Ổn định nền kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính.
Một trong chỉ số quan trọng phản ánh sự ổn định nền kinh tế vĩ mô là tỷ lệ lạm phát. Lạm phát
cao làm giảm sức mua của đồng tiền, gây ra sự xáo trộn thị trường tín dụng. Trong thời kỳ lạm
phát cao chi phí vay mượn sẽ đắt hơn và làm xấu đi chất lượng danh mục cho vay. Do đó, ảnh
hưởng tới an toàn vốn của các ngân hàng. Nghĩa là tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với
an toàn vốn của ngân hàng.
Giả thuyết H13: Lãi suất có tương quan nghịch với an toàn vốn của NHTM
Lãi suất cao và biến động thường mang lại cho ngân hàng những tác động tiêu cực hơn là
tích cực. Lãi suất cao có thể làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt,
lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn của ngân hàng. Do
đó, làm tăng rủi ro hoạt động cho vay và ảnh hưởng đến an toàn vốn của ngân hàng (Demirguç-
Kunt & Detragiache, 1997). Như vậy, lãi suất có tương quan nghịch với an toàn vốn của ngân
hàng.
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn đến khủng hoảng trong HTNH.
2.2.1.7. Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng (SIZE) có ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn ưa thích của các ngân hàng. Các
ngân hàng lớn có xu hướng đa dạng hóa hơn, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý rủi ro, chi phí,
có khả năng huy động vốn mới với chi phí thấp hơn, và/hoặc có được sự đảm bảo của chính phủ
("quá lớn để thất bại"). Chính vì vậy, các ngân hàng lớn thường có giữ tỷ lệ vốn thấp hơn
(Shrieves & Dahl (1992); Berger et al. (1995); Gropp & Heider (2007)). Quy mô ngân hàng được
xác định bằng logarit của tổng tài sản của NHTM:
9
SIZE = Logarit Tổng tài sản
Hầu hết các quan điểm lý thuyết và kết quả thực nghiệm đều cho thấy mối quan hệ tỷ lệ
nghịch giữa quy mô ngân hàng và CAR: Gropp & Heider (2007); Asarkaya & Özcan (2007);
Ahmad et al. (2008); Mohamed Romdhane (2012); Dreca (2013); Bateni et al. (2014); Shaddady
& Moore (2015); Aktas et al. (2015)
2.2.1.8. Đòn bẩy
Theo Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011), yếu tố đòn bẩy của ngân hàng mà đại diện bằng
tỷ lệ đòn bẩy (LEV), có mối quan hệ chặt chẽ với an toàn vốn của ngân hàng. Đối với các ngân hàng
có tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn, đòi hỏi ngân hàng có một lượng vốn đủ lớn
để bù đắp tổn thất tiềm năng không làm ảnh hưởng đến các chủ nợ. Tỷ lệ đòn bẩy được xác định
như sau:
LEV= Tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu
Ngân hàng có vốn vay cao có nhiều rủi ro hơn so với các ngân hàng khác, các cổ đông sẽ
yêu cầu tăng tỷ lệ lợi nhuận, dẫn đến ngân hàng có tỷ lệ vốn vay cao có khó khăn trong việc huy
động vốn cổ phần mới do chi phí vốn cao. Do đó, tỷ lệ đòn bẩy và CAR có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch (Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Bateni et al. (2014); Shaddady
& Moore (2015)).
2.2.1.9. Mức độ sở hữu của chính phủ
Các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau về tác động của Chính phủ tới hoạt động của
ngân hàng thông qua việc nắm quyền sở hữu. Quan điểm ủng hộ vai trò của Chính phủ cho rằng,
Chính phủ giúp khắc phục thất bại thị trường vốn, đầu tư vào các dự án chiến lược quan trọng.
Bởi, Chính phủ có đầy đủ thông tin và ưu đãi để thúc đẩy đầu tư xã hội mong muốn
(Gerschenkron, 1962).
Ngược lại, Shleifer & Vishny (1998) cho rằng các Chính phủ không có đủ động cơ để đảm
bảo các khoản đầu tư mong muốn xã hội. Sự tham gia của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng sẽ
dẫn tới chính trị hóa phân bổ nguồn lực của ngân hàng, làm mềm các ràng buộc ngân sách và cản
trở kinh tế. Do đó, quyền sở hữu của Chính phủ tạo điều kiện cho việc tài trợ cho các dự án hấp
dẫn về mặt chính trị nhưng không phải là những dự án có hiệu quả kinh tế.
2.2.10. Tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước
Điều chỉnh mức vốn để thích ứng với những thay đổi bất thường của thị trường có thể là
tốn kém đối với các ngân hàng do thời gian trễ của các quyết định điều chỉnh mức vốn và hoàn
thành các giao dịch cho những điều chỉnh. Bên cạnh đó, do sự không cân xứng thông tin giữa nhà
quản lý ngân hàng và nhà đầu tư, việc điều chỉnh mức vốn có thể làm tăng chi phí gián tiếp. Bởi,
việc phát hành vốn mới hoặc thanh lý vốn hiện có có thể được các nhà đầu tư xem là một tín hiệu
cho thấy giá thị trường của ngân hàng cao hơn giá trị nội tại của nó, do đó làm tăng chi phí điều
chỉnh.
2.2.2. Các nhân tố vĩ mô
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
Các ngân hàng có thể thay đổi mức vốn để thích ứng với những biến động rủi ro phát sinh
từ những thay đổi trong môi trường kinh tế. Trong thời kỳ suy thoái nền kinh tế, các hoạt động
của nền kinh tế kém hiệu quả, gây ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của ngân hàng, đặc biệt làm
tăng các khoản nợ xấu. Nhìn chung, trong thời kỳ suy thoái nền kinh tế, hoạt động ngân hàng
10
phải đối mặt với nhiều rủi ro, tổn thất, làm “xói mòn” vốn ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có
thể có các biện pháp phòng ngừa bằng cách nắm giữ nhiều vốn hơn. Trong thời kỳ tăng trưởng, ít
rủi ro các ngân hàng có thể giữ ít vốn hơn. Như vậy, mối quan hệ giữa CAR và tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế là tiêu cực (Wong et al., 2005).
2.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát cao thể hiện sự gia tăng trong tổng giá của hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sự suy
giảm sức mua của đồng tiền. Khi lạm phát cao và bất ngờ, có thể gây ra những tổn thất đối với
nền kinh tế. Lạm phát cao thường chuyển các nguồn lực từ người cho vay và người tiết kiệm sang
người đi vay vì người đi vay có thể trả nợ với đồng tiền có giá trị thấp hơn. Tỷ lệ lạm phát tăng
can thiệp vào khả năng của "ngành tài chính để phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả". Mối
quan hệ giữa lạm phát và sự phát triển ngành ngân hàng, đặc biệt là an toàn vốn của ngân hàng là
tiêu cực (Boyd et al., 2001).
2.2.2.3. Lãi suất
Theo Demirguç-Kunt & Detragiache (1997), mức lãi suất cho vay cao hơn có thể ảnh
hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay cao dẫn tới tỷ lệ khách
hàng phá sản cao hơn và rủi ro hoạt động cho vay cao làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Điều này có
thể tác động tiêu cực đến an toàn vốn của ngân hàng, do nhiều người vay không có khả năng
thanh toán các khoản nợ. Chính vì vậy, khi xem xét tác động của lãi suất tới CAR, các nghiên cứu
thường quan tâm tới chỉ tiêu lãi suất cho vay.
2.2.2.4. Tỷ giá
Sự gia tăng tỷ giá cho thấy sự giảm giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Tỷ giá là
một thước đo giá trị điều chỉnh theo lạm phát của đồng nội tệ so với bình quân qua quyền của một
số ngoại tệ. Tác động của sự thay đổi tỷ giá tới CAR của ngân hàng thông qua lợi nhuận, tuỳ
thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng bằng ngoại tệ. Ảnh hưởng của tỷ giá tới CAR phụ
thuộc vào tỷ trọng tài sản của HTNH ở nước ngoài. Đối với các ngân hàng có số cổ phiếu và tài
sản nước ngoài lớn, khi tỷ giá tăng thì CAR của ngân hàng sẽ lớn hơn và ngược lại. Với những
ngân hàng có số cổ phiếu và tài sản nước ngoài thấp, khi tỷ giá hối đoái tăng thì CAR thấp hơn và
ngược lại (Bahihuga, 2007).
2.2.2.5. Mức độ an toàn vốn của nghành
Khi đánh giá sức mạnh tài chính của một ngân hàng, thị trường và cơ quan xếp hạng có thể
đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng trong mối tương quan với các ngân hàng khác. Do
đó, các NHTM thường giữ CAR ở mức cao hơn để phân biệt với các ngân hàng khác. Các ngân
hàng sử dụng vốn của họ như là một tín hiệu cho sự cạnh tranh với các ngân hàng có cùng quy
mô trên thị trường (Wong et al., 2005). Chính vì vậy, khi CAR trung bình ngành càng cao càng
tạo áp lực buộc các NHTM phải tăng CAR của ngân hàng.
2.2.2.6. Áp lực của các quy định về an toàn vốn
Các ngân hàng có nghĩa vụ phải phải tuân thủ theo các quy định về vốn để đảm bảo an
toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng như quy định về CAR tối thiểu. CAR tối thiểu có
thể được quy định chung cho các ngân hàng hoặc cho từng ngân hàng riêng lẻ tuỳ thuộc vào quy
định của từng quốc gia. Trong trường hợp vi phạm quy định, các ngân hàng sẽ chịu những hình
thức phạt. Chính vì vậy, áp lực từ các quy định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến an toàn
vốn của ngân hàng.
11
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ AN TOÀN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI AN TOÀN
VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng về an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.1. Quy định pháp lý của Việt Nam về an toàn vốn
HTNH Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện các quy định về an toàn vốn phù hợp
với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Lộ trình thực hiện các chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn đối
với các HTNH đã được nêu rất rõ trong định hướng phát triển HTNH tại Việt Nam trong thời
gian tới. Hiện tại, các NHTM tại Việt Nam phải tính CAR theo thông tư 36 và phải đảm bảo CAR
tối thiểu bằng 9% và tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 4%. CAR của các NHTM Việt Nam được tính
bằng vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu được tính bằng vốn cấp 1 trên
tổng tài sản có rủi ro. Trong đó, vốn tự có được xác định bằng tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ
các khoản giảm trừ, tổng tài sản có rủi ro là tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng.
3.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu
CAR trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 đều ở mức trên 10% vượt
mức CAR tối thiểu theo quy định. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2008-2012, khoảng cách về CAR giữa
các NHTM là khá lớn, đồng thời vẫn có NHTM chưa đảm bảo CAR tối thiểu. Giai đoạn 2013-
2017, CAR trung bình ở mức 13% - 14%, giảm so với CAR ở giai đoạn 2008-2012. Tuy vậy,
CAR trung bình của các NHTM ở giai đoạn này vẫn đảm bảo ở mức cao hơn so với quy định
CAR tối thiểu và không còn ngân hàng nào có CAR dưới mức quy định tối thiểu.
3.2. Thực trạng về các nhân tố tác động tới an toàn vốn
3.2.1. Quy mô Tài sản
Các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 không ngừng mở rộng quy mô tài sản,
đặc biệt từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu TCTD. Theo đề án tái cơ cấu TCTD kể từ năm 2011,
các NHTM phải đảm báo mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Quy định này đã buộc các NHTM
phải tăng vốn bằng nhiều cách khác nhau, qua đó đã tác động làm tăng quy mô tài sản của các
NHTM.
3.2.2 Tỷ lệ đòn bẩy
Tỷ lệ đòn bẩy trung bình của các NHTM Việt Nam đảm bảo trong giới hạn cho phép. Tuy
nhiên, vào các năm 2008, 2009, 2011, 2015, 2016, 2017, có một số NHTM có tỷ lệ đòn bẩy cao
hơn giới hạn quy định. Đồng thời, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ đòn bẩy của các NHTM Việt Nam.
Khi quy mô tài sản càng mở rộng thì tỷ lệ đòn bẩy cũng càng tăng. Bên cạnh đó, cũng cho thấy,
quy định về tỷ lệ đòn bẩy không được chú trọng thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua. Chính
vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần quan tâm kiểm soát việc thực hiện quy định
về tỷ lệ đòn bẩy góp phần đảm bảo an toàn và lành mạnh đối với hoạt động ngân hàng. Bởi sử
dụng đòn bẩy quá lớn làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh khoản của các NHTM.
3.2.3 Tỷ trọng cho vay
Tỷ trọng cho vay trung bình của các NHTM Việt Nam nhìn chung đảm bảo khung an toàn
CAMELS tỷ trọng cho vay dưới 60%. Trong đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế
giới, tỷ trọng cho vay trung bình của các NHTM Việt Nam năm 2010-2011 giảm so với các năm
trước và ở mức thấp, dưới 50%. Sang giai đoạn tiếp theo 2012 -2107, tỷ trọng cho vay của các
NHTM Việt Nam lại tăng trở lại ở mức trên 50%, đến năm 2017 đạt mức 60,57%.
12
3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu bán cho VAMC
Ngoại trừ các năm 2012, 2013, 2014 thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn
2008-2017 đều đảm bảo giới hạn an toàn mà NHNN đề ra là 3%. Trong giai đoạn 2012-2014, nợ
xấu gia tăng nhanh chóng là do : (i) ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế và các bất ổn vĩ
mô, (ii) nợ xấu là kết quả của hoạt động yếu kém của chính bản thân HTNH. Sang giai đoạn
2015-2017, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN.
Theo quy định, các NHTM Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên phải bán nợ xấu cho
VAMC. Kể từ năm 2013, các NHTM Việt Nam đã thực hiện bán nợ xấu theo quy định cho
VAMC. Bán nợ xấu giúp cho các NHTM Việt Nam giảm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, giảm
rủi ro tín dụng và do đó tăng khả năng an toàn vốn của ngân hàng. Nợ xấu mà các NHTM Việt
Nam bán cho VAMC có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013-2017. Năm 2013 bình quân mỗi
NHTM bán 1.177,469 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC thì sang năm 2017, con số đó đã lên tới
7.199,00 tỷ đồng. Trong đó, số nợ xấu được bán cho VAMC nhiều nhất phải kể đến là các
NHTM: NHTM Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn và NHTMCP Sài Gòn thương tín.
3.2.5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung bình cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung
bình cao nhất vào các năm 2011-2014 và có xu hướng giảm dần từ năm 2012-2017. Mức trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng, bao gồm trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng riêng theo từng
nhóm nợ. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu việc phân nhóm các khoản nợ, đặc biệt là nợ xấu
chưa phản ánh đúng và do đó không được trích lập dự phòng đầy đủ (Trần Thọ Đạt và Lê Thanh
Tâm, 2016). Điều này, tiềm ẩn những rủi ro đối với các NHTM Việt Nam và gây ra những hâu
quả khó lường. Khi xảy ra rủi ro tín dụng, các NHTM sẽ không có đủ quỹ dự phòng để bù đắp
tổn thất.
3.2.6. Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-
2017. Tỷ lệ thanh khoản trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2012 ở mức trên
20%, đảm bảo theo thông lệ quốc tế Moody’s và CAMELS là trên 20% (Việt Nam không có tiêu
chuẩn cụ thể về tỷ lệ thanh khoản). Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ thanh khoản trung bình
của các NHTM Việt Nam giảm xuống mức dưới 20%, năm 2015, 2016, 2017 tỷ lệ thanh khoản
lần lượt là : 14,39% ; 12,72% ; 14,44% . Đồng thời, nhiều ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản thấp
hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.7. Khả năng sinh lời
ROE trung bình của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 thấp hơn so với tiêu
chuẩn quốc tế về ROE. ROE ở mức thấp cho thấy hoạt động của các NHTM chưa thực sự hiệu
quả đồng thời ảnh hưởng tới khả năng tăng vốn của các NHTM cũng như đe doạ khả năng đảm
bảo an toàn vốn của các NHTM.
3.2.8. Tốc độ tăng trưởng GDP
Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và suy thoái
nền kinh tế 2008-2014. Sang giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu dần phục hồi,
khép lại một chu kỳ kinh tế và mở ra một chu kỳ mới. Tăng trưởng nền kinh tế ở giai đoạn 2015-
2017, mặc dù còn thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng dần cải
13
thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng như
hoạt động ngân hàng.
3.2.9. Lạm phát
So với giai đoạn trước đây thì giai đoạn từ năm 2015 -2017, mức lạm pháp tăng dần ở giới
hạn cho phép, nền kinh tế ổn định và tăng trưởng trở lại, tỷ lệ lạm phát năm 2017 là 4,4%. Mức
lạm phát thấp những năm gần đây đã góp phần vào ổn định tỷ giá, ổn định tài chính tiền tệ. Một
mức lạm phát thấp hơn hoặc cao hơn lạm phát mục tiêu luôn là điều không mong đợi, ảnh hưởng
tiêu cực tới nền kinh tế. Lạm phát tăng sẽ làm giảm giá trị thực của thu nhập và tài sản, giảm cơ
hội đầu tư và khả năng trả nợ và do đó đe dọa khả năng an toàn vốn của NHTM.
3.2.10. Lãi suất
Sau thời gian quyết liệt thực hiện mục tiêu giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất cho vay của
Việt Nam đã đã giảm khoảng 50%, từ 15,79%/năm (năm 2008) xuống khoảng 7.07% (năm
2017). Lãi suất cho vay giảm nhanh trong thời gian từ 2011-2017, mang lợi ích lớn cho doanh
nghiệp, ngân hàng và cả nền kinh tế của Việt Nam. Đối với các ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho
vay thấp giúp họ giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng do doanh nghiệp không trả được nợ vì vay
vốn với lãi suất cao. Với nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay góp phần góp phần hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế và tăng năng lực canh tranh quốc gia.
3.2.11. Tỷ giá hối đoái
Với chính sách điều hành tỷ giá chủ động linh hoạt của NHNN đã giúp cho tỷ giá hối đoái
và thị trường ngoại tệ của Việt Nam dần ổn định, hạn chế rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp.
Thanh khoản của HTNH Việt Nam được cải thiện, lòng tin vào giá trị của đồng Việt Nam được
củng cố, tình trạng đô la hoá giảm mạnh. Điều này góp phần đảm bảo an toàn và lành mạnh trong
hoạt động của HTNH Việt Nam.
3.3. Đánh giá về mức độ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Căn cứ vào thực trạng về an toàn vốn cũng như thực trạng về các nhân tố tác động tới an
toàn vốn của các NHTM Việt Nam, tác giả đưa ra một số ưu điểm và hạn chế về mức độ an toàn
vốn của các NHTM Việt Nam như sau:
3.3.1. Ưu điểm:
Có thể thấy, từ khi NHNN thực hiện tái cấu trúc hệ thống TTCD, cuối năm 2011 đến nay,
hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về đảm bảo an toàn vốn như
sau:
Thứ nhất, các quy định pháp lý về an toàn vốn ngày càng được hoàn thiện theo chuẩn mực
quốc tế (Basel II).
Hiện tại, hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện tính CAR theo Thông tư 36/2014/TT-
NHNN. Thông tư 36 nhìn chung đã đảm bảo các quy định của Basel I và trong thời gian tới sẽ hệ
thống NHTM Việt Nam sẽ thực hiện tính CAR theo Basel II. NHNN đã xây dựng lộ trình thực
hiện Basel II với mục tiêu thực hiện chuẩn mực Basel II đối với toàn bộ HTNH vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, NHNN đã có những chương trình, hành động cụ thể như ban hành các
văn bản pháp luật quy định về CAR đối với các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài –
Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Thông tư 41 đã đưa ra những quy định cơ bản về việc tính CAR
theo Basel II.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam đều vượt mức quy định tối thiểu 9%
14
Qua phân tích thực trạng về an toàn vốn của các NHTM Việt Nam cho thấy, CAR trung
bình của các NHTM Việt Nam đều trên mức an toàn tối thiểu do NHNN đề ra. Như vậy, có thể
thấy, vốn tự có của các NHTM Việt Nam đã đảm bảo hệ số an toàn đối với các tài sản có rủi ro
tín dụng theo quy định. Nhờ đó, giúp các NHTM Việt Nam có thể đối phó với những tổn thất có
thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng
cũng như an toàn đối với người gửi tiền.
Thứ ba, vốn tự có của các ngân hàng ngày càng nâng cao giúp các ngân hàng duy trì CAR
theo yêu cầu khi quy mô tài sản ngày càng gia tăng.
Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng mở rộng về quy mô
vốn tự có cũng như tổng tài sản. Mở rộng quy mô vốn tự có, tổng tài sản giúp các ngân hàng nâng
cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nâng cao mức vốn tự
có giúp các các ngân hàng đảm bảo ổn định, an toàn và lành mạnh trong hoạt động khi quy mô tài
sản ngày càng gia tăng. Bởi vốn tự có và tài sản có, cụ thể tài sản có rủi ro tín dụng ảnh hưởng
trực tiếp tới CAR của các ngân hàng.
3.3.2. Hạn chế
Trong thời gian qua, theo lộ trình thực hiện Basel II mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề
ra, các ngân hàng Việt Nam không ngừng nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trịdần cải
thiện và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Basel II. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn vốn của
các NHTM Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, CAR không đồng đều giữa các loại hình ngân hàng và thấp hơn so với các nước
trong khu vực.
CAR trung bình của các NHTM Việt Nam mặc dù ở mức cao hơn CAR tối thiểu nhưng
không đồng đều giữa các loại hình ngân hàng. Trong đó, các NHTM Nhà nước có CAR thấp hơn
so với các nhóm NHTMCP và NHTM nước ngoài và sát với mức yêu cầu tối thiểu. Bên cạnh đó,
nếu so với các nước trong khu vực thì CAR của các NHTM Việt Nam thấp hơn so với các nước
trong khu vực, và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Thứ hai, CAR của các HTNH Việt Nam hiện tại chưa đảm bảo các tiêu chuẩn của Basel II
trong khi đó các nước phát triển đã thực hiện Basel III.
CAR của HTNH Việt Nam hiện tại được tính theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, mới chỉ
đảm bảo tính CAR theo Basel I. Theo cách tính này thì CAR mới chỉ tính tới rủi ro tín dụng chưa
tính tới rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Cách xác định vốn tự có và tài sản điều chỉnh rủi ro
tín dụng để xác định CAR theo quy định hiện tại vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn Basel II.
Thứ ba, CAR của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm đe dọa khả năng an toàn vốn
của các ngân hàng trong thời gian tới.
Số liệu thực tế cho thấy, CAR của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm. Đặc biệt, theo
đánh giá của NHNN trong thời gian tới khi thực hiện tính CAR theo Basel II thì CAR của các
NHTM còn tiếp tục giảm nếu không có sự điều chỉnh bổ sung về vốn tự có. Thei cách tính CAR
mới (so với cách tính hiện tại) thì: (i) Vốn tự có của ngân hàng sẽ giảm và (ii) tài sản điều chỉnh
rủi ro sẽ tăng lên vì trọng số tính rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn và tính thêm cả rủi ro thị trường và
rủi ro hoạt động.
15
CHƯƠNG 4
KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước cho thấy an toàn vốn của ngân hàng chịu tác động chủ yếu bởi các
quyết định của các ngân hàng cũng như các quy định về an toàn vốn. Tuy nhiên, các nghiên cứu
cũng cho thấy các nhân tố vĩ mô nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng nhất định tới an toàn vốn
của các ngân hàng. Dựa trên các nghiên cứu trước và thực tế tại Việt Nam, tác giả đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu như sau:
Bảng 4.1 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
TT Nội dung giả thuyết Kỳ vọng
về dấu
Cơ sở trích dẫn
H1 Khoản cho vay có tương quan
nghịch với an toàn vốn của các
NHTM.
- Aspal et al (2014); Büyüksalvarci &
Abdioğlu (2011); Bokhari & Ali (2012)
H2 Nợ xấu có tương quan nghịch với
an toàn vốn của các NHTM.
- Ahmad et al. (2008); Gropp & Heider
(2007); Asarkaya & özcan (2007)
H3 Dự phòng rủi ro tín dụng có
tương quan thuận với an toàn vốn
của các NHTM.
+ Ahmad et al (2008); Büyüksalvarci &
Abdioğlu (2011);
H4 Khả năng sinh lời của ngân hàng
có tương quan thuận với an toàn
vốn của các NHTM.
+ Berger et al. (1995); Wong et al.
(2005); Asarkaya & Özcan (2007);
Bokhari & Ali (2012); Büyüksalvarci &
Abdioğlu (2011)
H5 Quy mô ngân hàng có tương
quan nghịch với an toàn vốn của
các NHTM.
- Wong et al. (2005); Alfon et al. (2005);
Asarkaya & özcan (2007);
Büyüksalvarc & Abdioğlu (2011);
H6 Đòn bẩy có tương quan nghịch
với an toàn vốn của các NHTM.
- Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci &
Abdioğlu (2011); Bateni et al. (2014);
H7 Khả năng thanh khoản có tương
quan thuận với an toàn vốn của
các NHTM.
+ Berger & Bouwman (2009); Aspal et al
(2014); Trương Thị Hoài Linh (2016)
H8 Nợ xấu bán cho VAMC có tương
quan thuận với an toàn vốn của
các NHTM.
+
H9 Tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước có
tương quan thuận với an toàn vốn
của các NHTM
+ Wong et al (2005); Asarkaya & özcan
(2007); Dhouibi,R. (2016)
H10 Mức độ sở hữu của chính phủ có
tương quan nghịch với an toàn
vốn của các NHTM
- La Porta et al. (2002); Gerschenkron
(1962); Shleifer và Vishny (1998)
H11 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế có tương quan nghịch với an
- Wong et al (2005); Alfon et al. (2005);
Asarkaya & özcan (2007); Trương Thị
16
TT Nội dung giả thuyết Kỳ vọng
về dấu Cơ sở trích dẫn
toàn vốn của NHTM Hoài Linh (2016);
H12 Lạm phát có tương quan nghịch
với an toàn vốn của NHTM
- Shaddady & Moore (2015); Williams
(2011); Akhter & Daly (2009);
H13 Lãi suất có tương quan nghịch
với an toàn vốn của NHTM
- Demirguç-Kunt & Detragiache (1998);
Shaddady & Moore (2015); Williams
(2011)
H14 Tỷ giá hối đoái có tương quan
nghịch với an toàn vốn của
NHTM
- Williams (2011); Shaddady & Moore
(2015)
H15 Mức độ an toàn vốn toàn ngành
có tương quan thuận với an toàn
vốn của NHTM
+ Asarkaya & özcan (2007) Mohamed
Romdhane (2012); Alfon et al (2004);
H16 Áp lực của các quy định có
tương quan thuận với an toàn vốn
của các NHTM
+ Kleff & Weber (2003); Wong et al.
(2005); Asarkaya & özcan (2007);
Giả thuyết H1: Khoản cho vay có tương quan nghịch với an toàn vốn của NHTM.
Tác động của khoản cho vay tới an toàn vốn của ngân hàng được xem xét thông qua tỷ
trọng cho vay trong tổng tài sản. Khi tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản tăng cũng đồng nghĩa với
rủi ro tăng lên. Một tỷ lệ cho vay thấp hơn cho thấy ngân hàng đầu tư ít hơn vào khoản cho vay
do đó ít rủi ro hơn (Bikker và Metzemakers, 2007). Như vậy, khoản cho vay có thể có mối tương
quan nghịch với an toàn vốn.
Giả thuyết H2: Nợ xấu có tương quan nghịch với an toàn vốn của NHTM.
Tỷ lệ nợ xấu cao, chất lượng của các khoản cho vay thấp sẽ làm tăng mức độ rủi ro tín
dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy sẽ gây ra những tổn thất cho ngân hàng đồng thời đe doạ sự an toàn
đối với người gửi tiền. Như vậy, nợ xấu có thể có mối quan hệ tỷ tương quan nghịch với an toàn
vốn của NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H3: Dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan thuận với an toàn vốn của NHTM.
Dự phòng rủi ro được đo lường thông qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro
tín dụng phản ánh khả năng bù đắp những khoản lỗ ước tính trong hoạt động tín dụng của các
NHTM. Tỷ lệ dự phòng trên tổng cho vay càng cao thì khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro
càng lớn, qua đó tăng khả năng đảm bảo an toàn cho các NHTM. Như vậy, dự phòng rủi ro tín
dụng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với an toàn vốn các ngân hàng.
Giả thuyết H4: Khả năng sinh lời của ngân hàng có tương quan thuận với an toàn vốn của
NHTM.
Khả năng sinh lời ảnh hưởng khả năng tăng vốn của các ngân hàng. Với các NHTM có
khả năng sinh lời tốt sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng vốn thông qua giữ lại lợi nhuận để
tái đầu tư. Bên cạnh đó, khi ngân hàng giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì các cổ đông sẽ yêu cầu
tỷ suất sinh lời ở mức cao hơn. Chính vì vậy, khả năng sinh lời của ngân hàng (đo lường thông
qua chỉ tiêu ROE) có mối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_nhan_to_tac_dong_toi_an_toan_von_cua_cac.pdf