Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Nhìn chung theo các loại hình sử dụng đất và khu vực nghiên cứu chất lượng bùn

đáy có sự khác nhau khá rõ nét, loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn, rừng ngập mặn kết

hợp thủy sản, lúa - lúa tôm có tỷ lệ sét, dung tích hấp thu, hàm lượng các bon hữu cơ cao

hơn nên hàm lượng đạm tổng số cũng như một số chỉ tiêu độ phì đất cũng cao hơn. Ngoài

ra, khả năng cố định phù sa, bồi tụ đất bùn, hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và

thủy triều của các loại hình này rất tốt. Loại hình sử dụng đất chuyên tôm (tôm công

nghiệp, tôm cua cá.) hoặc tôm rau câu có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong bùn cao

góp phần gây phú dưỡng cho đầm nuôi. Loại hình chuyên ngao khá nghèo dinh dưỡng do

dung tích hấp thu trong bùn đáy thấp và tỷ lệ cát cao cùng với khả năng cố định phù sa,

bồi tụ bùn thấp. Hàm lượng tổng số muối tan trong bùn đáy đều ở mức trung bình đến rất

mặn. Như vậy chất lượng bùn đáy không phụ thuộc vào loại đất mà phụ thuộc hoàn toàn

vào việc khai thác sử dụng đất, chế độ ngập triều và chất lượng nước

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòa tan (DO) trong nước trung bình là 6,00 mg/l và giảm dần theo từng loại hình sử dụng như rừng ngập mặn (6,81mg/l); rừng thủy sản (5,84 mg/l); lúa tôm (5,66 mg/l); tôm - rau câu (5,36 mg/l); tôm, cua, cá (5,35 mg/l); chuyên ngao (5,2 mg/l) và thấp nhất là tôm công nghiệp (4,97 mg/l). Nhìn chung ở những đầm nuôi gần kênh cấp nước giá trị DO thường cao, ngược lại những đầm nuôi đang xả nước hoặc gần kênh thoát nước thải, DO thấp hơn. + Nhu cầu oxy sinh hóa: Kết quả đo BOD5 trong nước ở các loại hình sử dụng đất cho thấy, hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 4,97 - 10,27 mg/l trong đó loại hình tôm công nghiệp; tôm, cua, cá; chuyên ngao có trên 30% số mẫu nước có giá trị BOD5 lớn hơn 10 mg/l vượt tiêu chuẩn ngành dành cho nước NTTS ( 5-10 mg/l). 9 3.2.2.2. Chất lượng bùn đáy a) pHKCL và độ mặn + pHKCL trong bùn đáy dao động trong khoảng 6,83 - 7,53. Khu vực khai thác tích cực có 11,8% số mẫu có pHKCL dưới 7, trung bình 7,20; khu vực khai thác hạn chế pHKCL trong bùn đáy dao động từ 7,03 - 7,43 (trung bình là 7,20) và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt pH khá ổn định, dao động từ 7,06 - 7,14 trung bình là 7,11). Giá trị pHKCLtrong bùn đáy của từng loại hình sử dụng đất giảm dần theo thứ tự sau: loại hình chuyên ngao (7,40), tôm rau câu (7,38); tôm công nghiệp (7,28); tôm cua cá (7,12); rừng ngập mặn (7,10); tôm cua cá rừng (7,07) và thấp nhất là tôm lúa (7,03). + Tổng số muối tan trong bùn đáy có mức độ dao động lớn trong khoảng từ 0,38 - 1,40%; khu vực khai thác hạn chế dao động từ 0,38 - 1,04%, trung bình là 0,79%; khu vực khai thác tích cực dao động từ 0,65 - 1,40%, trung bình là 1,07%; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt dao động từ 0,84 - 1.03% trung bình là 0,96%; Nhìn chung tổng số muối tan trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất đều trên mức mặn nhiều, chỉ có loại hình tôm - lúa ở mức mặn trung bình. b) Cation trao đổi và CEC + Dung tích hấp thu và cation bazơ của bùn đáy ở các loại hình sử dụng đất cũng khác nhau, cao nhất ở loại hình rừng ngập mặn kết hợp tôm cua cá, thấp nhất ở loại hình tôm rau câu. c)Chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong bùn đáy + Các bon hữu cơ (OC): Nhìn chung hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong bùn đáy không giàu và có sự khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất; thấp nhất ở loại hình chuyên ngao; cao nhất ở loại hình lúa tôm và rừng ngập mặn + Hàm lượng đạm, lân, kali tổng số trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu. + Hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu. d) Thành phần cơ giới của bùn đáy Nhìn chung thành phần cơ giới đất trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất có hàm lượng cát chiếm tỷ lệ cao nhất là ở loại hình chuyên ngao, tôm công nghiệp do việc đổ cát nâng cao nền đáy đầm trong quá trình sản xuất; tỷ lệ sét trong bùn đáy khá thấp do việc nạo vét đáy đầm theo định kỳ của các loại hình có nuôi trồng thủy sản. Loại hình rừng ngập mặn có hàm lượng sét trong bùn đáy cao nhất nhờ việc cố định phù sa của rễ cây rừng. 3.2.2.3.Nhận xét chung Chất lượng nước bắt đầu có dấu hiệu phú dưỡng, cùng với độ mặn cao gây nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Một số chỉ tiêu có dấu hiệu cảnh báo về mức độ phú dưỡng như PO4 3-, NH4 +, BOD5 khá cao và DO khá thấp hơn so với tiêu chuẩn ở loại hình chuyên nuôi trồng thủy sản như tôm, tôm - cua - cá 10 và ngao, vạng. Các kết quả phân tích cho thấy mẫu nước đối chứng lấy trên sông, kênh dẫn cấp và thoát nước không có sự sai khác lớn về giá trị của một số chỉ tiêu như tổng số muối tan, pH nước chứng tỏ hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo nên toàn khu vực là một hệ thống mở: khi nước triều lên tràn qua các đầm nuôi thủy sản, khi nước rút kéo theo một lượng chất thải từ các đầm nuôi theo kênh, sông ra biển vì vậy hàm lượng các chất trong nước có sự dao động đôi khi không theo quy luật và phụ thuộc vào lượng nước ngọt và phù sa từ sông đổ ra. Tuy vậy khả năng lọc nước của loại hình sử dụng đất có rừng ngập mặn cũng thể hiện khá rõ nét ở sự ổn định hoặc diễn biến theo chiều hướng tốt của một số chỉ tiêu phân tích (pH, PO4 3-, NH4 +, DO) so với các loại hình khác. Nhìn chung theo các loại hình sử dụng đất và khu vực nghiên cứu chất lượng bùn đáy có sự khác nhau khá rõ nét, loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn, rừng ngập mặn kết hợp thủy sản, lúa - lúa tôm có tỷ lệ sét, dung tích hấp thu, hàm lượng các bon hữu cơ cao hơn nên hàm lượng đạm tổng số cũng như một số chỉ tiêu độ phì đất cũng cao hơn. Ngoài ra, khả năng cố định phù sa, bồi tụ đất bùn, hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều của các loại hình này rất tốt. Loại hình sử dụng đất chuyên tôm (tôm công nghiệp, tôm cua cá..) hoặc tôm rau câu có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong bùn cao góp phần gây phú dưỡng cho đầm nuôi. Loại hình chuyên ngao khá nghèo dinh dưỡng do dung tích hấp thu trong bùn đáy thấp và tỷ lệ cát cao cùng với khả năng cố định phù sa, bồi tụ bùn thấp. Hàm lượng tổng số muối tan trong bùn đáy đều ở mức trung bình đến rất mặn. Như vậy chất lượng bùn đáy không phụ thuộc vào loại đất mà phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác sử dụng đất, chế độ ngập triều và chất lượng nước. 3.3. Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt 3.3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy tổng diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu là 15.100 ha trong đó diện tích trong địa giới hành chính 11.012,35 ha bao gồm đất nông nghiệp 7.766,90 ha chiếm 51,44%; đất phi nông nghiệp có 2.270,71 ha chiếm 15,03%; đất chưa sử dụng còn 974,74 ha chiếm 6,46% và đất có mặt nước ven biển quan sát là 4.087,66 ha chiếm 27,07% diện tích toàn vùng. 3.3.1.2. Xác định các loại hình sử dụng đất hiện có tại vùng nghiên cứu Trên địa bàn nghiên cứu có 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 7.766,61 ha (không bao gồm 0,29ha đất nông nghiệp khác), chi tiết các loại hình sử dụng đất tại bảng 3.11. 11 Bảng 3.11. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy Loại đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) 5 xã vùng đệm KV khai thác tích cực KV khai thác hạn chế KV bảo vệ nghiêm ngặt Tổng 1. Đất trồng cây hàng năm 2103,10 0 0 0 2103,10 1.1. Chuyên lúa (1) Lúa xuân - lúa mùa 2053,76 2053,76 1.2. Chuyên màu và CHN (2) Chuyên rau màu 16,36 16,36 1.3. Lúa - thủy sản (3) Lúa mùa - tôm sú 32,98 32,98 2. Đất trồng cây lâu năm 218,59 0 0 0 218,59 2.1. Cây ăn quả (4) Chuối, hồng xiêm, chanh... 218,59 218,59 3. Đất có mặt nước NTTS 594,10 1668,38 648,73 173,00 3084,21 3.1. Chuyên nuôi trồng thủy sản 594,10 388,35 234,77 121,12 1338,34 (5) Tôm - rau câu chỉ vàng 594,10 150,12 44,97 789,19 (6) Tôm công nghiệp 18,23 70,57 88,80 (7) Tôm cua quảng canh 220,00 119,23 339,23 (8) Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 121,12 121,12 3.2. Chuyên ngao (9) Chuyên ngao vạng 404,58 45,88 450,46 3.3. Thủy sản kết hợp rừng 875,45 413,96 6,00 1295,41 (10) Tôm - rừng ngập mặn 273,30 273,30 (11) Tôm, cua, cá - rừng ngập mặn 602,15 413,96 6,00 1022,11 4. Đất lâm nghiệp 0 434,44 231,27 1695 2360,71 4.1. Chuyên rừng ngập mặn (12) Rừng ngập mặn 434,44 231,27 1598 2263,71 4.2. Rừng phi lao (13) Rừng phi lao chắn cát (trồng) 97,00 97,00 Tổng diện tích 2915,79 2102,82 880,00 1868,00 7766,61 3.3.2. Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt 3.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất: thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư của các kiểu sử dụng đất, đánh giá độc lập từng chỉ tiêu theo bảng phân cấp 3.12. Kết quả thể hiện tại bảng 3.13 cho thấy: các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp cho giá trị gia tăng cao hơn các kiểu sử dụng đất cây hàng năm và rừng, trong đó kiểu sử dụng đất chuyên nuôi trồng thủy sản cho giá trị gia tăng cao đến rất cao, các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp (lúa hoặc rừng ngập mặn) cho giá trị gia tăng ở mức cao, các kiểu sử dụng đất rừng cho giá trị gia tăng ở mức trung bình và thấp. Trong các kiểu sử dụng đất cây hàng năm, kiểu sử dụng đất 2 vụ 12 lúa có hiệu quả kinh tế thấp hơn kiểu sử dụng đất chuyên rau màu, tuy nhiên diện tích đất chuyên lúa khá tập trung và lớn hơn rất nhiều so với diện tích rau màu ít và manh mún. Nếu tập trung vào hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng thì nhóm hiệu quả kinh tế rất cao là 2 kiểu sử dụng đất tôm rau câu và chuyên ngao vạng; nhóm hiệu quả kinh tế cao là các kiểu sử dụng đất tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh, tôm sinh thái, tôm cua cá - rừng và rừng ngập mặn; nhóm hiệu quả trung bình gồm hai kiểu sử dụng kết hợp là lúa tôm và tôm rừng còn lại cho hiệu quả kinh tế thấp. 3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất: thông qua đánh giá độc lập từng chỉ tiêu theo bảng phân cấp hiệu quả xã hội 3.14. Kết quả đánh giá cho thấy: Về khả năng thu hút lao động: Trong các loại hình sử dụng đất, loại hình sử dụng đất chuyên ngao vạng sử dụng công lao động cao nhất (350 công); chuyên rau màu (320 công), chuyên lúa (300 công) cao gấp gần 5 -10 lần công lao động cho loại hình rừng ngập mặn, rừng phi lao và cũng là các loại hình thu hút được lực lượng lao động. Đa phần các kiểu sử dụng có giá trị ngày công ở mức cao (6/13 kiểu) và trung bình (6/13 kiểu) trừ loại hình rừng phi lao ở mức thấp chỉ có 62,5 ngàn đồng. Về phù hợp năng lực nông hộ và chấp nhận của người dân: kiểu sử dụng đất chuyên lúa, tôm rau câu, rừng ngập mặn - tôm; cá;cua; rừng ngập mặn được người sử dụng đất đánh giá cao và đây cũng là những loại hình có khả năng duy trì hoặc mở rộng diện tích trong tương lai; Kiểu sử dụng đất chuyên rau màu, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên ngao, rừng phi lao được người sử dụng chấp nhận ở mức trung bình. Các kiểu sử dụng đất còn lại mức độ chấp nhận ở mức thấp do tôm công nghiệp mức đầu tư quá cao, khá rủi ro; tôm sinh thái và tôm quảng canh năng suất thấp, nhất là kiểu nuôi sinh thái do ưu tiên phục hồi rừng nên không được nạo vét đầm nuôi, cả ba kiểu sử dụng này gần như không có thực vật che phủ nên năng suất giảm dần. Kiểu sử dụng như chuyên lúa, lúa tôm, có khả năng cao về đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ và có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước; các kiểu sử dụng đất chuyên ngao và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, cua) kết hợp, tôm công nghiệp có khả năng đáp ứng ở mức trung bình việc chế biến và xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế, các kiểu sử dụng đất còn lại đáp ứng thấp về chỉ tiêu này. 3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất: thông qua đánh giá độc lập từng chỉ tiêu theo bảng phân cấp hiệu quả môi trường 3.14 và phụ lục 3.4. Kết quả xét trên từng tiêu chí độc lập các kiểu sử dụng được đánh giá như sau: Kiểu sử dụng lúa xuân - lúa mùa : Năng suất sinh học cao: Tổng sinh khối >20 tấn/ha/năm; Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất nhờ có thời gian che phủ đất > 8 tháng/ năm. Duy trì bảo vệ đất do chất hữu cơ được bảo tồn vì quá trình khoáng hóa xảy ra chậm trong quá trình canh tác; mỗi năm sẽ có 12 tấn rơm rạ hoàn trả lại cho đất đảm bảo được khoảng 80 - 90% lượng kali đã lấy đi từ đất trong quá trình trồng trọt. Kiểu sử dụng chuyên rừng (rừng ngập mặn và rừng phi lao): có khả năng che phủ 13 chắn sóng, chắn bão phòng hộ đê biển; giữ và bồi tụ đất, cố định phù sa, bùn, cát và hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều; đồng thời do có sinh khối lớn nên năng suất sinh học cao, khả năng thanh lọc nước triều giúp duy trì bảo vệ đất và môi trường. Kiểu sử dụng tôm - rừng ngập mặn, cá, cua và tôm -rừng ngập mặn: giống như chuyên rừng ngập mặn, tuy nhiên khả năng phòng hộ tỷ lệ thuận với tỷ lệ diện tích rừng trong đầm nuôi (tối thiểu là > 30% ở mức trung bình). Kiểu sử dụng chuyên rau màu và cây ăn quả đều có sự kết hợp luân canh, gối vụ nên năng suất sinh học, khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa cũng ở mức trung bình đến cao Kiểu sử dụng kết hợp tôm - rau câu; Tôm - lúa cũng kết hợp luân canh nên năng suất sinh học được duy trì, tuy nhiên khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa chỉ ở mức trung bình, khả năng che phủ thấp Kiểu sử đất chuyên nuôi trồng thủy sản như chuyên ngao, tôm cua quảng canh và tôm công nghiệp khả năng che phủ thấp, không duy trì bảo vệ đất do phải đào đắp và nạo vét đầm nuôi, thậm chí chặt tỉa cây rừng trong đầm, lượng thức ăn, thuốc bệnh thủy sản tồn dư trong đất, nước gây phú dưỡng và thoái hóa đất, nguồn nước ở những mức độ khác nhau. 3.3.2.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất. Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất. Từ kết quả đánh giá độc lập từng chỉ tiêu, sử dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách thu thập và tổng hợp các ý kiến của các nhà khoa học có kinh nghiệm về xã hội, môi trường và quản lý sử dụng đất, để xây dựng ma trận cặp đôi thể hiện mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường đối với các kiểu sử dụng đất (bước 1). Trên cơ sở ma trận so sánh cặp đôi sử dụng phần mềm IDRISI, tính được trọng sốW(i) của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho 13 kiểu dụng đất (bước 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy các tỷ số nhất quán (CR) đều < 10%, vì vậy kết quả tính toán trọng số có độ tin cậy và có thể chấp nhận được (chi tiết tại phụ lục 3.5; 3.6;3.7 ). Từ kết quả điều tra thực tế phân cấp xác định các giá trị (Xi) thể hiện mức độ phù hợp của từng cấp chỉ tiêu, kết hợp với bộ trọng số (Wk), để tính giá trị thích hợp Si theo công thức Si= Wi x Xi (bước 3). Kết quả Xi và Si của các kiểu sử dụng đất được tính toán và thể hiện ở phụ lục 3.8, 3.9 và 3.10. Phân loại theo các lớp hiệu quả cho tổng giá trị thích hợp Si (bước 4) sử dụng phương pháp phân lớp lại trong GIS (phần mềm IDRISI, ArcGIS) với thang phân lớp sau: Hiệu quả Rất cao Cao Trung bình Thấp Giá trị tổng Si >=0,45 >=0,25;=0,15;<0,25 <0,15 14 Trình tự các bước và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa được thể hiện tại bảng 3.17. Bảng 3.17. Các bước đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa Chỉ tiêu Bước 1 Bước 2 Giá trị sản xuất Giá trị gia tăng Hiệu quả đầu tư Trọng số W(i) Giá trị sản xuất 1 1/5 1/3 0,63 Giá trị gia tăng 5 1 3 0,26 Hiệu quả đầu tư 3 1/3 1 0,11 1,00 Bước 3 λ= 3,04 CI= 0,02 CR= 0,03 Chỉ tiêu Bước 4 Kết quả điều tra Phân cấp Xi Si=Xi*Wi Tổng Si Hiệu quả Giá trị sản xuất 102.375 4 30% 0,190 0,25 Trung bình Giá trị gia tăng 31.912 3 20% 0,052 Hiệu quả đầu tư 1,45 1 5% 0,005 Tương tự như vậy các bước đánh giá và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các kiểu sử dụng đất tương tự được trình bày tại phụ lục 3.11. Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất thể hiện tại bảng 3.18 cho thấy: Về hiệu quả kinh tế: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao là tôm rau câu và chuyên ngao; các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh, tôm cua cá rừng ngập mặn và rừng ngập mặn; các kiểu sử dụng còn lại cho hiệu quả ở mức trung bình; rừng phi lao ở mức thấp. Về hiệu quả xã hội: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao gồm lúa xuân - lúa mùa, chuyên rau màu, cây ăn quả, các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là chuyên thủy sản hoặc thủy sản kết hợp như lúa tôm và tôm rau câu; chuyên ngao, tôm (cá, cua) rừng, các kiểu sử dụng đất tôm sinh thái, tôm quảng canh và rừng ngập mặn cho hiệu quả ở mức trung bình; rừng phi lao ở mức thấp. Về hiệu quả môi trường: các kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn và rừng ngập mặn kết hợp thủy sản cho hiệu quả rất cao; rừng phi lao, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên rau màu và 2 vụ lúa cho hiệu quả cao; tôm rau câu, tôm sinh thái cho hiệu quả trung bình; các kiểu còn lại có hiệu quả môi trường thấp. 15 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất STT Kiểu sử dụng đất Kinh tế Xã hội Môi trường 1 Lúa xuân - Lúa mùa TB RC C 2 Chuyên rau màu TB RC C 3 Lúa - tôm sú TB C C 4 Cây ăn quả TB RC C 5 Tôm - râu câu RC C TB 6 Tôm sú công nghiệp C TB T 7 Tôm cua quảng canh C TB T 8 Tôm sinh thái C TB TB 9 Chuyên ngao RC C T 10 Tôm - rừng ngập mặn TB C RC 11 Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn C C RC 12 Rừng ngập mặn C TB RC 13 Rừng phi lao T T C 3.3.2.5 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất thông qua việc đánh giá tổng hợp cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và được phân thành 4 cấp bền vững rất cao, cao, trung bình, thấp. Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý địa phương của các lĩnh vực quản lý đất đai, kinh tế, xã hội, môi trường, việc xây dựng ma trận so sánh cặp đôi trọng số của các kiểu sử dụng đất được chi tiết theo từng khu vực nghiên cứu đặc thù: khu vực 5 xã vùng đệm, khu vực khai thác tích cực, khu vực khai thác hạn chế, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Kết quả xây dựng ma trận so sánh cặp đôi cho thấy với các kiểu sử dụng đất tại khu vực 5 xã vùng đệm thì yếu tố xã hội là quan trọng nhất; trong khi các kiểu sử dụng đất tại khu vực khai thác tích cực thì yếu tố kinh tế là quan trọng nhất, các kiểu sử dụng đất tại khu vực khai thác hạn chế và bảo vệ nghiêm ngặt yếu tố quan trọng nhất là môi trường ở mức độ khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương cũng như đánh giá do các chuyên gia các nhà quản lý tại địa phương cung cấp. Trình tự các bước đánh giá, quá trình tính toán và thang phân lớp được thực hiện tương tự như đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất (mục 3.3.2.4), quá trình và kết quả tính toán trọng số và tỷ lệ nhất quán cho các kiểu sử dụng đất được trình bày tại phụ lục 3.12; kết quả Xi và Si của các kiểu sử dụng đất được tính toán và thể hiện ở phụ lục 3.13; các bước đánh giá và kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất theo 4 khu vực nghiên cứu đặc thù được trình bày tại phụ lục 3.14. Bảng 3.19 thể hiện cụ thể trình tự các bước đánh giá và kết quả đánh giá tính bền vững cho kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa tại khu vực 5 xã vùng đệm. Kết quả tổng hợp đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt theo từng khu vực khai thác sử dụng đất đặc thù cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn,cá, 16 cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững từ trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính bền vững từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực. Kết quả này phản ảnh đúng mức độ ưu tiên các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các kiểu sử dụng đất theo từng khu vực và hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương (bảng 3.20). Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất Số KSDĐ Kiểu sử dụng đất Tổng Si Tính bền vững Khu vực 5 xã vùng đệm 1 Lúa xuân - lúa mùa 0,38 Cao 2 Chuyên rau màu 0,34 Cao 3 Lúa - tôm sú 0,32 Cao 4 Cây ăn quả 0,31 Cao 5 Tôm - râu câu 0,32 Cao Khu vực khai thác tích cực 5 Tôm - râu câu 0,32 Cao 6 Tôm sú công nghiệp 0,17 Trung bình 7 Tôm cua quảng canh 0,22 Trung bình 9 Chuyên ngao 0,36 Cao 10 Tôm - rừng ngập mặn 0,18 Trung bình 11 Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn 0,37 Cao 12 Rừng ngập mặn 0,35 Cao Khu vực khai thác hạn chế 5 Tôm - râu câu 0,22 Trung bình 6 Tôm sú công nghiệp 0,13 Thấp 7 Tôm cua quảng canh 0,13 Thấp 11 Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn 0,49 Rất cao 12 Rừng ngập mặn 0,45 Rất cao Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 8 Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 0,24 Trung bình 9 Chuyên ngao 0,24 Trung bình 11 Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn 0,48 Rất cao 12 Rừng ngập mặn 0,48 Rất cao 13 Rừng phi lao 0,24 Trung bình Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất (bảng 3.21) cho thấy phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là phù hợp có tính bền vững cao đến rất cao, chỉ có có 820,5 ha sử dụng bền vững mức trung bình chiếm 10,6 % và 189,8 ha sử dụng bền vững ở mức thấp chiếm 2,4% tổng diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích này sẽ được xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm nâng cao tính bền vững. 3.3.3 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất 3.3.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Để đánh giá mức độ thích hợp cho sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho vùng Cửa Ba Lạt tỷ lệ 1/10.000. 17 a). Xác định yếu tố chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Xuất phát từ phạm vị nghiên cứu của địa bàn bao gồm cả khu vực bãi bồi, mặt nước ngoài đê với các loại hình sử dụng đất đặc thù của vùng ven biển, vì vậy các yếu tố xác định bản đồ đơn vị đất đai được lựa chọn gồm loại đất, cấp địa hình tương đối, thành phần cơ giới lớp đất mặt, độ phì đất/chất lượng nước, chế độ nước (ngập và ngập triều) và tổng số muối tan. Phân cấp các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được trình bày tại bảng 3.22 và phụ lục 3.15. b) Xác định và mô tả các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai vùng Cửa Ba Lạt Đất cát điển hình bão hòa bazơ có 2 LMU (37,53) với diện tích 303,71 ha Đất mặn sú vẹt đước gley nông có 6 LMU (40,45,47,49,50,52) với diện tích 2794,19 ha Đất mặn nhiều glây sâu có 20 LMU với diện tích 2.549,92 ha Đất mặn trung bình và ít glây sâu có 18 LMU với diện tích 2.153,9 ha. Đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn có 9 đơn vị đất với diện tích 1.859,16 ha. Do địa bàn nghiên cứu phạm vi hẹp, nên toàn bộ 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất hiện có trên địa bàn đều được lựa chọn để đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai. Từ các loại hình đã lựa chọn, tiến hành nghiên cứu yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình theo 4 cấp rất thích hợp, thích hợp,ít thích hợp và không thích hợp tại bảng 3.23. Sử dụng chức năng phần tích không gian của GIS xây dựng được các bản đồ thích hợp đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đối với các loại hình sử dụng đất theo các đơn vị bản đồ đất đai (bảng 3.24), chi tiết tại phụ lục 3.17. Bảng 3.24. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất Đơn vị tính:ha LUT Kiểu sử dụng đất Mức độ thích hợp Tổng diện tích S1 S2 S3 N 1 (1) Lúa xuân - Lúa mùa - 2.186,83 889,44 5.665,07 8.741,34 2 (2) Chuyên rau màu - 340,38 2.557,19 5.843,77 8.741,34 3 (3) Lúa - tôm sú - 170,10 3.560,17 5.011,07 8.741,34 4 (4) Cây ăn quả - 1.112,03 1.679,90 5.949,40 8.741,34 5 Chuyên thủy sản (1) Tôm - rau câu 405,60 570,54 680,28 7.084,92 8.741,34 (2) Tôm sú công nghiệp 111,63 601,17 2.184,07 5.844,48 8.741,34 (3) Tôm - cua quảng canh 380,72 1.982,78 2.475,29 3.902,54 8.741,34 (4) Tôm sinh thái 1804,09 822,34 2.292,57 3.822,33 8.741,34 6 (5) Ngao 228,14 211,97 4.238,16 4.063,07 8.741,34 7 Rừng kết hợp thủy sản (6) Tôm - Rừng ngập mặn 1804,09 822,34 2.292,57 3.822,33 8.741,34 (7) Tôm - Rừng ngập mặn - cá - cua 1804,09 822,34 2.292,57 3.822,33 8.741,34 8 (8) Rừng ngập mặn 1808,41 3.082,26 643,65 3.207,01 8.741,34 9 (9) Phi lao 303,71 291,12 2.601,82 5.544,68 8.741,34 18 Bảng 3.24 cho thấy: Đất của vùng Cửa ba Lạt thích hợp cao nhất đối với kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn (55,95 %), tiếp đến là tôm rừng ngập mặn (cá,cua) hoặc tôm cua quảng canh, tôm sinh thái (xấp xỉ 30%), chuyên lúa (25,2%), diện tích thích hợp cho chuyên ngao và lúa tôm thấp (< 10%) diện tích đánh giá. Tính thích hợp này phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất, nguồn nước, địa hình, theo từng khu vực khai thác, kết quả đánh giá chi tiết theo từng khu vực thể hiện tại phụ lục 3.18; Kết quả đánh giá đất thích hợp hiện tại với hiện trạng sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất lựa chọn trình bày tại bảng 3.25 cũng cho thấy việc khai thác sử dụng đất tại vùng Cửa Ba Lạt còn hạn chế so với khả năng thích hợp của đất, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhd_ttla_nguyen_thi_thu_trang_7587_2005328.pdf
Tài liệu liên quan