Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Quy mô doanh nghiệp KTB ở Vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, tăng trưởng KTB chưa vững chắc, cơ cấu chưa hợp lý. Hiệu quả đầu tư vốn KTB có xu hướng giảm, NSLĐ kinh tế biển và chỉ số phát triển con người (HDI) vẫn còn thấp hơn so với cả nước. Năng suất các nhân tố tổng hợp KTB (TFP KTB) còn rất thấp và có xu hướng giảm. Kết nối KTB với HNQT vẫn còn một số yếu kém về khả năng cạnh tranh. Sản xuất kết hợp nông-lâm, thủy sản thiếu ổn định, chủ yếu sản xuất nhỏ, phân tán. Dịch vụ KTB phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Công nghiệp KTB quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, tiến độ xây dựng một số khu công nghiệp ven biển còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp. Xây dựng biển và nâng cấp hệ thống đô thị biển ở Vùng chưa đạt yêu cầu. Hoạt động kinh tế đảo và kết hợp KTB với QPAN ở Vùng vẫn còn hạn chế.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan: Một là, nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của KTB của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn chưa sâu sắc, dẫn đến thiếu quan tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế KTB, chưa tập trung đầu tư phát triển KTB xứng tầm. Hai là, một số cơ chế, chính sách KTB còn hạn chế, bất cập. Ba là, quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển KTB còn nhiều yếu kém. Bốn là, công tác chỉ đạo và quản lý, điều hành hoạt động KTB chưa phù hợp. Năm là, xung đột lợi ích giữa các chủ thể KTB đang là trở ngại lớn đối với phát triển KTB. Sáu là, nguồn nhân lực KTB chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu HNQT. Bảy là, nguồn lực KH&CN phục vụ KTB còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tám là, huy động vốn đầu tư KTB vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chín là, liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTB chưa tốt.
- Nguyên nhân khách quan: Một là, BĐKH toàn cầu diễn ra với quy mô và mức độ ngày càng lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động KTB. Hai là, vị trí địa lý của Vùng nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước, địa hình rất phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động KTB. Ba là, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh KTB. Bốn là, ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, cùng với ô nhiễm môi trường biển ven bờ gây ra nhiều khó khăn cho KTB. Năm là, thị trường tiêu thụ của KTB thiếu ổn định. Sáu là, sức ép cạnh tranh các sản KTB của Vùng với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới, làm cho hoạt động KTB bị tổn thất nặng nề. Bảy là, tranh chấp chủ quyền biển đảo gây mất ổn định, cho hoạt động KTB.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a KTB so với các ngành kinh tế khác. Các khái niệm về KTB hiện vẫn chưa bao hàm được hết các bộ phận của KTB, chưa nghiên cứu tái cấu trúc KTB phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, và ứng phó hiệu quả với BĐKH toàn cầu, chưa làm rõ tính đặc thù kinh tế đảo để trên cơ sở đó đề xuất những giáp pháp và cơ chế, chính sách phù hợp.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1.1. Kinh tế biển và cấu trúc của nó
2.1.1.1. Khái niệm về kinh tế biển
Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về KTB. Theo tác giả, Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ kinh tế đặc thù gắn với không gian biển thông qua hoạt động của các chủ thể trực tiếp diễn ra trên biển, các ngành nghề ở đất liền nhưng nhờ vào yếu tố biển, hoặc có liên quan đến khai thác, sử dụng biển và phần đóng góp của các hoạt động liên kết, hỗ trợ nhằm đạt được sự phát triển bền vững, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của nền kinh tế quốc dân.
2.1.1.2. Đặc trưng của kinh tế biển
Kinh tế biển là phạm trù phân biệt với kinh tế vùng ven biển và kinh tế trên vùng đất liền với 3 đặc trưng: Một là, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn với khai thác tài nguyên biển; Hai là, việc tổ chức sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sinh vật và vị trí không gian của vùng biển. Ba là, thị trường của KTB cũng có những đặc trưng riêng. Thị trường “đầu vào” được đặc trưng bởi nguồn tài nguyên, công nghệ và nhân lực gắn với vùng có biển. Thị trường đầu ra được đặc trưng bởi các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến khai thác, chế biến từ nguồn lợi khai thác được ở biển.
2.1.1.3. Cấu trúc của kinh tế biển
Có nhiều cách xác định cấu trúc KTB. Trong luận án, tác giả nêu 2 cách:
- Theo hoạt động kinh tế tạo ra công dụng sản phẩm, KTB bao gồm các ngành sản xuất kinh doanh chuyên môn hóa có kết cấu với 3 phân đoạn chủ yếu là các ngành sản xuất: chuyên môn hóa, bổ trợ và sản xuất phụ.
- Theo quan hệ kinh tế - xã hội, cấu trúc của KTB bao gồm các thành phần, lực lượng kinh tế được hình thành và hoạt động trên địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cư vùng KGB gồm có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.3. Hội nhập quốc tế và quan hệ của nó đối với kinh tế biển
- Khái niệm hội nhập quốc tế về kinh tế biển: Đó là quá trình các quốc gia gắn kết các hoạt động KTB của nước mình với các nền kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cửa kinh tế.
- Quan hệ giữa hội nhập quốc tế với kinh tế biển: Các hoạt động KTB phải luôn gắn với nền kinh tế toàn cầu, tham gia “sân chơi” toàn cầu, chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế. Tác động tích cực của HNQT về KTB giúp các nước đi sau có thể rút ngắn dộ tụt hậu so với các nước tiên tiến, có cơ hội tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài. Song, nó cũng đặt các nước đang phát triển trước thách thức gay gắt, dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội.
2.1.4. Vai trò của kinh tế biển đối với phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế
Kinh tế biển có vai trò ngày càng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của một quốc gia, nhất là quốc gia có biển. Đó là: (i) Tạo ra điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên biển phục vụ cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; (ii) Tạo ra các điều kiện để sử dụng nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân; (iii) Tạo ra điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước, mở rộng thị trường, thúc đẩy HNQT; (iv) KTB có vai trò quan trọng đối với đảm bảo QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh phát triển KTB, vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TỀ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.2.1. Nội dung của kinh tế biển
2.2.1.1. Các ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành
- Ngành KTB là tập hợp các đơn vị KTB có một số điểm chung về đầu ra, đầu vào hoặc cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ, là bộ phận chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Có nhiều cách phân loại ngành KTB như: Phân loại theo tính chất tác động của con người vào đối tượng lao động; phân loại theo phân công lao động xã hội đặc thù; phân loại theo đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của quá trình sản xuất và kết quả sản xuất; phân loại theo vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động. Ngoài ra, người ta còn phân loại theo chu kỳ vận động của KTB.
- Cơ cấu KTB là tổng thể các ngành, lĩnh vực KTB, với vị trí, quy mô, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Theo phân công lao động xã hội, cơ cấu KTB gồm 3 ngành: Sản xuất chuyên môn hoá KTB (còn gọi là ngành kinh tế thuần biển), sản xuất bổ trợ của KTB và sản xuất phụ của KTB.
2.2.1.2. Các hình thức kinh tế và cơ cấu hoạt động
Các hình thức kinh tế và cơ cấu hoạt động của KTB rất đa dạng gồm các thành phần kinh tế (có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài); hình thức tổ chức KTB với nhiều loại hình tổ chức như: doanh nghiệp đa sở hữu, đa thành phần kinh tế; hợp tác xã; công ty tư nhân; cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ; tập đoàn kinh tế; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;...
2.2.1.3. Cơ chế vận hành kinh tế biển
Cơ chế vận hành của KTB được vận hành theo nguyên tắc kết hợp giữa vai trò của thị trường và vai trò của nhà nước. Thị trường tự điều tiết phân bổ các nguồn lực kinh tế và luồng hàng hóa theo các quan hệ cung cầu, điều tiết lợi ích của các chủ thể KTB theo các quy luật thị trường. Nhà nước thực hiện thiết lập và điều hành KTB, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể, cạnh tranh công bằng, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy phát triển KTB bền vững.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá kinh tế biển
2.2.2.1. Các tiêu chí định tính
Gồm các nhóm chỉ tiêu như: mức độ hoàn thiện của thể chế KTB; chỉ tiêu về các yếu tố thị trường và các loại thị trường, môi trường đầu tư, cạnh tranh; chỉ tiêu về đóng góp của KTB đối với đời sống và an sinh xã hội; chỉ tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng phó với BĐKH toàn cầu, bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng xanh; các chỉ tiêu về gắn kết KTB với HNQT; và chỉ tiêu về nghiên cứu, chuyển giao KH&CN, quản trị và thông tin phục vụ hoạt động KTB.
2.2.2.1. Các tiêu chí định lượng
Bao gồm các thước đo bằng số để lượng hoá kết quả hoạt động KTB, như các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GOKTB), giá trị tăng thêm (VAKTB), tổng sản phẩm KTB (GRDP KTB), tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng KTB; chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), năng suất lao động KTB; hệ số tương quan giữa số lượng lao động và tốc độ tăng GRDP KTB (r); năng suất các nhân tổng hợp (TFP KTB) và chỉ số phát triển con người (HDI) của KTB.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển
2.2.3.1.Các nguồn lực cho hoạt động kinh tế biển
Gồm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, KH&CN và vốn. Đây là những nguồn lực cơ bản của phát triển KTB, sử dụng kết hợp 4 yếu tố này như 4 bánh xe của cỗ xe kinh tế. Nếu sử dụng hợp lý, đúng hướng thì cỗ xe kinh tế sẽ tiến lên, ngược lại sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển.
2.2.3.2. Năng lực hoạt động của các chủ thể kinh tế biển
Các chủ thể kinh tế KTB, nếu có năng lực hoạt động tốt, tổ chức, quản lý và sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, sẽ thúc đẩy KTB phát triển, ngược lại, nếu năng lực yếu kém sẽ cản trở phát triển KTB.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế và trong nước
Môi trường kinh tế quốc tế và trong nước là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động KTB, kiến tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động KTB sẽ giúp cho các chủ thể KTB quản lý, sử dụng biển hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động KTB theo hướng phát triển bền vững.
2.2.3.4. Tác động của thể chế kinh tế
Thể chế KTB là hệ thống pháp chế gồm các bộ quy tắc (pháp luật, quy định của xã hội, của một cộng đồng,...); các tổ chức tham gia (cơ quan quản lý nhà nước về KTB, các tổ chức xã hội, cộng đồng,...); cơ chế thực thi (các chính sách, cơ chế hỗ trợ, chế tài,...); Thể chế KTB có ảnh hưởng quyết định thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ VÙNG VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.3.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển của vùng Tây Nam nước Úc
2.3.2. Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
2.3.3. Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
2.3.4. Một số bài học rút ra cho kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động KTB của các vùng, tác giả rút ra các bài học cho vùng cho VTN của Việt Nam, gồm: việc tổ chức đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực KTB phải căn cứ vào lợi thế so sánh; quan tâm tạo lập các điều kiện cần thiết cho hoạt động KTB phát triển theo hướng bền vững; coi trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, còn có một số bài học về thất bại trong hoạt động KTB không được lặp lại.
Chương 3
THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TIẾP CẬN TỪ KINH TẾ BIỂN
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên vùng biển Tây Nam của Việt Nam
Vùng biển Tây Nam của Việt Nam bao gồm vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Vịnh Thái Lan cùng các đảo nằm trên đó và phần đất liền ven biển thuộc 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, chiều dài bờ biển hơn 347 km, diện tích tự nhiên là 11.643,4km2), vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 300.000 km2, với hơn 150 hòn đảo nổi lớn nhỏ diện tích xấp xỉ 619,23km2, chứa đựng nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng, rất giàu tiềm năng KTB.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa vùng Tây Nam của Việt Nam
Toàn Vùng có tổng số 24 đơn vị hành chính cấp huyện với tổng dân số 2.958.700 người. Qui mô GRDP năm 2017 đạt trên 123.886,16 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2017 bình quân 9,93%/năm, an ninh trật tự luôn được đảm bảo, vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo ổn định, đoàn kết, là vùng đất văn hoá - lịch sử nổi tiếng, có giá trị nhân văn sâu sắc rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh các hoạt động KTB.
Từ những đặc điểm trên, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của vùng Tây Nam Việt Nam trong hoạt động KTB theo hướng phát triển bền vững trong điều kiện HNQT.
3.1.3. Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam
Trên cơ sở thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh trong Vùng đã ban hành một số chủ trương, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTB, tạo hành lang pháp lý để phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển KH&CN và áp dụng các chính sách đặc thù về giao đất, thuê đất, về thuế, góp phần tạo động lực đẩy mạnh hoạt động KTB ở Vùng theo hướng phát triển bền vững.
3.2. THỰC TIỄN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
3.2.1. Giai đoạn 2006 - 2010
Các tỉnh trong Vùng tập trung đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng phục vụ KTB và phát triển doanh nghiệp. Toàn Vùng đã đầu tư 114.866,8 tỷ đồng (giá so sánh 2010), một số cảng cá lớn được xây dựng như: cảng cá Tắc Cậu (Kiên Giang), cảng cá Sông Đốc (Cà Mau). Xây dựng Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau và nhiều dự án cảng biển như: cảng Năm Căn (Cà Mau), cảng quốc tế An Thới (Kiên Giang) và phát triển doanh nghiệp KTB đạt 5.208 doanh nghiệp các loại, tăng gấp 1,43 lần so với năm 2006.
3.2.2. Giai đoạn 2011 - 2017
Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, xây dựng kết cấu hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh phát triển lực lượng kinh tế gồm 7.924 doanh nghiệp và 145.399 cơ sở KTB cá thể vào năm 2017, tăng gấp 1,52 lần so với năm 2010. Chất lượng sản phẩm KTB từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu HNQT.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Kết quả về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động, năng suất các nhân tổng hợp và chỉ số phát triển con người
- Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kinh tế biển: Giai đoạn 2006 - 2010 đạt khá tốt, hệ số ICOR KTB bình quân của Vùng là 3,33 lần, nghĩa là để tạo 1 đồng GRDP KTB thì cần 3,33 đồng vốn đầu tư. Nhưng sang giai đoạn 2011-2017 có sụt giảm rõ rệt khi hệ số ICOR tăng lên 5,11 lần (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Hệ số ICOR kinh tế biển ở Vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn 2006-2017 (giá so sánh 2010)
Chỉ tiêu
Năm
GRDP KTB
(tỷ VND)
∆ GRDP KTB (tỷ VND)
Vốn đầu tư KTB (tỷ VND)
ICORn (lần)
2006
43.307,70
5.082,99
14.647,21
2,88
2007
48.832,72
5.525,02
17.006,75
3,08
2008
55.125,73
6.293,01
20.016,48
3,18
2009
61.149,43
6.023,70
22.788,37
3,78
2010
68.564,75
7.415,32
27.770,34
3,74
2011
76.298,86
7.734,11
30.929,07
4,00
2012
84.550,51
8.251,65
29.261,12
3,55
2013
92.380,29
7.829,78
32.558,56
4,16
2014
97.851,21
5.470,92
34.289,60
6,27
2015
105.749,92
7.898,71
36.596,85
4,63
2016
112.222,50
6.472,58
40.715,87
6,29
2017
118.615,91
6.393,41
43.632,10
6,82
Bình quân
Cả giai đoạn 2006-2017
4,37
Từ năm 2006-2010
3,33
Từ năm 2011-2017
5,11
Nguồn: Tác giả tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], (xem Phụ lục 1)
- Về năng suất lao động kinh tế biển: Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) của KTB bình quân giai đoạn 2006-2017 là 13,21%/năm, đạt trung bình 53,95 triệu đồng/lao động/năm. Năm 2017, đạt 86,15 triệu đồng/lao động, gấp 1,54 lần so với năm 2011 và gấp 3,65 lần so với năm 2006. Tuy NSLĐ kinh tế biển ở Vùng vẫn còn thấp hơn so với cả nước, nhưng đã được cải thiện đáng kể, chất lượng nguồn nhân lực KTB từng bước được nâng lên.
- Về năng suất các nhân tổng hợp kinh tế biển (TFP KTB): Tốc độ tăng trưởng TFP KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017 là 0,63%/năm và có sự biến động qua các năm, trong đó, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng TFP KTB là 2,78%/năm, giai đoạn 2011-2017 giảm xuống còn (-0,91%)/năm. Vốn đầu tư KTB luôn tăng ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng TFP kinh tế biển tuy chưa cao, mới đạt mức (+0,63%) nhưng đã được cải thiện đáng kể (Bảng 3.4].
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp TFP vào tăng trưởng GRDP kinh tế biển ở VTN của Việt Nam giai đoạn 006-2017
Năm/ Giai đoạn
Tốc độ tăng trưởng các yếu tố (%)
Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố (%)
Tăng trưởng GRDP KTB
Tăng trưởng vốn
Tăng trưởng lao động
Tăng trưởng TFP
Đóng góp của vốn
Đóng góp của lao động
Đóng góp của TFP
2006
13,30
7,33
2.19
5,02
46,37
15,90
37,73
2007
12,76
8,42
1.55
4,17
55,53
11,75
32,72
2008
12,89
9,65
1.72
3,10
63,02
12,92
24,05
2009
10,93
10,25
1.99
0,38
78,94
17,59
3,47
2010
12,13
11,96
0.87
1,22
83,01
6,89
10,10
2011
11,28
11,37
1.06
0,69
84,80
9,10
6,10
2012
10,81
8,68
6.90
-3,15
67,52
61,62
-29,14
2013
9,26
9,04
0.50
1,18
82,15
5,16
12,69
2014
5,92
8,51
0.58
-1,80
120,91
9,50
-30,41
2015
8,07
8,26
0.01
1,11
86,14
0,12
13.74
2016
6,12
8,67
1.03
-2,17
119,21
16,30
-35,51
2017
5,70
8,46
0.81
-2,20
124,96
13,69
-38,65
2006-2017
9,93
9,22
1,60
0,63
84,38
15,05
0,57
2006-2010
12,40
9,52
1,66
2,78
65,37
13,01
21,62
2011-2017
8,17
9,00
1.56
-0,91
97,95
16,50
-14,45
Nguồn: Tác giả tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], (xem Phụ lục 13)
Giai đoạn 2006-2017, đóng góp của TFP KTB trong tăng trưởng GRDP của Vùng là 0,57%, tuy nhiên những năm gần đây (2011-2017) đã bị sụt giảm còn (-14,45%), đóng góp của vốn và lao động lần lượt là 97,95% và 16,50%.
- Về chỉ số phát triển con người (HDI): Kết quả phát triển chỉ số HDI của Vùng cũng đã đạt mức chung của Cả nước và nằm trong nhóm cao (HDI > 7 theo chuẩn Báo cáo phát triển con người toàn cầu 2015.
3.3.1.2. Về kết quả gắn kết kinh tế biển với hội nhập quốc tế
Các tỉnh trong Vùng đã tích cực triển khai, thực hiện các nghị quyết về HNQT, đã giúp xuất nhập khẩu KTB không ngừng mở rộng, thu hút đầu tư, nhập khẩu máy móc, nguyên liệu phục vụ KTB. Các doanh nghiệp và cơ sở KTB tiếp thu được những thành tựu KH&CN mới, phương thức quản lý tiên tiến, qua đó góp phần nâng cao NSLĐ, tăng cường năng lực cạnh tranh.
3.3.1.3. Về kết quả hệ thống sản xuất kết hợp nông, lâm, thủy sản
Hệ thống sản xuất kết hợp nông, lâm, thủy sản gồm có các mô hình canh tác điển hình như tôm – lúa, tôm – rừng, nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nghề nuôi biển, nghề chuyên khai thác hải sản,
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 (xem Phụ lục 2)
Đến nay, hệ thống sản xuất kết hợp nông, lâm, thủy sản vẫn là những hoạt động KTB quan trọng hàng đầu của Vùng, tạo ra giá trị tăng thêm 29.124,64 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chiếm 30,95% GRDP, giải quyết việc làm cho 980.248 lao động, chiếm 54,91% lực lượng lao động trong KTB của toàn Vùng (Hình 3.5).
3.3.1.4. Kết quả hoạt động dịch vụ kinh tế biển
Dịch vụ KTB gồm nhiều hoạt động như: du lịch biển, dịch vụ hàng hải và các dịch vụ phục vụ KTB như bán buôn, bán lẻ, KH&CN, giáo dục và đào tạo với hơn 4.944 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng. Giai đoạn 2010-2017, doanh thu du lịch biển tăng bình quân 47,14%/năm, đạt mức 5.252,4 tỷ đồng năm 2017, chiếm 2% doanh thu du lịch của cả nước. Dịch vụ hàng hải là ngành quan trọng, đảm nhận vận chuyển 62% lượng hàng hoá và 25,3% lượt hành khách, doanh thu 5.624 tỷ đồng (giá hiện hành), giải quyết việc làm cho hơn 60 ngàn lao động. Tổng giá trị tăng thêm dịch vụ KTB đạt 38.320,02 tỷ đồng, chiếm 40,72% GRDP của Vùng, giải quyết việc làm cho 560.419 lao động.
3.3.1.5. Về kết hợp kinh tế biển với quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển
Về mục tiêu này, các tỉnh thuộc VTN của Việt Nam đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện tốt tham gia tích cực vào bảo vệ chủ quyền biển đảo và tìm kiếm cứu nan, cứu hộ trên biển.
3.3.1.6. Kết quả hoạt động công nghiệp kinh tế biển
Vùng đã phát triển một số ngành công nghiệp biển như: Khai thác dầu khí; sản xuất khí – điện – đạm, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, đóng tàu, công nghiệp chế biến thủy sản Giá trị tăng thêm đạt 17.179,8 tỷ đồng (năm 2017), chiếm 18,25% GRDP, giải quyết việc làm cho 75.587 lao động.
3.3.1.7. Kết quả hoạt động xây dựng và nâng cấp đô thị biển
Đã tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB và nâng cấp hệ thống đô thị biển gồm 3 thành phố loại II, 1 thành phố loại III, 3 đô thị loại IV và 16 đô thị loại V xây dựng Vùng ngày càng văn minh, hiện đại.
3.3.1.8. Kết quả hoạt động kinh tế đảo
Việc phát triển kinh tế đảo đã nâng thu nhập bình quân đầu người, đạt trên 115 triệu đồng (năm 2016), tương đương 5.469 USD/người, tăng gấp 3 lần so với năm 2010.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Quy mô doanh nghiệp KTB ở Vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, tăng trưởng KTB chưa vững chắc, cơ cấu chưa hợp lý. Hiệu quả đầu tư vốn KTB có xu hướng giảm, NSLĐ kinh tế biển và chỉ số phát triển con người (HDI) vẫn còn thấp hơn so với cả nước. Năng suất các nhân tố tổng hợp KTB (TFP KTB) còn rất thấp và có xu hướng giảm. Kết nối KTB với HNQT vẫn còn một số yếu kém về khả năng cạnh tranh. Sản xuất kết hợp nông-lâm, thủy sản thiếu ổn định, chủ yếu sản xuất nhỏ, phân tán. Dịch vụ KTB phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Công nghiệp KTB quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, tiến độ xây dựng một số khu công nghiệp ven biển còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp. Xây dựng biển và nâng cấp hệ thống đô thị biển ở Vùng chưa đạt yêu cầu. Hoạt động kinh tế đảo và kết hợp KTB với QPAN ở Vùng vẫn còn hạn chế.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan: Một là, nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của KTB của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn chưa sâu sắc, dẫn đến thiếu quan tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế KTB, chưa tập trung đầu tư phát triển KTB xứng tầm. Hai là, một số cơ chế, chính sách KTB còn hạn chế, bất cập. Ba là, quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển KTB còn nhiều yếu kém. Bốn là, công tác chỉ đạo và quản lý, điều hành hoạt động KTB chưa phù hợp. Năm là, xung đột lợi ích giữa các chủ thể KTB đang là trở ngại lớn đối với phát triển KTB. Sáu là, nguồn nhân lực KTB chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu HNQT. Bảy là, nguồn lực KH&CN phục vụ KTB còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tám là, huy động vốn đầu tư KTB vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chín là, liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTB chưa tốt.
- Nguyên nhân khách quan: Một là, BĐKH toàn cầu diễn ra với quy mô và mức độ ngày càng lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động KTB. Hai là, vị trí địa lý của Vùng nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước, địa hình rất phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động KTB. Ba là, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh KTB. Bốn là, ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, cùng với ô nhiễm môi trường biển ven bờ gây ra nhiều khó khăn cho KTB. Năm là, thị trường tiêu thụ của KTB thiếu ổn định. Sáu là, sức ép cạnh tranh các sản KTB của Vùng với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới, làm cho hoạt động KTB bị tổn thất nặng nề. Bảy là, tranh chấp chủ quyền biển đảo gây mất ổn định, cho hoạt động KTB.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
4.1.1. Dự báo các xu hướng ảnh hưởng đến kinh tế biển ở vùng Tây Nam Việt Nam đến năm 2025
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam
- Bối cảnh khu vực và quốc tế: Xu hướng hợp tác, cạnh tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác đầu tư, mở rộng xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển KTB ở Vùng.
- Bối cảnh trong nước: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (năm 2018) về Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển sẽ tạo tiền đề để tái cấu trúc KTB ở VTN của Việt Nam theo hướng tiến bộ.
4.1.1.2. Dự báo xu hướng mới của khoa học và công nghệ biển
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với nhiều nghiên cứu mới về KH&CN biển sẽ được thương mại hóa, tương lai không xa những phát minh về KH&CN biển sẽ tác động đến KTB ở VTN của Việt Nam.
4.1.1.3. Dự báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế biển vùng Tây Nam của Việt Nam
Mực nước biển dâng, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%), cho thấy VTN của Việt Nam là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH gây ra, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới KTB ở Vùng.
4.1.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu xây dựng Vùng trở thành một trung tâm mạnh về KTB.
- Mục tiêu cụ thể: Dựa trên kết quả dự báo định lượng ngoại suy xu thế, hàm logarit, hệ số tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính bội, hàm sản xuất Cobb-Douglas và kế thừa các mục tiêu KT-XH đang triển khai tại Vùng.
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế biển cần phải phấn đấu để đạt được của Vùng Tây Nam của Việt Nam đến năm 2025
STT
Chỉ tiêu
Năm 2025
1
Tốc độ tăng trưởng GRDP kinh tế biển
6,5-7%
2
Tỷ lệ đô thị hóa
31-32%
3
GRDP bình quân đầu người (USD)
4.000-4.500
4
Tỷ trọng dịch vụ KTB
46%
5
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng KTB
28%
6
Tỷ trọng nông – lâm, thủy sản
22%
7
Tỷ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
4%
8
Tốc độ tăng năng suất lao động KTB
5,5-6%
9
Giải quyết việc làm cho lao động KTB (người)
195.000
10
Tỷ lệ lao động KTB qua đào tạo
70%
11
Vốn đầu tư KTB (tỷ đồng)
27.000-28.000
12
Hệ số ICOR kinh tế biển (lần)
< 3,5
13
Tốc độ tăng trưởng TFP kinh tế biển
1-1,5%
14
Chỉ số phát triển con người (HDI)
> 0,800
15
Kim ngạch xuất khẩu KTB (tr. USD/năm)
1.900-2.000
16
Giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm
1,5%
17
Độ che phủ của rừng ngập mặn
25,0-26,0%
Nguồn: Dự báo của tác giả (xem Phụ lục 15)
4.1.2. Quan điểm đẩy mạnh kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế đến năm 2025
Thứ nhất, đẩy mạnh KTB phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động HNQT và ứng phó với BĐKH toàn cầu. Thứ hai, tái cấu trúc KTB nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với KH&CN hiện đại, đổi mới quản lý biển. Thứ ba, tập trung đầu tư m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_kinh_te_bien_o_vung_tay_nam_cua_viet_nam_tro.doc