Đã chế tạo thành công vật liệu thanh nano GdPO4:7%Tb3+ bằng
phương pháp thủy nhiệt với kích thước chiều dài 300-500nm, chiều
rộng 10-30nm, đơn pha với cấu trúc tetragonal kiểu rhabdophane.
Đã khảo sát và xác định hiệu ứng đốt từ cảm ứng nhiệt của vật liệu
GdPO4 và GdPO4:Tb3+ trong dung dịch nước, tăng nhiệt lên 44 -
49oC, trong từ trường 20kOe thời gian 1500 giây. Đã chế tạo thành
công quả cầu nano Gd2O3:6%Eu3+ bằng phương pháp hóa học nhiều
bước đường kính 145 - 155nm với độ đồng cao trên 95%.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất của vật liệu gdpo4 : tb3+ và gd2o3 : eu3+ định hướng ứng dụng trong y sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới, luận án đã lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là vật liệu huỳnh quang đất hiếm chứa ion kích hoạt
2
Tb3+ và Eu3+ pha vào mạng nền là các hợp chất của Gadolini. Do các
hợp chất của Gadolini vừa có tính chất quang vừa có tính chất từ, đáp
ứng được mục đích tạo công cụ có hai chức năng quang - từ để ứng
dụng trong chẩn đoán và điều trị.
Từ các vấn đề chưa được giải quyết trong và ngoài nước, nhóm
nghiên cứu đã đặt mục tiêu của luận án là tổng hợp vật liệu có điều
khiển với độ lặp lại về cấu trúc, hính thái học, phân tán bền trong nước
và dịch sinh lý nhưng vẫn giữ được cường độ phát quang mạnh. Trên
cơ sở đó, lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ: “Nghiên cứu
chế tạo, tính chất của vật liệu nano GdPO4:Tb3+ và Gd2O3:Eu3+ định
hướng ứng dụng trong y sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
- Chế tạo thành công vật liệu thanh nano GdPO4:Tb3+ và quả cầu
nano Gd2O3:Eu3+.
- Bọc thanh nano GdPO4:Tb3+ và quả cầu nano Gd2O3:Eu3+ bằng vỏ
silica, chức năng hóa với nhóm chức NH2, chế tạo phức hợp nano
gắn với kháng thể kháng nọc rắn và kháng thể kháng CEA để ứng
dụng trong y sinh.
- Bước đầu thử nghiệm ứng dụng phức hợp nano trên cơ sở thanh
nano GdPO4:Tb3+ và quả cầu nano Gd2O3:Eu3+ sử dụng phương
pháp phân tích huỳnh quang miễn dịch nhằm xác định kháng
nguyên nọc độc rắn hổ mang và đánh dấu, nhận dạng kháng nguyên
CEA tinh khiết và kháng nguyên CEA của tế bào ung thư đại trực
tràng.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
Phần tổng quan về các khái niệm cơ bản, các tính chất đặc trưng của
vật liệu nano phát quang chứa ion đất hiếm, vật liệu nano phát quang nền
3
GdPO4, Gd2O3 pha tạp Eu3+, Tb3+, các đối tượng định hướng ứng dụng
trong y sinh. Tiếp theo là trình bày về các phương pháp thực nghiệm, các
kết quả nghiên cứu, chế tạo, đo đạc, đánh giá, lý giải, so sánh và thảo
luận, xác định điều kiện tối ưu tổng hợp vật liệu GdPO4, Gd2O3 pha tạp
Eu3+, Tb3+. Khảo sát và xác định hiệu ứng đốt nhiệt cảm ứng từ của vật
liệu GdPO4 và GdPO4:Tb3+. Chức năng hóa và liên hợp hóa, chế tạo
phức hợp nano gắn với kháng thể kháng nọc rắn và kháng thể kháng CEA.
Cuối cùng, ứng dụng phức hợp nano của GdPO4:Tb3+ phát hiện kháng
nguyên nọc độc rắn hổ mang và phức hợp nano của Gd2O3:Eu3+ phát hiện
kháng nguyên CEA của tế bào ung thư đại trực tràng.
Phương pháp chế tạo vật liệu được sử dụng trong Luận án là
phương pháp thủy nhiệt và tổng hợp hóa học nhiều bước. Hình thái học
bề mặt, các đặc trưng cấu trúc, các tính chất quang tiến hành trên các thiết
bị nghiên cứu hiện đại và chuyên dụng như hiển vi điện tử quét phát xạ
trường (FESEM), hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HRTEM),
phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX), hệ đo quang iHR550, Acton
SP2300i và Fluorolof FL3-2-2 Horiba (Mỹ). Tính chất từ được khảo sát
bằng các phép đo từ độ phụ thuộc từ trường trên hệ đo từ kế mẫu rung
(VSM). Phép đo đốt nóng cảm ứng từ được thực hiện trên hệ đo thương
mại RDO-HFI (Viện KHVL). Thử nghiệm khả năng ứng dụng của vật
liệu trong y sinh thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh học phân tử thuộc
Học viện Quân Y.
Những đóng góp mới của luận án:
- Chế tạo thành công vật liệu nano GdPO4:Tb3+ dạng thanh có chiều
dài 300 - 500 nm, chiều rộng 10 - 30 nm bằng phương pháp thủy
nhiệt và Gd2O3:Eu3+ dạng cầu đường kính 145 - 155 nm bằng phương
pháp tổng hợp hóa học nhiều bước.
4
- Đã bọc thanh nano GdPO4:Tb3+ và quả cầu nano Gd2O3:Eu3+ bằng
vỏ silica, chức năng hóa với nhóm chức NH2 , chế tạo phức hợp nano
gắn với kháng thể kháng nọc rắn và kháng thể kháng CEA để phát
hiện kháng nguyên nọc rắn hổ mang và kháng nguyên CEA của tế
bào ung thư đại trực tràng.
- Đã khảo sát hiệu ứng đốt nhiệt cảm ứng từ của vật liệu GdPO4 và
GdPO4:Tb3+, với nhiệt độ đạt được trong khoảng 44 - 49 oC ở từ
trường 300 Oe, tần số 390 kHz trong thời gian 1500 giây. Kết quả
cho thấy vật liệu tổng hợp được có khả năng ứng dụng trong từ nhiệt
trị.
Luận án được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Vật liệu nano phát quang chứa ion đất hiếm. Chương 2:
Các phương pháp thực nghiệm. Chương 3: Các kết quả chế tạo vật liệu
nano GdPO4:Tb3+ và ứng dụng phức hợp nano của GdPO4:Tb3+ phát
hiện kháng nguyên nọc độc rắn hổ mang. Chương 4: Các kết quả chế
tạo vật liệu nano Gd2O3:Eu3+ và ứng dụng phức hợp nano của
Gd2O3:Eu3+ phát hiện kháng nguyên CEA của tế bào ung thư đại trực
tràng. Các kết quả chính của luận án đã được công bố trong 7 công
trình khoa học.
CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU NANO PHÁT QUANG
CHỨA ION ĐẤT HIẾM
1.1. Giới thiệu về vật liệu nano phát quang
1.2. Vật liệu huỳnh quang chứa ion đất hiếm
1.2.1. Đặc tính phát quang của hợp chất đất hiếm
1.2.1.1. Một số đặc trưng của ion Gd3+
1.2.1.2. Một số đặc trưng của ion Tb3+
1.2.1.3. Một số đặc trưng của ion Eu2+, Eu3+
5
1.2.2. Các chuyển dời cho phép trong các ion RE3+
1.2.3. Quá trình truyền năng lượng
Hình 1. 7. Sơ đồ truyền năng lượng của ion Gd3+ sang Tb3+(a),
ion Gd3+ sang Eu3+(b)
1.3. Tính chất đặc trưng và ứng dụng của vật liệu Gadolini
1.3.1. Vật liệu Gadolini
1.3.2. Vật liệu phát quang nền Gd2O3
1.3.3. Vật liệu nano phát quang nền GdPO4.
1.4. Đặc điểm tính chất của kháng nguyên nọc rắn và CEA
1.4.1. Đặc điểm của nọc rắn hổ mang Naja atra
1.4.2. Đặc điểm của kháng nguyên CEA ung thư đại trực tràng
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Các phương pháp hóa học chế tạo vật liệu
2.1.1. Phương pháp thủy nhiệt
2.1.1.1. Giới thiệu về phương pháp thủy nhiệt
Tính chất của vật liệu có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi các
thông số sau: pH, nhiệt độ, tốc độ, thời gian của sự thủy phân, sự kết
tinh ảnh hưởng hình thái học, độ lớn và tính chất của các sản phẩm
cuối cùng.
(a) (b)
6
Quy trình tổng hợp GdPO4:Tb3+
Hình 2.4: Quy trình tổng hợp GdPO4: Tb3+
2.1.2 Phương pháp tổng hợp hóa học nhiều bước
2.1.2.1 Giới thiệu về phương pháp tổng hợp hóa học nhiều bước
2.1.2.2. Quy trình tổng hợp vật liệu Gd2O3:Eu3+
Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm tổng hợp quả cầu nano Gd2O3: Eu3+
2.1.3. Phương pháp chế tạo phức hợp nano y sinh GdPO4: Tb3+;
Gd2O3:Eu3+.
2.1.3.1. Phương pháp xử lý bề mặt
2.1.3.2. Phương pháp chức năng hóa bề mặt vật liệu và liên hợp
hóa giữa vật liệu nano phát quang với phần tử hoạt động sinh học
2.1.3.3.Bọc vỏ vật liệu thanh nano GdPO4: Tb3+ bằng Silica
2.1.3.4. Chức năng hóa thanh nano GdPO4:Tb3+@Silica bằng
nhóm NH2
7
Hình 2. 7. Sơ đồ thí nghiệm bọc và chức năng hóa bề mặt
thanh nano GdPO4:Tb3+
2.1.3.5.Chế tạo phức hợp nano của GdPO4:Tb3+@Silica-NH2 với
kháng thể kháng nọc rắn (IgG)
Hình 2. 8. Sơ đồ chế tạo phức hợp nano bằng cách
gắn kết GdPO4:Tb3+@silica-NH2 với kháng thể kháng nọc rắn (IgG)
2.1.3.6. Bọc vỏ vật liệu Gd2O3:Eu3+ bằng silica
2.1.3.7. Chức năng hóa vật liệu Gd2O3:Eu3+ @Silica bằng nhóm NH2
Hình 2.9. Sơ đồ bọc Gd2O3:Eu3+ bằng Silica và gắn nhóm NH2
8
2.1.3.8. Chế tạo phức hợp nano của Gd2O3:Eu3+@Silica-NH2 với
kháng thể kháng CEA.
Hình 2. 10. Sơ đồ chế tạo phức hợp nano bằng cách
gắn kết Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 với kháng thể kháng CEA (IgG)
2.2. Các phương pháp phân tích vật liệu
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO
GdPO4:Tb3+ VÀ ỨNG DỤNG PHỨC HỢP NANO GdPO4:Tb3+
PHÁT HIỆN KHÁNG NGUYÊN NỌC ĐỘC RẮN HỔ MANG
3.1. Các kết quả phân tích cấu trúc, hình thái, tính chất quang, từ
của vật liệu
3.1.1. Kết quả phân tích FESEM
3.1.1.1 Ảnh FESEM của vật liệu GdPO4
3.1.1.2. Ảnh FESEM của vật liệu GdPO4: Tb3+
Hình 3.2 cho thấy vật liệu thu được có dạng thanh nano chiều dài
300-500nm, chiều rộng 10-30 nm. Với tỷ lệ [Tb3+]/[Gd3+] là 7 % ảnh
FESEM thu được có dạng thanh đồng đều nhất, không bị co cụm thành
bó.
9
Hình 3. 2. Ảnh FESEM của vật liệu GdPO4:Tb3+
với các tỷ lệ [Tb3+]/[Gd3+] là 0, 1, 3, 5, 7, 9 %
3.1.2. Kết quả phân tích TEM của vật liệu GdPO4:Tb3+@silica
Hình 3. 3. Ảnh TEM của vật liệu GdPO4:Tb3+ sau khi bọc silica
3.1.3. Kết quả nhiễu xạ tia X
Hình 3. 4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu GdPO4, GdPO4:Tb3+
Hình 3.4 cho thấy hầu hết các đỉnh nhiễu xạ của vật liệu là đơn
pha với cấu trúc tetragonal kiểu rhabdophane và các đỉnh đặc trưng
phù hợp với thẻ chuẩn 98-004-3396 của Gadolinium phosphate.
3.1.4. Tính chất huỳnh quang
3.1.4.1. Phổ huỳnh quang của vật liệu GdPO4
3.1.4.2. Phổ huỳnh quang của vật liệu GdPO4:Tb3+
Hình 3.6 chỉ ra các đỉnh hấp thụ 272 và 275 nm tương ứng với
10
dịch chuyển 8S – 6I, đây cũng là vùng hấp thụ mạnh của Gd3+, đỉnh
hấp thụ 305 và 310 nm tương ứng với dịch chuyển 8S – 6P là các đỉnh
hấp thụ đặc trưng của Gd3+. Các dải kích thích tại các bước sóng 350,
367 và 377 nm có nguồn gốc từ các ion Tb3+ tương ứng với các chuyển
dời điện tử f-f giữa các mức năng lượng thuộc cấu hình 4f.
Hình 3.7 là các mẫu GdPO4:Tb3+ (0- 9%) phát xạ ánh sáng xanh
với các chuyển dời đặc trưng của Tb3+: 5D4→7FJ (J = 6, 5, 4, 3). Ở
bước sóng 488, 543, 586 và 620 nm ứng với các chuyển dời 5D4→7F6,
5D4→7F5, 5D4→7F4 và 5D4→7F3 của Tb3+ với dải phát xạ mạnh nhất ở
bước sóng 543 nm.
Hình 3. 6. Phổ PLE các mẫu
GdPO4:Tb3+ (0- 9%)
Hình 3.7. Phổ PL của vật liệu
GdPO4:Tb3+ các tỷ lệ 0, 1, 3, 5, 7,
9 % kích thích bước sóng 272 nm
3.1.4.4. Phổ huỳnh quang của vật liệu GdPO4:Tb3+ khi bọc silica, gắn
nhóm chức amin và kháng thể IgG
Cường độ phát quang của các mẫu giảm dần theo các bước sau
khi chức năng hóa vật liệu, gắn kết với nhóm amin và IgG. Tuy nhiên
cường độ phát quang không giảm nhiều sau bước cuối cùng gắn kết
với IgG, đây là điều kiện thuận lợi để ứng dụng vật liệu này trong phát
hiện nhanh kháng nguyên nọc độc rắn hổ mang.
11
Hình 3. 8. Phổ PL của vật liệu GdPO4:Tb3+(1), GdPO4:Tb3+@silica
(2), GdPO4:Tb3+@silica –NH2 (3), GdPO4:Tb3+@silica –NH2-IgG (4)
3.1.5. Phổ hồng ngoại
Hình 3.9. Phổ hồng ngoại của GdPO4:Tb3+(a), GdPO4:Tb3+@silica (b)
GdPO4:Tb3+@silica-NH2 (c) và GdPO4:Tb3+@silica-NH2-IgG (d)
Hình 3.9 cho thấy liên kết C-H tương ứng với số sóng gần 1400
cm-1, liên kết O-H của H2O tương ứng với số sóng trên 3500 cm-1 và
khoảng 1600 cm-1, dao động 1043, 622 và 545 cm-1 là các dao động
đặc trưng của PO43-. Liên kết O-Si-O gần số sóng 1100-900 cm-1 của
đường (2), (3) và (4) trong hình 3.8 chứng tỏ đã bọc silica thành công.
Liên kết N-H tương ứng với số sóng 3300-3500 cm-1 và 1590-1620
cm-1. Các kết quả này cho thấy các mẫu chế tạo đã được chức năng
hóa bề mặt bằng các nhóm NH2.
3.1.6. Tính chất từ của hệ vật liệu GdPO4, GdPO4:Tb3+
Từ hình 3.10 có thể thấy từ độ của vật liệu GdPO4 đạt giá trị cao
12
nhất là 1,7 emu/g so với một số nhóm trên thế giới đã ứng dụng thành
công trong tương phản MRI thì từ độ này cao gấp 2 lần so với nhóm
L. Zhang và tương đương với nhóm của Xianzhu Xu và các cộng sự.
Các mẫu khi pha thêm Tb3+ giá trị từ độ bị giảm đi, tuy nhiên với mẫu
vật liệu có giá trị từ độ thấp nhất là GdPO4:9%Tb3+ từ độ đạt 0,8 emu/g
tương đương giá trị từ độ của nhóm tác giả L. Zhang. Vì vậy, mẫu vật
liệu GdPO4:Tb3+ hoàn toàn có thể ứng dụng vào tăng độ tương phản
cộng hưởng từ MRI.
Hình 3. 10. Đường cong từ độ
của vật liệu GdPO4:Tb3+ với các
tỷ lệ [Tb3+]/[Gd3+] là 0, 1, 3, 5, 7,
9%
Hình 3. 11. Đường cong đốt
nhiệt cảm ứng từ vật liệu
GdPO4:Tb3+ với các tỷ lệ
[Tb3+]/[Gd3+] là 0, 1, 3, 5, 7, 9%
Các kết quả thu được ở hình 3.10 cho thấy các mẫu đạt nhiệt độ
trong khoảng 42 – 49 oC (là khoảng nhiệt độ lý tưởng có thể tiêu diệt
được tế bào ung thư). Từ các kết quả này có thể khẳng định các hệ vật
liệu này có từ tính và có khả năng sử dụng trong đốt nhiệt trị liệu.
3.2. Ứng dụng của vật liệu GdPO4:Tb3+ trong phát hiện kháng
nguyên nọc rắn Naja atra
Thí nghiệm phát hiện kháng nguyên nọc rắn của phức hợp nano
GdPO4:Tb3+@silica-NH2-IgG được chỉ ra trong hình 3.12.
13
Hình 3. 12. Sơ đồ quá trình phát hiện kháng nguyên nọc rắn bằng
phức hợp nano huỳnh quang Gd2O3:Tb3+@silica-NH2-IgG
1. Gắn kháng nguyên nọc rắn lên giếng 6 đĩa.
Đồng thời gắn phức hợp nano lên đĩa.
2. Ủ phức hợp nano đã gắn kháng thể kháng nọc rắn với kháng
nguyên nọc rắn .
3. Sau khi rửa chỉ còn lại phức hợp nano có gắn kháng thể gắn
với kháng nguyên nọc rắn.
4. Với nguồn kích thích tại bước sóng 405 nm, phức hợp nano
phát quang màu xanh.
3.2.1. Đánh giá kết quả gắn vật liệu nano-kháng thể IgG dựa trên
quang phổ hồng ngoại
Đường (a) trong hình 3.13 chỉ ra dao động ở 3459 cm−1 tương
ứng với liên kết O-H, liên kết N-H ở dao động 2078 cm−1. Từ bước
sóng 1639 cm−1 đến 1442 cm−1 là đỉnh dao động của liên kết C=O
(amide), và liên kết N-H uốn trong nhóm amine bậc nhất của nhóm
carbonyl (C-N). Đường (b) cho thấy đỉnh ở 1389cm-1 chỉ ra sự hình
thành liên kết C - N thông qua phản ứng của nhóm aldehyd (O = C -
H) của liên kết GDA với NH2 của IgG. Do đó, có khẳng định sự kết
hợp giữa các thanh nano phát quang với các kháng thể chống nọc độc
đã được hình thành.
14
Hình 3. 13. Phổ hồng ngoại của mẫu kháng thể IgG trước và
sau khi gắn vật liệu phát quang
3.2.2. Đánh giá khả năng của phức hợp GdPO4:Tb3+@silica-NH2-
IgG trong phát hiện kháng nguyên nọc độc rắn hổ mang Naja atra
(a)
(b)
(c)
Hình 3. 14. Hình ảnh của kháng nguyên nọc rắn Naja atra dưới ánh
sáng nhìn thấy (a); Kháng nguyên Naja atra kết hợp với vật liệu nano
quan sát với ánh sáng nhìn thấy (b); Kháng nguyên Naja atra kết hợp
với vật liệu nano quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang bước sóng
405nm, độ phóng đại 40x, thị kính 10x (c)
Các kết quả hình 3.14a, 3.14b cho thấy khi các giếng chỉ có kháng
nguyên nọc rắn và kháng nguyên nọc rắn kết hợp với vật liệu nano
chiếu dưới ánh sáng nhìn thấy thì không phát quang màu xanh. Trong
khi đó giếng được ủ vật liệu phát quang nano gắn với kháng nguyên
nọc rắn (3.14c) khi chiếu ánh sáng bước sóng 405nm thì phát quang
màu xanh, điều này chứng tỏ đã có sự gắn kết giữa vật liệu phát quang
gắn IgG và kháng nguyên, sau quá trình rửa phức hợp nano vẫn giữ
được liên kết bền vững với kháng nguyên thông qua phản ứng miễn
15
dịch của kháng nguyên và kháng thể. Trên cơ sở những kết quả này,
có thể kết luận rằng phức hợp nano có khả năng phát hiện kháng
nguyên nọc độc rắn hổ mang Naja atra, quá trình thử nghiệm này có
thể rút ngắn thời gian cần thiết để chẩn đoán sớm và cải thiện hiệu quả
điều trị do đó có thể hỗ trợ điều trị sớm vết cắn của rắn.
CHƯƠNG IV: CÁC KẾT QUẢ CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO
Gd2O3:Eu3+ VÀ ỨNG DỤNG PHỨC HỢP NANO CỦA Gd2O3:Eu3+
PHÁT HIỆN KHÁNG NGUYÊN CEA CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG
4.1. Các kết quả phân tích cấu trúc, hình thái, tính chất quang, từ
của vật liệu
4.1.1. Kết quả đo FESEM
• Ảnh FESEM của vật liệu Gd(OH)CO3.H2O:Eu3+ theo tỷ lệ
[Urê]/ [Gd3++ Eu3+] khác nhau
Hình 4.1. FESEM của vật liệu Gd(OH)CO3.H2O:Eu3+ với tỷ lệ
[Urê]/[Gd3+ + Eu3+] là 20 (a), 25 (b), 30 (c), 35 (d), 40 (e)
Dựa vào hình ảnh FESEM thu được ở hình 4.1 có thể thấy rằng
sản phẩm thu được là các quả cầu nano, khi tăng dần tỷ lệ nồng độ
[Urê]/ [Gd3+ + Eu3+] đường kính quả cầu tăng. Với tỷ lệ nồng độ
[Urê]/[Gd3+ + Eu3+] lần lượt là 20, 25, 30, 35, 40 đường kính quả cầu
trung bình tương ứng là 140, 190, 210, 240 và 270nm. Sản phẩm quả
16
cầu nano thu được đồng đều nhất ở tỷ lệ [Urê]/[Gd3+ + Eu3+] là 25, vì
vậy tỷ lệ này được lựa chọn để tổng hợp Gd2O3 pha tạp Eu3+ với các
nồng độ Eu3+/ Gd3+ là 3,5; 5; 6; 7; 7,5 và 8%.
• Ảnh FESEM của vật liệu Gd(OH)CO3.H2O: Eu3+ khi sấy ở 70oC
Hình 4.3. FESEM của vật liệu Gd(OH)CO3.H2O:Eu3+ khi sấy ở nhiệt
độ 70oC tỷ lệ [Urê]/[Gd3++Eu3+] là 0 (a); 3,5(b); 5(c); 6(d); 7(e);
7.5(f); 8%(g)
Như chỉ ra trong hình 4.3, khi không pha tạp Eu3+ sản phẩm thu
được là những quả cầu nano khá đồng đều với đường kính khoảng
157-173nm (hình 4.3a). Khi pha tạp Eu3+ với các tỷ lệ nồng độ mol
khác nhau Eu3+/Gd3+ là 3,5; 5; 6; 7; 7,5; 8% sản phẩm là các quả cầu
đồng đều, với đường kính từ 100-230nm. Phân tích sơ bộ các kết quả
đo FESEM có thể nhận thấy với nồng độ Eu3+ pha tạp là 6% thu được
các quả cầu nano đồng đều nhất đường kính 185-195nm, tỷ lệ nồng độ
này sẽ được lựa chọn cho các thí nghiệm bọc vỏ silica tiếp theo.
4.1.2. Kết quả đo TGA của vật liệu
Từ hình 4.4 ta thấy: giai đoạn 1: 25-200oC giảm 5,79% khối
lượng do bay hơi phân tử nước. Giai đoạn 2: 200-380oC giảm 8,13%
khối lượng do phân hủy các nhóm hydroxy (OH). Giai đoạn 3: 380-
550oC giảm 15,21% khối lượng do các nhóm cacbonat bị phân hủy.
Giai đoạn 4: 550-1000oC giảm 28,49% khối lượng do các nhóm
17
cacbonat bị phân hủy. Cả 4 giai đoạn đều có những điểm thu nhiệt
mạnh của vật liệu tại các nhiệt độ 170, 319, 427 và 609oC. Đây có thể
xem là các điểm chuyển pha của vật liệu và trên cơ sở kết quả đo TGA
sẽ lựa chọn được nhiệt độ xử lý mẫu phù hợp nhằm thu được vật liệu
có cấu trúc pha bền vững. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn nhiệt độ xử
lý mẫu là 650oC, ở nhiệt độ này sản phẩm vật liệu thu được sẽ là
Gd2O3:Eu3+.
Hình 4. 4. Phổ TG và DTG của Gd(OH)CO3.H2O:Eu3+
Hình 4.5. FESEM của vật liệu Gd2O3:Eu3+ khi ủ ở nhiệt độ 650oC với
tỷ lệ [Eu3+]/[Gd3+] là 0 (a); 3,5(b); 5(c); 6(d); 7(e); 7.5(f); 8%(g)
Hình 4.5 cho thấy đường kính quả cầu Gd2O3 (a) sau khi ủ ở
650oC có đường kính khoảng 104-130nm, đối với mẫu 3,5%Eu3+ (b)
đường kính quả cầu nằm trong khoảng khoảng 105-143nm, 5%Eu3+(c)
18
đường kính quả cầu khoảng 117-130nm, 6%Eu3+(d) đường kính quả
cầu khoảng 145 -155nm, 7%Eu3+(e)đường kính quả cầu khoảng 136-
150nm, 7,5%Eu3+(f) đường kính quả cầu khoảng 99-130nm, 8%Eu3+
(g) đường kính quả cầu khoảng 176-200nm. Với tỷ lệ Gd2O3: 6%Eu3+
đường kính quả cầu đồng đều nhất.
4.1.3. Kết quả đo TEM của vật liệu Gd2O3: 6%Eu3+
Hình 4.6 cho thấy quả cầu được tổng hợp đồng đều, có đường
kính khoảng 145-155nm kết quả này giống với kết quả đo FESEM
(hình 4.6a). Đường kính quả cầu tăng lên đáng kể sau khi bọc silica
khoảng 155-165nm, qua hình ảnh có thể nhìn thấy rõ lớp bọc silica
bên ngoài quả cầu (hình 4.6b).
Hình 4.6. Ảnh TEM của Gd2O3: 6%Eu3+ (a)
và Gd2O3: 6%Eu3+@silica (b).
4.1.4. Kết quả đo nhiễu xạ tia X của vật liệu
Mẫu Gd(OH)CO3.H2O:6%Eu3+ gần như vô định hình khi ủ ở
200oC. Khi ủ ở 650oC, kết quả cho thấy tất cả các đỉnh có thể quan sát
được ở 2θ: 28,70; 33,10; 47,60; 56,40; và 59.10º chính xác với thẻ
chuẩn (JCPDS số 110604), tinh thể của vật liệu có pha cubic.
19
Hình 4. 8. Giản đồ nhiễu xạ XRD (a) Gd(OH)CO3.H2O:6%Eu3+ tại
200oC và 650oC
4.1.5. Phân tích EDX của vật liệu
Qua phân tích phổ EDX ta thấy mẫu gồm các phần tử hóa học là
Gd, O, Eu chứng tỏ không có tạp chất. Kết quả EDX của vật liệu
Gd2O3: Eu3+@silica, qua phân tích ta thấy với mẫu bọc Silica ngoài
các nguyên tử Gd, O, Eu mẫu có thêm nguyên tử Si, thành phần của
lớp vỏ silica, điều này chứng tỏ mẫu không có tạp chất nào khác.
4.1.6. Phổ hồng ngoại của vật liệu
Hình 4. 11. Phổ hồng ngoại của vật liệu (a) Gd2O3:6%Eu3+;
(b) Gd2O3:6%Eu3+@Silica.
Hình 4.11 là phổ hồng ngoại của vật liệu Gd2O3:6%Eu3+ nung ở
650oC bọc và không bọc silica. Hình 4.11a cho thấy vùng hấp thụ đặc
trưng của Gd2O3 được thể hiện ở liên kết 415,49; 449.66 và
542.9 cm-1. Dao động 543 cm-1 có thể được gán cho dao động căng
20
của Gd-O, điều này xác nhận sự hình thành của Gd2O3. Vùng hấp thụ
mạnh 3446 và 1634 cm-1 là liên kết đặc trưng của nhóm hydroxyl (OH)
và nước hydrat hóa trong cấu trúc. Hình 4.11b là phổ hồng ngoại của
vật liệu Gd2O3:6%Eu3+@silica, vùng 1050 – 1250 cm-1 và 650 – 800
cm-1 là dao động đặc trưng của liên kết OH và Si-O-Si. Kết hợp kết
quả phân tích EDX và FTIR có thể khẳng định đã bọc được lớp silica
ở vỏ ngoài của quả cầu nano.
4.1.7. Nghiên cứu tính chất quang
Hình 4.12 thể hiện phổ PLE của mẫu Gd2O3:6%Eu3+ được quan
sát ở bước sóng phát xạ 611nm.
Hình 4. 12. Phổ kích thích huỳnh quang của vật liệu Gd2O3:6%Eu3+
Qua hình 4.12 nhận thấy dải hấp thụ mạnh tại bước sóng 266nm
là do chuyển dời điện tử truyền điện tích (CTB) giữa Eu3+- O2-, đỉnh
hấp thụ yếu 272, 275 nm tương ứng với dịch chuyển 8S – 6I, đỉnh hấp
thụ 305 và 310 nm tương ứng với dịch chuyển 8S – 6P là các đỉnh hấp
thụ đặc trưng của Gd3+. Các dải kích thích tại các bước sóng 394, 467
và 534 nm có nguồn gốc từ các tâm Eu3+ tương ứng với các chuyển
dời điện tử f-f giữa các mức năng lượng thuộc cấu hình 4f6 của Eu3+.
Hình 4.13 thể hiện phổ phát quang của vật liệu
Gd2O3:X%Eu(X=3,5; 5; 6; 7; 8%) kích thích ở bước sóng 270 nm,
đỉnh phát xạ mạnh ở bước sóng 611 nm tương ứng với chuyển dời của
21
ion Eu3+ từ 5Do →7F2. Các đỉnh khác ở 590, 625, 650 và 705 nm có
cường độ thấp hơn và chúng tương ứng với các chuyển dời 5D0 → 7F1;
5D0 → 7F2; 5D0 → 7F3; 5D0 → 7F4.
Hình 4. 13. Phổ PL của vật liệu Gd2O3:X%Eu
(X=3,5; 5; 6; 7; 8 %)
Hình 4.14. Phổ PL Gd2O3:6%Eu@silica 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
Hình 4.14 là phổ phát quang của Gd2O3:6%Eu3+ bọc lớp vỏ silica
ở độ dày khác nhau. Đầu tiên, vật liệu ủ ở 650oC sau đó bọc silica và
sấy khô ở 70oC. Khi bọc silica tại dải phát xạ từ 611 đến 621nm thuộc
dịch chuyển 5D0 – 7F2 xảy ra sự tương tác trên quỹ đạo, trường tinh thể
gây suy biến mức năng lượng làm tách vạch. Khi vật liệu được bọc 1
lớp silica xảy ra tách vạch tối đa trong dải phát xạ 5D0 – 7F2 do ở đối
xứng trường tinh thể thấp. Khi bọc 2 lớp, 3 lớp ở đối xứng trường tinh
thể cao tách vạch ít hơn. Khi trường tinh thể lớn năng lượng trung bình
lệch về phía năng lượng cao do vậy đỉnh phát xạ 621nm tăng lên với
độ dày silica tăng lên.
22
4.2. Kết hợp vật liệu nano phát quang Gd2O3:Eu3+@Silica-NH2
với kháng thể đặc hiệu IgG phát hiện CEA
4.2.1. Đánh giá khả năng phát hiện kháng nguyên CEA tinh khiết bằng
phức hợp nano.
Hình 4.16. Sơ đồ quá trình phát hiện CEA bằng phức hợp nano
huỳnh quang Gd2O3:Eu3+@Silica-NH2-IgG
(a)
(b)
(c)
(d)
Hình 4. 17. Ảnh hiển vi huỳnh quang của các mẫu: ĐC1(a), đĩa 3(b),
đĩa 4(c), đĩa 5(d) soi dưới kính hiển vi huỳnh quang bước sóng
405nm độ phóng đại 40x, thị kính 10x.
Hình ảnh để phát hiện kháng nguyên CEA bằng phức hợp nano
Gd2O3:Eu3+@silica-NH2-IgG được quan sát qua kính hiển vi huỳnh
quang với độ phóng đại 40x, thị kính 10x (hình 4.17). Các thấy kết quả
cho thấy: ở mẫu đối chứng 1 (hình 4.17a) chỉ cho hình ảnh của CEA
tinh khiết không phát sáng màu đỏ. Đĩa đối chứng 2 không ghi nhận
được hình ảnh do mẫu phức hợp nano bị mất đi trong quá trình rửa.
Đối với các đĩa 3, 4 và 5 khi nồng độ phức hợp nano tăng dần từ 3 -
10mg/ml (hình 4.17b, c, d) có thể dễ dàng quan sát các điểm phát
quang màu đỏ tăng dần, hình ảnh quan sát rõ nhất ở nồng độ phức hợp
nano 10mg/ml. Điều này cho thấy đã xảy ra phản ứng miễn dịch huỳnh
quang giữa phức hợp nano và kháng nguyên CEA.
23
4.2.2.2. Đánh giá khả năng phát hiện kháng nguyên CEA của tế bào
ung thư đại trực tràng HT-29 bằng phức hợp nano
Sau khi đánh giá kết quả phát hiện kháng nguyên CEA tinh khiết,
thực hiện thí nghiệm trên tế bào ung thư đại trực tràng HT-29 có chứa
kháng nguyên CEA.
(a)
(b)
(c)
(d)
Hình 4. 18. Ảnh hiển vi huỳnh quang của các mẫu ĐC1 (a), đĩa 3 (b),
đĩa 4 (c), đĩa 5 (d), soi dưới kính hiển vi huỳnh quang bước sóng
405nm, độ phóng đại 40x, thị kính 10x
Các kết quả thu được cho thấy với đĩa đối chứng 1 (hình 4.18a)
thu được hình ảnh chỉ có tế bào chứa kháng nguyên CEA không phát
quang màu đỏ. Đĩa đối chứng 2 không quan sát được hình ảnh do các
phần tử bị trôi không được gắn kết trong quá trình rửa. Đối với các đĩa
3, 4 và 5 (hình 4.18 b, c, d) tương ứng với các thể tích của phức hợp
nano là 50µl (b), 75µl (c), 100µl (d) nồng độ 0,1g/ml ghi nhận được
hình ảnh phát quang màu đậm dần theo thể tích của phức hợp nano
tăng dần. Điều này chứng tỏ đã có gắn kết giữa phức hợp nano với
kháng nguyên CEA của tế bào ung thư. Như vậy, có thể ứng dụng
phức hợp nano này để phát hiện kháng nguyên CEA của tế bào ung
thư đại trực tràng.
24
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được của luận án, chúng tôi rút
ra những kết luận chính sau:
1. Đã chế tạo thành công vật liệu thanh nano GdPO4:7%Tb3+ bằng
phương pháp thủy nhiệt với kích thước chiều dài 300-500nm, chiều
rộng 10-30nm, đơn pha với cấu trúc tetragonal kiểu rhabdophane.
Đã khảo sát và xác định hiệu ứng đốt từ cảm ứng nhiệt của vật liệu
GdPO4 và GdPO4:Tb3+ trong dung dịch nước, tăng nhiệt lên 44 -
49oC, trong từ trường 20kOe thời gian 1500 giây. Đã chế tạo thành
công quả cầu nano Gd2O3:6%Eu3+ bằng phương pháp hóa học nhiều
bước đường kính 145 - 155nm với độ đồng cao trên 95%.
2. Đã bọc lớp vỏ thanh nano GdPO4:7%Tb3+ và quả cầu nano
Gd2O3:6%Eu3+ bằng vỏ silica, chức năng hóa với nhóm chức NH2,
gắn với kháng thể kháng nọc rắn và kháng thể kháng CEA.
3. Đã tiến hành thử nghiệm sử dụng phức hợp nano
GdPO4:7%Tb3+@silica-NH2-IgG vào việc phát hiện kháng nguyên
nọc độc rắn hổ mang và thử nghiệm phức hợp nano
Gd2O3:6%Eu3+@silica-NH2-IgG phát hiện kháng nguyên CEA tinh
khiết và kháng nguyên CEA của tế bào ung thư đại trực tràng.
Các kết quả đạt được cho thấy hệ vật liệu th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_tinh_chat.pdf