Kết quả xác định hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa phục vụ cho lựa chọn và đề xuất phát triển trên địa bàn Phú Bình dựa trên 3 tiêu chí là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và tiêu chí môi trường. Trong mỗi tiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau như đã trình bày trong phần phương pháp. Quá trình đánh giá hiệu quả được thực hiện với từng tiêu chí, trong mỗi tiêu chí cũng thực hiện với từng chỉ tiêu, dựa trên giá trị đạt được của từng chỉ tiêu để phân cấp theo mức độ rất cao (VH),cao (H), trung bình (M), thấp (L) và cuối cùng là đánh giá tổng hợp từng tiêu chí với từng tiểu vùng và đánh giá tổng hợp cả 3 tiêu chí tại từng tiểu vùng. Kết quả đánh giá tổng hợp của từng tiểu vùng cụ thể như sau:
Tại tiểu vùng 1, trong 5 kiểu sử dụng đất chỉ có 2 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả tổng hợp cao thuộc LUT 2 là Lúa Xuân - Lúa mùa - Ngô Đông và Lúa Xuân - Lúa mùa - Lạc Đông. Ba kiểu sử dụng đất cho hiệu quả tổng hợp trung bình là kiểu sử dụng đất trồng 2 vụ lúa (LUT 1) và 2 kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa - 1 vụ màu.
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn theo hướng linh hoạt là yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên muốn chuyển đổi đất lúa cần tiến hành nghiên cứu toàn diện về hiện trạng quản lý, sử dụng đất lúa, chất lượng đất đai trồng lúa, phân hạng mức độ thích hợp của đất đất đai với trồng lúa dựa trên phương pháp đánh giá đất của FAO và TCVN 8409-2012. Theo đó đề xuất các giải pháp để quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả hơn. Đây cũng là hướng nghiên cứu chính của đề tài luận án.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất trồng lúa bao gồm các loại sử dụng: đất chuyên trồng lúa, 2 vụ lúa - màu; đất 1 vụ lúa và từ 1 - 2 vụ màu, chi tiết đến kiểu sử dụng đất theo từng loại sử dụng đất và những vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi về nội dung: Về mặt quản lý chỉ giới hạn ở một số mặt của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
2.1.2.2. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi hành chính chính của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.3. Phạm vi về thời gian: Số liệu về diện tích được thu thập từ năm 2002-2013; số liệu năng suất, sản lượng 2009-2013 (tính trong 5 năm).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất lúa ở huyện Phú Bình
2.2.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Phú Bình
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
2.2.2.3. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
2.2.3. Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất đai và khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
2.2.3.1.Xác định các loại đất đang trồng lúa trên địa bàn
2.2.3.2. Đánh giá chất lượng đất đai trồng lúa trên địa bàn
2.2.3.3. Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất trồng lúa.
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp về quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả đến năm 2020
2.2.4.1. Giải pháp về định hướng quản lý sử dụng đất lúa linh hoạt, hiệu quả
2.2.4.2. Một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với đất lúa
2.2.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa;
2.2.4.4. Một số giải pháp về phát triển hạ tầng thuỷ lợi và giao thông phục vụ sản xuất lúa
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất trong đó có đất lúa, tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp, tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và đất lúa nói riêng, số liệu về diện tích lúa, năng suất, sản lượng lúa qua các năm, số liệu về khí hậu, điều kiện tưới, tiêu thoát nước.
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đất lúa của huyện Phú Bình phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện nhưng có sự khác nhau về điều kiện địa hình, địa mạo và khả năng tưới, tiêu thoát nước nên đã chia thành 3 tiểu vùng gồm:
- Tiểu vùng 1 gồm 4 xã miền núi có diện tích tự nhiên 8.839 ha, trong đó đất lúa có 1.725,4 ha, chọn 2 xã làTân Kim, Tân Thành.
- Tiểu vùng 2 (vùng nước máng sông Cầu) có 10 xã và 1 thị trấn có diện tích tự nhiên 10.893 ha, trong đó có 3.958,9 ha đất lúa. Đây là tiểu vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện. Nghiên cứu đã chọn chọn 6 xã gồm: Thị trấn Hương Sơn; Xuân Phương; Dương Thành; Tân Đức; Đào Xá và Đồng Liên.
- Tiểu vùng 3 (vùng nước máng núi Cốc) gồm 6 xã với diện tích tự nhiên là 5.439 ha, trong đó diện tích đất lúa có 1910,7 ha đất trồng lúa. Nghiên cứu đã chọn 4 xã gồm: Hà Châu, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ.
Tiêu chí để chọn các xã tại mỗi tiểu vùng như trên là số lượng xã có ít nhất bằng 50% số xã trong từng tiểu vùng với tổng số 12 xã, mỗi xã chọn 1 thôn, mỗi thôn chọn từ 15 đến 20 hộ để điều tra và tổng hợp theo tiểu vùng, tổng số 210 hộ. Tiêu chí để chọn hộ điều tra là những hộ có trồng lúa và hiện đang có các loại sử dụng đất lúa gắn với kiểu sử dụng lúa đại diện cho thôn, cách chọn hộ cũng tương tự như cách chọn xã là rút thăm ngẫu nhiên từ danh sách chuyển thành thăm. Ngoài 210 phiếu điều tra theo mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa còn có 50 phiếu điều tra kèm với lấy mẫu đất phân tích phục vụ xây dựng bản đồ độ phì phân bố tại tất cả các xã.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra có bộ câu hỏi sẵn với các nội dung chính gồm: tình hình quản lý và sử dụng đất lúa như loại sử dụng đất lúa gắn với kiểu sử dụng đất theo từng chủ hộ; tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hiệu quả kinh tế của từng kiểu sử dụng đất; tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong cơ cấu cây trồng trên đất lúa; tiếp cận chính sách hỗ trợ người trồng lúa của chủ sử dụng đất và nhận thức của chủ hộ về quản lý đất lúa...
2.3.4. Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất
Dựa trên nền bản đồ đất huyện Phú Bình năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 của đề tài cấp Nhà nước: KC08/01.10. Nghiên cứu đã đào 6 phẫu diện đất đại diện cho các loại đất trồng lúa bao gồm: đất phù sa không được bồi, đất phù sa glây và đất phù sa ít được bồi hàng năm, đất dốc tụ, đất bạc màu và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Ngoài 6 phẫu diện chính phân tích, đã khoan 50 phẫu diện phụ để xác định tên đất và các yếu tố phụ phục vụ chỉnh lý bản đồ đất và lấy mẫu tầng mặt phục vụ xây dựng bản đồ độ phì. Phương pháp chọn điểm đào phẫu diện, lấy mẫu đất phân tích, mô tả theo hướng dẫn của FAO-WRB.
2.3.5. Phương pháp lẫy mẫu đất lúa phục vụ xây dựng bản đồ độ phì nhiêu đất
Để có thể sử dụng phần mềm nội suy IDW xây dựng bản đồ độ phì, các mẫu đất lấy phân tích phân bố đều trên tất cả các xã và trên các loại sử dụng đất trồng lúa. Với các yêu cầu trên, nghiên cứu đã lấy 50 mẫu đất không kể lớp mặt của 6 phẫu diện đất đại diện cho 6 loại đất đang trồng lúa để phân tích.
2.3.6. Phương pháp phân tích mẫu đất
Các mẫu đất được phân tích theo các chỉ tiêu và phương pháp thông dụng.
2.3.7. Phương pháp đánh giá đất
Áp dụng TCVN: 8409/2012 và hướng dẫn của FAO, trình tự đánh giá đất đai được thực hiện theo các bước từ đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUTs và kiểu sử dụng đất lúa. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai hay bản đồ chất lượng đất đai, phân hạng mức độ thích hợp đất đai.
2.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và kểu sử dụng đất lúa
2.3.8.1. Về hiệu qủa kinh tế
Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.3.8.2. Hiệu quả về xã hội
Tiêu chí hiệu quả về xã hội được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu gồm: khả năng thu hút lao động; giá trị gia tăng/ngày công lao động và khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
2.3.8.3. Hiệu quả về môi trường
Tiêu chí hiệu quả môi trường đã được xem xét dựa trên các chỉ tiêu hoá học đất và 4 chỉ tiêu kim loại nặng gồm As, Cd, Cu và Zn dưới hiện trạng các loại sử dụng đất (LUT) và được phân theo 3 mức là cao, trung bình và thấp. Mức độ ô nhiễm dựa trên QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
2.3.9. Phương pháp xây dựng bản đồ
2.3.9.1. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa
Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa của huyện Phú Bình tỉ lệ 1/25.000 được xây dựng dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Phú Bình, được chỉnh lý dựa trên ảnh Spot 5 và kết quả khảo sát lấy mẫu đất tại 50 điểm, những vị trí lấy mẫu cũng là những điểm chìa khoá để kiểm tra và khoanh vẽ chi tiết hiện trạng sử dụng đất trồng lúa theo loại sử dụng trên bản đồ.
2.3.9.2. Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính
Các bản đồ đơn tính được xây dựng trên nền bản đồ số VN 2000 tỉ lệ 1/25.000 với sự tham gia của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm chuyên dụng tuỳ theo từng loại bản đồ đơn tính mà áp dụng các phương pháp khác nhau. gồm:Bản đồ loại đất theo phân loại phát sinh; bản đồ cấp địa hình, bản đồ thành phần cơ giới; Bản đồ khả năng tưới và bản đồ tiêu thoát nước; Bản đồ độ phì nhiêu đất trồng lúa dựa trên phần mềm PASS 2011 và phần mềm nội suy IDW.
2.3.9.3. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng đất và bản đồ định hướng quản lý và sử dụng đất lúa
Từ các bản đồ đơn tính chồng xếp tạo lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/25.000 với sự hỗ trợ của GIS và phần mềm ArcGIS.
Bản đồ phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa và bản đồ định hướng quản lý và sử dụng đất trồng lúa tỉ lệ 1/25.000 huyện Phú Bình đều được xây dựng dựa trên kết quả phân hạng đất mức độ thích hợp đất đai.
2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm tính toán như Excel để xử lý số liệu theo từng nhóm chỉ tiêu phục vụ cho phân tích, so sánh đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất lúa
- Huyện Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích đất tự nhiên của huyện có 25.171 ha (năm 2013), dân số 149.021 người được phân chia thành 21 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 1 thị trấn.
Do có lợi thế về địa hình tương đối bằng phẳng cùng với hệ thống thuỷ lợi nước máng núi Cốc nên điều kiện tưới và tiêu nước phục vụ cho sản xuất rất thuận lợi. Do vậy vùng này đã trở thành trọng điểm sản xuất lúa và các loại cây rau màu của huyện. Tuy nhiên hiện tại trong vùng vẫn còn một số diện tích thấp trũng, khó thoát nước nên trong những điều kiện mưa lớn, sản xuất không ổn định trong vụ mùa. Sự phân hoá về địa hình, địa mạo đã dẫn đến có sự phân hoá về hệ thống cây trồng trên đất lúa với các điều kiện sản xuất lúa và các cây trồng trong cơ cấu luân canh trên đất lúa khác nhau.
- Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 53,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 19,3% và thương mại, dịch vụ chiếm 27,2%. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp giảm còn 31%, công nghiệp, xây dựng đạt 37,2% và dịch vụ thương mại chiếm 32,8%. Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp không cao và đang có xu hướng ngày càng giảm nhưng vẫn là ngành quan trọng, tạo ra việc làm cho gần 60% lao động nông nghiệp, bình quân lương thực trên người đạt 554 kg/năm, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và có một phần lúa hàng hoá. Tuy nhiên, so với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa là chủ yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy nhanh nhưng chưa đồng bộ.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất lúa nói riêng khá thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đặc biệt là hạ tầng thuỷ lợi phục vụ cho tưới và tiêu chủ động cho phần lớn diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm. Do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích bằng con đường tăng vụ.
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1.Tình hình quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1.1. Công tác ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về đất đai
Trong giai đoạn 2002 - 2013, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản quy định liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. Công tác xác định địa giới hành chính gắn với lập bản đồ hành chính cho từng xã, thị trấn trong phạm vi lãnh thổ của huyện Phú Bình đã được thực hiện. Do vậy đến nay các loại hồ sơ về địa giới hành chính của huyện cũng như từng xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thiện và được lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
3.2.1.2. Công tác khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Đến nay toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ kèm theo, tài liệu được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ công tác quản lý đất đai như: giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê. Tuy nhiên tài liệu bản đồ địa chính của các xã, thị trấn có chất lượng và độ chính xác chưa cao do được đo đạc, lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ HN-72, bản đồ thành lập bằng dạng giấy Troky hoặc Diamat, chưa được đo đạc theo hệ tọa độ VN-2000 mặc dù đã dùng phần mềm quét, nắn ảnh và số hóa, chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN- 2000. Do trong một thời gian dài các bản đồ và hồ sơ, sổ sách kèm theo không được cập nhật, chỉnh lý biến động đồng bộ và thường xuyên nên hiện trạng đang sử dụng đất biến động nhiều so với nguồn tài liệu bản đồ đã lập.
3.2.1.3. Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (trong đó có đất lúa) của cấp xã tỉ lệ 1/5.000 và tỉ lệ 1/25.000 của huyện Phú Bình đều đã được thành lập dưới dạng bản đồ số để thuận tiện trong việc tổng hợp, xây dựng bản đồ hiện trạng của đơn vị hành chính cấp trên, bảo đảm sử dụng để biên tập, thành lập bộ bản đồ nền thống nhất trên phạm vi của huyện, phục vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung, đất lúa nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một dự án riêng về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất lúa theo hướng dẫn của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
3.2.1.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 2002 - 2013 đã được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả quỹ đất hiện có, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình.
3.2.1.5. Công tác đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thực hiện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 19.144,76 ha, trong số 22.034,38 ha đất cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 87%.
3.2.1.6. Thực trạng hệ thống tổ chức và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình
Số liệu tổng hợp về thực trạng hệ thống tổ chức và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy: Bộ máy quản lý đất đai đã được hình thành từ huyện xuống cấp xã. Tại huyện có Phòng Tài Nguyên và Môi Trường làm nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và môi trường. Ở mỗi xã cũng có một đến hai cán bộ quản lý đất đai. Số cán bộ có trình độ đại học chiếm 68,97% trong tổng số 58 cán bộ công tác trong hệ thống này.
Về phân bổ cán bộ, phòng Tài Nguyên và Môi trường của huyện có 7 cán bộ trong đó có 6 cán bộ đại học và 1 cán bộ trung cấp. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có 8 người, trong đó có 6 cán bộ đại học và 2 cán bộ cao đẳng. Cán bộ địa chính cấp xã có 42 người. Đa số các xã có 2 cán bộ địa chính, cá biệt có xã 3 cán bộ địa chính như xã Hà Châu, xã Tân Hoà có 1 cán bộ địa chính. Tuy nhiên xét theo nhu cầu của công tác quản lý nhà nước nhất là trong điều kiện hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhiều thì số lượng cán bộ tại cấp phòng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn ít.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa
Diện tích đất trồng lúa năm 2013 của huyện Phú Bình là 7595 ha, với tổng diện tích gieo trồng lúa 12.601 ha. Hệ số sử dụng đất lúa bình quân toàn huyện là 1,7. Năng suất bình quân đạt 50,3 tạ/ha. Tuy nhiên có sự phân bố không đều giữa các tiểu vùng trong huyện.
Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất trồng lúa huyện Phú Bình giai đoạn 2002- 2013 chia theo tiểu vùng
Chỉ tiêu
2002
2005
2010
2013
Biến động
2002-2005
2005-2010
2010-2013
2002-2013
TỔNG SỐ
7.801,0
7.754,0
7.577,4
7.595,0
-47,0
-176,6
17,6
-206,0
Tiểu vùng 1
1.722,0
1.727,0
1.726,0
1.725,4
5,0
-1,0
-0,6
3,4
Tiểu vùng 2
4.027,0
4.030,0
3.943,2
3.958,9
3,0
-86,8
15,7
-68,1
Tiểu vùng 3
2.052,0
1.997,0
1.908,2
1.910,7
-55,0
-88,8
2,5
-141,3
3.2.2.2. Hiệu quả của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa: Số liệu điều tra về các loại sử dụng đất trồng lúa gắn với kiểu sử dụng đất của huyện Phú Bình đã xác định được trên địa bàn huyện Phú Bình có 3 loại sử dụng đất trồng lúa (Loại sử dụng đất chuyên trồng lúa (LUT1); Loại sử dụng đất trồng 2 vụ lúa và một vụ màu (LUT2); Loại sử dụng đất một vụ lúa mùa - 2 vụ màu (LUT3) và 16 kiểu sử dụng đất phổ biến.
Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa huyện Phú Bình năm 2014
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Chuyên lúa
4.686,6
61,71
(1)Lúa Xuân - lúa mùa
3.129,1
41,20
(2)Lúa Xuân
79,1
1,04
(3)Lúa mùa
1.478,4
19,47
2 lúa - 1 màu
2.161,4
28,46
(4)Lúa Xuân - lúa mùa - ngô Đông
1.437,6
18,93
(5)Lúa Xuân - lúa mùa - cà chua Đông
61,4
0,81
(6)Lúa Xuân - lúa mùa - đỗ tương Đông
65,9
0,87
(7)Lúa Xuân - lúa mùa - khoai lang Đông
243,8
3,21
(8)Lúa Xuân - lúa mùa - khoai tây Đông
28,2
0,37
(9)Lúa Xuân - lúa mùa - rau Đông
324,5
4,27
1 lúa mùa - 1 màu
747,0
9,83
(10)Ngô Xuân - lúa mùa
243,6
3,21
(11)Lúa mùa - ngô Đông
158,0
2,08
(12)Lạc Xuân - lúa mùa
122,1
1,61
(13)Lúa mùa - rau Đông
63,0
0,83
(14)Lúa mùa - khoai tây Đông
38,5
0,51
(15)Khoai lang Xuân - lúa mùa
88,4
1,16
(16) Đỗ tương Xuân - lúa mùa
33,4
0,44
Tổng cộng
7.595,0
100,00
Kết quả xác định hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa phục vụ cho lựa chọn và đề xuất phát triển trên địa bàn Phú Bình dựa trên 3 tiêu chí là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và tiêu chí môi trường. Trong mỗi tiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau như đã trình bày trong phần phương pháp. Quá trình đánh giá hiệu quả được thực hiện với từng tiêu chí, trong mỗi tiêu chí cũng thực hiện với từng chỉ tiêu, dựa trên giá trị đạt được của từng chỉ tiêu để phân cấp theo mức độ rất cao (VH),cao (H), trung bình (M), thấp (L) và cuối cùng là đánh giá tổng hợp từng tiêu chí với từng tiểu vùng và đánh giá tổng hợp cả 3 tiêu chí tại từng tiểu vùng. Kết quả đánh giá tổng hợp của từng tiểu vùng cụ thể như sau:
Tại tiểu vùng 1, trong 5 kiểu sử dụng đất chỉ có 2 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả tổng hợp cao thuộc LUT 2 là Lúa Xuân - Lúa mùa - Ngô Đông và Lúa Xuân - Lúa mùa - Lạc Đông. Ba kiểu sử dụng đất cho hiệu quả tổng hợp trung bình là kiểu sử dụng đất trồng 2 vụ lúa (LUT 1) và 2 kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa - 1 vụ màu.
Tại tiểu vùng 2, trong 11 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả thì có 6 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả tổng hợp cao (H) thuộc LUT 2 đều trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Hai kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa thuộc LUT 1 có hiệu quả thấp (L) và 3 kiểu sử dụng đất của LUT1 chuyên lúa nhưng trồng 2 vụ lúa và 2 kiểu sử dụng đất của LUT 3 là 1 lúa - 1 màu cho hiệu quả tổng hợp trung bình (M).
Tại tiểu vùng 3, trong 8 kiểu sử dụng đất thì có 3 kiểu cho hiệu tổng hợp cao (H) thuộc LUT 2 đều trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Hai kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa của LUT1 có hiệu quả thấp (L). Ba kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình (M). trong đó có 1 kiểu sử dụng đất trồng 2 vụ lúa của LUT 1 và 2 kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa - và 1 vụ màu của LUT 3. Cũng cần nói thêm rằng số liệu phân tích về cadimi cho thấy, với đất 2 vụ lúa - màu (LUT 2) có hàm lượng Cadimi đạt giá trị trung bình cao nhất là 1,23 mg, ngưỡng giới hạn là 1,5 mg/1 kg đất khô nhưng mức cao nhất đã vượt ngưỡng giới hạn cho phép 0,6 mg/1 kg đất so với ngưỡng giới hạn (2,1 mg). Tuy nhiên chỉ có 1 mẫu nên về mặt môi trường chưa thể xếp chung cho toàn bộ LUT này là mức thấp nhưng sẽ cảnh báo để tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn.
3.2.2.3. Lựa chọn các kiểu sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng hiệu quả
Từ các kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất, nghiên cứu đã chọn được 9 kiểu sử dụng đất để đề xuất phát triển tại 3 tiểu vùng trồng lúa của huyện Phú Bình (bảng 3.24)
Bảng 3.24. Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn đề xuất phát triển trên địa bàn huyện Phú Bình
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất theo tiểu vùng
Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 3
Chuyên lúa
Lúa Xuân - Lúa mùa
Lúa Xuân - Lúa mùa
Lúa Xuân - Lúa mùa
2 vụ lúa - 1 vụ màu
Lúa Xuân - lúa mùa - Ngô Đông
Lúa Xuân - lúa mùa - Ngô Đông
Lúa Xuân - lúa mùa - Ngô Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Lạc thu Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Cà chua Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Lạc Đông
Lúa Xuân - Lúa mùa - Lạc thu Đông
1 vụ lúa - 1 vụ màu
Lúa mùa - Lạc Xuân
Lúa mùa - Lạc Xuân
Lúa mùa - Ngô Xuân
Lúa mùa - Ngô Xuân
3.2.3. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.3.1. Tồn tại về mặt quản lý đất đai
a. Chưa làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng đất trong việc tuân thủ luật đất đai.
b. Chậm xây dựng quy hoạch sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện và chi tiết đến từng xã.
c. Chất lượng Hồ sơ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai
3.2.3.2. Những tồn tại về mặt sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
a. Diện tích đất trồng lúa có quy mô nhỏ nên hạn chế khả năng cơ giới hoá dẫn đến năng suất lao động trong nghề trồng lúa thấp
b. Giá trị gia tăng trên một ha đất trồng lúa thấp
c. Hệ số sử dụng đất lúa thấp do chưa đa dạng hoá cây trồng trên đất sản xuất lúa, đặc biệt là các cây trồng có giá trị kinh tế cao
d. Một bộ phận hộ nông dân trồng lúa chưa được tiếp cận vốn sản xuất, kỹ thuật và giống mới
3.3. Chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của nó với trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.3.1. Các loại đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng trồng lúa tỉ lệ 1/25.000 lên bản đồ đất vùng trồng lúa huyện Phú Bình cùng tỉ lệ cho thấy, lúa của huyện Phú Bình đang trồng trên 4 nhóm đất với 6 đơn vị đất, có tổng diện tích 7.595 ha, nhiều nhất là nhóm đất phù sa với 3.324,1 ha; tiếp theo là nhóm đất thung lũng có 2.355,01 ha; nhóm đất xám bạc màu có 1823,78 ha và ít nhất là nhóm đất đỏ vàng có 92,09 ha.
3.3.2. Chất lượng của đất đai trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
Để xác định chất lượng đất đai trồng lúa, nghiên cứu đã tuân thủ hướng dẫn của FAO là phải xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Và để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải lựa chọn các chỉ tiêu, phân cấp ngưỡng chỉ tiêu dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của các loại sử dụng đất. Dựa theo các nguồn tài liệu hiện có và tài liệu bổ sung, nghiên cứu đã lựa chọn được 6 chỉ tiêu gồm: loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, độ phì đất, điều kiện tưới, điều kiện tiêu thoát nước. Mỗi chỉ tiêu đã được thể hiện trên 1 bản đồ đơn tính, chồng xếp 6 bản đồ đơn tính với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ đơn vị đất đai (LMUs). Kết quả đã xác định được chất lượng đất đai trồng lúa của huyện Phú Bình được phân hoá thành 39 đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai có diện tích nhỏ nhất là 3,4 ha và đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất là 2.647,5 ha.
Bảng 3.31. Tổng hợp đặc tính của các đơn vị đất đai trồng lúa
Đơn
vị đất đai
Đặc tính đất đai
Số khoanh đất
Diện tích
Loại đất
Địa hình
TPCG
Độ phì
Tưới
Tiêu
(ha)
(%)
1
G1
DH2
P1
ĐP1
Ir1
Dr1
32
115,98
1,53
2
G1
DH3
P1
ĐP2
Ir3
Dr1
24
16,32
0,21
3
G1
DH3
P1
ĐP2
Ir3
Dr1
5
15,00
0,2
4
G1
DH3
P1
ĐP3
Ir3
Dr1
23
20,02
0,26
5
G2
DH1
P2
ĐP1
Ir1
Dr1
828
2647,50
34,86
6
G2
DH1
P2
ĐP2
Ir2
Dr2
3
28,49
0,38
7
G2
DH1
P2
ĐP2
Ir3
Dr1
19
155,68
2,05
8
G2
DH1
P2
ĐP2
Ir3
Dr2
6
15,36
0,2
9
G2
DH1
P2
ĐP2
Ir3
Kem
11
27,18
0,36
10
G2
DH3
P2
ĐP3
Ir3
Dr1
48
108,59
1,43
11
G2
DH2
P2
ĐP3
Ir3
Dr2
5
11,01
0,15
12
G3
DH1
P3
ĐP1
Ir1
Dr2
26
112,60
1,48
13
G3
DH1
P3
ĐP2
Ir2
Dr3
2
27,68
0,36
14
G3
DH1
P3
ĐP2
Ir3
Dr3
8
7,70
0,1
15
G3
DH1
P3
ĐP3
Ir2
Dr3
4
5,37
0,07
16
G3
DH1
P3
ĐP3
Ir3
Dr3
5
9,57
0,13
17
G4
DH2
P1
ĐP1
Ir1
Dr1
597
1471,58
19,38
18
G4
DH2
P1
ĐP2
Ir2
Dr1
5
66,74
0,88
19
G4
DH2
P1
ĐP2
Ir3
Dr1
81
190,18
2,5
20
G4
DH3
P1
ĐP2
Ir3
Dr1
16
84,67
1,11
21
G4
DH3
P1
ĐP3
Ir3
Dr1
10
10,61
0,14
22
G5
DH2
P1
ĐP2
Ir1
Dr1
5
24,21
0,32
23
G5
DH2
P1
ĐP3
Ir1
Dr1
11
54,89
0,72
24
G5
DH3
P2
ĐP2
Ir3
Dr3
1
13,00
0,17
25
G6
DH1
P1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phap_quan_ly_va_su_dung_hieu.doc