Thủ tục và quy trình cho vay
Thủ tục và quy trình cho vay là một trong những nét đặc thù
của NHCSXH, Phòng Giao Dịch thường xuyên phối hợp với các tổ
chức Hội đoàn thể phổ biến quy trình cho vay cũng như hướng dẫn
về thủ tục cho vay đến người dân, đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây
phiền hà. Quy trình xét duyệt và thông báo cho người vay diễn ra
nhanh chóng, hiệu quả. Khác với ngân hàng thương mại khác giao
dịch tại trụ sở cố định, việc thu nợ, thu lãi ở NHCSXH diễn ra linh
động tại các điểm giao dịch, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện
cũng như tính hiệu quả trong quản lý các món vay nhỏ lẻ với số
lượng người vay nhiều
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên Huế, tác giả Lê Xuân
Trung, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện hành chính tại Huế, 2014.
- Cho vay với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
tại ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện hành
chính tại Huế, 2012.
2
Tuy nhiên, ở huyện Phú Vang, chưa có công trình nghiên cứu
một cách đầy đủ và hệ thống về hoạt động cho vay hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh vùng khó khăn trong giai đoạn 2013-2015. Vì vậy.
đề tài mà tác giả lựa chọn không bị trùng lặp về mặt nội dung và thời
gian so với các đề tài đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: Phát triển hoạt động cho vay đối với hộ gia đình
sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội
huyện Phú Vang. Từ đó góp phần hỗ trợ cho các hộ gia đình cần vốn
sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống
- Nhiệm vụ:Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về cho
vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Phân
tích và đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú
Vang. Đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển cho vay
đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân
hàng chính sách xã hội Huyện Phú Vang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cho vay đối với hộ gia đình sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện
Phú Vang
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng
chính sách xã hội Huyện Phú Vang. Số liệu phục vụ đề tài nghiên
cứu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu; phương
pháp xử lý số liệu; phương pháp thống kê, so sánh, điều tra - phân
tích; phương pháp tổng hợp các số liệu trên báo cáo.
6. Đóng góp khoa học mới của luận văn
3
- Về lý luận, đề tài này hệ thống lý luận về hộ sản xuất kinh
doanh và chương trình cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn.
- Về thực tiễn, đề tài này phân tích và đánh giá thực trạng
chovay đối với hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, từ đó giúp
ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Vang nói riêng và các ngân
hàng trong cùng hệ thống rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế
từ quá trình triển khai hoạt động, đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển một cách thật phù hợp góp phần hoàn thành các chương trình
mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế vùng khó khăn.
7. Giá trị của luận văn
- Bổ sung về mặt lý luận cho nghiên cứu về cho vay ưu đãi và
trực tiếp là hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn
- Tài liệu tham khảo bổ ích cho học tập và nghiên cứu về ngân
hàng chính sách xã hội.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cho vay đối với hộ gia đình sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ gia đình
sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội
Huyện Phú Vang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động cho
vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân
hàng chính sách xã hội Huyện Phú Vang
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI
HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÙNG KHÓ KHĂN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
1.2. Cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội
1.2.1. Khái quát chung về ngân hàng chính sách xã hội
1.2.1.1. Khái niệm ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập theo Quyết định
131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ
sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà
nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Có tư cách pháp nhân,
có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức
tín dụng khác tại Việt Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu ngân hàng chính sách xã hội
Thứ nhất, thực hiện chính sách cho vay xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, phải thu hồi được vốn, hạn chế chi ngân sách bù đắp
chi phí cho NHCS. Với nguyên tắc cơ bản là hoàn trả, vốn tín dụng
chỉ được cấp đối với các đối tượng có nguồn thu trực tiếp, đủ để trả
toàn bộ gốc và lãi.
1.2.1.3. Vai trò ngân hàng chính sách xã hội
5
- Là kênh dẫn vốn cho vay ưu đãi hiệu quả đến với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng, địa phương khó khăn
cần hỗ trợ phát triển từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
- Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của chính phủ trong
giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ...
1.2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý tại ngân hàng chính sách xã hội
Theo cấp quản lý, hệ thống tổ chức bộ máy của NHCSXH gồm:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
- Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Phòng giao dịch NHCSXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
- Điểm giao dịch tại xã.
1.3. Hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm hộ gia đình sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn
1.3.1.1. Khái niệm hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
1.3.1.2. Đặc điểm hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội
1.3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn
1.3.2.2. Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó
khăn a. Đối tượng và điều kiện được vay vốn
➢
Đối tượng được vay vốn
- Các hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà
pháp luật không cấm.
6
- Vùng khó khăn bao gồm các xã, phường, thị trấn được quy định
trong Danh mục theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.
➢
Điều kiện vay vốn
- Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự
- Người vay vốn cư trú hợp pháp tại địa phương
- Có phương án SXKD
b. Mục đích sử dụng vốn vay
c. Mức cho vay và lãi suất cho vay
➢
Mức cho vay
Mức cho vay tối đa đối với 1 hộ gia đình sản xuất kinh doanh
tối đa là 30 triệu đồng.
Trong một số trường hợp cụ thể, mức cho vay có thể trên 30
triệu đồng giao NHCSXH căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu
đầu tư và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, kinh doanh để quyết định
cho vay với mục cụ thể nhưng không vượt quá 100 triệu đồng.
➢
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ trong từng thời kỳ.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
d. Thời hạn và phương thức cho vay
➢
Thời hạn cho vay: NHCSXH cho vay theo các thể loại:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên
12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng.
➢
Phương thức cho vay
Đối với mức cho vay tối đa 30 triệu đồng: ủy thác một số nội
dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức Hội.
Đối với mức cho vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng:
NHCSXH trực tiếp cho vay tại trụ sở Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.
7
e. Thủ tục và quy trình cho vay
1.3.2.3. Quản lý nợ vay
a. Thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm qua Tổ tiết kiệm và vay vốn
➢ Thu nợ gốc: NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng
hộ vay tại điểm giao dịch theo quy định sau:
-Món vay ngắn hạn: Thu nợ gốc một lần khi đến hạn.
- Món vay trung hạn, dài hạn: Phân kỳ trả nợ nhiều lần (6 tháng hoặc
1 năm một lần do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận), hộ vay có thể trả
nợ trước hạn.
➢ Thu lãi: Đối với khoản nợ trong hạn: Thực hiện thu lãi định kỳ
hàng tháng trên Biên lai do NHCSXH nơi cho vay in.Lãi chưa thu
của kỳ trước được chuyển sang thu kỳ hạn kế tiếp.
- Các khoản nợ quá hạn: Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó.
b. Xử lý nợ đến hạn
Đến hạn trả nợ, người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy
đủ. Trường hợp chưa trả được do nguyên nhân khách quan thì xử lý
như sau:
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ -
Gia hạn nợ
-Cho vay lưu vụ
-Chuyển nợ quá hạn
c. Kiểm tra, giám sát vốn vay
1.3.2.4. Rủi ro tín dụng và xử lý nợ rủi
ro a. Rủi ro tín dụng
b. Xử lý nợ rủi ro: Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro: gia hạn nợ,
khoanh nợ, xóa nợ
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho vay đối
với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính
8
Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp
hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn
bản chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trên cơ sở quy chế cho vay, hoạt động cho vay có hiệu quả
luôn phải tuân thủ ba nguyên tắc tín dụng
Trên cơ sở hợp đồng cho vay, một khoản vay được coi là có
hiệu quả khi nó được thực hiện đúng những cam kết đã kí trong
hợp đồng tíndụng.
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và tăng trưởng
cho vay
- Lũy kế số lượt hộ gia đình được vay vốn ngân hàng
- Tỷ lệ hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được
vay vốn
- Mức dư nợ bình quân một hộ
- Tỷ lệ dư nợ cho vay HGĐ SXKD VKK
- Tốc độ tăng trưởng cho vay HGĐ SXKD VKK
- Mức tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay
- Mức tăng trưởng tuyệt đối dư nợ cho vay
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụngvốn.
- Hệ số sử dụng vốn
- Vòng quay vốn cho vay
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự an toàn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
1.4. Nhân tố ảnh hướng đến kết quả và hiệu quả hoạt động cho
vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
1.4.1. Về phía Ngân hàng
Chính sách tín dụng, giám sát khoản cho vay và xử lý tình huống
của ngân hàng, trình độ cán bộ Ngân hàng, thông tin Tín dụng, công
9
tác tổ chức quản lý, công tác kiểm soát nội bộ, trình độ áp dụng công
nghệ ngân hàng.
1.4.2. Về phía khách hàng
- Phương án sử dụng vốn vay
- Năng lực nhận thức của khách hàng
- Đạo đức khách hàng.
1.4.3. Nhân tố khác:
Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên
1.5. Hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi của một số NHCSXH
Huyện trên địa bàn Tỉnh và bài học kinh nghiệm cho NHCSXH
Huyện Phú Vang
1.5.1. Hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi của một số
NHCSXH Huyện trên địa bàn
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Phú Vang
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÙNG KHÓ KHĂN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN PHÚ VANG
2.1.Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Phú Vang
2.1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Phú Vang
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang
2.1.3. Phạm vi, chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Phú Vang
2.1.3.1. Chức năng của Ngân hàng CSXH huyện Phú Vang
10
2.1.3.2. Nhiệm vụ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang
2.2. Đặc điểm tình hình tại Huyện Phú Vang
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội
Huyện Phú Vang giai đoạn 2013-2015
2.3.1. Thực trạng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội Huyện
Phú Vang giai đoạn 2013-2015
2.3.1.1. Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng chính sách xã hội Huyện
Phú Vang giai đoạn 2013-2015
Đối với NHCSXH, nguồn vốn chủ yếu từ nguồn vốn trung
ương, nguồn vốn địa phương và huy động tại địa phương do TW cấp
bù lãi suất. Trong đó, nguồn vốn TW luôn chiếm tỷ trọng lớn, được
chuyển về PGD trên cơ sở kế hoạch giải ngân cụ thể. Tình hình
nguồn vốn của NHCSXH Huyện Phú Vang trong giai đoạn 2013-
2015 được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Huyện Phú Vang
ĐVT: triệu đồng, %
Nguồn huy động 2013 2014 2015
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Nguồn vốn TW 156.616 93,87 177.047 93,39 192.297 93,14
chuyển về
2. Nguồn vốn huy 10.232 6,13 12.533 6,61 14.162 6,86
động tại địa phương
- Từ Tổ TK&VV 8.406 5,04 10.192 5,38 11.529 5,58
- Từ dân cư 1.826 1,09 2.341 1,23 2.633 1,28
Tổng cộng 166.848 100 189.580 100 206.459 100
(Nguồn: NHCSXH Huyện Phú Vang)
11
2.3.1.2. Tình hình cho vay
Bảng 2.3. Tình hình dư nợ các chương trình cho vay tại
NHCSXH Huyện Phú Vang giai đoạn 2013-2015
Chương trình 2013 2014 2015
cho vay
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. SXKD VKK 24.589 14,89 29.178 15,46 45.710 22,63
2. Hộ nghèo 64.330 38,94 61.474 32,58 35.735 17,69
3. Hộ CN 13.470 8,15 38.531 20,42 60.016 29,71
4. GQVL 4.776 2,89 5.263 2,79 5.839 2,89
5. HSSV 29.991 18,16 20.981 11,12 11.331 5,61
6. Nhà ở 167 2.949 1,79 2.931 1,55 2.826 1,39
7. NSVSMT 24.480 14,81 29.838 15,82 38.779 19,2
8. XKLĐ 605 0,37 490 0,26 457 0,23
9. Nhà ở 48 1.305 0,65
Tổng cộng 165.190 100 188.686 100 201.998 100
(Nguồn: NHCSXH Huyện Phú Vang)
2.3.1.3. Tình hình ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội
Qua thời gian triển khai công tác ủy thác từng phần cho các
tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện, đến cuối năm 2015 đã
đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Tình hình ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội tại
NHCSXH Huyện Phú Vang năm 2015
ĐVT: triệu đồng, %
Tổ chức chính Tính đến 31/12/2015
trị - xã hội
Số Tổ Số hộ Tổng dư Tỷ Nợ quá Tỷ
TK&VV vay nợ trọng hạn lệ
1.Hội LHPN 246 9.664 137.852 68,24 81 0,06
12
2.Hội nông dân 98 3.694 58.883 29,15 188 0,32
3.Hội CCB 8 233 4.232 2,1 - -
4.Đoàn TN 1 45 1.031 0,51 - -
Tổng cộng 353 13.636 201.998 100 269 0,13
(Nguồn: NHCSXH Huyện Phú Vang)
Từ bảng tóm tắt trên, cho thấy nguồn vốn được ủy thác qua
Hội liên hiệp phụ nữ là chủ yếu với tỷ lệ 68,24% trong tổng dư nợ
năm 2015, dư nợ ủy thác qua Hội nông dân cũng chiếm 29,15%, còn
lại hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ không đáng kể
với số Tổ TK&VV và số hộ vay còn hạn chế về số lượng.
2.3.2. Thực trạng cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội Huyện Phú Vang
giai đoạn 2013-2015
2.3.2.1. Tình hình cho vay
Bảng sau tóm tắt về tình hình cho vay cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Tình hình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn tại NHCSXH Huyện Phú Vang giai đoạn
2013-2015
ĐVT: triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
1.Tổng số hộ 2.063 2.133 2.761 70 3,39 628 29,44
vay còn dư nợ
2.Tổng dư nợ 24.598 29.178 45.710 4.580 18,62 16.532 56,66
3.Doanh số 7.563 9.164 26.506 1.601 21,17 17.342 189,24
cho vay
13
4.Doanh số 7.493 4.584 9.974 -2.909 -38,82 5.390 117.58
thu nợ
5.Nợ trong 24.419 29.165 45.691 4.746 19,44 16.526 56,66
hạn
6.Nợ quá hạn 179 13 19 -166 -92,74 6 46,15
7. Mức dư nợ 11,9 13,8 16,6 1,9 15,97 2,8 20,29
bình quân
2.3.2.2. Thực trạng chính sách cho vay hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn tại NHCSXH Huyện Phú Vang
➢
Về đối tượng và điều kiện vay vốn
Huyện Phú Vang là một huyện ven trung tâm thành phố với 18
xã và 2 thị trấn. Từ năm 2007, sau khi có quyết định của thủ tướng
chính phủ, vùng khó khăn của huyện bao gồm 8 xã: Phú Đa, Vinh
Thái, Vinh Phú, Vinh Hà, Phú Xuân, Phú Thượng, Phú Dương, Vinh
Xuân.
Sau thời gian triển khai chương trình cho vay, các hộ gia đình
ở các xã này được hưởng ưu đãi về chính sách tín dụng để sản xuất
kinh doanh. Đến ngày 26/6/2014 Quyết định số 1049/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2014-2015
có hiệu lực, thay thế Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007.
Theo đó, có 11 xã nằm trong vùng khó khăn, bao gồm: Phú An, Phú
Mỹ, Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh Hà, Phú
Xuân, Phú Thanh, Phú Dương. Như vậy, đối tượng cho vay đã được
thay đổi và mở rộng hơn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội đặt ra trên địa bàn huyện.
➢
Mục đích sử dụng vốn vay
Với đặc thù là một xã đồng bằng ven biển, diện tích đất đai
phần lớn là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Vì
14
vậy, bà con ở các xã khó khăn chủ yếu vay vốn để phát triển chăn
nuôi gia súc như bò, trâu, lợn,..và nuôi trồng thủy sản ở các xã có
diện tích đầm phá lớn.
➢
Mức cho vay và lãi suất cho vay
Thực hiện theo Quyết định 31 của Thủ tướng chính phủ, áp
dụng mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng. Tuy vậy, tùy theo nhu cầu
và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn cụ thể, khả năng nguồn
vốn hiện có của ngân hàng mà cán bộ tín dụng có thể phê duyệt mức
vay phù hợp.
Lãi suất cho vay trong từng thời kỳ luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm thực hiện điều chỉnh giảm nhiều lần để hỗ trợ ưu đãi
cho các hộ vay vốn.
- Cụ thể, thực hiện theo Quyết định 31 năm 2007, lãi suất
cho vay là 0,9%/tháng. Đến ngày 9/10/2013, lãi suất được điều chỉnh
còn 0,8%/tháng theo Quyết định 1826/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với
một số chương trình tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã
hội.
- Và mới nhất là Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/06/2015
của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với
một số chương trình tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã
hội. Trong đó, chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn được giảm còn0,75%/tháng.
Việc điều chỉnh giảm này là phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ
mô của cả nước, mặt bằng lãi suất của ngân hàng thương mại khác
trên địa bàn, thật sự mang lại nguồn động lực khuyến khích việc vay
vốn làm kinh tế cho các hộ khó khăn
➢ Thời hạn và phương thức cho vay
Thời hạn cho vay đa số là trung hạn từ 2-3 năm, tùy theo từng
thời điểm cũng như từng đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng.
15
Hiện tại, Phòng Giao dịch thực hiện phương thức ủy thác cho
vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể là chỉ Hội
Phụ Nữ và Hội Nông Dân. Phương thức này giúp tiết kiệm được
nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng cũng như nâng cao khả năng
kiểm tra, giám sát hộ vay thông qua các đơn vị nhận ủy thác tại địa
phương.
➢
Thủ tục và quy trình cho vay
Thủ tục và quy trình cho vay là một trong những nét đặc thù
của NHCSXH, Phòng Giao Dịch thường xuyên phối hợp với các tổ
chức Hội đoàn thể phổ biến quy trình cho vay cũng như hướng dẫn
về thủ tục cho vay đến người dân, đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây
phiền hà. Quy trình xét duyệt và thông báo cho người vay diễn ra
nhanh chóng, hiệu quả. Khác với ngân hàng thương mại khác giao
dịch tại trụ sở cố định, việc thu nợ, thu lãi ở NHCSXH diễn ra linh
động tại các điểm giao dịch, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện
cũng như tính hiệu quả trong quản lý các món vay nhỏ lẻ với số
lượng người vay nhiều.
➢
Quản lý nợ vay
Hàng tháng, theo quy định của Phòng Giao Dịch, các điểm
giao dịch lưu động tại 20 xã, thị trấn diễn ra vào ngày chẵn từ đầu
tháng đến ngày 20 cuối tháng tại tất cả các xã, thị trấn trong toàn
huyện. Việc di chuyển nhiều nơi trên địa bàn rộng cũng gây ra khó
khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc di chuyển máy móc. Tuy vậy,
hàng tháng, việc nộp lãi và tiết kiệm được diễn ra đều đặn, thông
suốt và hiệu quả. Định kỳ, theo thời gian 6 tháng hoặc 1 năm, số tiền
tiết kiệm hàng tháng sẽ được chuyển trả nợ vào nợ gốc, giảm gánh
nặng lãi cũng như dễ dàng hơn cho hộ vay trong việc trả gốc còn lại.
➢
Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ gia đình SXKD VKK
giai đoạn 2013-2015
16
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
1.Tổng dư nợ 24.598 29.178 45.710 4.580 18,62 16.532 56,66
2.Nợ trong hạn 24.419 29.165 45.691 4.746 19,44 16.526 56,66
3.Nợ quá hạn 179 13 19 -166 -92,74 6 46,15
4. Tỷ lệ 0,73 0,04 0,04 -0,69 -94,52 - -
nợ quá hạn
Từ bảng trên cho thấy, tổng dư nợ đều tăng qua các năm nhưng tỷ
lệ nợ quá hạn luôn được kiểm soát tốt và ở mức thấp. Điều đó cho
thấy cán bộ tín dụng cũng như đơn vị nhận ủy thác đã thể hiện được
tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý hộ vay, chất lượng cho vay
được đảm bảo và đạt được hiệu quả nhất định.
2.3.3. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Huyện Phú Vang
2.3.3.1. Kết quả đạt được
- Kết quả khai thác nguồn vốn
- Kết quả tổ chức thực hiện chính sách cho vay
- Thành lập điểm giao dịch tại xã, thị trấn
- Công tác tuyên truyền, tập huấn
2.3.3.2. Hạn chế
- Về nguồn vốn cho vay
- Nhiều hộ gia đình sử dụng vốn sai mục đích
- Công tác kiểm tra, giám sát của đơn vị nhận ủy thác
- Mạng lưới ủy thác qua các hội chưa được mở rộng
- Về nhân sự
17
2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
- Với đặc thù về nguồn vốn hoạt động mang tính phụ thuộc
cao, vốn chủ yếu cho vay có nguồn từ Trung ương là chủ yếu, còn
nguồn vốn huy động trên thị trường phụ thuộc vào việc cấp bù lãi
suất, mà việc cấp bù này thường rất chậm gây khó khăn về nguồn
vốn hoạt động. Do vậy, nguồn vốn lại thật sự hạn chế so với nhu cầu
hiện tại.
- Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch
bệnh, điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi làm ảnh hưởng tiêu
cực đến hộ vay vốn, gây khó khăn trong quá trình sản xuất, làm ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên đôi lúc còn
nhiều thiếu sót, thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý nợ chây ì, xâm
tiêu.
- Số lượng hộ vay ngày càng tăng lên dẫn đến việc kiểm soát
cũng như quản lý của cán bộ tín dụng nhiều khi chưa thật sâu sát,
phê duyệt cho vay mang tính hàng loạt và không phù hợp với mục
đích vay vốn của từng hộ vay.
- Đối tượng cho vay của ngân hàng chủ yếu là những hộ gia
đình sống ở những vùng miền đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu,
vùng xa Đây là những đối tượng có trình độ dân trí còn ở mức
thấp, yếu kém trong phán đoán các vấn đề đầu tư vốn cho sản xuất
kinh doanh cũng như tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số
hộ vay còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của
Nhà nước, thiếu ý thức trả nợ, làm hạn chế hiệu quả đồng vốn của
Nhà nước.
18
- Các đơn vị nhận ủy thác chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm
của mình trong việc phối hợp với ngân hàng làm tốt công tác kiểm
tra, giám sát hộ vay. Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp ủy,
chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội ở một số nơi chưa
tốt. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chỉ dừng
lại ở việc thông tin về chương trình cho vay chứ chưa thực sự quan
tâm đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Thiếu cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình trong việc tiếp thu kiến
thức, kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, chăn nuôi.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH VÙNG KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Huyện
Phú Vang và định hướng hoạt động cho vay ưu đãi tại Ngân
hàng Chính sách xã hội đến năm 2020
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của
Huyện Phú Vang
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính
sách xã hội đến năm 2020
-Đối tượng phục vụ
- Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ -
Về cơ chế tài chính
19
- Về công tác quản trị ngân hàng
- Về phát triển nguồn nhân lực
- Về hiện đại hóa hoạt động
3.1.3. Định hướng về hoạt động cho vay hộ gia đình sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội
Huyện Phú Vang
Ngân hàng chính sách xã hội thật sự đóng góp một phần vai
trò hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đưa nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của Nhà nước đến với các đối tượng chính sách cần thiết có
sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy vậy, trong tình hình cụ
thể của địa phương, đặt ra cho chúng ta những thách thức và yêu cầu
mới trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói
giảm nghèo bền vững. Để thực hiện được điều đó, cần phải xác định
đúng đắn mục tiêu và giải pháp theo các định hướng cơ bản sau:
- Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cho_vay_doi_voi_ho_gia_dinh_san_xuat_kinh_d.pdf