Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức chính quyền cấp xã tại thành phố Huế

Phương hướng nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức

phường của thành phố Huế

Công tác bồi dưỡng công chức phường phải đảm bảo những

định hướng sau:

Một là, đảm bảo các quan điểm, đường lối, chính sách phát

triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong ĐTBD cán bộ,

công chức.

Hai là, bồi dưỡng công chức phường phải phù hợp với phương

hướng chuyển từ định hướng “cung” sang định hướng “cầu”, phù hợp

với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự

quản lý của nhà nước.

Ba là, bồi dưỡng gắn liền với thực hành. Yêu cầu này đòi hỏi

công tác bồi dưỡng công chức phải hữu ích, thiết thực, tính ứng dụng

cao và phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế

gắn liền với công việc, thống nhất với công việc họ đang làm

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức chính quyền cấp xã tại thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 1.1. Khái quát về chính quyền cấp xã, và công chức chính quyền cấp xã 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã Chính quyền cấp xã là bộ máy mang tính quyền lực nhà nước điều hành, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Chính quyền cấp xã chỉ bao gồm HĐND và UBND, trong đó “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”; “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”. 1.1.1.2. Đặc điểm chính quyền cấp xã Thứ nhất, chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền các cấp của Nhà nước ta; là cấp quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn cơ sở. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công chức chính quyền cấp xã “Công chức cấp xã, là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Theo Khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức cấp xã gồm 07 chức danh sau: - Trưởng Công an; - Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng - thống kê; 6 - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính - kế toán; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hóa - xã hội. 1.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức cấp chính quyền cấp xã 1.2.1. Khái niệm, vai trò, mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức cấp xã 1.2.1.1. Khái niệm bồi dưỡng Bồi dưỡng là quá trình trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, giúp họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định, đáp ứng với yêu cầu phát triển của tổ chức nói riêng và của xã hội nói chung. 1.2.1.2. Sự cần thiết của Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN - Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân - Đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả - Đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước 1.2.1.3. Mục tiêu bồi dưỡng Bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng chính là việc tổ chức những cơ hội cho công chức học tập, nhằm trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Qua quá trình bồi dưỡng, công chức chủ động thích nghi nhanh chóng với yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong bối cảnh mới của đất nước góp phần xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Mặt khác, thông qua bồi dưỡng, công chức sẽ có cơ hội thăng tiến, phát triển, điều này đã giúp tổ chức củng cố đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực thực hiện tốt mục tiêu mà tổ chức đề ra 1.2.2. Các hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ công chức 7 Hình thức bồi dưỡng xuất phát từ đặc điểm của công chức hiện nay, các cơ sở lựa chọn hình thức thích hợp đối với từng ngạch công chức. Hiện nay loại hình đào tạo tổng hợp đang được áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch và vị trí việc làm như: - Bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; - Bồi dưỡng theo chức danh và vị trí việc làm; - Bồi dưỡng kỹ năng hành chính - Bồi dưỡng tại chổ 1.2.3. Quy trình bồi dưỡng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức 1.2.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng 1.2.3.2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng 1.2.3.3. Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng 1.2.3.4. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng 1.2.3.5. Lựa chọn và đào tạo giảng viên 1.2.3.6. Huy động, bố trí kinh phí bồi dưỡng 1.2.3.7. Đánh giá chương trình và kết quả bồi dưỡng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức cấp xã 1.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 1.3.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 1.3.3. Nguồn tuyển dụng và chất lượng đầu vào của công chức 1.3.4. Nhân tố thuộc về đối tượng được bồi dưỡng 1.3.5. Khung năng lực vị trí việc làm của chính quyền cấp xã 1.3.6. Chất lượng của đội ngũ giảng viên 1.3.7. Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng 1.3.8. Công tác quản lý công chức 1.3.9. Truyền thống văn hoá địa phương 1.3.10. Tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế 8 1.4. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của một số địa phương ở Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 1.4.1.1. Tỉnh Quảng Ninh 1.4.1.2. Thành phố Đà Nẵng 1.4.1.3. Thành phố Hồ Chí Minh 1.4.2. Bài học cho công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức chính quyền cấp xã của Thành phố Huế Từ thực tiễn ĐTBD cán bộ, công chức của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã của Thành phố Huế như sau: Một là, các địa phương đều áp dụng hình thức ĐTBD theo yêu cầu công việc. Xuất phát điểm của hoạt động ĐTBD vẫn là công việc. Các địa phương căn cứ vào chương trình khung do Bộ Nội vụ ban hành để xây dựng chương trình ĐTBD cho từng đối tượng, từng chức danh cụ thể, kể cả vị trí lãnh đạo. Tiểu kết chương 1 Đội ngũ CBCC có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. ĐTBD cán bộ, công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC. Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về chính quyền cấp xã, khái niệm, đặc điểm của công chức chính quyền cấp xã; Mục tiêu, hình thức, quy trình ĐTBD cán bộ, công chức; Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Trong chương này Luận văn đã trình bày kinh nghiệm trong công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Thành phố Huế để nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức trong những năm tới. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Đặc điểm của địa phương nghiên cứu 2.1.1. Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thành phố Huế Thành phố Huế phía Bắc và phía Tây giáp với thị xã Hương Trà, phía Nam giáp với thị xã Hương Thủy, phía đông giáp với thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Cách cửa biển Thuận An 14km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km. Tính đến năm 2018, thành phố Huế có 455.238 dân với 72km2, mật độ dân số 6.235 người/km2 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Huế Kể từ khi có Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam. Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam. Với sự tập trung để phát triển các lĩnh vực mủi nhọn của thành phố, trong những năm qua, toàn thành phố đã có nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Văn hóa - xã hội: Du lịch - dịch vụ - thương mại: Công nghiệp - TTCN: Nông nghiệp: Thu chi ngân sách: 2.2. Ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thành phố Huế 2.2.1. Thuận lợi - Thành phố Huế có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá, khoa học, giáo dục và y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế; - Thành phố Huế là nơi có nhiều cơ sở ĐTBD công chức của 10 địa phương và của cả Trung ương, là những cơ sở ĐTBD chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là QLNN. - Địa bàn các phường có sự gắn kết, điều kiện giao thông thuận lợi, từ đó các hoạt động bồi dưỡng, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm theo đó cũng được thuận lợi hơn. - Đội ngũ công chức các phường của thành phố Huế không ngừng học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực kỹ năng của bản thân, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phố. - Chất lượng đời sống kinh tế - xã xội, mặt bằng dân trí của thành phố Huế cao so với mặt bằng chung của cả nước... 2.2.2. Khó khăn - Thành phố Huế đứng trước cơ hội, cũng như thách thức trong xu thế hội nhập, đặt ra cho bản thân công chức phải không ngừng vận động, nâng cao chất lượng bản thân cho nhiệm vụ được giao. - Điều kiện kinh tế hộ gia đình của đội ngũ CBCC còn khó khăn, bên cạnh đó chế độ hỗ trợ của Thành phố cho CBCC tham gia các khóa ĐTBD còn quá thấp nên chưa khuyến khích được CBCC tham gia. 2.3. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng cán bộ, công chức Thành phố Huế 2.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Nhà nước - Nghị quyết Trung ương 5 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, Thị trấn”; - Quyết định 163/QĐ-TTG ngày 25/01/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025; - Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; 2.3.2. Các văn bản quy định về bồi dưỡng công chức của tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế - Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, 11 công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016. - Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 2.4. Thực trạng công chức phường trên địa bàn Thành phố Huế 2.4.1. Thực trạng về số lượng, giới tính, cơ cấu độ tuổi. Tính đến 31/12/2018, toàn thành phố Huế có 277 công chức các phường, trưởng thành đa phần đều là dân bản địa, cư trú và sinh sống tại địa phương, được rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn. 2.4.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức phường Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn công chức các phường Năm Sau đại học Đại học Cao Đẳng Trung cấp Chưa đào tạo SL % SL % SL % SL % SL % 2015 0 0 205 67.2 32 10.5 67 22 0 0 2016 0 0 236 76.1 21 6.8 53 17.1 0 0 2017 0 0 231 77.8 13 4.4 53 17.8 0 0 2018 4 1.2 275 84.9 9 2.8 36 11.1 0 0 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Huế) 2.4.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng và việc vận dụng kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng của công chức phường Bảng 2.4. Chuyên môn nghiệp vụ của công chức phường qua các năm Lĩnh vực đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) Tài chính, kinh tế 73 30,9% 71 30,7% 82 29,8% Luật 43 18,2% 42 18,2% 53 19,3% 12 Sư phạm, khoa học xã hội 44 18,6% 44 19,1% 51 18,4% Xây dựng, kỹ thuật 36 15,2% 36 15,6% 41 14,9% Khác 40 16,6% 38 16,4% 48 17,4% Tổng 236 100% 231 100% 275 100% (Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế) 2.5. Thực trạng công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức phường của thành phố Huế 2.5.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bồi dưỡng, công chức phường Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC là công tác bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN. Vì vậy, sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với bồi dưỡng công chức có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả, chất lượng bồi dưỡng. Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng được thể hiện bằng các chương trình, kế hoạch hành động, Nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dưỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết. 2.5.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức của các cơ sở Đào tạo và Bồi dưỡng Thành phố Huế là nơi có nhiều cơ sở ĐTBD CBCC của địa phương và cả Trung ương như: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế chuyên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hành chính của cả khu vực miền Trung; Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Trung chuyên bồi dưỡng cán bộ tài chính của cả khu vực miền Trung, Trường bồi dưỡng nghiệp vụ Thuế của Tổng cục Thuế, Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh, trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố Huế cùng hệ thống các trường đại học của Đại học Huế. Đây là một trong những lợi thế lớn nhất trong công tác bồi dưỡng công chức các phường của thành phố Huế 13 2.5.3. Nguồn lực kinh phí tổ chức bồi dưỡng công chức phường Kinh phí bồi dưỡng công chức phường của thành phố Huế hiện nay chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế, ngân sách của thành phố Huế, ngồn đóng góp từ các phường, ngân sách Trung ương cấp theo chương trình, mục tiêu quốc gia, các dự án tài trợ nước ngoài và từ người học. Bảng 2.5. Tổng hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng kinh phí thực hiện Chia theo nguồn kinh phí Chia theo loại hình Ngân sách tỉnh Ngân sách Thành phố Các chương trình, dự án Kinh phí đào tạo Kinh phí bồi dưỡng 2015 2.480 1.650 680 150 1.013 1.467 2016 2.665 1.800 700 165 1.074 1.591 2017 2.687 1.800 700 187 1.156 1.531 2018 4.177 2.200 1.725 252 1.235 2.942 Tổng 12.009 7.450 3.805 754 4.478 7.531 (Nguồn: Báo cáo công tác bồi dưỡng công chức phường giai đoạn 2015-2018 - Phòng Tài chính thành phố Huế) 2.5.4. Công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng Xác định nhu cầu bồi dưỡng là cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Căn cứ định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới đòi hỏi đội ngũ công chức phải đẩy mạnh hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác và tư tưởng chính trị để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ, yêu cầu ngày càng cao của vị trí được giao. 2.5.5. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng Bám sát Kế hoạch bồi dưỡng công chức theo từng năm, từng giai đoạn, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố và phòng Nội vụ thành phố phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho từng đối tượng phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế tại thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Các khóa học được phân bố thành từng 14 cụm phường, có vị trí địa lý và đặc điểm tương đồng nên khi trải nghiệm, nghiên cứu thực tế thuận tiện hơn. 2.5.6 Giáo trình, tài liệu Hiện nay, theo quy định, các chương trình, giáo trình, tài liệu ĐTBD kiến thức hành chính và QLNN cho CBCC do Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành, do vậy cần phân biệt chương trình tổng thể với chương trình cụ thể khóa bồi dưỡng do cơ sở ĐTBD trực tiếp tổ chức thực hiện. Như vậy, các cơ sở ĐTBD của các bộ, ngành, địa phương tổ chức các khóa ĐTBD theo nội dung chương trình đã được phê duyệt có sự vận dụng đặc điểm về chức năng nhiệm vụ và thực tế công tác QLNN của từng bộ phận, ngành địa phương cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, khả năng của cơ sở ĐTBD. Điều này sẽ có tác dụng thiết thực đến nâng cao chất lượng ĐTBD. 2.5.7. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ Theo quy định hiện hành, đối với các khóa bồi dưỡng theo ngạch, quy trình kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ đã được quy chuẩn bằng văn bản của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, việc đánh giá đối với các lớp Bồi dưỡng ngắn ngày chưa thực sự hiệu quả, chưa đánh giá đúng thực chất việc tiếp thu, vận dụng của người học. Việc đánh giá chất lượng sau bồi dưỡng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và còn có tình trạng nể nang, né tránh. 2.5.8. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích công chức phường tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh, Thành phố Huế đã ban hành các chính sách về hỗ trợ, khuyến khích CBCC phường tham gia các chương trình ĐTBD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hỗ trợ về thời gian Hỗ trợ về tài chính Sử dụng sau khi Bồi dưỡng 15 2.5.9. Kết quả bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức phường của Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018 Việc bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn thành phố Huế trong 3 năm trở lại đây có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng rõ rệt. Năm 2016, số công chức bồi dưỡng ngạch Chuyên viên là 5 người, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ là 52 người, chiếm tỷ lệ 16% công chức các phường. Sang năm 2017 trở về sau có chuyển biến tích cực với 34 công chức được bồi dưỡng ngạch Chuyên viên và 296 công chức được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 99%, năm 2018 là 20 công chức được bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, 196 công chức được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 0 100 200 300 400 2016 2017 2018 Ngạch chuyên viên Kỹ năng, nghiệp vụ Biểu đồ 2.1. Tình hình Bồi dưỡng kiến thức QLNN công chức các phường của thành phố Huế Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế Trưởng Ban CHQS Văn phòng - Thống Kê Địa chính - Xây dựng Tài chính - Kế toán Tư pháp - Hộ tịch Văn hóa - Xã HộiBiểu đồ 2.2. Kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN cho công chức phường Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế 16 2.6. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước công chức phường trên địa bàn Thành phố Huế 2.6.1. Những kết quả đã đạt được - Công tác bồi dưỡng công chức phường của thành phố Huế giai đoạn 2016 - 2018 được triển khai thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối và chính sách Đảng, Nhà nước, đúng chương trình kế hoạch về ĐTBD đã được UBND tỉnh phê duyệt. - Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cũng từng bước đi vào nề nếp. - Nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ QLNN cho công chức phường trên địa bàn Thành phố cũng được xây dựng trên cơ sở thực trạng trình độ của đội ngũ công chức phường và yêu cầu cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Hình thức bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn Thành phố đã có nhiều đổi mới, đa dạng, phong phú - Đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy đang từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ theo quy định của tỉnh, của Bộ Nội vụ và ngành chuyên môn. Để gắn lý thuyết với thực tế, Thành phố chủ trương kết hợp giảng viên cơ hữu với giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng công chức phường. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền Thành phố, các lớp bồi dưỡng công chức phường đạt kết quả tốt; học viên tham gia đầy đủ, trách nhiệm và nhiệt tình; trình độ của công chức phường được nâng lên, tăng khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến đóng góp cùng UBND phường xây dựng kế hoạch công tác, xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2.6.2. Những hạn chế - Việc quản lý công tác bồi dưỡng, quản lý cán bộ chưa được tăng cường và thống nhất trong toàn hệ thống. - Công tác bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn thành phố chưa thật sự căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh 17 công chức đảm nhận; - Còn thiếu những quy định, quy chế để quản lý công tác bồi dưỡng công chức phường trong toàn thành phố một cách có hiệu quả. - Số ít công chức còn xem việc học tập chỉ để đảm bảo chuẩn hóa, học để lấy chứng chỉ. Vì vậy trong học tập chưa chịu khó, thời gian tham gia học tập chưa đảm bảo dẫn đến chất lượng, kết quả kiến thức thu được còn hạn chế. 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Hệ thống văn bản pháp quy về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN cho công chức phường chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. - Đội ngũ giảngviên giảng dạy tại các cơ sở ĐTBD, chủ yếu được tuyển chọn từ những sinh viên mới tốt nghiệp. - Hệ thống giáo trình chưa được cập nhật, đổi mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. - Một số công chức phường thường xuyên thay đổi do chuyển công tác nên việc thực hiện công tác bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN cho công chức ở địa phương còn hạn chế. - Một số cơ sở ĐTBD chỉ quan tâm đến việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất mà không thật sự quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Nguồn kinh phí ngân sách địa phương cấp cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức phường chưa đáp ứng được yêu cầu và phụ thuộc vào nguồn ngân sách cấp trên; - Phần đông người học tiếp thu một cách thụ động, chỉ cần đủ bằng cấp, chứng chỉ quy định, học để nâng lương, nâng ngạch chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu mong muốn thực hiện công vụ được tốt hơn. 18 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức phường của thành phố Huế Công tác bồi dưỡng công chức phường phải đảm bảo những định hướng sau: Một là, đảm bảo các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong ĐTBD cán bộ, công chức. Hai là, bồi dưỡng công chức phường phải phù hợp với phương hướng chuyển từ định hướng “cung” sang định hướng “cầu”, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Ba là, bồi dưỡng gắn liền với thực hành. Yêu cầu này đòi hỏi công tác bồi dưỡng công chức phải hữu ích, thiết thực, tính ứng dụng cao và phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế gắn liền với công việc, thống nhất với công việc họ đang làm. Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả thực tế trong ĐTBD. Năm là, bám sát mục tiêu, đặc thù của thành phố Huế. Sáu là, đảm bảo các yêu cầu chuẩn mực nhằm nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụ của công chức phường trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức phường trên địa bàn thành phố Huế 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức phường Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi 19 nhận thức và tư duy về tầm quan trọng và mục tiêu của bồi dưỡng kiến thức kỹ năng QLNN công chức phường. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức kỹ năng QLNN cho công chức phường phù hợp với thực tế địa phương và thực trạng đội ngũ công chức UBND Thành phố cần chỉ đạo xây dựng quy chế về công tác quản lý bồi dưỡng công chức nhằm đảm bảo có sự thống nhất, thực hiện thông suốt, công bằng đối với mỗi công chức. Các phường trên cơ sở quy định chung của thành phố, cần xây dựng quy chế bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình, đảm bảo công bằng đối với công chức trong từng đơn vị, tránh được sự thắc mắc, so bì. 3.3.3. Đổi mới biên soạn giáo trình, tài liệu Nội dung, chương trình bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng công chức. Hiện nay nội dung chương trình ở các cơ sở ĐTBD vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét và nghiên cứu lại một cách có hệ thống. Nhìn chung, nội dung chương trình thường nặng về lý luận, ít chú trọng đến kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý điều hành, xử lý tình huống QLNN, chưa có nội dung sát hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểm kinh tế - xã hội ở cơ sở. Nội dung giống nhau cho nhiều đối tượng, chưa có chương trình riêng cho từng chức danh công chức. 3.2.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, bao gồm cả giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức và báo cáo viên. 3.2.5. Đổi mới phương pháp tổ chức, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Bồi dưỡng công chức phường là hình thức bồi dưỡng cho người lớn, do đó việc giảng dạy và học tập không đơn thuần là việc truyền đạt và thu nhận kiến thức. Bồi dưỡng công chức phường nhằm hướng tới mục tiêu làm thay đổi nhận thức và hành vi của công chức theo hướng tích cực trên cơ sở kiến thức thu nhận được. Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_kien_thuc_ky_nang_quan_ly_nha_nuo.pdf
Tài liệu liên quan