Tóm tắt Luận văn Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Nâng cao vai trò của các cơ quan có liên quan trong tố

tụng hành chính

Ngoài cơ quan Toà án, cơ quan kiểm sát cũng là một trong

những cơ quan có vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền công dân.

Trong vụ án hành chính, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ

quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân.

Việc Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về đường lối giải quyết vụ

án sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người

tham gia tố tụng khác.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành công của các công trình nghiên cứu trước đó để nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả về việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Tòa án nói chung và tại Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đồng thời, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn những vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã nêu theo hướng nhằm hoàn thiện hơn các quy định trong việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính nước ta hiện nay. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính hiện nay nhằm sửa đổi, bổ sung luật tố tụng hành chính. - Nhiệm vụ: + Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính. + Phân tích, đánh giá thực trạng về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính hiện nay tại Tòa án nhân dân Tp.Hồ Chí Minh. + Đề xuất phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính hiện nay qua thực tiễn của Toà án Nhân dân TP. HCM.. + Về nội dung: Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân TP. HCM. + Không gian: Tại Tòa án nhân dân TP. HCM. Thời gian: Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính được giới hạn từ 2015 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp luận và phuơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác – Leenin; quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 4 + Phương pháp phân tích và tổng hợp + Phương pháp so sánh + Phương pháp thống kê, phương pháp khát quát +Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản để bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân TP. HCM nhằm chỉ ra những hạn chế, những khó khăn trong việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính và đưa ra phương hướng và giải pháp bảo đảm bảo vệ tốt quyền của công dân trong tố tụng hành chính. Về mặt thực tiễn: Luận văn sau khi được nghiệm thu sẽ là tài liệu tham khảo cho Toà án nhân dân TP. HCM, mà cụ thể là Toà Hành chính Toà án nhân dân TP. HCM. Với những ý kiến đóng góp của tác giả về phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính, phần nào đã góp ý kiến vào dự luật sắp tới liên quan đến Luật Tố tụng hành chính. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂNTRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Khái quát về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.1 Khái niệm về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khái niệm về tố tụng hành chính Có thể khái quát rằng, Tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan Nhà nước và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết vụ án hành chính, cũng như trình tự do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải, quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được giải quyết bởi Tòa hành chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân theo một cơ chế riêng được điều chỉnh bởi ngành luật Tố tụng hành chính. Khái niệm bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính Tố tụng hành chính nói riêng, bảo đảm quyền công dân trong TTHC là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện, cơ chế pháp lý - tổ chức cần thiết nhằm ghi nhận, tôn trọng và thực hiện các quyền công dân trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng, thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, theo một cơ chế riêng và được điều chỉnh bởi ngành luật tố tụng hành chính. 6 Vì vậy, bảo đảm quyền công dân trong TTHC còn được hiểu là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hành chính. 1.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Một trong những chức năng quan trọng và là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân thì vấn đề bảo đảm quyền công dân phải được chú trọng hàng đầu, đặc biệt là trong các quan hệ tố tụng nói chung và tố tụng hành chính nói riêng. Trong TTHC, nguyên tắc hiến định đã được Luật TTHC 2015 cụ thể hóa tại Điều 23 đó là nguyên tắc: “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, theo đó, trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ảnh hưởng bởi bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, việc ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ trên cơ sở quy định của pháp luật. Ngoài ra, quyền công dân còn được bảo đảm trong quá trình tố tụng hành chính, quy định cụ thể tại các Điều 5,7,8,9,17,18,19,20,21,28 Luật TTHC 2015. 1.1.3 Ý nghĩa bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 7 Thứ nhất, bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Thứ hai, bảo đảm quyền công dân trong TTHC trong nhà nước pháp quyền XHCN góp phần thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trước công dân. Thứ ba, bảo đảm quyền công dân trong TTHC thì cần tăng cường cơ chế kiểm sát, giám sát của Tòa Hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động xét xử. Thứ tư, bảo đảm quyền công dân trong TTHC góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức. Thứ năm, bảo đảm quyền công dân trong TTHC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thứ sáu, bảo đảm quyền công dân trong TTHC là cơ chế bảo đảm quyền công dân hữu hiệu nhất. Thứ bảy, nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án hành chính là bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính. 1.2. Phƣơng thức bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1. Bảo đảm quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng hành chính Hiến pháp và pháp luật là cơ sở, căn cứ pháp lý để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hành chính. 8 Chúng ta có thể thấy rằng, đối tượng khởi kiện và thẩm quyền thụ lý của Tòa án ngày càng mở rộng, đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khởi kiện của công dân, giải quyết những vướng mắc để bảo đảm quyền công dân được coi trọng một cách tuyệt đối, càng thể hiện tầm quan trọng của quyền công dân trong đời sống xã hội, cũng như sức ảnh hưởng của công dân trong sự nghiệp phát triển nước nhà. 1.2.2 Bảo đảm quyền công dân thông qua tổ chức bộ máy Toà hành chính Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Với tư cách là chủ thể, là thiết chế đặc biệt, quan trọng thực hiện chức năng xét xử, Tòa hành chính đảm bảo, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, góp phần tích cực vào việc củng cố pháp chế, trật tự pháp luật và là công cụ hữu hiệu nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước. Điều 2 khoản 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã xác định vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân, nói chung, tòa hành chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng tư pháp đó “Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” Và tại Khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cũng khẳng định: “ Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có 9 thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.”. 1.2.3 Bảo đảm quyền công dân qua cơ chế giám sát, kiểm tra Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật TTHC 2015. Theo đó, Viện kiểm sát có nhiệm vụ quyền hạn sau: “1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.. Ngoài cơ quan Viện kiểm sát thì còn một bộ phận cũng được tham gia phiên tòa hành chính đó là kiểm tra viên. Tất cả những cơ quan trên đều là những cơ quan thực hiện quyền giám sát, kiểm tra hoạt động tố tụng hành chính, và có những điều luật công khai, ràng buộc, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng cũng liên kết nhau để đảm bảo quyền công dân được thực thi đúng pháp luật. 1.3. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác 1.3.1. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về chính trị Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta nhằm mục tiêu giành và bảo vệ độc lập dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Để đạt mục tiêu đó, việc xây dựng cơ sở chính trị, pháp lý bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở một chế độ chính trị - xã hội đặt lợi ích của nhân dân 10 lao động và của cả dân tộc lên trên hết, với một Nhà nước pháp quyền, thì quyền làm chủ nhà nước và xã hội của người dân mới được bảo đảm vững chắc. 1.3.2. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về kinh tế Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong Hiến pháp 2013 đã và đang được thực hiện trong thực tế theo phương hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện, phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh tế tri thức, phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhằm phát triển nhanh, bền vững trong hội nhập quốc tế. 1.3.3. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về văn hoá - xã hội, phong tục tập quán Muốn bảo đảm quyền công dân trong TTHC, về mặt xã hội, Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp và gián tiếp, vào việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Tóm lại, bảo đảm cho việc thực hiện QCD phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, lịch sử, truyền thống... cùng với những khả năng cụ thể của mỗi cá nhân công dân. Việc xem xét mối quan hệ giữa các bảo đảm này nhằm thấy được vai trò, mức độ và những ảnh hưởng qua lại giữa chúng tới việc thực hiện quyền công dân. 11 Tiểu kết chƣơng 1 Nội dung chính của Chương 1 đã giải quyết được vấn đề sau: Thứ nhất, Luận văn tập trung vào phân tích khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa về bảo đảm quyền công dân trong tố hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân trước sự xâm hại của hoạt động của cơ quan nhà nước. Thứ hai, Luận văn cũng phân tích rõ các phương thức bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như: bảo đảm quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và trong Luật tố tụng hành chính, về tổ chức bộ máy hoạt động của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, về hoạt động giám sát, kiểm sát của Cơ quan Viện Kiểm Sát để bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính, làm rõ các điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, phong tục tập quán 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính cũng nhƣ ý thức, năng lực của công dân Thành phố Hồ chí Minh trong việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính 2.1.1 Về tổ chức Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Cũng theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì hệ thống tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét xử cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung uơng. 2.1.2 Về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án hành chính Thành phố Hồ Chí Minh trong việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015, Tòa hành chính Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ xét xử các vụ khiếu kiện sau đây: - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội. 13 2.1.3. Ý thức và năng lực tự bảo đảm quyền của công dân TP Hồ Chí Minh trong tố tụng hành chính. Theo nghiên cứu cho thấy, hiện nay trình độ và nhận thức (ý thức) của công dân tại Tp. Hồ Chí Minh về pháp luật, về các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước của cán bộ công chức tương đối tốt hơn so với các tỉnh thành khác. 2.2. Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân TP. HCM 2.2.1 Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong các vụ án hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh Khiếu kiện là hiện tượng tất yếu khách quan nảy sinh trong quá trình quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Quá trình quản lý nhà nước không thể tránh khỏi tình trạng sẽ có những vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. số lượng cụ thể: Thứ tự/vụ 2015 2016 2017 2018 2019 Khiếu kiện 134 316 711 943 1145 Sơ Thẩm Khiếu kiện 185 165 149 127 125 Phúc Thẩm Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính thụ lý của Toà án nhân dân TP. HCM Công tác thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính còn nhiều hạn chế cần khắc phục, trong đó phải kể đến các vụ án liên 14 quan đến quyền công dân: còn có trường hợp xác định sai đối tượng, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính; việc trả lại đơn khởi kiện trong một số trường hợp chưa chính xác. 2.2.2 Thực trạng bảo đảm quyền công dân của Tòa hành chính nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả từ năm 2015 - 2019 Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã giải quyết theo thủ tục tố tụng Sơ thẩm với số liệu như sau: Thứ tự CŨ MỚI THỤ GIẢI CÒN LÝ QUYẾT LẠI 2015 25 109 134 42 92 2016 92 224 316 60 256 2017 256 455 711 163 548 2018 548 395 943 273 670 2019 670 475 1145 313 832 Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính thụ lý và giải quyết của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh Thực trạng các vụ án hành chính từ thực tiễn Toà án TP.HCM tăng đều trong các năm, nhưng việc xét xử, giải quyết còn hạn chế. Kết quả từ năm 2015 - 2019 Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã giải quyết theo thủ tục tố tụng Phúc thẩm với số liệu như sau: Thứ tự CŨ MỚI THỤ LÝ GIẢI QUYẾT CÒN LẠI 2015 41 144 185 107 78 15 2016 78 87 165 101 64 2017 64 85 149 79 70 2018 70 57 127 71 56 2019 56 69 125 79 46 Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính phúc thẩm thụ lý và giải quyết của Toà án nhân dân TP. HCM - Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, mà cụ thể các vụ án hành chính thường liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai là chủ yếu và chiếm hơn 70% các vụ án hành chính, được thể hiện qua số liệu sau đây: Sơ Phúc Vụ án tồn đọng Thứ tự Ghi chú thẩm thẩm Sơ thẩm Phúc Thẩm 2015 70 130 41 48 Chưa tính số liệu đình chỉ 2016 230 95 206 31 Chưa tính số liệu đình chỉ 2017 622 81 503 44 Chưa tính số liệu đình chỉ 2018 711 72 554 33 Chưa tính số liệu đình chỉ 2019 747 75 559 46 Chưa tính số liệu đình chỉ 16 Ghi chú: Việc đình chỉ vụ án hành chính phúc thẩm về đất đai hầu như là rất ít, mỗi năm đình chỉ tối đa không quá 04 vụ án tại Toà án nhân dân TP.HCM. 2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền công dân của Tòa hành chính Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Đến nay sau hơn 15 năm thành lập và đi vào hoạt động, Tòa hành chính TP. HCM đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội là thiết chế cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và là công cụ không thể thiếu trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân TP.HCM ngày càng được giải quyết và gỡ rối đã khẳng định vai trò to lớn của quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tư pháp, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quyền công dân được tốt hơn. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trên Trong hoạt động bảo đảm quyền công dân của Tòa Hành chính TP. HCM, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án đã chỉ ra cho thấy nhiều hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng tới quyền công dân. Từ những số liệu Toà án hành chính TP. HCM thụ lý và đưa ra xét xử vụ án hành chính thì hiện nay khó khăn, hạn chế trong việc đưa ra xét xử vụ án hành chính. 17 Chính vì những hạn chế trên đã dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình tố tụng như: Sai sót về pháp luật tố tụng (hình thức) Sai sót về pháp luật nội dung: Về nguyên nhân của những hạn chế nêu trên Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nhằm bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính. Sau đây, tác giả xin chỉ ra một số nguyên nhân chính: Thứ nhất, những cản trở từ quy định của pháp luật Việc ban hành Luật TTHC 2015 đã khắc phục được những bất cập, vướng mắc của Luật TTHC 2010 có thể kể đến về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Thứ hai, sự hạn chế trong nhận thức của công dân. Trong tâm lý và truyền thống của người dân Việt Nam thì chưa có thói quen giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Đồng thời, đối với người dân thì lĩnh vực tố tụng hành chính còn mới, người dân thường ở vị thế yếu hơn do là đối tượng “bị quản lý”, còn e ngại khi khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Thứ ba, nguyên nhân từ đội ngũ Thẩm phán Một số Thẩm phán của Tòa án các cấp do không áp dụng triệt để, chính xác quy trình của việc áp dụng pháp luật như không xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ và không phân tích đánh giá khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án hành chính nên khi xét xử đã ban hành các bản án hành chính không phản ánh đúng bản chất của vụ việc. 18 Tiểu kết chƣơng 2 Nội dung chính của Chương 2 đã giải quyết được vấn đề sau: Thứ nhất, Luận văn đã thống kê, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân TP. HCM giai đoạn hiện nay về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và trình độ nhận thức của con người. Thứ hai, Luận văn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những thực trạng nêu trên từ nhiều lý do: các quyền công dân trong tố tụng hành chính chưa được thực hiện một các quán triệt, lỗ hổng của pháp luật, hoặc thiếu hụt đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát tham gia xét xử vụ án hành chính có nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng . 19 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Phương hướng bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Tòa án 3.1.1 Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu kiện, đất đai bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, như tuyên truyền trên các ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, các loại hình nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng, thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ 3.1.2 Tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong hoạt động tố tụng hành chính của Tòa án Để hạn chế và tránh tình trạng “nể nang”, “ngại va chạm” trong hoạt động tố tụng hành chính còn tồn tại khá phổ biến như hiện nay cần tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là các cơ quan báo chí truyền thông nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đồng hành cùng quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. 3.1.3 Bảo đảm việc tranh tụng trong tố tụng hành chính Điều này nhằm đảm bảo cho đương sự quyền và nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa. 20 Trong tố tụng hành chính, Cơ quan nhà nước có điều kiện thu thập, bổ sung chứng cứ để bảo vệ quyết định, hành vi hành chính của mình. Cơ quan nhà nước có nhiều lợi thế khi tranh tụng 3.2. Giải pháp bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của Tóa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về quyền công dân và pháp luật về tố tụng hành chính - Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Tố tụng hành chính theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền công dân của người khởi kiện - Ðổi mới mô hình đối thoại trong giải quyết tranh chấp khiếu kiện hành chính là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong xã hội. - Việc hoàn thiện pháp luật hành chính ở nước ta thường diễn ra một cách cục bộ, đôi khi chỉ là việc loại bỏ, sửa chữa một vài quy phạm nhỏ hay một vài văn bản quy phạm pháp luật mà chưa có cách nhìn tổng quát, hệ thống, chưa giải quyết được cái cốt lõi, cái gốc của vấn đề . - Về cơ chế ủy quyền trong Tố tụng hành chính. 3.2.2. Nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án của thẩm phán tòa hành chính Tòa án nhân dân TP HCM Để giải quyết tốt các vụ khiếu kiện hành chính có xu hướng ngày càng tăng, cần đẩy mạnh việc bổ sung, kiện toàn đội ngũ Thẩm phán hành chính các cấp, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ xét xử. Để Thẩm phán yên tâm về cuộc sống cá nhân, đủ niềm tin, nghị lực, ý chí để giữ gìn phẩm chất đạo đức, kiên định thực hiện quyền tư 21 pháp, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị can thiệp, chi phối, tác động bởi các quyền lực, thế lực làm ảnh hưởng đến hoạt động của người cầm cán cân công lý . Phát hiện và xử lý kịp thời cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật công vụ, nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra nghiệp vụ và thực hiện kỷ luật công vụ của cán bộ, công chức Tòa Hành chính. 3.2.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan có liên quan trong tố tụng hành chính Ngoài cơ quan Toà án, cơ quan kiểm sát cũng là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền công dân. Trong vụ án hành chính, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_bao_dam_quyen_cong_dan_trong_to_tung_hanh_c.pdf
Tài liệu liên quan