pháp luật thì những quyền tự nhiên vốn có của con người chưa
trở thành ý chí và mục tiêu hành động chung, có giá trị bắt buộc chung đối
với mọi người. Chính vì vậy, bảo đảm pháp lý được đánh giá là phương thức
hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm pháp lý chính
là sự thể chế các bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các
chuẩn mực có tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ và
thực hiện.
Để thực hiện được những bảo đảm pháp lý về quyền con người
trong thi hành án phạt tù, trước hết Nhà nước cần ban hành các quy định
pháp luật ghi nhận các quyền con người cơ bản của phạm nhân, sau đó là
xây dựng cơ chế và chuẩn bị những nguồn lực vật chất (nhà cửa, trang thiết
bị, ngân sách, cán bộ...) để các quyền con người được tổ chức thực hiện một
cách nghiêm minh và hiệu quả trên thực tế ở các trại giam. Dưới đây phân
tích sâu hơn những yêu cầu đặt ra với bảo đảm pháp lý về quyền con người
trong thi hành hình phạt tù:
Thứ nhất, tạo ra các tiền đề, điều kiện về mặt pháp luật nhằm đảm
bảo quyền con người trong thi hành hình phạt tù.
Thứ hai, tạo ra các tiền đề, điều kiện để thực thi các quy định pháp
luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.
Khái niệm về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù
có thể hiểu như sau: “Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù
14
là việc Nhà nước tạo ra các điều kiện cần thiết, đặc biệt là về mặt pháp luật
và cơ chế thực thi pháp luật, để bảo vệ phạm nhân khỏi những hành vi vi
phạm các quyền của họ, đồng thời để họ có thể thực hiện, hưởng thụ các
quyền con người của mình mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự phù hợp
với bối cảnh và điều kiện của cơ sở giam giữ”.
2.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong thi hành hình
phạt tù
Căn cứ các văn kiện chính điều chỉnh về quyền con người của tù
nhân, tác giả xác định có các nhóm quyền cơ bản mà tù nhân phải được tôn
trọng và bảo đảm trong thi hành hình phạt tù: (i) Quyền được bảo đảm an
toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm; (ii) Quyền được bảo đảm mức sống tiêu
chuẩn như ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế; (iii) Quyền hoạt động thể dục, thể thao,
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giáo dục pháp luật; (iv) quyền lao động và
hưởng thành quả lao động (v) quyền thông tin, liên lạc với người thân và
gia đình; (vi) Quyền khiếu nại, tố cáo.
2.3 Cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù
2.3.1 Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù
Luật Thi hành án hình sự quy định hệ thống tổ chức, trách nhiệm và
quyền hạn của các cơ quan chuyên trách, tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ
quan áp dụng, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ các quyền con người
của phạm nhân trong quá trình giám sát, giáo dục phạm nhân. Bảo đảm
quyền con người trong thi hành hình phạt tù được thực hiện thông qua các
chủ thể chính sau:
- Cơ quan quản lý và thi hành hình phạt tù
- Trại giam và các cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giáo dục phạm
nhân
- Cơ quan Viện Kiểm sát, Tòa án
2.3.2 Đối tượng, phạm vi bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung vào
15
nhóm đối tượng là phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, bị cách
ly khỏi xã hội bên ngoài, học tập và lao động theo quy định pháp luật.
Về phạm vi bảo đảm quyền, bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù có phạm vi không gian là trại giam, bởi khi ra khỏi nơi
giam giữ thì tính chất quyền của họ đã thay đổi.
2.3.3 Phương thức bảo đảm quyền con người trong thi hành hình
phạt tù
Xét về bản chất, bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt
tù là một lĩnh vực bảo đảm pháp lý. Khi đề cập về bảo đảm quyền con
người chính là đề cập một cách toàn diện các biện pháp mang tính đồng bộ
từ xây dựng pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật và vận hành bộ máy,
cơ quan chuyên trách có liên quan đến bảo vệ, thúc đẩy quyền con người..
tạo ra các điều kiện thuận lợi để quyền con người của người chấp hành án
luôn được thực thi trên thực tế. Theo phân tích từ khái niệm ở trên, bảo đảm
quyền con người trong thi hành hình phạt tù bao gồm những phương thức
cơ bản sau:
Thứ nhất, bảo đảm quyền con người bằng việc xây dựng, hoàn
thiện hệ thống các quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù hoàn
chỉnh, thống nhất
Thứ hai, bảo đảm quyền con người bằng hệ thống tổ chức và hoạt
động của các cơ quan thi hành hình phạt tù
Thứ ba, bảo đảm quyền con người bằng việc thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thi hành hình phạt tù
Thứ tư, bảo đảm quyền con người bằng các hoạt động giám sát,
thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt
tù
Thứ năm, bảo đảm quyền con người bằng hoạt động xử lý các
hành vi vi phạm quyền con người
Thứ sáu, bảo đảm quyền con người bằng các điều kiện vật chất và
kỹ thuật trang bị cho các cơ sở giam giữ
Thứ bảy, bảo đảm quyền con người bằng hoạt động tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, đặc biệt là đối với phạm
nhân
16
Thứ tám, bảo đảm quyền con người bằng hoạt động đặc xá tha tù
trước thời hạn, giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều
kiện
2.4 Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người trong thi hành
hình phạt tù
2.4.1 Ý nghĩa chính trị
Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù có ý nghĩa
quan trọng về mặt chính trị, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đặt ra.
2.4.2. Ý nghĩa xã hội
Bảo đảm quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong việc thay
đổi nhận thức của xã hội về người chấp hành án, bảo đảm sự công bằng,
bình đẳng trong xã hội. Bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù
có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ
phát triển, sự văn minh và sẵn sàng hội nhập của Việt Nam trên trường
quốc tế.
2.4.3. Ý nghĩa pháp lý
Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù có vai trò
quan trọng trong việc biến những ý tưởng tinh hoa của nhân loại ở các điều
luật được hiện thực hóa. Việc bảo đảm quyền con người không chỉ bảo vệ
quyền con người của phạm nhân, mà còn bảo đảm tính đúng đắn và thích
đáng về hình phạt mà họ phải chấp hành.
2.4.4. Ý nghĩa quốc tế
Bảo đảm tốt quyền con người trong thi hành hình phạt tù có ảnh
hưởng to lớn đến quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế
của nhà nước Việt Nam; Giảm sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về sự vi
phạm quyền con người tại trại giam ở Việt Nam.
17
Chương 3
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo đảm quyền con
người trong thi hành hình phạt tù
3.1.1. Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi
hành hình phạt tù ở Việt Nam trước khi ban hành Luật thi hành án hình sự
năm 2019
- Thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954
- Thời kỳ từ năm 1954 đến trước khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù
1993 có hiệu lực
- Thời kỳ từ khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 có hiệu
lực đến trước khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực
- Thời kỳ từ khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực đến
khi ban hành Luật thi hành án hình sự 2019
3.1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền con
người của phạm nhân trong thi hành hình phạt tù
3.1.2.1 Quy định về các quyền con người của phạm nhân
Ghi nhận quyền con người thông qua các quy định pháp luật cụ thể
là cơ sở đầu tiên để các quyền đó có thể trở thành hiện thực và có điều kiện
thực thi trên thực tế. Việt Nam ngày càng thể hiện sự nỗ lực trong việc ghi
nhận và bảo đảm các quyền con người thông qua việc nội luật hóa các tiêu
chuẩn pháp lý quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia. Về các quyền cụ
thể, pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định nhằm bảo đảm việc tôn trọng
và thực thi quyền của phạm nhân trên thực tế. Các quy định này nằm rải rác
trong các văn bản quy phạm pháp luật có thể kể đến như Luật hình sự, Luật
Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Thứ nhất, quyền được bảo đảm an toàn thân thể, danh dự, nhân
phẩm của phạm nhân tại các cơ sở giam giữ
Thứ hai, quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn trong thi hành
hình phạt tù
Thứ ba, quyền hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn
18
nghệ, giáo dục pháp luật
Thứ tư, quyền lao động và hưởng thành quả lao động
Thứ năm, quyền tiếp cận thông tin, liên lạc với người thân và gia
đình
Thứ sáu, quyền khiếu nại, tố cáo
3.1.2.2. Quy định về phương thức bảo đảm quyền con người của
phạm nhân
Thứ nhất, quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
thi hành án hình sự
Thứ hai, quy định về tổ chức đội ngũ cán bộ thi hành hình phạt tù
Thứ ba, quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành hình
phạt tù
Thứ tư, quy định về xử lý vi phạm quyền con người của phạm nhân
trong lĩnh vực thi hành hình phạt tù
Thứ năm, quy định về đặc xá tha tù trước thời hạn, giảm thời gian
chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện
3.2. Thực trạng thực thi các quy định của pháp luật về bảo đảm
quyền con người trong thi hành hình phạt tù
Xuất phát từ yêu cầu về công tác quản lý giam giữ phạm nhân, thời
gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời chỉ đạo và có các động thái
tích cực, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định pháp luật thi hành án
phạt tù về chế độ giam giữ, tăng cường thực thi các quy định về giám sát,
giáo dục, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền con người.
3.2.1. Thực trạng thực hiện các quyền con người trong thi hành
hình phạt tù
3.2.2. Thực trạng hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ thi hành hình
phạt tù
3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách đặc xá tha tù trước thời
hạn, giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện
3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát bảo đảm quyền con người
trong thi hành hình phạt tù
3.3. Đánh giá và nhận xét
Thực trạng bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở
19
Việt Nam đã chỉ ra rằng: các quyền con người của phạm nhân ngày càng
được quan tâm, các quy định về thi hành hình phạt tù được các cơ quan, tổ
chức chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, quyền và lợi ích của phạm
nhân cơ bản được thực hiện. Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm
2019, công tác quản lý giam giữ được thực hiện theo đúng quy định pháp
luật, đạt được kết quả nhất định trọng việc bảo đảm an ninh, an toàn cho trại
giam. Những kết quả đạt là sản phẩm của sự cố gắng, tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt
động thi hành hình phạt tù. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi
hành án từ gó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_thi_hanh_hinh.pdf