Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân trên giống chè Kim tuyên tại tỉnh Phú Thọ

Diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ của giống chè Kim Tuyên

theo các tháng trong năm tuân theo quy luật chung của thực vật, cao nhất

là tháng 12 (214,6 mg/g) và thấp nhất là tháng 7 (66,2 mg/g). Khi đốn chè

vào thời kỳ có hàm lượng tinh bột trong rễ cao, từ tháng 9 đến tháng 4

năm sau làm giảm số mầm bị chết sau đốn từ 9,5 - 22,8%, làm tăng khả

năng sinh trưởng của cành, tạo bộ khung tán và tăng chỉ số diện tích lá

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân trên giống chè Kim tuyên tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu cầu ẩm độ đất của cây chè theo các tháng trong năm, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa năng suất của chè và ẩm độ đất. Các nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (1994) và Lê Tất Khương (1997) đưa ra lượng tưới từ 600 - 800 m3/ha/tháng là phù hợp với sản xuất chè miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, để sản xuất chè vụ Đông Xuân cần thiết phải tăng lượng bón vào các tháng mùa Thu. Đây là những tháng mà sau đó đáng lẽ ra cây chè được nghỉ ngơi và phục hồi. Chính vì vậy, để bổ sung sinh dưỡng cho chè ra búp trong vụ Đông Xuân cần chuyển dịch quy trình bón hàng năm bằng cách tăng thêm 15% lượng phân khoáng vào tháng 9 và giảm 15% lượng bón vào tháng 2. Lúc này, lượng bón tháng 9 chuyển thành: 100 N + 33 P205 + 33 K20 (tương đương lượng phân đơn: 217,39 kg urê + 206,25 kg supe Lân + 58,93 kg kali clorua). Tuy nhiên, việc xác định thời điểm bón vào tháng 9 hay rải lượng phân bón này làm hai lần (tháng 9 và tháng 12) ảnh hưởng rất lớn đến sự sung sức của chè trong giai đoạn này. Các nghiên cứu trước đây về sản xuất chè vụ Đông Xuân đều xem xét đơn lẻ hai kỹ thuật tưới nước và bón phân khoáng bổ sung cho chè vụ Đông Xuân mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến việc xác định biện pháp đồng thời tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sản xuất chè Đông Xuân. Để sản xuất chè bền vững, cần thay thế một phần phân khoáng đa lượng bằng các loại phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Đây là các loại phân có chứa các chủng vi sinh vật có ích, mang lại hiệu quả lâu dài cho nương chè. Việc thử nghiệm thay thế 30% giá trị phân khoáng bằng ba loại phân hữu cơ vi sinh phổ biến trên thị trường 5 là Sông Gianh, Tiến Nông và Quế Lâm có ý nghĩa thực tiễn lớn với sự phát triển bền vững của nương chè. Thứ ba: Sau khi xác định được một số biện pháp kỹ thuật tốt nhất áp dụng cho sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ. Cần xây dựng mô hình sản xuất với diện tích lớn, trong đó lựa chọn các kỹ thuật tốt nhất là kết quả nghiên cứu của các nội dung trên để kiểm chứng hiệu quả của mô hình. Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống chè Kim Tuyên tuổi 7 – 11. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến 4/2018 Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Xã Phú Hộ và xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu * Hệ thống tưới: Sử dụng hệ thống tưới phun mưa áp lực bằng máy bơm, hệ thống có bể chứa xi măng dung tích 15 m3 dẫn đến các ống dẫn chính bằng nhựa PVC Ø=60 mm, đầu ống dẫn chính có van khóa vặn tay, sau đó dẫn đến các ống dẫn phụ bằng nhựa PVC Ø=27mm, trên các ống dẫn phụ có các vòi phun khoảng cách 10 m/vòi. Bán kính tưới của vòi là 5 - 6 m. * Phân bón bao gồm: + Phân bón đa lượng: Đạm urê Phú Mỹ (N: 46,3%), supe lân Lâm Thao (P2O5: 16 – 16,5%) và kali clorua Phú Mỹ (K2O: 61±1%) tất cả đều phổ biến trên thị trường. 6 + Phân hữu cơ vi sinh: - Phân lân hữu cơ vi sinh Quế Lâm: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 23%, N-P2O5hh-K2O: 1-3-1; Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 10 6 CFU/g; Azotobacter: 1 x 10 6 CFU/g; Bacillus: 1 x 10 6 CFU/g. - Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 10 6 CFU/g; Azotobacter: 1 x 10 6 CFU/g. - Phân hữu cơ vi sinh Tiến Nông: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 23%; Nitơ (N): 1% ; Phốt pho (P2O5): 3% ; Kali (K2O): 1%, Axit Humic: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô - Aspergillus Fumigatus: 1 x 10 6 CFU/g 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu hàm lượng tinh bột trong rễ chè và ứng dụng vào việc đốn chè trái vụ - Nghiên cứu diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ chè theo tháng trong năm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến hàm lượng tinh bột trong rễ và chỉ số diện tích lá chè. - Nghiên cứu một số thời vụ đốn chè trái vụ trong sản xuất chè vụ Đông Xuân. 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân - Nghiên cứu quan hệ của của độ ẩm đất với năng suất của chè Kim Tuyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân. 7 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân. 2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây chè Sử dụng các phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè của Nguyễn Văn Tạo (1998) để tiến hành bố trí các thí nghiệm đồng ruộng, các nghiên cứu thực nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng chè. 2.3.3. Xác định hàm lượng tinh bột trong rễ Sử dụng phương pháp của Miller (1959): Lấy 3 cây/công thức để tiến hành thí nghiệm, loại bỏ đất, chọn rễ có đường kính >3mm và tiến hành cắt nhỏ, rửa bằng nước cất và làm khô ở 80oC cho đến khi trọng lượng không đổi. Nghiền thành bột mịn. Cân 1g mẫu mỗi công thức cho vào bình tam giác, bổ sung vào bình 100 ml HCl 5%. Đun cách thủy mẫu trong 1 giờ. Sau 1 giờ toàn bộ tinh bột chuyển thành glucose. Để nguội, nhỏ vào 4-5 giọt dung dịch methyl da cam sau đó dùng NaOH 20% để trung hòa axid tới khi dung dịch đổi màu (từ hồng sang vàng). Lọc bằng giấy lọc để thu dung dịch trong. Dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng đường. 2.3.4. Xác định tỷ lệ sâu bệnh hại Theo QCVN 01-118:2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại chính gây hại cây chè. 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Excel 2010 và phần mềm IRRISTAT 5.0. 8 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu hàm lƣợng tinh bột trong rễ chè và ứng dụng vào việc đốn chè trái vụ 3.1.1. Diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ và năng suất chè Kim Tuyên theo tháng trong năm Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là Sharma và Murty (1989) hay trong nước như Nguyễn Đình Vinh (2002) kết luận hàm lượng Hidratcacbon (tinh bột) có trong rễ chè trước khi đốn tương quan dương với sự phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi đốn. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề này, đã tiến hành thí nghiệm trong chậu vại, xác định diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ theo tháng trong năm và năng suất tương ứng của cây chè Kim Tuyên tuổi 2 tại Phú Thọ. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1 biểu diễn hàm lượng tinh bột trong rễ và năng suất chè theo tháng trong năm. Từ biểu đồ, ta thấy hàm lượng tinh bột trong rễ chè cao nhất là tháng 11, 12 trong năm, đạt khoảng 210,9 - 214,6 mg/g. Sau đó, hàm lượng tinh bột giảm nhẹ khi cây chè bắt đầu huy động nguồn dinh dưỡng dự trữ để ra những đợt búp đầu mùa Xuân. Sau tháng 4, hàm lượng tinh bột trong rễ chè giảm đột ngột xuống 100,8 mg/g và xuống thấp nhất vào tháng 7 chỉ đạt 66,2 mg/g. Lúc này là thời điểm có ánh sáng trực xạ lớn, mưa nhiều, rất thích hợp cho quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật, chính vì vậy cây đã huy động một lượng lớn dinh dưỡng tích lũy ở dạng tinh bột dưới rễ để nuôi các bộ phận thân lá trên mặt đất, phục vụ cho quá trình sinh trưởng của cây. Đến tháng 9, do lúc này số ngày nắng và lượng mưa bắt đầu giảm, hàm lượng tinh bột ở rễ chè lại có chiều hướng tăng do cây chè bắt đầu tích lũy dinh dưỡng cho các bộ phận dưới mặt đất. Hàm lượng tinh bột đạt đỉnh vào tháng 12 và sau đó bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới. 9 Hình 3.1. Diễn biến hàm lƣợng tinh bột trong rễ và năng suất chè theo tháng trong năm Đường biểu diễn năng suất trên biểu đồ cho thấy năng suất búp của cây chè theo các tháng trong năm cũng có sự khác biệt rất lớn, gần như là đường đối xứng với đường biểu diễn hàm lượng tinh bột trong rễ, nhận trục đối xứng là đường thẳng song song với trục hoành. Có thể nhận thấy năng suất búp chè thấp nhất trong các tháng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, chỉ đạt 1,64 – 2,54 g/cây. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện mưa xuân từ tháng 3 trở đi, năng suất búp chè tăng dần và đạt cao nhất vào tháng 7 (11,8 g/cây), sau tháng 7 năng suất búp chè giảm dần và cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Ta có thể nhận thấy giữa hàm lượng tinh bột trong rễ và sản lượng của chè có mối quan hệ tương quan nghịch. Khi hàm lượng tinh bột trong rễ thấp thì năng suất chè cao và ngược lại, khi hàm lượng tinh bột trong rễ cao thì năng suất chè thấp. Đây chính là một trong những cơ sở để các nhà khoa học chọn lựa thời điểm đốn chè chính vụ thích hợp ở Việt Nam. Đốn chè chính là phương pháp phá vỡ ưu thế ngọn của thân chính cây chè, tạo ra bộ khung tán đồng đều góp phần tăng năng suất búp cho cây. Việc lựa chọn thời vụ đốn chè dựa trên hai yếu tố: hàm lượng tinh bột dự trữ ở rễ chè và điều kiện khí hậu tại thời điểm đốn 10 (Guinard, 1953). Để cây chè có thể sinh trưởng tốt sau khi đốn và tạo ra sức bật cho cây, hàm lượng tinh bột dự trữ trong rễ chè tại thời điểm đốn phải đủ lớn. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho hình thành và phát triển mầm chè mới. Đồng thời, thời tiết lúc này cũng phải có số giờ nắng thấp, giảm thiểu sự hô hấp qua lá gây mất năng lượng cho cây chè trong giai đoạn này. Chính vì vậy, trong canh tác chè ở miền Bắc Việt Nam, rất nhiều tác giả đã chọn lựa thời vụ đốn vào tháng 11, 12 hàng năm (Đỗ Văn Ngọc, 1994). Đây là những tháng cây chè có tích lũy hàm lượng tinh bột lớn, số giờ nắng trong ngày chỉ từ 1,4 - 2,6 giờ (Trạm khí tượng nông nghiệp Phú Hộ, 2016), rất thích hợp để đốn chè. Như vậy, để lựa chọn thời vụ đốn cho canh tác chè vụ Đông Xuân, chúng ta cần dựa trên hàm lượng tinh bột trong rễ chè và điều kiện khí hậu tại thời điểm đốn. Nhìn vào vào hình 3.1, có thể thấy tháng 4 và tháng 9 là hai thời điểm hàm lượng tinh bột trong rễ chè khá cao (>150 mg/g) và thời điểm này số giờ nắng trong ngày cũng ở mức trung bình từ 2,7 - 5,2 giờ (Trạm khí tưởng NN Phú Hộ, 2016), đây là hai thời điểm nếu sử dụng kỹ thuật đốn sẽ là thích hợp nhất để cho ta có thể thu hoạch búp trong các tháng vụ Đông Xuân (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). 3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm đốn đến sinh trưởng sau đốn của cây chè Kim Tuyên tại Phú Thọ 3.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá và hàm lượng tinh bột trong rễ chè 3.1.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá chè (LAI) Chỉ số diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp của chè, khi theo dõi ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá của chè 2 tuổi 10 tháng sau đốn, có thể nhận thấy: Trước khi bắt đầu thí nghiệm chỉ số diện tích lá chè ở công thức đối chứng và có bổ sung phân hữu cơ vi sinh là tương đương nhau, 11 đạt 1,13. Sau khi tiến hành đốn chè 10 tháng, ở công thức đối chứng, chỉ số diện tích lá tăng thêm 0,38, đạt 1,51. Đây là mức tăng phù hợp với cây chè Kim Tuyên thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bảng 3.5.Ảnh hƣởng phân hữu cơ vi sinh đến hệ số diện tích lá chè Công thức Hệ số diện tích lá Chênh lệch Trước khi đốn 10 tháng sau đốn Đối chứng 1,13 1,51 0,38 Bón phân HCVS 1,13 ns 1,77 * 0,64 LSD0,05 0,04 0,03 CV% 2,1 1,7 Ở công thức có bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng trong phân và hai chủng vi sinh vật Aspergillus và Azotobacter đã ảnh hưởng tốt đến bộ lá cây chè. Chỉ số diện tích lá chè sau 10 tháng tăng 0,64 lên 1,77. Khi so sánh với công thức đối chứng đã có sự sai khác rõ ràng có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Như vậy, nếu chúng ta bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, cây chè sinh trưởng tốt hơn sau đốn và tạo ra bộ lá có chỉ số diện tích cao hơn, tạo thuận lợi cho quang hợp của chè. 3.1.3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến hàm lượng tinh bột trong rễ chè Những công trình mới nhất của Li và cs (2016), Fan và cs (2016) khi nghiên cứu tác động của phân hữu cơ vi sinh tới sự tích lũy tinh bột đã kết luận, việc bón phân hữu cơ vi sinh làm nâng cao kết cấu đất, bổ sung dinh dưỡng và giúp cây phát triển. Điều này thực chất là do phân hữu cơ vi sinh đã nâng cao chỉ số diện tích lá, làm tăng cường độ quang hợp. Chính vì vậy cây tổng hợp được nhiều vật chất hữu cơ hơn, trên cơ sở đó tinh bột được dự trữ trong rễ cũng sẽ tăng theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 12 Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh làm tăng hàm lượng tinh bột đáng kể ở tất cả các tháng theo dõi. Dao động trong khoảng từ 0,4 - 20,3 mg/g. Mức chênh lệch cao nhất là tháng 5, thấp nhất là tháng 8. Bảng 3.6. Ảnh hƣởng phân hữu cơ vi sinh đến hàm lƣợng tinh bột trong rễ chè Đơn vị: mg/g Tháng Hàm lƣợng tinh bột trong rễ Đối chứng Bón phân HCVS Chênh lệch Trung bình ±Sd Trung bình ±Sd 1 214,6 2,5 227,2 6,3 12,6 2 210,5 3,3 215,7 8,0 5,2 3 200,7 4,2 208,4 7,4 7,7 4 187,3 2,9 197,6 6,3 10,3 5 100,8 3,2 121,1 7,9 20,3 6 75,7 6,8 78,9 5,4 3,2 7 66,2 5,5 75,2 5,5 9,0 8 68,9 3,7 69,3 7,5 0,4 9 153,2 4,7 164,2 8,5 11,0 10 167,7 5,8 178,6 8,9 10,9 11 180,6 6,3 185,2 6,6 4,6 12 210,9 3,7 214,3 9,1 3,4 Ghi chú: Số liệu trung bình hai năm 2015 và 2016. Bón bổ sung phân HCVS vào các tháng 2, tháng 7 và tháng 9 hàng năm Sd: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) Thời điểm tháng 4 và tháng 9, việc bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng hàm lượng tinh bột ở rễ chè thêm lần lượt 10,3 và 11,0 mg/g. Nâng hàm lượng tinh bột trong rễ chè ở tháng 4 lên 197,6 mg/g và tháng 9 lên 164,3 mg/g. Đây là mức tăng đáng kể góp phần nâng cao nguồn năng lượng dự trữ cho cây, đảm bảo sức bật cho sự sinh trưởng của cây sau đốn. 3.2. Ảnh hƣởng của tƣới nƣớc và bón phân bổ sung đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân 13 3.2.1. Quan hệ giữa lượng mưa, ẩm độ đất và năng suất của giống chè Kim Tuyên Có thể thấy, tại Phú Hộ lượng mưa phân bố rõ rệt thành vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3. Những tháng này có lượng mưa rất thấp (từ 114,6 - 85,3 mm). Điều này không đảm bảo lượng mưa tối thiểu theo yêu cầu sinh thái của cây chè (< 100 mm). Vụ Hè Thu đánh dấu bằng trận mưa rào đầu tiên vào ngày 5/4/2014 sau đó kéo dài đến tháng 9. Thời điểm này lượng mưa luôn duy trì ở mức cao (từ 97,4 - 333,5 mm). Điều này thể hiện rõ hơn qua hình 3.5. Mối quan hệ giữa lượng mưa và ẩm độ đất ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển giống chè Kim Tuyên cần được phân tích rõ thêm, đó là quan sát các số liệu về năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên trong năm 2014. Hình 3.5. Lƣợng mƣa, ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014 Từ phân tích tương quan, thiết lập được phương trình hồi quy giữa năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên và ẩm độ đất là y = 0,52x - 9,30. Dựa trên phương trình này có thể dự báo năng suất chè dựa theo số liệu về độ ẩm đất tại các địa điểm nghiên cứu. 14 Hình 3.6. Tƣơng quan giữa năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên và ẩm độ đất. Cũng kết quả bảng 3.16 và hình 3.6 cho thấy muốn sản xuất chè Kim Tuyên trong vụ Đông Xuân tại Phú Thọ đạt hiệu quả cần có các biện pháp nâng cao độ ẩm đất, tối thiểu độ ẩm đất cần đạt > 30%. Điều này đồng nghĩa với việc để sản xuất chè có hiệu quả ở thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì chúng ta cần phải nâng cao độ ẩm đất cho cây chè. Phương pháp nâng cao độ ẩm đất tối ứu chính là tưới nước bổ sung. Chúng tôi đã nghiên cứu hệ thống tưới nước phun mưa cố định. Đây là hệ thống cung cấp nước dưới dạng hạt mưa thông qua hệ thống đường ống dẫn nước, vòi phun được lắp đặt cố định trên diện tích khu tưới. Áp dụng hệ thống tưới này dựa trên tính toán lượng nước tưới và nhu cầu phân bón để có thể vừa bổ sung được ẩm độ đất đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây chè từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 3.2.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè Đông Xuân * Các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 3.18 cho thấy, không có sự tương tác giữa việc tưới nước và bón phân khoáng bổ sung lên mật độ búp của cây chè (PT&P > 0,05). Khi không tưới nước bổ sung mật độ búp chè trong vụ Đông Xuân chỉ từ 50,6 đến 75,2 búp/m2. Sau khi thực hiện tưới nước bổ sung mật độ búp lập tức tăng lên từ 193,7 đến 206,8 búp/m2. 15 Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của tƣới nƣớc và bón phân khoáng đến các yếu tố cấu thành năng suất cây chè vụ Đông Xuân Công thức Mật độ búp (búp/m 2 ) Khối lượng búp (g/búp) Chiều dài búp (cm) T0P0 50,6 0,56 4,36 T0P1 62,6 0,53 4,40 T0P2 75,2 0,55 4,45 T1P0 193,7 0,56 4,43 T1P1 194,1 0,55 4,36 T1P2 206,8 0,57 4,43 PT 0,00 0,09 0,99 PP 0,00 0,11 0,61 PT&P 0,15 0,44 0,62 LSD0,05 T 5,9 0.176574E-01 0,11 LSD0,05 P 7,2 0.216258E-01 0,13 LSD0,05 T&P 10,2 0.305835E-01 0,19 CV(%) 4,2 3,9 4,3 Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 – 2017 Có sự khác biệt ở các công thức bón phân khoáng (Pp < 0,05). Trong đó, công thức bón rải lượng phân làm hai lần trong tháng 9 và tháng 12 cho mật độ búp chè cao nhất đạt 206,8 búp/m2 cao hơn công thức bón phân theo quy trình cũ 13,1 búp/m2. Có một điều đặc biệt là khi áp dụng kết hợp biện pháp tưới nước với bón phân khoáng, nếu chỉ đơn thuần tăng lượng phân bón lên hai lần so với quy trình cũ (công thức T1P1) thì mật độ búp không có sự thay đổi rõ rệt (194,1 búp/m 2 so với 193,7 búp/m 2), nhưng nếu bón rải lượng phân đó ra làm hai lần trong vụ Đông Xuân (công thức T1P2) thì mật độ búp được nâng cao rất rõ rệt (206,8 búp/m 2 so với 193,7 búp/m2). Điều này có thể là do cây chè không thể hấp thu một lúc quá nhiều phân bón khoáng mà cần bổ sung từ từ theo thời gian. Hai chỉ tiêu khối lượng và chiều dài búp không thay đổi nhiều khi tưới nước và bón phân khoáng bổ sung. Khối lượng búp đạt cao nhất khi có tưới nước bổ sung và bón rải lượng phân làm hai lần trong tháng 9 và tháng 12 đạt 0,57 gam/búp. Chiều dài búp có xu 16 hướng cao hơn khi rải lượng phân làm hai lần trong tháng 9 và tháng 12 ở cả hai công thức tưới và không tưới, cao nhất đạt 4,45 cm. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy sự chênh lệch khối lượng búp và chiều dài búp ở các công thức nghiên cứu không chắc chắn ở độ tin cậy 95% (PT, PP và PT&P > 0,05). * Năng suất và sản lượng Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của tƣới nƣớc và bón phân khoáng đến năng suất lứa hái, sản lƣợng chè Công thức Năng suất TB lứa vụ Đông Xuân (tạ/ha) Số lứa hái vụ Đông Xuân (lứa) SL vụ Đông Xuân (tạ/ha) Tổng SL năm (tạ/ha) T0P0 1,23 2 2,46 72,1 T0P1 1,63 2 3,26 69,9 T0P2 1,76 2 3,52 68,0 T1P0 7,43 3 22,29 70,7 T1P1 8,90 3 26,70 68,8 T1P2 9,03 3 27,09 71,9 PT 0,00 0,43 PP 0,00 0,32 PT&P 0,01 0,00 LSD0,05 T 0,29 1,19 LSD0,05 P 0,36 1,46 LSD0,05 T&P 0,51 2,06 CV(%) 5,5 7,4 Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017 Qua theo dõi năng suất trung bình lứa hái trong vụ Đông Xuân (bảng 3.19) nhận thấy có sự tương tác giữa việc tưới nước và bón phân khoáng bổ sung cho cây chè (PT&P < 0,05). Khi không tưới nước bổ sung năng suất trung bình lứa hái trong vụ Đông Xuân chỉ từ 1,23 đến 1,76 tạ/ha. Sau khi thực hiện tưới nước bổ sung năng suất lứa hái trong vụ Đông Xuân tăng lên từ 7,43 đến 9,03 tạ/ha. Có thể thấy, khi tưới nước bổ sung làm tăng mật độ búp và trên cơ sở đó làm tăng năng suất cây chè. Điều này cũng phù hợp với nhận định của của 17 Nguyễn Văn Toàn (1994) khi nghiên cứu về tương quan giữa mật độ búp và năng suất cây chè. Trong ba công thức được tưới nước bổ sung, công thức bón rải lượng phân khoáng làm hai lần trong tháng 9 và tháng 12 cho năng suất lứa hái trong vụ Đông Xuân cao hơn hai công thức còn lại (Pp < 0,05). Tương tự như khi theo dõi chỉ tiêu mật độ búp, nếu chỉ đơn thuần tăng lượng phân bón thì chưa mang lại hiệu quả trong việc nâng cao năng suất chè trong vụ Đông Xuân mà cần kết hợp tưới nước bổ sung và bón lượng phân khoáng làm nhiều lần mới có thể mang lại hiệu quả. Điều này còn thể hiện qua việc theo dõi số lứa hái của cây chè trong vụ Đông Xuân. Ở công thức không tưới nước bổ sung (T0) chỉ có thể thu được 2 lứa hái trong vụ Đông Xuân. Nhưng ở tất cả các công thức có tưới (T1) đều có thể thu được 3 lứa hái. Như vậy, việc tưới nước bổ sung đã làm tăng thêm 1 lứa hái trong vụ Đông Xuân. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao sản lượng của vụ Đông Xuân. Có thể thấy các công thức có tưới nước bổ sung cho sản lượng cao hơn các công thức không tưới nước. Cao nhất là công thức tưới nước và bón rải lượng phân làm hai lần trong tháng 9 và tháng 12 đạt 27,09 tạ/ha vượt đối chứng không tưới và bón phân theo quy trình cũ 24,63 tạ/ha. Có hai lý do cho sự chênh lệch rất rõ của các công thức có tưới và không tưới. Một là, những công thức tưới nước có năng suất trung bình lứa cao hơn và hai là những công thức này lại cho thu thêm 1 lứa hái/vụ. Khi theo dõi sản lượng chè cả năm nhận thấy có sự tương tác giữa việc tưới nước bón phân khoáng bổ sung đến sản lượng cả năm của chè (PT&P < 0,05). Tổng sản lượng cao nhất là công thức đối chứng không tưới và bón phân khoáng theo quy trình cũ đạt 72,1 tạ/ha. Công thức có sản lượng cả năm thấp nhất là T0P2 chỉ đạt 68,0 tạ/ha. Điều này chứng tỏ việc tưới nước và bón phân khoáng bổ sung 18 để sản xuất chè vụ Đông Xuân không ảnh hưởng nhiều đến tổng sản lượng cả năm của cây chè mà chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu sản lượng của cây chè trong vụ Đông Xuân (khi tưới nước và bón phân khoáng bổ sung sản lượng thu được vụ Đông Xuân cao hơn đối chứng). Khi nâng cao được sản lượng chè vụ Đông Xuân cũng đồng thời với việc chúng ta đã huy động một lượng lớn dinh dưỡng của cây chè, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sản lượng chè trong vụ Hè Thu * Thử nếm cảm quan Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của bón phân kết hợp tƣới nƣớc đến kết quả thử nếm cảm quan chè xanh Công thức Ngoại hình Màu nước Hương Vị Tổng điểm Xếp hạng T0P0 4,2 2,6 4,5 5,4 16,8 Khá T0P1 4,0 2,6 4,5 5,7 16,9 Khá T0P2 4,2 2.4 4,5 5,7 16,8 Khá T1P0 4,0 2,5 5,2 5,7 17,5 Khá T1P1 4,2 2,5 5,0 5,7 17,4 Khá T1P2 4,0 2,4 5,2 5,7 17,3 Khá Ghi chú: Kết quả thử nếm năm 2017 * Hiệu quả kinh tế Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của tƣới nƣớc và bón phân bổ sung trong sản xuất chè vụ Đông Xuân Đơn vị: đồng/ha Công thức Tổng thu (GR) Tổng chi (TC) Lãi thuần ((RVAC) = GR-TC) T0P0 149.120.000 88.892.000 60.028.000 T0P1 146.320.000 88.447.000 57.873.000 T0P2 143.040.000 89.422.000 53.618.000 T1P0 185.980.000 108.988.000 76.992.000 T1P1 191.000.000 107.358.000 83.642.000 T1P2 197.980.000 110.153.000 87.872.000 Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 – 2017 Tổng thu: Sản lượng chè tươi × hệ số chế biến theo từng vụ × giá bán TB chè khô. Giá bán trung bình vụ Đông Xuân 200.000 đ/kg chè khô, vụ Hè Thu 100.000 đ/kg chè khô Tổng chi: công lao động + chi phí vật tư (thuốc BVTV + Phân bón + Nhiên liệu) 19 Kết quả nghiên cứu cho thấy, lãi thuần thu được ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch rất rõ. Những công thức có tưới nước bổ sung làm tăng năng suất trung bình lứa trong vụ Đông Xuân đồng thời do giá bán chè xanh trong vụ Đông Xuân cao (200.000 đ/kg chè thành phẩm) đã làm tăng tổng thu của các công thức này đạt 185.980.000 đ/ha - 197.980.000 đ/ha, điều này thể hiện việc suy giảm sản lượng vụ Hè Thu không những không ảnh hưởng mà còn làm tăng hiệu quả kinh tế của việc tưới nước bổ sung. 3.3. Xây dựng mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên Bảng 3.32. Các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình chè Đông Xuân và mô hình sản xuất đại trà Công thức Mật độ búp (búp/m 2 ) Khối lƣợng búp (g/búp) Chiều dài búp (cm) Vụ Đông Xuân Mô Hình 201,22 0,58 4,5 Đối chứng 61,32 0,53 4,3 Vụ Hè Thu Mô Hình 682,67 0,59 4,35 Đối chứng 610,22 0,60 4,34 Trong vụ Đông Xuân, mô hình thí nghiệm cho mật độ búp (201,22 búp/m 2), khối lượng búp (0,58 gam/búp) cũng như chiều dài búp (4,5 cm/búp) cao hơn sản xuất đối chứng. Điều này rất có ý nghĩa cho người sản xuất để nâng cao năng suất chè vụ Đông Xuân, rõ ràng việc tưới nước và bón phân bổ sung cân đối đã nâng cao các yếu tố cấu thành năng suất của búp chè Đông Xuân. Trong vụ Hè Thu, tuy mô hình thí nghiệm có khối lượng búp thấp hơn đối chứng (0,59 gam/búp) nhưng mật độ và chiều dài búp lại tăng cao hơn so với đối chứng. Điều này có thể là do hàm lượng nước trong búp chè ở mô hình cao hơn sản xuất đại trà (do lượng tưới nước bổ sung trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_san_xua.pdf
Tài liệu liên quan