Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam

Bài học đối với phát triển logistics ngược trong CCƯ SP nhựa VN

- Những bài học thành công có thể vận dụng cho chuỗi cung ứng nhựa Việt Nam, bao gồm: (1) Ba bài học về tổ chức logistics ngược: gồm Mở rộng mạng lưới logistics ngược; Hình thành liên minh giữa các nhà sản xuất để phát triển mạng lưới logistics ngượ; Thúc đẩy các thành viên khác trong chuỗi cung ứng không phải nhà sản xuất tham gia tích cực hơn vào hệ thống logistics ngược. (2) Hai bài học về phát triển các dòng và các hoạt động logistics ngược: Tăng cường sự tích hợp giữa dòng logistics ngược và xuôi; Ưu tiên phát triển các hoạt động xử lý sản phẩm và chất thải nhựa có thể thu hồi được giá trị lớn nhất. Bên cạnh đó, phần này cũng chỉ ra các điều kiện để vận dụng thành công các bài học trên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, bao gồm: (1) Phát triển logistics ngược dựa trên nguyên tắc trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; (2) Xây dựng và ban hành khung pháp lý để quản lý chặt chẽ từng dòng sản phẩm loại bỏ; (3) Thúc đẩy hoạt động tuyên tryền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của logistics ngược.

- Những bài học thất bại mà chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam cần tránh, bao gồm: (1) Chi phí vận hành hệ thống logistics ngược quá cao; (2) Các biện pháp khuyến khích tài chính không phù hợp; (3) Sự chồng chéo trong quản lý, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tư nhân, sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và phương tiện, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường thứ cấp và thị trường của nhà thu gom, tái chế phi chính thức.

 

docx24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
stics ngược và vị trí của logistics ngược trong các chuỗi cung ứng sản phẩm, tác giả đề xuất khái niệm nền tảng trong nghiên cứu của luận án như sau: “Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là hoạt động logistics nhằm quản lý dòng vận động ngược chiều của các đối tượng vật chất được gửi từ một thành viên tới thành viên bất kỳ đứng trước nó trong chuỗi cung ứng nhằm khôi phục lại giá trị sản phẩm và giảm lượng chất thải phải xử lý.” Khái niệm logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm do luận án đề xuất nhấn mạnh vào một số nội dung như sau: (1) Đối tượng vật chất của dòng logistics ngược khá đa dạng (gọi chung là “sản phẩm thu hồi”), bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu; chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm không đáp ứng yêu cầu, cần khắc phục, sửa chữa hoặc không còn giá trị phải thải bỏ; bao bì hàng hoá. (2) Phạm vi của dòng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm chỉ bắt đầu từ nhà bán lẻ quay trở về nhà phân phối, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp do người tiêu dùng cuối cùng không được xem là thành viên của chuỗi cung ứng. (3) Mục tiêu của logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là khôi phục lại nhiều nhất có thể các giá trị kinh tế - môi trường của sản phẩm và giảm xuống mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý; từ đó giúp các thành viên trong chuỗi cung ứng đạt được mục tiêu giảm chi phí, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vai trò của logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Vai trò của logistics ngược đối với toàn chuỗi cung ứng sản phẩm Khi logistics ngược ra đời, các chuỗi cung ứng truyền thống vốn chỉ bao gồm dòng xuôi đã phát triển thành các chuỗi cung ứng vòng kín (Closed-loop Supply Chain - CLSC). Chuỗi cung ứng vòng kín đưa ra các nỗ lực phối hợp hoạt động theo chiều xuôi và chiều ngược của sản phẩm, nhờ đó đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đồng thời với mục tiêu hiệu quả và hiệu suất trong các chuỗi cung ứng. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của logistics ngược đã thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng ngược; từ đó kết hợp với chuỗi cung ứng truyền thống để tạo ra chuỗi cung ứng vòng kín với nhiều ưu thế vượt trội. Vai trò của logistics ngược đối với DN thành viên trong CCƯ sản phẩm Logistics ngược mang lại cho các chuỗi cung ứng thêm nhiều lợi ích và ưu thế vượt trội. Do đó, với tư cách là các thành viên trong chuỗi cung ứng, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể: (1) Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi; (2) Thoả mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng; (3) Giúp tiết kiệm chi phí; (4) Tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Những đặc điểm cơ bản của logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Trong tương quan so sánh với logistics xuôi, logistics ngược có bảy đặc trưng cơ bản như sau: (1) Hoạt động theo cơ chế đẩy; (2) Dòng di chuyển hội tụ; (3) Không quá ưu tiên về tốc độ; (4) Khó khăn trong dự báo; (5) Chất lượng và giá trị của sản phẩm thu hồi không đồng nhất; (6) Quá trình logistics ngược phức tạp & có sự tham gia nhiều thành viên không xuất hiện trong dòng logistics xuôi; (7) Chi phí logistics ngược khó dự báo và thường cao hơn. PHÁT TRIỂN LOGISTICS NGƯỢC TRONG CCƯ SẢN PHẨM Khái niệm phát triển logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Luận án đưa ra như sau: “Phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là sự hoàn thiện về tổ chức logistics ngược giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng và gia tăng các dòng và các hoạt động logistics ngược nhằm tối ưu hoá quá trình vận động ngược chiều của các đối tượng vật chất được gửi từ một thành viên tới thành viên bất kỳ đứng trước nó trong chuỗi cung ứng”. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nội hàm “Phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm” bao gồm ba vấn đề cơ bản như sau: (1) Phát triển tổ chức logistics ngược: tại từng doanh nghiệp thành viên trong chuỗi cũng như tổ chức logistics ngược trong toàn chuỗi trên cơ sở tăng cường sự cộng tác giữa các thành viên đối với logistics ngược. (2) Phát triển các dòng logistics ngược: Đa dạng hoá các dòng logistics ngược cho các đối tượng vật chất khác nhau; chuyển từ việc triển khai bị động dòng logistics ngược để thu hồi sản phẩm không đáp ứng yêu cầu khách hàng lên chủ động triển khai các dòng logistics ngược cho cả phụ phẩm, phế phẩm của quá trình sản xuất; sản phẩm kết thúc sử dụng, bao bì sản phẩm (3) Phát triển các hoạt động logistics ngược: Gia tăng triển khai các hoạt động logistics ngược có khả năng phục hồi giá trị sản phẩm ở mức cao nhất; cụ thể là hạn chế các hoạt động chôn lấp, thiêu huỷ mà tăng cường tái sử dụng, tái chế. Nội dung phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Phát triển tổ chức logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Khái niệm tổ chức logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Luận án đề xuất khái niệm tổ chức logistics ngược như sau: “Tổ chức logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là quá trình thiết kế bộ máy, sắp xếp bố trí và sử dụng các nguồn lực của chuỗi cung ứng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược logistics ngược của các doanh nghiệp thành viên cũng như của toàn chuỗi cung ứng trong từng thời kỳ.” Phương án tổ chức logistics ngược tại các DN trong CCƯ sản phẩm Các phương án tổ chức logistics ngược tại DN: Tổ chức logistics ngược tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm có thể được thực hiện theo 2 phương án, đó là: (1) Tự tổ chức logistics ngược là việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tự triển khai hoạt động logistics ngược; (2) Thuê ngoài logistics ngược là việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình logistics ngược. Xu hướng hiện nay là sự gia tăng và đa dạng hóa trong thuê ngoài hoạt động logistics ngược. Căn cứ lựa chọn phương án tổ chức logistics ngược tại doanh nghiệp: Mỗi phương án tổ chức logistics ngược đều có những lợi ích và rủi ro nhất định. Vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương án tổ chức logistics ngược, bao gồm: (1) Đặc điểm sản phẩm thu hồi; (2) Khối lượng và tính liên tục của thu hồi; (3) Năng lực cạnh tranh cốt lõi; (3) Chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp; (4) Sự phức tạp và tính không chắc chắn của dòng logistics (5) Xu hướng hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Phương án tổ chức logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Mô hình tổ chức kênh thu hồi trong chuỗi cung ứng sản phẩm: Hầu hết các quan điểm hiện nay cho rằng, nhà sản xuất là người có trách nhiệm chính và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động logistics ngược. Do đó, quyết định quan trọng đầu tiên khi tổ chức logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là lựa chọn mô hình tổ chức kênh thu hồi để hoàn trả sản phẩm cho nhà sản xuất. Có 3 mô hình tổ chức kênh thu hồi điển hình như sau: (1) Nhà sản xuất thu hồi trực tiếp từ người tiêu dùng; (2) Thu hồi thông qua nhà bán lẻ; (3) Thu hồi thông qua bên thứ ba. Mô hình tổ chức xử lý sản phẩm thu hồi: Các nghiên cứu gần đây chia mạng lưới logistics ngược thành hai mô hình: (1) Mô hình tổ chức logistics ngược tập trung: hình thành một trung tâm thu hồi và xử lý tập trung của cả mạng lưới nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô từ đó giảm chi phí logistics ngược; (2) Mô hình tổ chức logistics ngược phân cấp: các cơ sở thu gom đầu tiên sẽ tiến hành ngay việc kiểm tra, đánh giá, phân loại sản phẩm thu hồi thay vì đưa về trung tâm xử lý tập trung duy nhất và sau đó chuyển sản phẩm thu hồi đến các điểm xử lý phù hợp nhằm đạt được lợi thế về thời gian. Phát triển các dòng và các hoạt động logistics ngược trong CCƯ SP Phát triển các dòng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Mỗi dòng logistics ngược được gắn với một đối tượng vật chất nhất định. Trong chuỗi cung ứng sản phẩm có 5 dòng logistics ngược phổ biến sau: (1) Dòng logistics ngược cho sản phẩm kết thúc sử dụng; (2) Dòng logistics ngược thương mại là dòng thu hồi giữa bất kỳ hai thành viên nào trong chuỗi cung ứng có giao dịch kinh doanh trực tiếp; (3) Dòng logistics ngược cho sản phẩm bảo hành thường đề cập đến dòng thu hồi sản phẩm lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng của khách hàng; (4) Dòng logistics ngược cho phế phẩm và phụ phẩm của quá trình sản xuất; (5) Dòng logistics ngược cho bao bì. Phát triển các hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm Hoạt động logistics ngược diễn ra trong các dòng logistics ngược. Do đó, việc triển khai các hoạt động logistics ngược sẽ tác động rất lớn đến sự vận hành của các dòng logistics ngược. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có bốn hoạt động logistics ngược chính như sau: (1) Tập hợp; (2) Kiểm tra, phân loại; (3) Xử lý và (4) Phân phối lại. Đánh giá sự phát triển logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Các cấp độ phát triển logistics ngược trong chuỗi cung sản phẩm Nghiên cứu này sử dụng “Mô hình trưởng thành logistics ngược” (Reverse Logistics Maturity Model – RLMM) do Đại học Craneld và Tập đoàn Deutsche Post DHL hợp tác với các công ty thành viên CE100 xây dựng. Mô hình RLMM chỉ ra 5 cấp độ phát triển của logistics ngược, đó là: (1) Logistics ngược phi chính thức; (2) Dự án logistics ngược; (3) logistics ngược tiêu chuẩn hoá; (4) Logistics ngược được lượng hoá và (4) logistics ngược tối ưu. Tiêu thức đánh giá sự phát triển của logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Trên cơ sở đặc trưng của các cấp độ phát triển logistics ngược trình bày trong Mô hình RLMM và kết quả phỏng vấn chuyên sâu trong quá trình điều tra sơ cấp, tác giả đã phát triển các chỉ tiêu đo lường, đánh giá sự phát triển của logistics ngược trong các chuỗi cung ứng sản phẩm trên các khía cạnh sau: Tiêu thức đánh giá sự phát triển về tổ chức logistics ngược: Về tổ chức logistics ngược trong toàn chuỗi cung ứng được đánh giá trên hai khía cạnh: (1) tổ chức quản lý (chính thức và phi chính thức) và (2) tổ chức mạng lưới (cấu trúc mạng lưới, mức độ cộng tác giữa các thành viên). Tổ chức logistics ngược tại doanh nghiệp thành viên được đánh giá dưới hai hình thức: (1) Tự tổ chức và (2) Thuê ngoài. Tiêu thức đánh giá quá trình triển khai dòng và hoạt động logistics ngược: (1) Cơ cấu các đối tượng phải thu hồi trong dòng logistics ngược; (2) khối lượng và tỷ lệ sản phẩm phải thu hồi và xử lý; (3) tỷ trọng các biện pháp xử lý đối với sản phẩm thu hồi. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics ngược trong CCƯ SP Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã tổng hợp được 3 nhóm yếu tố có tác động đến phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm, bao gồm: (1) Nhóm yếu tố môi trường (Luật liên quan đến môi trường, chính sách tài chính, chứng nhận quan lý môi trường, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; Toàn cầu hoá và vấn đề ô nhiễm môi trường; Công nghệ thông tin). (2) Nhóm yếu tố thị trường (Nhận thức và nhu cầu của khách hàng; Chuỗi cung ứng cạnh tranh); (3) Nhóm yếu tố thuộc về chuỗi cung ứng (Mức độ cộng tác giữa các thành viên; Sự ủng hộ của quản lý cấp cao, chính sách của doanh nghiệp, sự tích hợp chéo giữa các bộ phận chức năng, nguồn lực hiện tại cho logistics ngược) BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM Kinh nghiệm phát triển logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được, luận án tập trung phân tích kinh nghiệm phát triển logistics ngược cho trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa (thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án) và sản phẩm điện tử (là sản phẩm được cấu tạo từ nhiều chi tiết nhựa). Đồng thời, bối cảnh nghiên cứu được lựa chọn ở 3 nhóm quốc gia, bao gồm: (1) Nhóm các nước phát triển đi đầu trong ứng dụng logistics ngược tại Châu Âu; (2) Nhóm các nước phát triển ở khu vực châu Á, chuyển giao các mô hình logistics ngược từ Châu Âu nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. (3) Nhóm các quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan. Bài học đối với phát triển logistics ngược trong CCƯ SP nhựa VN Những bài học thành công có thể vận dụng cho chuỗi cung ứng nhựa Việt Nam, bao gồm: (1) Ba bài học về tổ chức logistics ngược: gồm Mở rộng mạng lưới logistics ngược; Hình thành liên minh giữa các nhà sản xuất để phát triển mạng lưới logistics ngượ; Thúc đẩy các thành viên khác trong chuỗi cung ứng không phải nhà sản xuất tham gia tích cực hơn vào hệ thống logistics ngược. (2) Hai bài học về phát triển các dòng và các hoạt động logistics ngược: Tăng cường sự tích hợp giữa dòng logistics ngược và xuôi; Ưu tiên phát triển các hoạt động xử lý sản phẩm và chất thải nhựa có thể thu hồi được giá trị lớn nhất. Bên cạnh đó, phần này cũng chỉ ra các điều kiện để vận dụng thành công các bài học trên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, bao gồm: (1) Phát triển logistics ngược dựa trên nguyên tắc trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; (2) Xây dựng và ban hành khung pháp lý để quản lý chặt chẽ từng dòng sản phẩm loại bỏ; (3) Thúc đẩy hoạt động tuyên tryền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của logistics ngược. Những bài học thất bại mà chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam cần tránh, bao gồm: (1) Chi phí vận hành hệ thống logistics ngược quá cao; (2) Các biện pháp khuyến khích tài chính không phù hợp; (3) Sự chồng chéo trong quản lý, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tư nhân, sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và phương tiện, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường thứ cấp và thị trường của nhà thu gom, tái chế phi chính thức. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA VIỆT NAM KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA VÀ HỆ THỐNG THU GOM XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam Sơ lược quá trình phát triển của ngành nhựa Việt Nam Vào những năm 1960, sản phẩm nhựa vẫn còn khá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Năm 1975, khối lượng chất dẻo tiêu thụ bình quân đầu người chỉ là 1kg/người/năm và không tăng trong nhiều năm sau đó. Đầu những năm 80, thị trường nhựa Việt Nam vẫn tràn ngập các sản phẩm nhập ngoại. Tuy nhiên, cuối thập kỷ 80, ngành công nghiệp nhựa bắt đầu phát triển với mức tăng trưởng 20 - 25% mỗi năm, cơ cấu và chủng loại sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm được cải thiện. Đến những năm 2000, sản lượng nhựa sản xuất trong nước bình quân đầu người đạt 11kg/người/năm. Ngành nhựa thực sự phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 khi được quy hoạch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Tốc độ phát triển của ngành giai đoạn 2006 - 2010 bình quân đạt 23%/năm, đặc biệt lên tới gần 40% trong năm 2009. Nhưng đến giai đoạn từ 2011 - 2014 tăng trưởng của ngành nhựa chỉ đạt bình quân 7,6%/năm, trong đó thấp nhất vào năm 2014 chỉ 3,4%. Giai đoạn 2015-2016, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất. Cho đến nay, ngành nhựa là một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm được chính phủ tập trung đầu tư và là một trong bốn mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước. Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam Toàn ngành nhựa có khoảng 2.200 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu xét theo loại hình doanh nghiệp, các công ty trong nước chiếm 85%, công ty nước ngoài tuy chỉ chiếm 15% về số lượng nhưng chiếm 40% về vốn đầu tư. Nếu xét theo khu vực địa lý, 84% số doanh nghiệp nhựa tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam; 14% các DN nhựa đặt tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung chiếm 2%. Nếu xét theo cơ cấu sản phẩm, ngành nhựa bao bì chiếm 37%; nhựa gia dụng chiếm 29%; nhựa xây dựng chiếm 18%; nhựa kỹ thuật chiếm 15%. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa Việt Nam Ngành nhựa Việt Nam được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ nhưng năng động và có mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. HIện ngành nhựa chiếm 4,8 - 5,0 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia và khoảng 3% GDP Việt Nam. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các loại bao bì nhựa. Theo số liệu thống kê, chỉ số tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân đầu người năm 1990 của Việt Nam chỉ đạt 3,8kg/người/năm thì đến năm 2016 đạt 53 - 54kg/người/năm. Chỉ số này khá tương đồng so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Khái quát về chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam Chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam có sự tham gia của các thành viên bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu (trong và ngoài nước), nhà sản xuất (nhựa gia dụng, nhựa bao bì, nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật), các nhà phân phối và bán lẻ sản phẩm, khách hàng cá nhân (người tiêu dùng) và khách hàng tổ chức (doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như điện tử, ô tô, xe máy) Hình 1: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) Khái quát về hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam Hiện nay, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn của Việt Nam hoạt động theo hai hình thức tổ chức chính thức và phi chính thức. Trong đó, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn chính thức có sự tham gia của các Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) do nhà nước quản lý hoặc các công ty tư nhân dựa trên cơ sở hợp đồng thu gom và xử lý chất thải. Ngược lại, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn phi chính thức có đặc điểm là nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và không có hợp đồng pháp lý giữa các thành viên tham gia vào hệ thống. Trong khi hệ thống chính thức chưa đáp ứng được yêu cầu thu gom và xử lý sản phẩm loại bỏ và chất thải thì hệ thống phi chính thức được xem là giải pháp hữu hiệu tại Việt Nam hiện nay. Việc tích hợp hai hệ thống này có thể xem như là cơ hội để phát triển logistics ngược chính thức ở Việt Nam. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA VIỆT NAM Khảo sát logistics ngược tại một số doanh nghiệp điển hình Trong phần này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng logistics ngược tại 2 doanh nghiệp đại diện cho 2 nhóm thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng ngược cho sản phẩm nhựa Việt Nam, đó là doanh nghiệp sản xuất nhựa và doanh nghiệp tái chế nhựa. Hai nghiên cứu điển hình này là căn cứ bước đầu quan trọng để tác giả tiếp tục có những nghiên cứu khái quát hơn về bức tranh thực trạng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. Thực trạng tổ chức logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa VN Tổ chức quản lý logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa VN Tổ chức quản lý logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam trên hai nội dung chính, bao gồm: (1) quản lý hành chính gắn liền với quá trình quản lý hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn của các Bộ ngành ở cả hệ thống chính thức và phi chính thức và (2) quản lý hoạt động gắn liền với sự tham gia của các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam với trách nhiệm là người thu gom, người xử lý, người phân phối lại. Tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa VN Mô hình tổ chức mạng lưới: Trong mạng lưới, các cơ sở thu gom và tái chế phế liệu nhựa đóng vai trò quan trọng đối với mạng lưới logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam với chức năng tương tự như một trung tâm khu vực để tiến hành các hoạt động thu gom và xử lý các sản phẩm và phế liệu nhựa loại bỏ từ nhà bán buôn, bán lẻ, nhà sản xuất và các công ty môi trường đô thị tại khu vực thị trường mà họ hoạt động. Hình 2: Mạng lưới logistics ngược trong CCƯ SP nhựa Việt Nam (Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên nghiên cứu của Quỹ tái chế rác thải nhựa TP. HCM) Mức độ cộng tác giữa các thành viên trong mạng lưới tương đối thấp với giá trị trung bình chỉ đạt dưới 3,0. Trong đó, mức độ cộng tác với nhà bán lẻ, nhà cung cấp nguyên liệu, nhà bán buôn ở mức rất thấp, tương ứng với 1,5 điểm; 1,6 điểm và 1,9 điểm. Mức độ cộng tác với nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics và các cơ sở thu gom phế liệu nhựa cao hơn với 2,7 điểm và 2,9 điểm. Cộng tác với cơ sở tái chế nhựa là phương án được lựa chọn nhiều nhất nhưng cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình là 3,0 điểm. Doanh nghiệp điều hành mạng lưới logistics ngược: có 3 thành viên đóng vai trò điều hành hoạt động logistics ngược: Cơ sở tái chế phế liệu nhựa (35,9% doanh nghiệp lựa chọn); Nhà sản xuất (28,8% doanh nghiệp lựa chọn) và cơ sở thu mua phế liệu nhựa (23,7% doanh nghiệp lựa chọn). Trong đó, nhà sản xuất sản phẩm nhựa chỉ tham gia điều hành dòng logistics ngược cho phế phẩm, phụ phẩm và sản phẩm thu hồi do không đáp ứng yêu cầu khách hàng. Cơ sở thu gom và tái chế nhựa sẽ điều hành dòng logistics ngược cho các loại phế liệu nhựa từ cả quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa. Tổ chức logistics ngược tại các DN thành viên trong chuỗi Kết quả điều tra tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa cho thấy 62,2 % số doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện hoạt động logistics ngược. Trong đó, tỷ trọng các doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động logistics ngược trên 5 năm là 48,7% và dưới 5 năm là 26,9%; 11,5% có dự định tổ chức logistics ngược trong tương lai gần và 12,9% chưa có dự định tổ chức logistics ngược do hạn chế về nguồn lực. Ở cấp độ chiến lược và kế hoạch, các doanh nghiệp đều đánh giá thấp năng lực tổ chức logistics ngược của mình nhưng ở cấp độ triển khai hầu hết các doanh nghiệp tự đánh theo xu hướng ngược lại. Tỷ trọng doanh nghiệp thuê ngoài một phần hoạt động logistics ngược là 28,2% và 9,6% thuê ngoài toàn bộ. Các hoạt động được thuê ngoài nhiều nhất là thu gom, vận chuyển, kiểm tra phân loại, bán phế liệu và tái chế phế liệu với tỷ lệ các doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 89,1%; 72,4%; 57,1%; 82,1% và 91,0%. Các hoạt động logistics ngược khác như sửa chữa sản phẩm, băm chặt sản phẩm hay sản xuất lại chỉ được một số ít các doanh nghiệp thuê ngoài với tỷ lệ tương ứng là 19,2%; 21,2% và 15,4%. Thực trạng dòng logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa VN Ba dòng logistics ngược quan trọng nhất đối với chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa VN hiện nay bao gồm: (1) dòng logistics ngược cho sản phẩm không đáp ứng yêu cầu khách hàng với 59,6% số doanh nghiệp triển khai và hầu hết là các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm nhựa; (2) Dòng logistics ngược cho phế phẩm, phụ phẩm trong quá trình sản xuất với 50,0% số doanh nghiệp triển khai; (3) Dòng logistics ngược cho sản phẩm kết thúc sử dụng với 22,4% số doanh nghiệp triển khai thông qua các nhà thu gom, tái chế phế liệu nhựa. Hình 3: Các dòng logistics ngược trong CCƯ SP nhựa Việt Nam (Nguồn: Minh hoạ của tác giả) 3.2.4 Thực trạng hoạt động logistics ngược trong CCƯ SP nhựa VN Kết quả khảo sát cho thấy, 81/156 doanh nghiệp trong mẫu cho biết họ có tỷ lệ thu hồi phế phẩm, phụ phẩm trong quá trình SX lớn hơn 40% và chỉ có 2 doanh nghiệp có tỷ lệ này nhỏ hơn 5%. Tương tự, có 75/156 doanh nghiệp trong mẫu có tỷ lệ thu hồi sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của KH lớn hơn 40% và 5 doanh nghiệp có tỷ lệ này nhỏ hơn 5%. Hai hình thức “tái chế” và “bán lại trực tiếp cho các khách hàng khác” được triển khai phổ biến nhất với lần lượt 71,8% và 60,9% doanh nghiệp lựa chọn. “Sửa chữa” hoặc “sản xuất lại” sản phẩm được triển khai ít hơn với tương ứng 50,6% và 37,2% doanh nghiệp lựa chọn. “Tái sử dụng trực tiếp” chỉ được 16% doanh nghiệp lựa chọn; “thiêu huỷ” và “chôn lấp” là hai hoạt động mà hầu hết các DN không lựa chọn do các đối tượng này vẫn còn giá trị để khôi phục. Hoạt động logistics ngược đối với sản phẩm nhựa kết thúc sử dụng (chất thải nhựa) chủ yếu được triển khai bởi các cơ sở thu gom và tái chế phế liệu nhựa. Theo kết quả khảo sát tại 62 cơ sở tái chế nhựa, 58,1% số doanh nghiệp mua phế liệu từ các cơ sở thu gom; 32,3% từ nhà máy sản xuất nhựa; 25,8% trực tiếp từ khu dân cư. Tỷ trọng doanh nghiệp thu mua phế liệu là bao bì nhựa chiếm 64,5%; phế liệu nhựa gia dụng 32,3%; phế liệu nhựa kỹ thuật và VLXD ít được các cơ sở thu mua để tái chế với tương ứng chỉ 14 và 4 cơ sở lựa chọn. Về sản phẩm, 35,5% số doanh nghiệp tái chế phế liệu thành hạt nhựa; thành bao bì nhựa 32,3%; thành nhựa gia dụng, ống nhựa, màng nhựa nông nghiệp và xây dựng, dây khâu, dây buộc chiếm tỷ trọng thấp lần lượt là 9,7%; 6,5%; 6,5%; 9,5% số cơ sở sản xuất. Công nghệ tái chế chủ yếu là thổi phun với 52,0% số cơ sở sử dụng. Sau đó là công nghệ đùn với 36,0% số cơ sở sử dụng. Số cơ sở dụng công nghệ ép đúc chỉ chiếm 12,0% do đòi hởi đầu tư lớn và trình độ cao hơn. LƯỢNG HOÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LOGISTICS NGƯỢC TRONG CCƯ SẢN PHẨM NHỰA VIỆT NAM Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Hình 4: Mô hình giả thuyết nghiên cứu (Nguồn: Minh hoạ của tác giả) Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và kết quả phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với các nhà quản trị tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, luận án đưa ra 5 giả thuyết với 5 biến độc lập ảnh hưởng thuận chiều đến 1 biến phụ thuộc. So với các nghiên cứu trước đây, luận án đưa thêm 3 biến quan sát mới vào mô hình nghiên cứu này. Kết quả phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_giai_phap_phat_trien_logistics_nguoc_trong_c.docx
Tài liệu liên quan