Công tác tuyên truyền phổ biến có mặt chưa tốt, chưa thật
sự tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ,
công chức, viên chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính,
cung ứng dịch vụ hành chính công. Một bộ phận cán bộ, công chức,
viên chức thiếu ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, kỹ năng
hành chính và đạo đức, phẩm chất chưa đáp ứng yêu cầu; có trường
hợp vận dụng tùy tiện quy định của pháp luật hoặc có thái độ quan
liêu, cửa quyền, hách dịch trong giải quyết công việc.
- Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức
tạp, chậm điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng các dự án còn chậm, tốn nhiều thời gian và chi phí;
chưa tạo được nhiều quỹ đất sạch, chưa xây dựng đơn giá đất tại từng
vị trí cụ thể để sẵn sàng kêu gọi, thu hút dự án đầu tư
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ cơ sở lý luận về dịch vụ hành chính công nhằm phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận các dịch vụ hành chính công và
hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành
chính nhà nước.
4
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ
hành chính công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, rút
ra kết quả đạt được, nguyên nhân, hạn chế.
- Một số quan điểm và các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các dịch vụ hành
chính công được cung ứng trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp cơ
bản và xuyên suốt trong quá trình viết luận văn nhằm đảm bảo tính
hợp lý, tính logic đối với vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với phương pháp này tác
giả thực hiện việc thu thập và tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
Phương pháp xin ý kiến, tham khảo ý kiến: của các chuyên
gia về các dịch vụ hành chính công, chất lượng và số lượng.
5
Ngoài ra, với đề tài này tác giả còn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê; phương pháp so sánh,
đối chứng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận:
Với đề tài này tác giả sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hệ thống
hóa lý luận về:
- Các khái niệm như: dịch vụ công, dịch vụ hành chính công.
- Vai trò và sự cần thiết trong việc cung ứng dịch vụ hành
chính công nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
chất lượng phục vụ nhân dân tại địa phương.
Về thực tiễn:
- Thông qua nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao
hiệu lực và hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Đưa ra một số kiến nghị giúp các cơ quan chức năng nâng
cao chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa
bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ hành chính công.
Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa
bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về cung ứng dịch vụ hành chính công
trên địa bàn cấp huyện
1.1. Những vấn đề chung về cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn cấp huyện
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của cung ứng dịch
vụ hành chính công
1.1.1.1. Khái niệm
Dịch vụ công:
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu
của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội do Nhà nước
trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền, và tạo điều kiện cho khu vực tư
nhân thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.
Dịch vụ hành chính công
Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu dịch vụ hành chính công cấp
huyện như sau: dịch vụ hành chính công cấp huyện chính là những
dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước cấp huyện, cụ thể là
của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện và do các cơ quan nhà
nước cấp huyện có thẩm quyền thực hiện nhằm cung ứng các dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân. Mỗi dịch vụ hành chính
công cấp huyện gắn liền với thủ tục hành chính công cấp huyện cần
được giải quyết phù hợp với thẩm quyền của cơ quan nhà nước và
nhu cầu của cá nhân, tổ chức.
Cung ứng dịch vụ hành chính công:
7
Cung ứng dịch vụ hành chính công là việc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện hoạt động đưa các dịch vụ hành chính công
đến tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong xã hội.
Hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan
hành chính nhà nước giúp cho nhà nước đảm bảo quyền dân chủ và
các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thông qua việc sử dụng
quyền lực của mình.
Cung ứng dịch vụ hành chính công cấp huyện được thực hiện
theo cơ chế một cửa liên thông, cơ chế này góp phần nâng cao chất
lượng của các dịch vụ được cung ứng cho tổ chức và công dân tại
đơn vị hành chính cấp huyện. Việc cung ứng dịch vụ hành chính
công tại cấp huyện theo cơ chế một cửa liên thông này vẫn còn một
số hạn chế cần khắc phục.
Từ những thuật ngữ nêu trên, tác giả cho rằng, cung ứng dịch
vụ hành chính công trên địa bàn cấp huyện là việc UBND cấp huyện
và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cung cấp các
dịch vụ thiết yếu như: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng thực.
cho cá nhân, tổ chức thông qua việc giải quyết các thủ tục hành chính
tại cấp huyện, phục vụ trực tiếp nhu cầu của tổ chức và công dân,
nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước
trong phạm vi quản lý.
1.1.1.2. Đặc trưng
Thứ nhất, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công gắn
với thẩm quyền pháp lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8
Thứ hai, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công được
thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Thứ ba, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công do các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng các dịch vụ này chỉ
thật sự cần thiết khi mà các tổ chức và công dân có nhu cầu đối với
các dịch vụ này.
Thứ tư, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công nhằm
phục vụ quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo cung ứng để thực
hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự quản lý hành
chính.
Một số đặc trưng riêng:
Thứ nhất, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công trên
địa bàn cấp huyện cần phải được giới hạn trong phạm vi thẩm quyền
địa hạt chính là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp huyện.
Thứ hai, các dịch vụ hành chính công cấp huyện do UBND
cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cung
ứng.
Thứ ba, dịch vụ hành chính công cấp huyện chỉ bao gồm một
số dịch vụ hành chính cơ bản thuộc thẩm quyền của UBND cấp
huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nên gắn
liền với chức năng quản lý hành chính của chủ thể này.
Thứ tư, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật, những trình
tự, cách thức trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công,
việc tổ chức cung ứng các dịch vụ này trên địa bàn cấp huyện còn
phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của người dân, yêu cầu quản lý
9
hành chính ở địa bàn mà với những trình tự, cách thức có thể rút gọn
hơn, cải cách cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng
nhu cầu của người dân, tính cấp thiết trong nhu cầu mà người dân cần
đối với các thủ tục này.
1.1.1.3. Vai trò
Thứ nhất, phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn cấp
huyện.
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức trên địa bàn cấp
huyện.
Thứ ba, để đảm bảo chất lượng của dịch vụ hành chính công
được cung ứng thì việc chuyển giao hoạt động cung ứng các dịch vụ
này cho khu vực tư nhân thì nhà nước cần có những cơ chế thích hợp,
tuân thủ những quy định chung của nhà nước.
1.1.2. Các loại dịch vụ hành chính công được cung ứng
trên địa bàn cấp huyện
Thứ nhất, dịch vụ về cấp các loại giấy chứng nhận.
Thứ hai, dịch vụ chứng thực.
Thứ ba, các dịch vụ cấp phép.
Thứ tư, một số dịch vụ khác.
1.2. Cơ sở pháp lý về cung ứng dịch vụ hành chính công trên
địa bàn cấp huyện
1.2.1. Sự cần thiết của cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn cấp huyện
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt
động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan
10
nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các
loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước
đó quản lý.
Vấn đề đặt ra cho cơ quan hành chính cấp huyện trong hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công là đề ra những giải pháp
nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, đẩy mạnh tốc độ cải cách hành
chính, cung ứng các dịch vụ hành chính công trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao vai trò của cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính
công và năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức có trách nhiệm
nhằm hướng tới chất lượng bộ máy hành chính nói chung và mục tiêu
chính mà bộ máy hành chính muốn đạt được chính là sự hài lòng của
công dân đối với bộ máy hành chính nói chung, cụ thể đối với hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công.
1.2.2. Các quy định pháp lý của cung ứng dịch vụ hành
chính công trên địa bàn cấp huyện
- Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
- Chính phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 về
việc Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn
2011-2020.
- Chính phủ, Nghị quyết số 38/NQ-CP, ngày 04/5/1994 về cải
cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ
chức công dân.
11
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg, ngày
05/3/2014 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước.
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 30/QĐ-TTg, ngày
10/01/2007 về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30).
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg,
ngày 04/9/2003 về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một
cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước.
- Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng, Quyết định số 681/QĐ-
UBND ngày 18/4/2011 về việc Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X về
“Cải cách hành chính giai đoạn 2011 -2015”.
- Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng, Quyết định số 866/QĐ-
UBND ngày 25/3/2015 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai phương
pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước huyện Trảng Bàng giai đoạn 2014
– 2020.
- Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng, Quyết định số
2991/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc Ban hành Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không
12
chuyên trách ở xã, thị trấn giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến
năm 2020.
1.2.3. Chủ thể có thẩm quyền cung ứng dịch vụ hành
chính công trên địa bàn cấp huyện
- Đối với UBND cấp huyện: Là cơ quan chịu trách nhiệm
chung về hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại cấp huyện,
UBND huyện quản lý toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ hành
chính công của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tại UBND cấp
huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Chủ tịch,
Phó Chủ tịch UBND huyện là chủ thể có thẩm quyền cao nhất trong
hoạt động cung ứng các dịch vụ hành chính công tại cấp huyện.
- Các cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện, phòng chuyên
môn trực thuộc UBND cấp huyện: là những cơ quan giúp việc cho
UBND cấp huyện trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công
tại cấp huyện. Đối với những dịch vụ thuộc thẩm quyền của phòng
chuyên môn nào thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về phòng chuyên
môn đó và sẽ là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với dịch vụ
hành chính công mà mình cung ứng đến cá nhân, tổ chức. Ví dụ: dịch
vụ về cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ do Phòng Kinh
tế - Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện cung ứng đến cá nhân, tổ chức
và phải được đảm bảo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Tại các phòng chuyên môn, Trưởng phòng là chủ thể có thẩm quyền
cung ứng các dịch vụ hành chính công liên quan đến lĩnh vực chuyên
môn và chịu trách nhiệm chính với các dịch vụ hành chính công được
cung ứng đến cá nhân, tổ chức.
13
- Các tổ chức khác: Các dịch vụ hành chính công được cung
ứng tại cấp huyện, ngoài các chủ thể có thẩm quyền thuộc UBND cấp
huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện thì
còn có một số tổ chức khác cũng có thẩm quyền cung ứng như: Văn
phòng công chứng được thành lập dựa trên những quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định và
trưởng phòng công chứng sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về
dịch vụ công chứng được cung ứng tại đây.
Ngoài quy định về thẩm quyền ký giải quyết hồ sơ của cá
nhân thì trách nhiệm của công chức phụ trách, công chức làm việc tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các phòng, ban chuyên môn tại
cấp huyện cũng cần được hiểu rõ. Cụ thể:
- Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và
UBND cấp huyện phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
+ Phối hợp với trưởng phòng, ban chuyên môn kịp thời giải
quyết những vấn đề vướn mắc xảy ra, đặc biệt đối với những hồ sơ
liên quan đến các nội dung công việc của nhiều phòng, ban.
+ Quản lý thời gian làm việc hằng ngày; theo dõi nắm tình hình
tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của công chức làm việc tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
+ Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình
làm việc của công chức khi giao tiếp với tổ chức, cá nhân.
+ Chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả.
14
+ Báo cáo Chủ tịch UBND huyện về tình hình thực hiện công tác
của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ
tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
+ Đảm bảo các điều kiện làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
- Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả:
+ Hướng dẫn, tiếp tổ chức, cá nhân đến liên hệ về những công
việc theo quy định thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Xử lý, trình lãnh đạo có thẩm quyền giải quyết các hồ sơ thuộc
lĩnh vực được phân công, sau đó trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Là đầu mối phối hợp với các công chức khác để giải quyết các
công việc thuộc lĩnh vực được phân công đối với trường hợp liên
quan đến nội dung công việc của nhiều công chức.
+ Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với công chức
làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong quá trình xử lý
các công việc có liên quan, đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn cấp huyện:
Vào sổ các hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến
theo nội dung đúng với ngày hồ sơ gửi đến, nội dung cần giải quyết,
ngày giao trả hồ sơ và ký xác nhận. Ngoài ra còn có trách nhiệm của
các Trưởng phòng, ban chuyên môn về đảm bảo thời gian giải quyết
hồ sơ theo đúng thời gian hẹn và quy định của pháp luật; giải quyết
hồ sơ theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
15
1.2.4. Cách thức, quy trình, thủ tục cung ứng dịch vụ
hành chính công trên địa bàn cấp huyện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Xử lý, giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định ký giải quyết hồ sơ.
Bước 4: Giao trả hồ sơ.
Tất cả các dịch vụ hành chính công tại cấp huyện đều được
cung ứng theo đúng cách thức, trình tự, thủ tục chung gồm 04 bước
trên.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ
hành chính công trên địa bàn huyện Trảng Bàng
1.2.5.1. Yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.2.5.2. Yếu tố về hệ thống thể chế cung ứng dịch vụ
hành chính công
1.2.5.3. Yếu tố về nhân sự, tổ chức bộ máy cung ứng dịch
vụ hành chính công
1.2.5.4. Yếu tố về nhu cầu cung ứng dịch vụ hành chính
công của cá nhân, tổ chức trên địa bàn cấp huyện
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về cung ứng dịch vụ
hành chính công
1.3.1. Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
1.3.2. Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu kết Chương 1
16
Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công trên
địa bàn huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
2.1. Tổng quan tình hình về cung ứng dịch vụ hành chính công
trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trảng Bàng lần
thứ X đã xác định cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá
để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong giai đoạn thực hiện cải
cách hành chính, UBND huyện Trảng Bàng đã chỉ đạo các cơ quan,
ban ngành tại cấp huyện nỗ lực tập trung đẩy mạnh cải cách hành
chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
Trảng Bàng lần thứ X và Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011
của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
13/6/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
quyết 30c/NQ-CP.
Về cải cách thể chế.
Về cải cách các thủ tục hành chính.
Về cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động cung
ứng dịch vụ hành chính công.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực
hiện hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại cấp huyện.
Cải cách tài chính công.
Hiện đại hóa bộ máy hành chính nhà nước.
Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.
17
2.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn
huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Thể chế cung ứng dịch vụ hành chính công
Thể chế cung ứng dịch vụ hành chính công là một hệ thống các
Luật, văn bản quy phạm pháp luật tạo thành khuôn khổ pháp luật cho
các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cung ứng các
dịch vụ hành chính công đến các cá nhân, tổ chức và các quá trình
cung ứng dịch vụ hành chính công nói chung, tại cấp huyện nói riêng
cần phải đảm bảo được thực hiện dựa trên hệ thống thể chế cung ứng
dịch vụ hành chính công mà pháp luật quy định.
2.2.2. Các loại dịch vụ hành chính công được cung ứng
Thứ nhất, các hoạt động cấp các loại giấy phép.
Thứ hai, hoạt động cấp các loại giấy xác nhận chứng thực.
Thứ ba, cấp giấy chứng nhận.
Thứ tư, các dịch vụ hành chính công khác.
2.2.3. Về tổ chức bộ máy, nhân sự cung ứng dịch vụ hành
chính công
Về tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính công: Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành
chính nhà nước nói chung, tại cấp huyện nói riêng, thường xuyên
được rà soát, kiện toàn đảm bảo trên cơ sở các quy định, sự hướng
của các cơ quan Trung ương và phải phù hợp với thực tiễn của địa
phương. Đến nay, UBND cấp huyện được rà soát, ban hành các quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đảm bảo mang lại hiệu quả
trong hoạt động cung ứng các dịch vụ hành chính công tại cấp huyện.
Về nhân sự thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính
công tại cấp huyện:
18
- Chủ thể có thẩm quyền ký cung ứng các dịch vụ hành chính
công gồm:
+ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
+ Trưởng, phó Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chủ thể chịu trách nhiệm về công tác tham mưu đối với hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công:
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
+ Các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.2.4. Quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Xử lý, giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định ký giải quyết hồ sơ.
Bước 4: Giao trả hồ sơ.
Các bước trong quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công
tại cấp huyện còn khá rườm rà, chồng chéo giữa các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết trước hoặc sau, gây không ít khó khăn đối với tổ
chức, công dân trong quá trình liên hệ. Cụ thể ở mỗi lĩnh vực khác
nhau, tồn tại những vấn đề khác nhau.
2.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính
công trên địa bàn huyện Trảng Bàng
2.3.1. Ưu điểm
- Về công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
cung ứng dịch vụ hành chính công.
19
- Hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công gắn liền với
việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, cơ chế một
cửa hiện đại, đây là vấn đề được xác định là trọng tâm của cải cách
hành chính, là một trong những giải giáp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công và tăng tính cạnh tranh
trong bộ máy hành chính nhà nước.
- Về công tác tổ chức bộ máy.
- Về nhân sự tại cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công.
- Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện cũng ngày càng
nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tại cơ
quan, đơn vị về tính minh bạch, chuyên nghiệp và theo hướng hiện
đại.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Hạn chế.
Thứ nhất, tổ chức và công dân phải đi đến nhiều nơi để nộp
hồ sơ, thủ tục về dịch vụ hành chính công cần giải quyết
Thứ hai, một số thủ tục hành chính liên quan đến các dịch vụ
hành chính công cấp huyện vẫn chưa được thống nhất và phù hợp
với thực tiễn.
Thứ ba, các dịch vụ hành chính công tại cơ quan hành chính
nhà nước cấp huyện được cung ứng đa số theo cơ chế một cửa, còn
cơ chế một cửa liên thông vẫn còn hạn chế so với nhu cầu của tổ
chức, công dân thì ngày càng cao về các dịch vụ hành chính công
này.
Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin để cung ứng các dịch
vụ hành chính công trực tuyến tại cơ quan hành chính nhà nước cấp
huyện còn nhiều hạn chế (cơ chế một cửa điện tử)
20
Thứ năm, một số bất cập trong đội ngũ công chức làm việc
tại Bộ phận một cửa
Nguyên nhân.
Trên cơ sở những hạn chế trong quá trình cung ứng dịch vụ hành
chính công, rút ra một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân khách quan, xuất phát từ công tác xây dựng,
ban hành, triển khai các quy định pháp luật của nhà nước về dịch vụ
hành chính công chưa có sự thống nhất, đồng bộ nhất là về thể chế,
thủ tục hành chính. Đây là nhiệm vụ của các Bộ, ngàng, cơ quan
Trung ương nhưng trên cơ sở đó các cơ quan địa phương xây dựng
quy định cụ thể, tiến hành hoạt động cho nên địa phương cũng gặp
nhiều khó khăn trong khâu ban hành quy định, thủ tục của các dịch
vụ hành chính công. Bên cạnh đó, việc phân cấp trong cơ quan cung
ứng dịch vụ hành chính công tại địa phương còn nhiều hạn chế.
Về chủ quan, trước hết phải nói đến nhận thức và trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, người có
nhiệm vụ quản lý trực tiếp trong cung ứng dịch vụ hành chính công.
Tại địa phương, thủ trưởng nhiều đơn vị chưa trực tiếp chỉ đạo công
tác cung ứng dịch vụ hành chính công, các giải pháp nâng cao chất
lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, thậm chí giao hoàn toàn
công việc cho công chức thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ hành
chính công. Do vậy, việc triển khai cải cách hành chính nói chung,
nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nói riêng, không bám
sát mục tiêu, thiếu động lực, thiếu sự nghiêm túc và sự phối hợp ngay
trong chính nội bộ cơ quan thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ
hành chính công.
Một số nguyên nhân cụ thể:
21
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức và cơ chế cung ứng dịch vụ hành chính
công còn nhiều hạn chế, gây khó khăn đối với tổ chức và công dân.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ công chức cung ứng dịch vụ hành
chính công vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tổ chức và công
dân, động lực thúc đẩy công chức làm việc vẫn còn hạn chế.
Thứ ba, hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công chưa bắt
kịp với sự thay đổi ngày càng mạnh mẽ của xã hội.
Thứ tư, quá trình tiếp cận mô hình Chính phủ điện tử còn khá
chậm so với các quốc gia trên thế giới nói chung và các địa phương
phát triển ở nước ta nói riêng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:
- Công tác tuyên truyền phổ biến có mặt chưa tốt, chưa thật
sự tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ,
công chức, viên chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính,
cung ứng dịch vụ hành chính công. Một bộ phận cán bộ, công chức,
viên chức thiếu ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, kỹ năng
hành chính và đạo đức, phẩm chất chưa đáp ứng yêu cầu; có trường
hợp vận dụng tùy tiện quy định của pháp luật hoặc có thái độ quan
liêu, cửa quyền, hách dịch trong giải quyết công việc.
- Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức
tạp, chậm điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Công tác bồi thường, giải
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cung_ung_dich_vu_hanh_chinh_cong_tren_dia_b.pdf