Ngoài ra, cũng còn một số quy định của pháp luật chưa thật sự phù
hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội. BLHS 2015 được ban hành đã
phần nào khắc phục được một số hạn chế của BLHS năm 1999, nhưng chưa
hoàn toàn đầy đủ và phù hợp, quá trình nghiên cứu đã thấy bộc lộ nhiều
nhiều hạn chế, vướng mắc trong các quy định về nhóm các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình, một số quy định, hướng dẫn còn chồng chéo,
mâu thuẩn nhau.
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhóm các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình, cũng như nghiên cứu một số vụ án cụ thể về cá tội
phạm này để đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về nhóm các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, luận án đã đưa ra một số kiến nghị
góp phần bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các
tội này, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật hình sự, kiến nghị về hướng dẫn
áp dụng pháp luật hình sự, kiến nghị về tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự và một số giải pháp khác về nâng cao trình độ, năng lực của các cán
bộ áp dụng pháp luật cũng như nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, hy vọng những vấn đề nghiên cứu trên sớm được ứng
dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng đúng đắn các quy định về nhóm tội phạm
này trên cơ sở khoa học và mang tính hiệu quả cao.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
7. Kết cấu của luận án :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp hình sự về các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Chương 3: Thực tiển áp dụng quy định pháp luật các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng đúng các
quy định pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình tại Tp.HCM.
Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham
khảo.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, mỗi công trình
nghiên cứu, đều có ý nghĩa đóng góp vào quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng, đồng thời góp phần tích
cực trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, tác giả luận án đã có
lựa chọn một số công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài để tham
khảo về tình hình nghiên cứu như sau :
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1. Những công trình nghiên cứu vấn đề về nhận thức lý
luận, các quy định chung các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
ở trong nước
1.1.2. Những công trình nghiên cứu các vấn đề về thực tiển áp
dụng pháp luật, các giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật
đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
1.2.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và quy định
chung các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài
1.2.2. Những công trình nghiên cứu các vấn đề về thực tiển áp dụng
pháp luật đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở nước
ngoài
7
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu trong luận án :
Qua nghiên cứu các công trình khoa học về các tội xâm chế độ hôn
nhân và gia đình ở trong nước cũng như ở một số quốc gia trên thế giới, tác
giả luận án đã ghi nhận, tiếp thu, chọn lọc và có những đánh giá, nhận xét
như sau:
1.3.1. Những vấn đề đã thống nhất
1.3.2. Những vấn đề còn tranh luận
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy có sự khác nhau về quan điểm cũng
như cách tiếp cận nghiên cứu đối với những vấn đề cụ thể trong các đề tài,
như nội dung nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, chiều sâu nghiên cứu .. Các
nhà nghiên cứu cũng có sự nhận thức khác nhau về cùng một vấn đề mà họ
quan tâm nghiên cứu, nên việc nhìn nhận cùng một vấn đề có những luận
điểm không thống nhất là do có những hướng nghiên cứu không giống nhau
mà tác giả luận án nhận thấy như sau:
Các công trình trên chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận về cơ sở
của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ
luật hình sự ở Việt Nam qua các thời kỳ, có công trình nghiên cứu xác định
cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
trong Bộ luật hình sự ở Việt Nam xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân kinh tế,
có công trình nghiên cứu xác định cơ sở của việc quy định các tội trên xuất
phát chủ yếu từ truyền thống, đạo đức, tập quán hoặc do từ thể chế chính trị
v.v
Những phân tích, đối chiếu, so sánh của pháp luật hình sự nhiều công
trình vẫn còn ý kiến khác nhau về đối tượng, về chủ thể, khách thể, mặt
khách quan, mặt chủ quan v.v, có quan điểm khi nghiên cứu cho rằng
hành vi của một người đã có vợ có chồng quan hệ với người khác như vợ
chồng là vi phạm pháp luật, nhưng cũng có quan điểm nghiên cứu cho rằng
người khác vừa nêu là người đồng giới hay là người khác giới, vì thực tế
8
hiện nay xã hội đã có không ít người đồng giới đang có quan hệ và chung
sống với nhau như vợ chồng, do đó việc hệ thống toàn cảnh những quy định
về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam chưa đầy đủ
và chuẩn xác.
Chưa có công trình nào nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình theo pháp luật Việt nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
đây là địa phương dân số đông, đa dạng, là trung tâm của cả nước về kinh
tế, văn hóa và cũng là nơi có số lượng vụ án xét xử cao ở Việt Nam, để từ
đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật mang tính chất rộng rãi.
Các công trình khoa học nghiên cứu nêu trên mặc dù đã đưa ra những
kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình, nhưng nhiều giải pháp, kiến nghị còn
mang tính nhất thời, khập khiễng, thiếu hệ thống, hoặc không tập trung, thậm
chí còn mâu thuẫn, trái ngược nhau, chưa có sự thống nhất trong việc xây
dựng mô hình pháp lý cho các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
1.3.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong luận án :
Một mặt luận án sẽ tiếp thu những ưu điểm của các công trình nghiên
cứu đã nêu, mặt khác sẽ làm rõ những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc
đã được nghiên cứu nhưng ở mức độ chưa đầy đủ, trên cơ sở xác định đề tài
luận án thuộc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, trên cơ sở kết
quả tổng quan tình hình nghiên cứu, trên cơ sở những điểm đã thống nhất
cũng như còn tranh luận trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học, trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, tác giả luận án xác định những vấn đề kế thừa và tiếp tục
nghiên cứu như sau:
Qua tổng hợp, tiếp thu những vấn đề lý luận của pháp luật hình sự,
các quan hệ về hôn nhân và gia đình, tác giả luận án sẽ hệ thống những
vấn đề mang tính lý luận khoa học về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình, làm rõ những ảnh hưởng về các điều kiện như kinh tế, văn
9
hóa, đạo đức, xã hội v.v.. từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến nhận thức của
con người về quan hệ hôn nhân và gia đình, về chế độ hôn nhân và gia đình,
từ đó thấy được hướng phát triển của những quan hệ xã hội này.
Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam từng giai
đoạn lịch sử xã hội, tác giả luận án sẽ xây dựng bức tranh tương đối tổng
thể về cơ chế pháp lý ở Việt Nam trong bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình,
từ đó nhận thức những giá trị được kế thừa trong lịch sử lập pháp hình sự
trong việc bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ chế độ hôn nhân
và gia đình.
Qua nghiên cứu các số liệu về tình hình xét xử các vụ án xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân hai cấp ở Thành phố Hồ
Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2019, tác giả luận
án sẽ đánh giá quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình, từ đó xác định, phân tích những nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề nêu trên, tác giả luận án sẽ đề
xuất một số biện pháp để góp phần bảo đảm áp dụng đúng các quy định của
pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quan hệ hôn nhân và gia đình có vai trò rất quan trọng đời sống của xã
hội, nó là nền tảng để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, vì mỗi cá thể là
thành viên trong gia đình cũng là thành viên của xã hội, hay nói cách khác
mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình là một
phần của tế bào, do vậy các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc
bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bằng cách đặt ra những quy định bằng
nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó quy định phổ biến và hiệu
quả nhất những hành vi gây nguy hiểm cho quan hệ trên là bằng hình thức
xử lý hình sự.
10
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên
cứu những vấn đề liên quan đến các tội xâm phạm đến các quan hệ về hôn
nhân và gia đình, các quan hệ đối với người chưa thành niên trên nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau như: Luật học, Xã hội học, Tâm lý học, Tội phạm
học v.v.., những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã có những đóng
góp to lớn vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và có ý nghĩa rất to lớn
cho thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Ở Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm bảo vệ
từ các giai đoạn lịch sử xa xưa, nếu giai đoạn phong kiến nhận thức về quy
định và áp dụng pháp luật trong xử lý đối với các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình mang tính chất đàn áp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp phong
kiến, thể hiện mối quan hệ mang tính bất bình đẳng thì thời kỳ hiện đại
ngày nay việc nhận thức, quy định và áp dụng pháp luật trong xử lý đối với
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình mang ý nghĩa tiến bộ, nhân
đạo, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục.
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các tội xâm phạm
đến các quan hệ về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, nhưng đa số những
công trình thể hiện ở những tội danh riêng lẻ hoặc thiếu tính toàn diện và
tổng thể, chưa có cập nhật tương đối hệ thống những vấn đề lý luận về chế
độ hôn nhân và gia đình.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như những công
trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài của luận án, dù có
những vấn đề đã thống nhất, hay những vấn đề còn đang tranh luận hoặc
những hạn chế, những nội dung chưa được giải quyết triệt để, nhưng các
công trình trên là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để tác giả nghiên cứu, tiếp
cận và tiếp thu những thành quả tích cực để đưa vào luận án, góp phần quan
trọng vào sự thành công của luận án.
11
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ
VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, cơ sở và ý nghĩa của việc quy
định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
2.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình theo Bộ luật Hình sự Việt Nam
2.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
2.1.2.2. Mặt khách quan các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình
2.1.2.3. Chủ thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
2.1.2.4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình
2.1.2.5. So sánh một số tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình với
các tội phạm khác có liên quan.
2.1.2.6. Chế tài hình phạt đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình theo Bộ luật hình sự năm 2015
Chế tài hình phạt đối với nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
2.1.3. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam
2.1.3.1. Cơ sơ lý luận
2.1.3.2. Cơ sở thực tiển
2.1.3.3. Cơ sở Chính trị - Pháp lý
2.1.3.4. Cơ sở Kinh tế
2.1.3.5. Cơ sở Đạo đức
2.1.3.6. Cơ sở Tâm lý, Văn hóa, Truyền thống
2.1.4. Ý nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam
12
2.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ trước khi ban hành Bộ luật Hình
sự năm 2015
2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng tám năm 1945
Thời kỳ xã hội phong kiến
Thời kỳ Pháp thuộc
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm 1985 có
hiệu lực
2.2.3. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến Bộ
luật hình sự năm 1999 có hiệu lực
2.3. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật
hình sự của một số quốc gia trên thế giới:
2.3.1. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật
hình sự Cộng hòa Liên bang Nga
2.3.2. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật
hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
2.3.3. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật
hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
2.3.4. Những điểm tương đồng, những điểm khác và những vấn đề
được rút ra từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật hình sự ở nước ngoài,
đặt ra cho việc hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
theo pháp luật hình sự Việt Nam
2.3.4.1. Những điểm tương đồng so với BLHS Việt Nam
2.3.4.2. Những điểm khác so với BLHS Việt Nam
2.3.4.3. Những vấn đề được rút ra từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật
hình sự ở nước ngoài, đặt ra cho việc hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam
13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Vấn đề HN&GĐ là một phạm trù triết học có nguồn gốc từ tự nhiên và
xã hội, quá trình phát triển xã hội, thông qua thực tiễn lao động, sáng tạo và
tư duy, năng lực của con người ngày càng hoàn thiện, tính chất tự nhiên này
đã tồn tại trong lịch sử phát triển của loài người với tư cách là động lực phát
triển của xã hội [18]. Khi xã hội phân chia giai cấp, thông qua nhà nước giai
cấp thống trị đã dùng các chính sách và pháp luật để điều chỉnh, can thiệp
vào quá trình phát triển các quan hệ hôn nhân và gia đình theo hướng tiến
bộ, phù hợp với quy luật tự nhiên và bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị
bằng các biện pháp cưỡng chế, chế độ hôn nhân và gia đình đã ra đời từ đó
[156]. Chế độ HN&GĐ có vai trò tái sản xuất ra đời sống thể chất và tinh
thần của con người, là cơ sở nền tảng của mỗi quốc gia, là tế bào của xã hội
giúp cho những công dân được hình thành, sinh trưởng và phát triển, là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công dân, đồng thời
bảo đảm sự phát triển bền vững cho xã hội [33].
Trên cơ sở các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
thì các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được định nghĩa là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người không ở trong
tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý,
xâm phạm đến toàn bộ những quy định của pháp luật về chế độ kết hôn, ly
hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các
thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi,
giám hộ, quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên
quan đến HN&GĐ.
Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ ở Việt Nam qua các thời kỳ đã thể hiện từ thực tế cuộc sống xã
hội, các chính sách pháp luật hình sự về các tội này đã được hoạch định làm
cơ sở cho việc ban hành các quy định trong Bộ luật hình sự nhằm bảo vệ
các quan hệ xã hội này tránh bị xâm hại.
14
Mỗi quốc gia trên thế giới có khác nhau về điều kiện địa lý, vị trí, dân
số, kinh tế, tập quán, truyền thống, nên việc quy định các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình cũng khác nhau, do dựa trên các cơ sở về chính trị,
xã hội, kinh tế, đạo đức, tình cảm, văn hóa, truyền thống của quốc gia để
ban hành các quy định pháp luật, do đó Bộ luật hình sự của mỗi quốc gia
luôn có sự tương đồng và khác biệt nhau, mang lại một số kinh nghiệm lập
pháp để điều chỉnh, bảo chế độ HN&GĐ ở Việt Nam. Nội dung của chương
này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ, nhằm tạo tiền đề cho việc phân tích những dấu hiệu pháp lý
chung và phân loại nhóm các tội phạm này theo quy định của BLHS, đánh
giá về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC TỘI
XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ sự điều chỉnh căn bản trong chính sách hình sự giai đoạn này, Bộ
luật hình sự năm 2015 quy định đối với 7 tội danh trong chương các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ, với những chính sách hình sự phù hợp, việc ban
hành BLHS năm 2015 đã giúp cho các quy định của luật sớm đi vào cuộc
sống, phát huy vai trò là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc bảo vệ
an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an
toàn, trật tự xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và
thúc đẩy nền kinh tế thị trường và tăng cường hội nhập quốc tế.
3.1. Những điểm kế thừa và những điểm khác trong quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999
3.1.1. Khái quát chung
15
3.1.2. Những điểm kế thừa của Bộ luật Hình sự năm 2015 từ Bộ luật
Hình sự năm 1999 theo các dấu hiệu cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm : Mặt khách quan của tội phạm ; Chủ thể của
tội phạm ; Mặt chủ quan của tội phạm.
3.1.3. Những điểm khác trong quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015 so với Bộ luật Hình sự năm 1999
3.1.4. Tình hình xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình tại Thành phố Hồ chí Minh
Qua thống kê trong thời gian 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 thì
số liệu những vụ án đưa ra xét xử về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ do
Tòa án nhân dân hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, như sau :
Xét xử sơ thẩm tại các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện số lượng 34
vụ án, với 44 bị cáo; Xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh số lượng 4 vụ án, với 4 bị cáo; Xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh số lượng 11 vụ án, với 11 bị cáo;
Theo các số liệu thống kê nêu trên, qua nghiên cứu thì thấy số lượng vụ án về
xâm phạm chế độ HN&GĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm không nhiều và
không đều nhau, cụ thể sau:
3.1.4.1. Đối với “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ”
theo Điều 146 BLHS năm 1999 và “Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện” và theo Điều 181 BLHS năm 2015
3.1.4.2. Đối với “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều
147 BLHS năm 1999 và “Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng” theo Điều
182 BLHS năm 2015
3.1.4.3. Đối với “Tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn” theo Điều 148 BLHS
năm 1999 và “Tội tổ chức tảo hôn” theo Điều 183 BLHS năm 2015
3.1.4.4. Đối với “Đăng ký kết hôn trái pháp luật” theo Điều 149 BLHS
năm 1999 và chuyển hóa thành “Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật” theo Điều
16
336 chương: XXII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” BLHS năm
2015.
3.1.4.5. Đối với “Tội loạn luân” theo điều 150 BLHS năm 1999 và
“Tội loạn luân” theo Điều 184 BLHS năm 2015:
3.1.4.6. Đối với “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu” theo điều 151 BLHS năm 1999 và “Tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình” theo điều 185 BLHS năm 2015
3.1.4.7. Đối với “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”
theo Điều 152 BLHS năm 1999 và “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ
cấp dưỡng” theo Điều 186 BLHS năm 2015
3.1.4.8. Đối với “Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”
theo Điều 187 BLHS năm 2015:
3.2. Thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Thực tiễn định tội danh “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện tiến bộ” theo Điều 146 BLHS năm 1999 và “Tội cưỡng ép
kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự
nguyện” theo Điều 181 BLHS năm 2015.
3.2.2. Định tội danh, đối với “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”
theo Điều 147 BLHS năm 1999 và Điều 182 BLHS năm 2015
3.2.3. Đối với “Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn” theo Điều 148 Bộ luật hình
sự năm 1999 và “Tội tổ chức tảo hôn” theo Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015
3.2.4. Đối với “Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật” theo Điều 149 BLHS
năm 1999 và BLHS năm 2015 chuyển hóa thành “Tội đăng ký hộ tịch trái pháp
luật” theo Điều 336 chương: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”
3.2.5. Đối với “Tội loạn luân” theo Điều 150 BLHS năm 1999 và theo
Điều 184 BLHS năm 2015
17
3.2.6. Đối với “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” theo Điều 151 BLHS năm
1999 và “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu
hoặc người có công nuôi dưỡng mình” theo Điều 185 BLHS năm 2015
3.2.7. Đối với “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” theo
Điều 152 BLHS năm 1999 và theo Điều 186 BLHS năm 2015
3.2.8. Đối với tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”
theo Điều 187 BLHS năm 2015
Đây là tội danh mới được bổ sung vào Bộ luật Hình sự năm 2015, đến
nay chưa có điều tra, truy tố, xét xử vụ nào tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
được quy định trong BLHS, hình phạt không chỉ trừng trị người phạm tội
mà còn giáo dục họ ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống,
ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và
đấu tranh chống tội phạm [9, Điều 30]. Quyết định hình phạt là một trong
những biện pháp để đưa BLHS vào cuộc sống xã hội, ngoài ra còn góp phần
vào việc thực hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta,
quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản của quá trình áp
dụng hình phạt [9, Điều 31].
Chính sách hình sự của nhà nước đối với các tội phạm này chủ yếu là
nhằm giáo dục, thuyết phục, đồng thời có sự phân hóa trách nhiệm hình sự
tương đối rõ với từng loại hành vi cụ thể, trong 7 tội danh của Chương xâm
phạm chế độ HN&GĐ thì có 4 tội phạm là ít nghiêm trọng, mức cao nhất
của khung hình phạt là đến 3 năm tù, còn 3 tội danh còn lại là Tội loạn
luân, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình, Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại là có mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 5 năm tù. Vì
18
vậy việc áp dụng đối với những người phạm các tội này đa số là các biện
pháp không tước tự do hoặc tước tự do nhưng không quá 5 năm.
3.4. Những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Số lượng các vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình có tính chất bạo lực được xét xử hình sự còn rất hạn chế, nó
không phù hợp với thực trạng và thống kê xã hội học về bạo lực gia đình.
Có những tội danh suốt thời gian dài không có xét xử như Tội tổ chức
tảo hôn, Tội tảo hôn theo Điều 148 của BLHS năm 1999, mặt dù có thể
hành vi này đang diễn ra hàng ngày ở nhiều địa phương, nhất là ở những
vùng dân tộc ít người ở các vùng nông thôn, bản làng xa xôi.
3.5. Nguyên nhân của những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn xét
xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
3.5.1. Về những nguyên nhân khách quan:
3.5.2. Về những nguyên nhân chủ quan
KẾT LUẠN CHƯƠNG 3
Thực tế, qua những trường hợp ở các bản án đã nên trên cho thấy trong
hoạt động truy tố vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót trong nhận thức đối với các
quy định pháp luật, nhận thức đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội và nhận thức trong quá trình định tội danh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả
truy tố, kết quả của việc ban hành Cáo trạng theo luật định.
Đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân: Xét xử vụ án hình sự
là giai đoạn tố tụng độc lập và quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình
sự, mà trong đó Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự tiến hành: 1) áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc
xét xử, 2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về
thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân
chủ của hai bên (buộc tội và bào chữa) phán xét về vấn đề tính chất tội
19
phạm (hay không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo (hoặc xét xử vụ
án theo thủ tục phúc thẩm - nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên
và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc kiểm tra
tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp
luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm - nếu bản án hay quyết định đó
bị kháng nghị) và cuối cùng, tuyên bản án (quyết định) của Tòa án có hiệu
lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách công
minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.
Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ
sơ vụ án hình sự do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án
hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tuy nhiên, như những trường hợp ở các bản án đã nên trên cho thấy
trong hoạt động xét xử vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót trong nhận thức đối
với các quy định pháp luật, nhận thức đối với những hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội và nhận thức trong quá trình định tội danh và quyết định hình
phạt, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xét xử, kết quả của việc ban hành Bản
án, Quyết định theo luật định.
20
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG
ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM
PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_toi_xam_pham_che_do_hon_nhan_va_gia_dinh.pdf