Có rất nhiều nghiên cứu đã nghiên cứu về năng suất lao động cũng như sự tác động của FDI và xuất khẩu đến năng suất lao động, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xem đây là 2 phương thức cạnh tranh nhau để gia nhập vào chế độ toàn cầu hóa của các doanh nghiệp. Do đó, đây chính là sự khác biệt của nghiên cứu so với các nghiên cứu khác khi tách biệt sự đóng góp của 2 kênh này ra cho 2 nhóm ngành khác nhau đại diện cho ngành thâm dụng vốn và thâm dụng lao động. Nó giúp các doanh nghiệp có thể định hướng rõ ràng mình nên gia nhập vào chế độ toàn cầu hóa thông qua FDI hay xuất khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nhờ vào đặc điểm thâm dụng vốn của mình.
Các chế độ đãi ngộ dành cho người lao động chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Các chế độ đãi ngộ tại Việt Nam chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu tiền lương, những chính sách phúc lợi ngoài lương chưa được quan tâm đúng mức bằng chứng là có rất ít tài liệu về vấn đề này. Kết quả của nghiên cứu phần nào đóng góp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc thực thi các chính sách phúc lợi và năng suất lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay khi nghiên cứu về mối quan hệ này thường bị thiên lệch do chưa xử lý được nội sinh. Việc luận án tìm được biến công cụ và giải quyết được vấn đề nội sinh cho trường hợp nghiên cứu cũng là một đóng góp mới của luận án về chủ đề nghiên cứu này.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn FDI có thể làm tăng năng suất cho các doanh nghiệp nội địa cùng ngành với họ bằng cách cải thiện sự phân bổ nguồn lực trong ngành đó; (2) Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI vào một ngành cũng đã được tìm thấy sẽ làm tăng cạnh tranh và năng suất, bằng cách buộc các DN trong nước tăng hiệu quả để duy trì tính cạnh tranh và/hoặc buộc các công ty không sản xuất phải rời khỏi thị trường (Blomström, 1986, Griffith và cộng sự 2002); (3) sự hiện diện của các công ty con đa quốc gia trong một ngành có thể đẩy nhanh quá trình hoặc giảm chi phí chuyển giao công nghệ.
2.4.2 Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và NSLĐ
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có các hiệu ứng tác động khác nhau đối với việc tăng năng suất, diễn ra cùng một lúc và có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (Aitken & Harrison, 1999; Lichtenberg & Siegel, 1987; Djankov & Hoekman, 1999; Anderson, 2000; Piscitello, Rabbiosi, 2005; Ng, 2007; Liu, Zhao, 2006; Wacker và Vadlamannati, 2011; Georgescu, 2012).
Ảnh hưởng tích cực đến NSLĐ của các doanh nghiệp địa phương đã được chứng minh là kết quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau như: Hoa Kỳ (Lichtenberg và Siegel, 1987), Cộng hòa Séc (Djankov, Hoekman, 1999), Indonesia (Anderson , 2000), Ý (Piscitello, Rabbiosi, 2005), Trung Quốc (Liu, Zhao, 2006) và một số nghiên cứu khác.
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, FDI còn mang đến một số hiệu ứng đối với thị trường lao động, ảnh hưởng gián tiếp đến NSLĐ. Wacker và Vadlamannati (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của FDU đến tối ưu hóa quy trình thị trường lao động. Georgescu (2012) phát hiện ra rằng tại các thị trường mới nổi để thu hút FDI, các chiến lược đã được thực hiện thông qua các biện pháp hoặc phương tiện khác nhau nhằm cung cấp một môi trường kinh doanh minh bạch và thân thiện với các nhà đầu tư, điều này giúp hỗ trợ tăng NSLĐ.
Xuất khẩu và năng suất lao động
Theo Wagner (2007) có 2 giả thuyết được đưa ra giải thích cho việc các doanh nghiệp xuất khẩu có NSLĐ cao hơn so với các doanh nghiệp không có xuất khẩu: (1) do vấn đề về tự lựa chon (self selection) nghĩa là các DN có năng suất tốt hơn sẽ xuất khẩu hàng hóa; (2) lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu (learning by exporting): Kiến thức từ những người mua quốc tế (những khách hàng, nhà nhập khẩu ở nước ngoài) hay ngay cả những đối thủ quốc tế giúp cải thiện năng suất của các DN khi họ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hơn nữa, các DN tham gia vào thị trường quốc tế phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt hơn và buộc tự cải thiện nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu thị hiếu những người chỉ bán hàng cho thị trường trong nước.
Lý thuyết cơ chế tự lựa chọn (self selection)
Khi bán hàng ra nước ngoài (xuất khẩu), các doanh nghiệp phải tốn thêm nhiều loại chi phí bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị, chi phí truyền thông ở nước ngoài, kỹ năng quản lý mạng lưới nước ngoài hoặc chi phí sản xuất trong việc sửa đổi các sản phẩm hiện tại cho tiêu dùng nước ngoài (Haidar, 2012; Harris và Li, 2008). Để đủ tiền chi trả cho những chi phí này, các DN buộc phải có năng suất cao hơn (Roberts và Tybout, 1997; Clerides và cộng sự 1998; Bernard và Wagner, 2001).
Theo Wagner (2007) hành vi của DN có thể là hướng tới tương lai theo nghĩa là mong muốn xuất khẩu vào ngày mai sẽ giúp cải thiện năng suất ngày hôm nay để cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
2.5.2 Lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu (Learning by exporting)
Khi các DN tham gia vào thị trường quốc tế, họ có được kiến thức vượt trội thông qua nhu cầu đổi mới của khách hàng nước ngoài, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới với công suất cao hơn làm tăng NS và hiệu suất đổi mới của công ty (Lu và Beamish, 2006; Castellani, 2002; De Loecker, 2013).
Những nghiên cứu thực nghiệm giữa xuất khẩu và năng suất lao động
Wagner (2007) đã khảo sát các dữ liệu vi mô về mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất của DN từ năm 1995 đến 2004. Ông nhận thấy rằng các DN có NS hơn sẽ tự chọn gia nhập vào thị trường xuất khẩu, trong khi xuất khẩu không nhất thiết cải thiện năng suất.
Quan điểm của Wagner (2007) cũng được chứng minh cho các nghiên cứu sau này khi nghiên cứu cho trường hợp các quốc gia khác nhau từ các quốc gia công nghiệp hóa như ở Tây Ban Nha trong nghiên cứu của Cassiman và cộng sự (2007) hay ở Đức trong Baumann và cộng sự (2016); Các nước Mỹ Latinh như Chile trong nghiên cứu của Alvarez và Lopez (2005), Mexico, Colombia và Ma – rốc trong nghiên cứu của Clerides và cộng sự (1998); Các nước châu Á như Trung Quốc giai đoạn 1988-1992 trong nghiên cứu của Kraay (2002) hay Indonesia trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1996 của Blalock và Gertler (2004), Banri & Ayumu (2013) nghiên cứu cho DNNVV Nhật Bản.
Mặt khác, một số nghiên cứu đưa ra kết quả nghiên về giả thiết thứ 2 hơn, nghĩa là các doanh nghiệp sau khi gia nhập vào thị trường xuất khẩu nhờ đó học hỏi từ người mua quốc tế cũng như đối thủ cạnh tranh mà có NS cao hơn. Bằng chứng về giả thuyết này được cung cấp bởi Martins và Yang (2009). Họ đã tiến hành phân tích tổng hợp giả thuyết học hỏi từ xuất khẩu (LBE) trên hơn 30 bài báo và xác định rằng xuất khẩu cải thiện đáng kể NS các DN ở các nước đang phát triển do khoảng cách lớn hơn với biên giới công nghệ.
2.6. Chính sách phúc lợi ngoài lương và ảnh hưởng đến năng suất lao động
Vốn con người được xem là yếu tố chính dẫn đến sự khác biệt về năng suất giữa người lao động và giữa các doanh nghiệp (Becker, 1975; Koch&McGrath, 1996).
Theo mô hình Towers Perrin (Armstrong, 2010), chia chế độ đãi ngộ thành 2 phần bao gồm những phần thưởng hữu hình (thuần túy tài chính) và phần thưởng vô hình. Những phần thưởng thuần túy tài chính như tiền mặt (ví dụ lương) dễ dàng bắt chước trong cộng động các doanh nghiệp nhưng những phần thưởng vô hình hoặc mang tính phi tài chính như các chính sách phúc lợi không thể hoặc không dễ để bắt chước, sao chép và do đó tạo ra lợi thế về nguồn lực con người riêng cho tổ chức.
Cần phải hiểu tác động của nó đối với năng suất của cá nhân hoặc doanh nghiệp vì phần phúc lợi trong tổng số tiền chi cho các gói chế độ đãi ngộ đang có xu hướng tăng lên trên toàn thế giới (Kang, Yu và Lee, 2016) và cả lợi thế riêng mà nó tạo ra về nguồn lực con người cho tổ chức, doanh nghiệp.
2.6.1 Chính sách phúc lợi ngoài lương
Phúc lợi đại diện cho tất cả các hình thức phần thưởng, ngoại trừ các khoản bằng tiền mặt (Mikovich và Newman, 2004).
Waititu (2017) phúc lợi là một khái niệm năng động vì theo thời gian những chính sách phúc lợi mới sẽ được thêm vào những chính sách hiện có phù hợp theo những thay đổi về nhu cầu của xã hội.
2.6.2 Lý thuyết về sự tác động của các chính sách phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động doanh nghiệp
Theo Kang và cộng sự (2016), hầu hết các nghiên cứu cho rằng các thành phần của phúc lợi có liên quan tích cực với sự hài lòng của NLĐ. Việc mở rộng phúc lợi cho người lao động cung cấp cho nhân viên động lực và đến lượt mình, mức độ động lực tăng lên ngăn cản NLĐ bỏ việc và giúp họ phát triển. Cuối cùng, năng suất hoặc hiệu suất doanh nghiệp có thể tăng.
Lý thuyết hai yếu tố (dual factor theory của Herzberg) cho thấy các chế độ phúc lợi mà nhân viên nhận được giống như là động lực thúc đẩy động lực cá nhân.
Theo mô hình lý thuyết mức độ thay đổi lao động (theory of change), chi phí cơ hội của thay đổi lao động được định nghĩa là chi phí sử dụng để thuê người lao động và chi phí để đào tạo và phát triển lại nhân viên (Hom, Caranikas-Walker, Prussia, và Griffeth, 1992). Chi phí cơ hội của mức độ thay đổi NLĐ làm cản trở các lợi thế cạnh tranh của DN.
Vai trò của các chế độ phúc lợi ngoài lương
Theo Greg (2006) và Kamau (2013), những chế độ phúc lợi ngoài lương được các nhà tuyển dụng thường cung cấp nhất bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách ưu đãi, chế độ hưu trí, nghỉ phép, thai sản. Mỗi chế độ phúc lợi cung cấp những vai trò khác nhau với năng suất lao động.
2.6.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của chế độ phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động
Gray và Starke (1988) trong một số tổ chức, hành vi trong công việc của nhân viên có mối quan hệ với các chế độ phúc lợi nhiều hơn bất kì yếu tố nào khác. Millea (2002) một số bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ hai chiều giữa chế độ phúc lợingười lao động và năng suất lao động, đặc biệt là xem xét bản chất của quá trình thiết lập lợi ích ở các nước khác nhau. Theo Williams (2007), việc thực hiện phúc lợi cho nhân viên sẽ mang lại những lợi ích tốt đối với một DN như cải thiện NS, giúp DN thực hiện được mục tiêu của mình, giảm chi phí nguồn nhân lực, đạt được mục đích của nguồn nhân lực.
Ngoài những nghiên cứu ủng hộ cho mối quan hệ tích cực của phúc lợi dành cho người lao động đối với NSLĐ, cũng có những quan điểm trái chiều (Rosenbloom và Hallman, 1981; Hills, 1987; Milkovich và Newman, 1990).
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ MỨC THÂM DỤNG VỐN KHÁC NHAU
3.1 Giới thiệu chung
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của doanh nghiệp được thu thập và xử lý từ bộ dữ liệu Điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay còn được gọi là Điều tra doanh nghiệp năm 2015 và 2016 cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến chế tạo để phục vụ cho mục tiêu số 1. Bộ dữ liệu của nghiên cứu chỉ lựa chọn mỗi một tiểu ngành duy nhất trong nhóm ngành chế biến chế tạo đại diện để phân tích ngành thâm dụng lao động và thâm dụng vốn.
Tổng quan mô hình ước lượng NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp
Để ước lượng NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp, mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được vận dụng để ước lượng cùng với các biến số tác động.
Theo Griliches (1986), đại diện Y nên đo bằng giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
Yit = A.KitαLitβ (1)
Để nghiên cứu sự tác động của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ phương trình (1) được biến đổi như sau:
lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit + βi Xi + εit (2)
Định nghĩa, đo lường biến và giả thuyết nghiên cứu
Bảng 1: Bảng định nghĩa và đo lường biến mục tiêu 1
Giả thuyết nghiên cứu
Variable
Definition and measure
FDIi
Giá trị =1: Nếu doanh nghiệp có nhận vốn FDI
Giá trị = 0: Nếu doanh nghiệp không nhận vốn FDI
FDIit*Quymoit
Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t* quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp đó
FDIit*Quymoit
Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t * mức độ VH trên mỗi lao động của DN đó
Xuất khẩu
Giá trị =1: Nếu DN tiến hành xuất khẩu
Giá trị =0: Nếu DN không tiến hành xuất khẩu
Xit*Quymoit
Hiện diện xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t *với quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp đó
Xit*Vonhoait
Hiện diện xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t*mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của doanh nghiệp đó
FDIit*Xit* Quymoit
Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t*xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t*quy mô DN của DN đó
FDIit*Xit*Vonhoait
Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t*xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t * mức VH của DN đó
Quy mô (Quymoit)
Log cơ số e của tài sản doanh nghiệp. Với đơn vị đo của tài sản doanh nghiệp: triệu đồng
Mức độ vốn hóa
(Vonhoait)
Log cơ số e giá trị tài sản cố định trên mỗi lao động (KitLit). Với đơn vị đo của mức độ Vốn hóa:triệu đồng/người
Chất lượng lao động
(CLit)
Chi phí lao động bình quân (tổng số tiền DN chi cho lao động) cho mỗi NLĐ. Đơn vị đo: triệu đồng/người
Hình thức sở hữu
(Quocdoanhit)
Giá trị =1: nếu là doanh nghiệp nhà nước
Giá trị = 0: nếu là doanh nghiệp hữu tư nhân
Khu/cụm công nghiệp
(KCN)
Giá trị =1: nếu DN nằm trong khu chế xuất
Giá trị =0: nếu DN nằm trong ngoài chế xuất
Miền Nam
(Miennam)
Giá trị =1: nếu DN ở miền Nam
Giá trị =0: nếu DN nằm ở miền khác.
Miền Trung
(Mientrung)
Giá trị =1: nếu DN ở miền Trung
Giá trị =0: nếu DN nằm ở miền khác
Giả thuyết H1: Có sự tác động đến NSLĐ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam từ FDI.
Giả thuyết H2: Sự xuất hiện của xuất khẩu được kỳ vọng có sự tác động lên năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo.
Giả thuyết H3: Những DN có quy mô lớn của ngành chế biến chế tạo được kỳ vọng có năng suất cao hơn các DN có quy mô nhỏ.
Giả thuyết H4: Các DN ngành chế biến chế tạo có mức độ vốn hóa càng cao được kỳ vọng có NSLĐ càng cao.
Giả thuyết H5: Doanh nghiệp chế biến chế tạo có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn được kỳ vọng có NSLĐ cao hơn
Giả thuyết H6: Năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo sở hữu hình thức doanh nghiệp khác nhau được kỳ vọng khác nhau.
Giả thuyết H7: NSLĐ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đặt trong các khu/cụm công nghiệp được kỳ vọng cao hơn.
Khung phân tích và mô hình kinh tế lượng cụ thể phân tích sự tác động khác biệt của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ của các doanh nghiệp thuộc các ngành có mức độ thâm dụng vốn khác nhau
FDI
XUẤT KHẨU
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP
Quy mô
Mức độ vốn hóa
Hình thức sở hữu
Vị trí hoạt động (KCN/vùng)
Chất lượng lao động
Hình 3: Khung phân tích mục tiêu số 1
Từ khung phân tích, ta có mô hình nghiên cứu cụ thể:
Ln(yit)= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3XiFDIit+ β4Quymoit+ β5FDIitQuymoit +β6XitQuymoit + β7XitFDIitQuymoit +β8Vonhoait +β9FDIitVonhoait + β10XitVonhoait + β11VonhoaitXitFDIit+ β12Clit+ β13Mientrungit +β14Miennamit+β15KCXit + β16Quocdoanhit + εit (7)
Kết quả nghiên cứu
Thống kê mô tả
Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu phân tích sự tác động khác nhau của FDI và xuất khẩu đến năng suất lao động các doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn khác nhau
3.6.1.1 Nhóm ngành thâm dụng lao động.
Bảng 2: Kết quả mô hình ước lượng FEM và REM cho doanh nghiệp thâm dụng lao động
Đối với các doanh nghiệp ngành may trang phục, các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI có năng suất lao động trung bình cao hơn các doanh nghiệp không được nhận vốn FDI với điều kiện quy mô doanh nghiệp phải thật lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI muốn gia tăng năng suất lao động cần gia tăng quy mô doanh nghiệp hoặc phải thu hẹp mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài không làm cho năng suất lao động thay đổi. Bằng chứng là các doanh nghiệp có xuất khẩu hay không xuất khẩu không có sự khác biệt về năng suất lao động trung bình. Các doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp FDI vừa xuất khẩu có thể gia tăng năng suất bằng cách gia tăng quy mô doanh nghiệp hoặc giảm mức độ vốn hóa trên mỗi lao động. Ngược lại, để gia tăng năng suất lao động của mình, những doanh nghiệp không có vốn FDI nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của ngành may trang phục nên giảm quy mô doanh nghiệp hoặc tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và chỉ sản xuất phục vụ cho nội địa trong nước có thể mở rộng thêm quy mô hoặc gia tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi để gia tăng năng suất lao động của mình.
3.6.2.2 Nhóm ngành thâm dụng vốn
Bảng 3: Bảng kết quả ước lượng mô hình FEM và REM cho nhóm các doanh nghiệp thuộc ngành thâm dụng vốn
Đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, các doanh nghiệp nhận xuất khẩu ra nước ngoài có năng suất lao động trung bình cao hơn các doanh nghiệp chỉ sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn nhận vốn FDI không có sự khác biệt về năng suất lao động so với các doanh nghiệp không nhận được dòng vốn này. Có sự khác biệt đối với sự tác độngcủa quy mô và mức độ vốn hóa của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp là FDI và có tiến hành xuất khẩu hay không. Đối với các doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp FDI vừa xuất khẩu và doanh nghiệp không phải doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài nếu muốn tăng năng suất lao động doanh nghiệp nên giảm bớt quy mô doanh nghiệp hoặc gia tăng mức độ vốn hóa của của DN. Riêng đối với các doanh nghiệp không có vốn FDI và chỉ sản xuất phục vụ thị trường nội địa cần gia tăng hoặc mức độ vốn hóa hoặc quy mô doanh nghiệp để tăng năng suất lao động
Từ kết quả của 2 mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho 2 ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc đại diện cho ngành thâm dụng lao động và thâm dụng vốn luận án rút ra được một số kết quả chính như sau:
Đối với ngành thâm dụng lao động, việc xuất hiện của FDI đối với một doanh nghiệp trong ngành có tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên FDI chỉ làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp trong trường hợp là doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc các doanh nghiệp có xuất khẩu hay không xuất khẩu không làm thay đổi năng suất lao động của doanh nghiệp. Điều này có thể ngụ ý rằng các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động thu hút đầu tư FDI sẽ có hiệu quả tốt hơn là tìm cách xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI chỉ nên đầu tư vào các doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng tốt.
Ngược lại với ngành thâm dụng lao động, dường như việc xuất hiện của FDI đối với một DN trong ngành lại không làm thay đổi NSLĐ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài của ngành thâm dụng vốn lại mang lại ý nghĩa tích cực đối với năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành này.
Sự tác động của quy mô và mức độ vốn hóa đến năng suất lao động của mỗi ngành phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu hàng hóa hay không. Đối với doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu hàng hóa nếu như ở ngành thâm dụng lao động các doanh nghiệp này cần tăng quy mô sản xuất thì ngược lại ở các doanh nghiệp này ở ngành thâm dụng vốn lại nên nên thu hẹp quy mô sản xuất. Mức độ vốn hóa cần thu hẹp đối với các doanh nghiệp này ở ngành thâm dụng lao động tuy nhiên cần gia tăng ở ngành thâm dụng vốn. Đối với doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu ở cả 2 ngành nên giảm quy mô hoặc tăng mức độ vốn hóa nếu muốn gia tăng năng suất lao động. Và cuối cùng đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và chỉ sản xuất cho thị trường nội địa, muốn gia tăng năng suất lao động thì hoặc tăng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động dù thuộc ngành nào.
Chất lượng lao động có tác động dương đối với cả ngành thâm dụng vốn và thâm dụng lao động. Điều này là hợp lý, vì đây chính là một yếu tố đầu vào quan trọng đóng góp vào kết quả sản xuất của doanh nghiệp và cũng thông qua nâng cao chất lượng lao động sẽ góp phần tạo nên các hiệu ứng khuếch tán tích cực cho doanh nghiệp như người lao động có trình độ giáo dục cao hơn sẽ làm cho hiệu quả của việc phân bổ các yếu tố đầu vào tốt hơn; người lao động có kiến thức hơn sẽ có cách tối đa hóa sản phẩm làm tăng giá trị NS cận biên của họ hơn so với cùng một quy trình sản xuất mà sử dụng người lao động có kiến thức thấp hơn hay người lao động có trình độ giáo dục cao sẽ có khả năng nghiên cứu sáng tạo phát triển và chính nghiên cứu phát triển lại là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
Tương tự với chất lượng lao động, Doanh nghiệp có nằm trong khu công nghiệp hay không, không ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp ở cả ngành thâm dụng vốn và ngành thâm dụng lao động. Điều này gợi ý rằng hiện nay các khu công nghiệp, chế xuất tại Việt Nam chưa làm tốt được nhiệm vụ là nơi phát huy các hiệu ứng lan tỏa giữa các doanh nghiệp đặc biệt hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI và hiệu ứng học hỏi từ xuất khẩu cũng như các chính sách ưu đãi riêng dành cho các khu và cụm công nghiệp, chế xuất.
CHUƠNG 4
MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI NGOÀI LƯƠNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Giới thiệu chung
Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu là dữ liệu bảng được trích gộp từ 3 bộ dữ liệu Điều tra các Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs từ năm 2011-2015.
Đặc trưng của bộ dữ liệu này là số liệu điều tra DNNVV bao gồm cả doanh nghiệp hộ gia đình có và không đăng ký (không chính thức) thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo ở 10 tỉnh và thành trên cả nước. Do vậy, số liệu điều tra này không chỉ bao gồm các doanh nghiệp hoạt động chính thức mà còn cả các doanh nghiệp hoạt động không chính thức. Đây chính là điểm nổi bật của bộ số liệu thích hợp để nghiên cứu sử dụng nhằm đánh giá tác động của các chính sách phúc lợi ngoài lương của doanh nghiệp áp dụng đối với người lao động bởi vì trong trường hợp ở Việt Nam có một số chính sách phúc lợi như chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động là chính sách bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện nếu doanh nghiệp hoạt động trong khu vực chính thức.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án ứng dụng kỹ thuật ước lượng mô hình năng suất lao động theo phương pháp của Colombo và Stanca (2008). Kỹ thuật ước lượng mô hình năng suất lao động theo dạng hàm Cobb – Douglas được tiến hành nhằm đánh giá tác động của các chính sách phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động như sau:
Y=ALαKβ (1)
Ta có thể có năng suất lao động cho các loại lao động khác nhau (vd khác nhau về giới tính hoặc nghề nghiệp). Giả sử có 2 đầu vào lao động khác nhau:
L = Nu + γ1N1T +γ2N2T (2)
Vì vậy hàm năng suất có thể viết lại dưới dạng sau:
Y= A[Nu + γ1N1T +γ2N2T ]αKβ
= A[ 1+( γ1-1)N1TN +( γ2-1)N2TN ]αNα Kβ(3)
Và cũng như trên, áp dụng lợi thế theo quy mô, chuyển về dạng hàm log và xấp xỉ bằng 1 ta có:
log YN = log (A) + α (γ1 − 1) N1TN + α (γ2 − 1) N2TN+ β log (KN) (4)
Tổng quát, với M lao động đầu vào:
log YN = log (A) + αkM[(γk − 1) NkN ]+ β log (KN) (5)
Quay lại với nghiên cứu thực nghiệm cụ thể, chúng ta ước tính phương trình cơ bản số (5) với phương trình đặc điểm đa yếu tố (5) cho phép sự khác biệt về chất lượng lao động (ví dụ như giám đốc điều hành, nhân viên hay người lao động phổ thông) trong khi kiểm soát một số yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất, phần nằm trong A như đổi mới, hoạt động xuất khẩu và một số đặc tính khác của doanh nghiệp như: kích thước doanh nghiệp, ngành, vùng, độ tuổi, loại hình doanh nghiệp và một vài đặc tính khác. Phương trình kết quả ước lượng có thể được mô tả như sau:
Yit = βXit + γZi + εit (6)
Với biến Y là log của năng suất lao động, X là vector của các biến biến đổi của các chế độ phúc lợi ngoài lương doanh nghiệp dành cho người lao động và Z là vector đại diện các biến đặc trưng của doanh nghiệp bất biến theo thời gian.
4.4 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến số trong mô hình 2
Tên biến
Định nghĩa biến
Bảo hiểm xã hội
(BHXH)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có đóng BHXH cho người lao động
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động.
Bảo hiểm y tế
(BHYT)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có đóng BHYT cho người lao động
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không đóng BHYT cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có đóng BHTN cho người lao động
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không đóng BHTN cho người lao động
Chế độ bồi thường tai nạn, bệnh nghề nghiệp (TN)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có chế độ bồi thường cho người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp có chế độ bồi thường cho người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp đau ốm
(Dauom)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có trợ cấp đau ốm cho người lao động.
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không có trợ cấp đau ốm cho người lao động.
Quyền được nghỉ và có trả lương khi sinh đẻ (Sinhde_pay)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp có phép người lao động được nghỉ sinh và có trả lương trong thời gian sinh đẻ.
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không cho phép người lao động được nghỉ sinh và có trả lương trong thời gian sinh đẻ.
Quyền được nghỉ và không được trả lương khi sinh đẻ
(Sinhde)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp cho phép người lao động được nghỉ sinh và không trả lương trong thời gian sinh đẻ.
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không cho phép người lao động được nghỉ sinh và không trả lương trong thời gian sinh đẻ
Nghỉ phép được trả tiền (Nghiphep)
Giá trị =1 nếu DN cho phép người lao động nghỉ phép được trả tiền.
Giá trị =0 nếu DN không cho phép người lao động nghỉ phép được trả tiền.
Lương hưu trả một lần (Huutri)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp cho phép người lao động được nghỉ hưu với số tiền lương hưu được trả 1 lần.
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không có chế độ người lao động được nghỉ hưu với số tiền lương hưu được trả 1 lần.
Trợ cấp tử tuất
(Tutuat)
Giá trị =1 nếu doanh nghiệp cung cấp cho gia đình của người lao động một khoản tiền trợ cấp sau khi người lao động ốm mất .
Giá trị =0 nếu doanh nghiệp không cung cấp cho gia đình của người lao động một khoản tiền trợ cấp sau khi người lao động ốm mất .
FDI
Giá trị =1: Nếu doanh nghiệp có nhận vốn FDI
Giá trị = 0: Nếu doanh nghiệp không nhận vốn FDI
Xuất khẩu
(X)
Giá trị =1: Nếu doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu
Giá trị =0: Nếu doanh nghiệp không tiến hành xuất khẩu
Quy mô
(Quymo)
Log cơ số e số lượng lao động toàn thời gian của doanh nghiệp i giai đoạn t. Log(Lit). Đơn vị của Quy mô là số người
Vốn hóa
Ln(K/L)
Log cơ số e giá trị tài sản cố định trên mỗi lao động Log(K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_suat_lao_dong_trong_doanh_nghiep_viet_n.docx