Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững

Nhóm cây làm thuốc (T) được sử dụng theo các phương pháp

truyền thống hoặc hiện đại để tạo ra các sản phẩm chữa bệnh, bồi bổ

sức khỏe hoặc nấu nước uống hàng ngày Tại đây đã ghi nhận được

470 loài (chiếm 64,74% tổng số loài của hệ).

* Nhóm cây lấy gỗ (G) có giá trị lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi

trường, các loài cây gỗ lớn chủ yếu trong ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta), với 188 loài (chiếm 25,90%), thuộc các họ Hồ đào

(Juglandaceae), Trám (Burseraceae), Long não (Lauraceae)

* Nhóm cây ăn được (A) gồm 142 loài (chiếm 19,56 %), chúng

không chỉ giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ mà còn

góp phần đem lại hiệu quả kinh tế. Một số loài phổ biến thuộc các họ

Trám (Burseraceae), họ Cau (Arecaceae), Dâu tằm (Moraceae), họ

Hòa thảo (Poaceae),

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừng tự nhiên theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp (2006) * Nhận xét: Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật rất phong phú, kể cả về số lượng công trình cũng như nguyên tắc và phương thức phân loại thảm thực vật. Ở nước ta, cũng có khá nhiều bảng phân loại thảm thực vật với những nguyên tắc và phương pháp phân loại khác nhau. Mỗi hệ thống phân loại đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. 6 1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật 1.2.2.1. Đa dạng về số lượng taxon của hệ thực vật * Trên thế giới: Thành phần, số lượng loài thực vật từ lâu đã được coi là một nội dung cơ bản trong nghiên cứu hệ thực vật. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Engler (1882) đã thống kê hệ thực vật trên thế giới gồm 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa là 155.000 loài và thực vật không có hoa là 30.000 - 135.000 loài. Theo Van lốp (1940) thực vật có hoa trên thế giới là 200.000 loài, theo Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu thực vật nhất thế giới là Brazin 40.000 loài và Malaysia 45.000 loài. * Ở Việt Nam: Ngay từ thế kỷ XVIII, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật của các tác giả nước ngoài như Loureiro (1790). Sang thế kỷ XIX có công trình của Pierre (1880 - 1888). Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” do Lecomte chủ biên (1907 - 1952). Đến năm (2003 - 2005) Bộ sách Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cộng sự biên soạn đã được xuất bản. Đây là tài liệu đầy đủ và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho nghiên cứu khoa học thực vật ở Việt Nam. 1.2.2.2. Đa dạng về dạng sống thực vật 1.2.2.3. Đa dạng về giá trị sử dụng thực vật 1.2.2.4. Đa dạng về giá trị bảo tồn của thực vật 1.2.2.5. Đa dạng về yếu tố địa lý thực vật 1 3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật 1.3.1. Các yếu tố làm suy giảm tính đa dạng thực vật - Trên thế giới: Do khai thác quá mức; Chặt trắng trên diện tích lớn để kinh doanh; Du canh, du cư và di dân; Hiện đại hóa đất nước. - Ở Việt Nam: * Nguyên nhân trực tiếp: Khai thác gỗ, dược liệu, củi đun, xây dựng công trình, cháy rừng, phá rừng làm rẫy * Nguyên nhân gián tiếp: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dân số tăng, đói nghèo, phong tục tập quán 7 1.3.2. Các yếu tố làm tăng tính đa dạng thực vật 1.3.2.1. Phục hồi bằng trồng rừng (phục hồi nhân tạo) Phùng Ngọc Lan (1991) cho rằng, việc trồng rừng thuần loại trong các chuỗi diễn thế thứ sinh cần phải trở lại mô hình hỗn loài nông - lâm kết hợp. Lâm Phúc Cố (1994) khi nghiên cứu về phục hồi rừng đầu nhận xét: Ở những nơi đất khó có khả năng tái sinh tự nhiên thì trồng rừng là giải pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết. Nguyễn Tiến Bân (1997) cho rằng cần thiết phải phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới bằng các loài cây bản địa. Theo Hà Chu Chử (1997) cần nâng cao độ che phủ, bù đắp diện tích rừng đã mất. Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã có kết luận: Trong các mô hình để phục hồi rừng nên tạo rừng hỗn giao nhiều loài ưu thế nhiều tầng trong cấu trúc. 1.3.2.2. Phục hồi rừng tự nhiên Phục hồi rừng tự nhiên là quá trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật. Tất cả các quần xã thực vật sinh ra từ rừng mưa nhiệt đới, qua quá trình diễn thế thứ sinh từ trảng cỏ, trảng cây bụi, trảng cây bụi xen cây gỗ, đến rừng thứ sinh... nếu được bảo vệ, không chặt phá, không bị cháy..., theo thời gian qua một số giai đoạn trung gian, chúng đều có thể phục hồi lại thành rừng cao đỉnh. 1.3.2.3. Phục hồi bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên Khoanh nuôi phục hồi rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người để thúc đẩy quá trình tái tạo lại rừng trong một thời gian xác định. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định khả năng tái sinh tự nhiên và phục hồi tự nhiên thảm thực vật ở nước ta là rất lớn. 1.4. Nghiên cứu thảm thực vật, hệ thực vật ở tỉnh Tuyên Quang Các công trình nghiên cứu thực vật ở tỉnh Tuyên Quang nói chung còn rất hạn chế cả về số lượng và phạm vi địa lý, phần lớn chỉ được thực hiện trong thời gian gần đây. 8 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Đối tƣợng nghiên cứu Bao gồm toàn bộ các kiểu thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng, hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật - Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật - Nghiên cứu vai trò của thực vật tại Khu di tích lịch sử - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật 2.3. Thời gian nghiên cứu - Thời gian thực hiện luận án: 3 năm (từ năm 2016 đến năm 2019) 2 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc những số liệu, tài liệu, các báo cáo liên quan đến thảm thực vật, hệ thực vật của Khu di tích lịch sử Tân Trào. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật Sử dụng các phương pháp điều tra theo tuyến và phương pháp ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (2008), Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). 2.4.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến Căn cứ vào bản đồ khu vực xác định các tuyến đi cắt ngang qua mỗi quần xã, tuyến đi đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức chính, các tuyến sau song song với tuyến đầu, chiều rộng quan sát là 2m về mỗi phía đối với thảm cây bụi hay rừng và 1 m về mỗi phía đối với thảm cỏ. Các tuyến điều tra đã thiết lập (gồm 8 tuyến chính): - Tuyến I: Thôn Ao Búc - Di tích lò rèn vũ khí thô sơ - Lán Khuân Trút - Hang đá Ao Búc (thuộc xã Trung Yên, chiều dài 3.000m). - Tuyến II: Ban quản lý - Di tích Văn phòng Chủ tịch phủ và Thủ tướng phủ - nơi làm việc của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng (thuộc xã Bình Yên, chiều dài 1.600m). 9 - Tuyến III: Lán ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hầm an toàn của Trung ương Đảng - Hầm an toàn của Chính phủ (thuộc xã Kim Quan, chiều dài 1.900m). - Tuyến IV: Đình Thanh La - Trụ sở ban châu Tự Do - Lán Rộc Hán- Ao Gà (thuộc xã Minh Thanh, chiều dài 1.800m). - Tuyến V: Di tích thôn Khuôn Trạn - Lán Gốc Máng - Lán Ba Hòn - Trạm gác Mùng Min (thuộc xã Lương Thiện, chiều dài 2.700m) - Tuyến VI: Cây đa Tân Trào - Lán Nà Lừa - Lán Cảnh vệ - Lán Điện Đài - Lán Đồng Minh - Đỉnh núi Bòng (thuộc xã Tân Trào, chiều dài 3.500m). - Tuyến VII: Di tích Ban châu Hồng Thái I - Di tích Ban châu Hồng Thái II - Di tích nhà ông Sầm Văn Nhì (thuộc xã Trung Sơn, chiều dài 1.300m). - Tuyến VIII: Di tích nhà ông Triệu Kim Thắng - Di tích Bản Pài - Di tích Hang chứa vũ khí - Di tích Bản Pình (thuộc xã Trung Minh, chiều dài 1.500m). 2.4.2.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn Vị trí đặt ô tiêu chuẩn (OTC) được xác định mang tính đại diện, đặc trưng cho mỗi kiểu thảm thực vật về hình thái, cấu trúc, đặc điểm địa hình (độ dốc, hướng phơi). Tổng số OTC là 38 ô. Diện tích của OTC được xác định là 400m2 (20m x 20m) đối với thảm rừng, diện tích 16m2 (4m x 4m) đối với thảm cây bụi và lm2 (1m x 1m) đối với thảm cỏ. Đối với OTC trong các thảm rừng tiến hành lập 9 ô dạng bản (ODB), mỗi ODB có diện tích 16m2 (4m x 4m), các ODB được bố trí ở các góc OTC, trên 2 đường chéo và tại điểm giao của 2 đường chéo của OTC (tổng diện tích các ODB ít nhất bằng 1/3 diện tích OTC). 2.4.2.3. Phương pháp xác định các kiểu thảm thực vật - Xác định các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào theo khung phân loại của UNESCO (1973). Cấu trúc của khung này như sau: I, II, etc. = Lớp quần hệ (Formation class) A, B, etc. = Phân lớp quần hệ (Formation subclass) 1, 2, etc. = Nhóm quần hệ (Formation group) 10 a, b, etc. = Quần hệ (Formation) (1), (2), etc. = Phân quần hệ (Subformation) (a), (b), etc. = Các bậc nhỏ khác (Further subdivision) 2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Xử lý mẫu thực vật Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) - Xác định tên loài thực vật (tên khoa học, tên Việt Nam) - Lập danh lục các loài thực vật - Phương pháp phân tích đa dạng phân loại hệ thực vật - Xác định các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa theo các tài liệu - Xác định giá trị sử dụng của thực vật - Xác định dạng sống thực vật theo Raunkiaer (1934) - Xác định các yếu tố địa lý hệ thực vật - Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để xử lý số liệu trên phần mềm của Microsoft Excel máy tính điện tử. 2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn Điều tra phỏng vấn trong cộng đồng dân cư theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), được thực hiện trong năm 2016 và chia làm 3 đợt. Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3 1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang có tọa độ địa lý từ 21 044’ - 21095’ vĩ độ Bắc, từ 105021’ - 105052’ kinh độ Đông, thuộc địa bàn 11 xã của 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn. 3.1.2. Địa hình Khu di tích lịch sử Tân Trào nói riêng thấp dần từ Bắc xuống Nam, bị chia cắt, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các con sông. 3.1.3. Khí hậu, thủy văn Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa 11 nhiều. Chảy qua địa bàn khu vực nghiên cứu có bốn con sông: sông Lô, sông Gâm, sông Chảy ở phía Tây và Tây Bắc, sông Phó Đáy ở phía Đông cùng mạng lưới suối, ngòi dày đặc. 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng Theo Bản đồ địa chất tỉnh Tuyên Quang khu vực nghiên cứu có các loại đá mẹ chính là: Phiến thạch sét, Sa thạch, Granit và Đá vôi. 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên Tuyên Quang là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng: Tài nguyên nước; Tài nguyên rừng; Tài nguyên khoáng sản. 3 2 Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 3.2.1. Dân số, dân tộc Theo Niên giám thống kê năm 2017, dân số tỉnh Tuyên Quang có 773.512 người với mật độ dân số là 132 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. 3.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội Tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương, Yên Sơn nói riêng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. 3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng 3.2.3.1. Giáo dục và Đào tạo Trong 5 năm gần đây công tác giáo dục - đào tạo của các xã trong khu vực nghiên cứu có bước chuyển biến rõ rệt cả về chất và lượng trên tất cả các bậc học 3.2.3.2. Y tế Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân luôn được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm. 3.2.3.3. Hệ thống giao thông vận tải Hệ thống giao thông đường bộ có đường quốc lộ 2C chạy qua các xã trong Khu di tích lịch sử Tân Trào và đường ô tô đã đến được trung tâm các xã. 3.2.3.4. Hệ thống điện, nước Hiện tại hệ thống điện lưới Quốc gia đã cung cấp đầy đủ tới 11 xã trong Khu di tích lịch sử Tân Trào. 3.2.3.5. Hệ thống thông tin liên lạc 12 Các xã trong khu vực nghiên cứu đều có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã đã có điện thoại cố định, hiện tại mạng điện thoại di động đã phủ sóng rộng rãi trong toàn tỉnh. 3.2.3.6. Hiện trạng cảnh quan, môi trường Nhìn chung môi trường trong khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm do tác động của con người và sản xuất gây nên. 3 3 Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Khu di tích lịch sử Tân Trào trong việc bảo tồn, phát triển thảm thực vật 3.3.1. Thuận lợi Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm trong vùng khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Với đặc điểm khí hậu như trên đã đã hình thành các kiểu thảm thực vật tự nhiên đa dạng, phong phú 3.3.2. Khó khăn *Nguyên nhân gián tiếp: Các hiện tượng thời tiết bất lợi vẫn xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và cuộc sống của người dân. Kiểu địa hình đồi và thung lũng chạy dọc các con sông thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ. Hệ thống sông lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thủy rất hạn chế. Suối có nhiều thác ghềnh, thường có lũ trong mùa mưa. *Nguyên nhân trực tiếp: Do khai thác quá mức rừng và sinh vật rừng, chăn thả gia súc chưa đúng nơi quy định, canh tác nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp... Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4 1 Đa dạng thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào Tại Khu di tích lịch sử Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) và áp dụng khung phân loại của UNESCO (1973) đã được Phan Kế Lộc vận dụng vào Việt Nam (1985), chúng tôi đã xác định được 11 phân quần hệ, 7 quần hệ thuộc 6 nhóm, 6 phân lớp của 4 lớp quần hệ. 4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên 13 * Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp * Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất đá vôi ở địa hình thấp * Quần hệ rừng thưa thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp * Quần hệ thảm cây bụi thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất feralit * Quần hệ cỏ dạng Lúa có các cây gỗ thường xanh với độ che phủ < 10% * Quần hệ cỏ thấp dạng Lúa nhiệt đới không có cây thân gỗ * Quần hệ cỏ cao không dạng Lúa bao gồm các cây thảo lâu năm và Dương xỉ 4.1.2. Thảm thực vật cây trồng Thảm thực vật cây trồng là các kiểu thảm do con người tạo nên, bao gồm các hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng trồng. Trong Khu di tích lịch sử Tân Trào các cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, ngô và các loài cây hoa màu khác với diện tích 1.678,96 ha. Rừng trồng trong Khu di tích có diện tích 17.866,76 ha. 4 2 Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào 4.2.1. Đa dạng các taxon của hệ thực vật 4.2.1.1. Đa dạng ở bậc ngành Kết quả điều tra đã ghi nhận được 726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy thành phần thực vật trong các bậc taxon ở khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng loài, chi, họ, là lớn nhất với 669 loài (chiếm 92,14% tổng số loài của hệ), 427 chi (chiếm 92,42% tổng số chi của hệ), 115 họ (chiếm 83,94% tổng số họ của hệ). 4.2.1.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào có chỉ số họ là 5,30 (tức là trung bình mỗi họ có 5,3 loài), chỉ số đa dạng chi là 1,57 (trung bình mỗi chi có 1,57 loài). Số chi trung bình của mỗi họ là 3,37 (trung bình mỗi họ có 3,37 chi). Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất, trung bình mỗi họ có 5,82 loài và mỗi họ trung bình có 3,71 14 chi. So sánh chỉ số họ (5,30), chỉ số chi (1,57), chỉ số chi/họ (3,37) của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) với hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) cùng các chỉ số tương ứng (5,88), (1,84), (4,02) và Hệ thực vật VQG Cúc Phương (9,66), (1,94), (5,0), cho thấy tính đa dạng của hệ thực vật Tân Trào là tương đương với Khu BTTN Xuân Liên, nhưng kém đa dạng hơn VQG Cúc Phương. 4.1.1.3. Đa dạng ở bậc họ Trong tổng số 137 họ đã ghi nhận được, chúng tôi thống kê 10 họ đa dạng nhất (chiếm 7,3% tổng số họ của hệ) có từ 13 loài trở lên, với 158 chi (chiếm 34,20% tổng số chi của hệ) và 285 loài (chiếm 39,26% tổng số loài của hệ). 4.1.1.4. Đa dạng ở bậc chi Tính đa dạng của hệ thực vật ở bậc chi với 20 chi giàu loài nhất (có từ 4 loài trở lên), chiếm 4,33% tổng số chi của hệ với 102 loài (chiếm 14,04% tổng số loài của hệ). So sánh với kết quả nghiên cứu hệ thực vật vùng ATK huyện Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên) đã xác định có 636 loài, thuộc 401 chi, 126 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, thì hệ thực vật ở Khu di tích lịch sử Tân Trào có thành phần loài phong phú hơn. Cụ thể, hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) nhiều hơn 1 ngành (6/5), 11 họ (137/126), 61 chi (462/401), 90 loài (726/636). 4.2.2. Đa dạng thành phần dạng sống thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào có 5 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) cao nhất với 534 loài (chiếm 73,55% tổng số loài của hệ), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) với 71 loài (9,78%); nhóm cây chồi ẩn (Cr) với 61 loài (8,40%), nhóm cây một năm (Th) với 37 loài (5,10%), thấp nhất là nhóm cây chồi sát đất (Ch) chỉ có 23 loài (3,17%). Từ kết quả tỷ lệ của các nhóm dạng sống đã được xác định có thể lập được phổ dạng sống (Spectrum of Biology - SB) của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào như sau: SB = 73,55 Ph + 3,17 Ch + 9,78 He + 8,40 Cr + 5,10 Th. 4.2.3. Đa dạng giá trị sử dụng của hệ thực vật 15 * Nhóm cây làm thuốc (T) được sử dụng theo các phương pháp truyền thống hoặc hiện đại để tạo ra các sản phẩm chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe hoặc nấu nước uống hàng ngày Tại đây đã ghi nhận được 470 loài (chiếm 64,74% tổng số loài của hệ). * Nhóm cây lấy gỗ (G) có giá trị lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, các loài cây gỗ lớn chủ yếu trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 188 loài (chiếm 25,90%), thuộc các họ Hồ đào (Juglandaceae), Trám (Burseraceae), Long não (Lauraceae) * Nhóm cây ăn được (A) gồm 142 loài (chiếm 19,56 %), chúng không chỉ giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ mà còn góp phần đem lại hiệu quả kinh tế. Một số loài phổ biến thuộc các họ Trám (Burseraceae), họ Cau (Arecaceae), Dâu tằm (Moraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), * Nhóm cây làm cảnh (Ca) bao gồm những loài cây có giá trị tạo nên cảnh quan đa dạng, môi trường xanh, cây có hình dáng và cho hoa đẹp. Với 99 loài cây (chiếm 13,64 %) đã làm tăng thêm cảnh quan hấp dẫn thu hút du khách của Khu di tích, một số loài điển hình như: Mý (Lysidice rhodostegia) có hoa nở tím vào đầu mùa hè, mùa thu toàn bộ lá chuyển màu vàng rực * Nhóm cây cho tinh dầu (Td) có 69 loài (chiếm 9,5 %), một số loài đại diện là Hoa giẻ thơm (Desmos pedunculosus), Màng tang (Litsea cubeba), Hồng bì (Clausena lansium), Bưởi bung (Acronychia pedunculata) * Nhóm cây làm thức ăn gia súc (Ags) có 64 loài (chiếm 8,82%) đại diện như: Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Dền gai (Amaranthus spinosus), Chuối rừng (Musa acuminata) * Nhóm cây lấy sợi (Soi) có 28 loài (chiếm 3,86%) gồm: Bông gòn (Ceiba pentandra), Sếu (Celtis sinensis), Bò ké (Kydia calycina) * Nhóm cây có chất độc (Doc) chiếm 1,93%, với 14 loài, gồm: Sui (Antiaris toxicaria), Dầu giun (Chenopodium ambrosioides), Sử quân tử (Quisqualis indica), Sống rắn (Albizia pennata), Dây mật (Derris elliptica) * Nhóm cây làm đồ thủ công mỹ nghệ (Dtc) có 11 loài (chiếm 16 1,52%) đại diện như: Trúc cần câu (Phyllostachis bambusoides), Hóp (Bambusa multiplex), Hóp gai (Bambusa agrestis) * Nhóm cây có dầu béo (D) có 10 loài (1,38%) gồm: Bùm bụp (Mallotus barbatus), Dầu mè (Jatropha curcas), Thầu dầu (Ricinus communis) * Nhóm cây cho nhựa (Nh) có 9 loài (1,24%) đại diện như: Thừng mực (Wrightia laevis), Sơn (Toxicodendron succedanea), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa) 4.2.4. Đa dạng yếu tố địa lý thực vật Trong tổng số 726 loài thực vật ghi nhận ở Khu di tích lịch sử Tân Trào thì đã xác định được vùng phân bố địa lý của 710 loài (chiếm 97,8%). Trong đó nhóm các yếu tố nhiệt đới chiếm ưu thế hoàn toàn (82,65%) so với các nhóm yếu tố còn lại là toàn thế giới (0,96%) và ôn đới (4,83%). Như vậy, hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào có nhiều đặc điểm của hệ thực vật nhiệt đới.. Hình 4.2. Phân bố tỷ lệ (%) yếu tố địa lý thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào 4.2.5. Đa dạng giá trị bảo tồn của thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào 4.2.5.1. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) Hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào đã ghi nhận được 42 loài (chiếm 5,79% tổng số loài của cả hệ), trong đó 15 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 27 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU). 4.2.5.2. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ 0,96 82,65 4,83 6,47 2,89 2,2 Tỷ lệ (%) Toàn thế giới (0,96 %) Nhiệt đới (82,65 %) Ôn đới (4,83 %) Đặc hữu (6,47 %) Cây trồng (2,89 %) Chưa xác định yếu tố địa lý (2,20 %) 17 Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã xác định được 19 loài nằm trong danh sách này. Trong đó có 5 loài thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IA) và 14 loài thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA). 4.2.5.3. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) đã ghi nhận được 11 loài trong danh sách. Trong đó có 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 3 loài cây thuốc ở mức độ sắp nguy cấp (VU) 4.2.5.4. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo IUCN (2000) Theo IUCN, 2000 (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) ghi nhận 3 loài thuộc danh sách của tổ chức này. Trong đó, có 1 loài thuộc mức nguy cấp (EN) và 2 loài sắp nguy cấp (VU). 4 3 Nghiên cứu vai trò của thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào 4.3.1. Bảo tồn tính đa dạng khu hệ động vật Thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật. Thảm thực vật tạo nên không gian sinh tồn cho mỗi loài, đó là nơi cư trú, nơi kiếm ăn, nơi sinh sản và là nơi trốn tránh kẻ thù để tồn tại và phát triển.. Khu hệ động vật có xương sống trên cạn được thống kê được 97 loài động vật có xương sống của 64 họ, 23 bộ thuộc 4 lớp động vật ở cạn. Lớp Chim có nhiều loài nhất (55 loài), chiếm 6,41% số loài chim hiện biết trên toàn quốc (55/858). Sau đó là lớp Thú có 25 loài, lớp Bò sát 14 loài, ít nhất là lớp Lưỡng cư có 3 loài. 4.3.2. Bảo vệ môi trường và nguồn nước 4.3.2.1. Môi trường đất Hiện trạng môi trường đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu nhìn chung các chỉ tiêu phân tích đều đạt Quy chuẩn cho phép theo QCVN 03 - MT: 2015/BTNMT. Vai trò của thảm thực vật rừng đối với môi trường đất là hết sức quan trọng. Rừng tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất, khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. 18 Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. 4.3.2.2. Môi trường không khí Khu di tích lịch sử Tân Trào có chất lượng môi trường không khí còn tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT). Thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng chính là lá phổi xanh đảm bảo làm sạch và điều hòa môi trường không khí thông qua quá trình quang hợp. Thực vật cũng là nguồn tái tạo O2 mà con người cũng như các loài động vật khác rất cần để tồn tại. 4.3.2.3. Bảo vệ nguồn nước Tại các vị trí quan trắc sông Phó Đáy (xã Trung Minh - huyện Yên Sơn), sông Phó Đáy (Thị trấn Sơn Dương), hồ Tân Trào (xã Tân Trào - huyện Sơn Dương) chất lượng môi trường nước mặt, hàm lượng của các chất độc hại trong hầu hết các mẫu nước đều thấp hơn Quy chuẩn cho phép. Nhìn chung, nước mặt ở Tuyên Quang có chất lượng tốt. Thảm thực vật có khả năng ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất, phân phối lại lượng nước này và điều tiết dòng chảy trên bề mặt. Tại mặt đất, nước có thể được thấm vào đất, bay hơi hoặc chảy trên bề mặt. Những nơi có độ che phủ càng cao, tầng thảm mục và lớp thảm tươi càng dầy sẽ hạn chế được tốc độ dòng chảy và bốc hơi nước nên tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, bổ sung thêm cho mạch nước ngầm. 4.3.3. Vai trò của thảm thực vật tự nhiên trong việc tạo cảnh quan và bảo vệ các di tích lịch sử Các thảm thực vật trong khu vực ngoài vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người thì nó còn có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan môi trường cũng như bảo vệ các di tích lịch sử. Hiện nay, trong khu di tích thảm thực vật rừng có vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên cảnh quan của khu di tích lịch sử. Hiện nay thảm thực vật tại một số điểm di tích đã bị phá hủy cấu trúc, do các hoạt động của con người tác động lên thảm thực vật, nhiều nơi đã mất hẳn lớp phủ thực vật tự nhiên, thay vào đó là các đồi chè. Vì vậy cần phải có chính sách để bảo tồn và phát triển các 19 thảm thực vật xung quanh các điểm di tích lịch sử. 4.3.4. Vai trò của thực vật rừng đối với sinh kế của người dân Ngoài vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và bảo vệ các điểm di tích, thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu, dược liệu, thực phẩmphục vụ cuộc sống của con người. Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã điều tra được 714 loài thực vật có nhiều giá trị sử dụng như: cho gỗ, làm thuốc, cây ăn được, cây làm cảnh, cây cho tinh dầu, làm thức ăn cho gia súc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_tinh_da_dang_thuc_vat_tai_khu_di.pdf
Tài liệu liên quan