MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC . 1
DANH MỤC CÁC BẢNG . 3
DANH MỤC CÁC HÌNH .3
DANH MỤC CÁC HỘP .3
MỞ ĐẦU.4
1. Lý do lựa chọn đề tài .4
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.6
3. Mục tiêu nghiên cứu.6
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.7
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết .8
NỘI DUNG CHÍNH .10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU10
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng .10
1.2. Hệ thống lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .10
1.3. Hệ thống khái niệm sử dụng trong đề tài .13
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .18
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.24
CHƢƠNG 2. ĐẶC TÍNH DÂN TỘC TRONG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRONG CÁC GIA ĐÌNH DÂN TỘC TÀY .26
2.1. Kiến thức của cha mẹ trong lĩnh vực giới tính và tầm quan trọng của giáo dục
giới tính đối với trẻ vị thành niên.26
2.1.1. Hiểu biết của cha mẹ về tuổi dậy thì, sự thay đổi tâm sinh lý và các mối
quan hệ bạn bè của con .26
2.1.2. Quan niệm của cha mẹ về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân và
những điều cấm kỵ của dân tộc Tày liên quan tới vấn đề này .38
2.1.3. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành
niên.442.2. Nội dung và phương pháp giáo dục giới tính cho con trong độ tuổi vị thành
niên của cha mẹ người Tày.46
2.2.1. Các nội dung về biến đổi tuổi dậy thì cha mẹ người Tày dạy cho con46
2.2.2. Phương pháp giáo dục giới tính của cha mẹ với con trong tuổi vị thành
niên.53
2.2.3. Đánh giá của cha mẹ về kiến thức giới tính của con .61
2.3. Giáo dục giới tính trong gia đình nhìn từ góc độ trẻ vị thành niên.63
2.3.1. Đánh giá về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên.63
2.3.2. Mong muốn về các thông tin giới tính được cung cấp.66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .68
1. Kết luận.68
2. Khuyến nghị .70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
36 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đặc tính dân tộc trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngƣời theo các
nguyên tắc chung; ngƣợc lại, một số vai trò khác đòi hỏi phải đối xử với ngƣời
khác theo cách đặc thù vì những quan hệ đặc biệt với họ.
- Các vai trò khác nhau có những động cơ khác nhau.
Theo năm loại vai trò do Parsons phân định, trong gia đình, vai trò của cha mẹ dựa
trên địa vị đã có sẵn, và khi đó gia đình trở thành một thiết chế giáo dục, đóng vai trò xã
hội hóa trẻ em và do đó, cha mẹ đóng vai trò là những nhà sƣ phạm, giúp con cái hòa
nhập, thích nghi với xã hội. Trong nghiên cứu này, vai trò xã hội của cha mẹ đƣợc xem
xét từ khía cạnh giáo dục, xã hội hóa cho con ở tuổi VTN về vấn đề tuổi dậy thì, tình bạn
tình yêu.
1.2.3. Thuyết Tương tác xã hội
Tƣơng tác là đơn vị cơ bản của sự kiện xã hội mà tại đó con ngƣời định hƣớng
hành vi của họ vào nhau mà trong đó, trƣớc tiên, những ngƣời tham gia phải thông tin
cho nhau về hoàn cảnh tƣơng tác. Tƣơng tác chịu ảnh hƣởng của chuẩn mực và vai trò xã
hội, của hình mẫu hành vi đƣợc thừa nhận và cả kỳ vọng của những ngƣời tham gia.
Tƣơng tác xã hội là khái niệm trung tâm trong tƣ tƣởng xã hội học của Simmel.
Cơ sở xuất phát điểm của Simmel là tác động qua lại giữa các bộ phận của thực tiễn:
“Chúng ta phải chấp nhận nhƣ là 1 nguyên tắc hợp thức cho cả thế giới là tất cả đều nằm
trong một quan hệ qua lại nào đó”. Theo Simmel, xã hội là kết quả của tác động qua lại
giữa các cá thể, các nhóm và thành phần xã hội khác cấu tạo nên, trong đó các nhân tố
không chỉ là các cá thể mà còn là các nhóm, các thành phần xã hội đông đảo khác.
Trong nghiên cứu này, thuyết Tƣơng tác xã hội đƣợc sử dụng để lý giải cho cách
thức các bậc cha mẹ lựa chọn để trò chuyện, tâm sự, dạy dỗ con cái về vấn đề liên quan
tới tuổi dậy thì, các cách ứng xử trong mối quan hệ giữa bạn cùng giới, bạn khác giới, về
tình bạn, tình yêu.
1.3. Hệ thống khái niệm sử dụng trong đề tài
1.3.1. Đặc tính dân tộc
Đặc tính là tính chất riêng, không giống với tính chất các sự vật khác.
Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng ngƣời cùng chung một ngôn ngữ, lãnh
thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc. Theo cách hiểu
của các nhà dân tộc học, dân tộc thực chất phải đƣợc hiểu là tộc ngƣời (ethnic). Tộc
ngƣời là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của
con ngƣời mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên lịch sử. Điểm đặc trƣng của các tộc
ngƣời là có tính bền vững và giống nhƣ là những quy tắc, các tộc ngƣời tồn tại hàng
nghìn năm. Mỗi tộc ngƣời có sự thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc thù để
phân định nó với các tộc ngƣời khác [14].
Theo đó, trong nghiên cứu này, đặc tính dân tộc đƣợc hiểu là những nét tiêu biểu,
đặc trƣng về văn hóa, phong tục tập quán, suy nghĩ, lối sống (sinh hoạt, giao tiếp, thói
quen...) của nhóm ngƣời dân tộc thiểu số, cụ thể là dân tộc Tày.
Trong đời sống hàng ngày, ngƣời Tày rất coi trọng thứ bậc tôn ty trật tự trong gia
đình. Việc cha mẹ dạy bảo con cái rất đƣợc quan tâm tới tuy nhiên chỉ ở góc độ giáo dục
cách ứng xử, lễ phép thông thƣờng. Những vấn đề “tế nhị”, “nhạy cảm” liên quan tới mối
quan hệ nam nữ, sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì ít đƣợc đề cập tới một cách thẳng
thắn. Mẹ thƣờng nói riêng với con gái, cha ít nói với con trai bởi chính trong suy nghĩ của
mình họ cũng cho rằng các em khắc lớn khắc biết.
1.3.2. Khái niệm Giới
Khái niệm giới đƣợc hiểu là những đặc điểm, tính cách, cách ứng xử, vai trò và
trách nhiệm của con trai và con gái mà xã hội quy định. Các đặc điểm này đƣợc hình
thành từ cuộc sống, chịu ảnh hƣởng của gia đình, bạn bè, tôn giáo, văn hóa, nhà trƣờng,
báo chí Các đặc điểm này có thể thay đổi đƣợc.
1.3.3. Khái niệm Giới tính
Giới tính là khái niệm chỉ tập hợp những đặc điểm, tính chất riêng biệt tạo nên sự
khác nhau giữa nam và nữ, những đặc điểm ấy giúp ta phân biệt đƣợc dễ dàng nam và nữ.
Giới tính hình thành từ hai nguồn gốc:
- Nguồn gốc sinh học: nam với nhiễm sắc thể XY, nữ là nhiễm sắc thể XX; nhiễm
sắc thể quy định tính trạng nam, nữ là Y, X. Cấu tạo cơ thể, nội tiết, tâm sinh lý bắt
nguồn từ đó.
- Nguồn gốc xã hội: tình cảm, ý thức đƣợc hình thành qua giao tiếp dƣới ảnh
hƣởng của giáo dục, xã hội. Mỗi xã hội có sự phân công lao động riêng, có quan niệm về
giới tính theo những chuẩn mực đạo đức và văn hóa nhất định.
Nhƣ vậy, giới tính là chỉ sự phân biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, theo đó các
đặc điểm về giới tính không thể thay đổi đƣợc trừ khi phẫu thuật.
1.3.4. Khái niệm Giáo dục giới tính
Có nhiều định nghĩa khác nhau về GDGT.
1.3.4.1. Định nghĩa của A.G.Khơricôpva và D.B.Kôlêxốp
“GDGT là một quá trình hƣớng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất,
những đặc trƣng và khuynh hƣớng phát triển của nhân cách nhằm xác định thái độ xã hội
cần thiết của con ngƣời đối với những thuộc giới khác” [29, tr.15]
Định nghĩa này cho thấy phạm vi của GDGT không chỉ bó hẹp ở việc giáo dục
mối quan hệ giữa nam và nữ mà bao gồm cả việc giáo dục những mối quan hệ nam nữ
trong đời sống cũng nhƣ học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí Giáo dục cho con ngƣời
biết rèn luyện những phẩm chất giới tính nhằm phát huy thế mạnh của giới tính.
1.3.4.2. Định nghĩa theo Bách khoa toàn thư y học phổ thông (Pêtrôpxki chủ biên)
“GDGT là hệ thống các biện pháp y khoa và sƣ phạm nhằm giáo dục cho nhi
đồng, thanh niên và thiếu niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính” [29,
tr.16]. Định nghĩa này ngoài góc độ giáo dục còn đứng ở góc độ y học để xem xét nội
dung GDGT, giúp thế hệ trẻ biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những ngƣời khác
trong quan hệ nam nữ.
1.3.4.3. Định nghĩa theo Từ điển bách khoa về giáo dục
“GDGT là giáo dục về chức năng làm một con ngƣời có giới tính. Điều quan trọng
là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại
học, giúp cho học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu lộ các cảm xúc liên
quan đến đời sống giới tính”. Định nghĩa này nêu bật đƣợc bản chất của công tác GDGT,
đó là sự định hƣớng cho thế hệ trẻ cách sống đúng đắn của con ngƣời có giới tính. Việc
giúp cho thế hệ trẻ “làm một con ngƣời có giới tính” là việc làm hết sức cần thiết trong
cuộc sống. Nhiều ngƣời không nhận thức đƣợc việc thiếu “nữ tính” của phụ nữ hoặc
“nam tính” của đàn ông là một tai hại. Những “tính nam”, “tính nữ” này không thể hình
thành một cách tự nhiên mà con ngƣời phải trải qua một quá trình đƣợc giáo dục, đƣợc
rèn luyện mới có đƣợc. Ngay chức năng giới tính mà thiên nhiên đã ban phú cho ngƣời
đàn ông và ngƣời đàn bà đó là chức năng truyền giống ở đàn ông, chức năng sinh đẻ ở
đàn bà cũng cần đƣợc giải thích làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sự hoạt động có quy luật
của hành vi tình dục nhằm mang lại “sự an toàn và tự do” cho con ngƣời. Con ngƣời chỉ
cảm thấy “tự do” khi đã nắm vững đƣợc cái “tất yếu”, những quy luật phát triển sinh lý,
tâm lý của con ngƣời.
1.3.4.4. Định nghĩa của D.N.Ixaev và V.E.Kagan
Theo D.N.Ixaev và V.E.Kagan, GDGT cần đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Trƣớc hết,
theo nghĩa rộng, thuật ngữ GDGT chỉ sự ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sự phát triển tâm
lý tình dục và sự hình thành cá nhân. Môi trƣờng bao quanh con ngƣời là thực thể nhiều
mặt và cơ động, không phải lúc nào cũng hoạch định đƣợc hay mong muốn đƣợc những
ảnh hƣởng của nó. GDGT là một bộ phận hợp thành của giáo dục học đại cƣơng “Giáo
dục phải đảm bảo sự phát triển tự do và vui sƣớng của mọi thể hiện tăng trƣởng của con
ngƣời từ bầu vú mẹ đến chiếc giƣờng chung vợ chồng” [29, tr.17].
Theo nghĩa hẹp, GDGT là một quá trình tác động có hệ thống, đƣợc hoạch định và
thực hiện một cách có ý thức, hƣớng tới kết quả cuối cùng xác định vào sự phát triển tâm
lý và thể chất của em trai và em gái với mục đích tối ƣu hóa sự phát triển nhân cách và
hoạt động của chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống có liên quan tới các mối quan hệ
của hai giới.
Tóm lại: GDGT là một vấn đề quan trọng trong việc giáo dục sự phát triển toàn diện của
con ngƣời. GDGT nhằm bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới tính,
giúp họ có thái độ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với ngƣời
khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội. GDGT chủ yếu hƣớng vào thế hệ trẻ trƣớc
hôn nhân. Ở nhiều nƣớc, GDGT đƣợc tiến hành từ lứa tuổi mẫu giáo và đặc biệt đƣợc
quan tâm ở giai đoạn tuổi dậy thì và thanh niên.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, các nội dung GDGT cha mẹ ngƣời Tày dạy con đƣợc
nghiên cứu là:
- Giải thích về sự thay đổi của cơ thể khi trẻ bƣớc vào tuổi dậy thì
- Hƣớng dẫn vệ sinh thân thể khi con có những dấu hiệu dậy thì
- Hƣớng dẫn cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày với ngƣời lớn tuổi, bạn cùng giới,
bạn khác giới.
1.3.5. Khái niệm Vị thành niên
VTN là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời con ngƣời. Đó là bƣớc quá độ từ tuổi ấu
thơ trở thành ngƣời lớn. Có nhiều quan điểm khác nhau về tuổi VTN. Sự phân chia độ
tuổi VTN ở các quốc gia, các chủng tộc và các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, có một điểm thống nhất là VTN nghĩa là ngƣời chƣa trƣởng thành và còn do
ngƣời lớn giám hộ.
Theo WHO, VTN có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trên cơ sở quan niệm này, ngƣời
ta thƣờng phân chia VTN thành ba nhóm: VTN sớm: 10 – 14 tuổi, VTN trung: 15 – 17
tuổi và VTN muộn: 18 – 19 tuổi.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định từ 18 tuổi trở lên thì một con ngƣời có đầy đủ
những quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân độc lập. Từ 18 tuổi họ có quyền kết hôn
và sinh con, nghĩa là khi đó họ không còn là VTN nữa. Do vậy, VTN ở nƣớc ta thƣờng
đƣợc xác định trong độ tuổi từ 10 đến trƣớc 18 tuổi.
VTN là giai đoạn trải qua quá trình dậy thì ở cuộc đời con ngƣời. Chính vì thế, ở
giai đoạn này từng bƣớc có sự thay đổi toàn diện về tâm sinh lý và tình cảm:
- Sự phát triển của các cơ quan sinh sản, sự xuất hiện của ham muốn tình dục. Nếu
trƣớc đây nhu cầu tình dục tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay nó trở thành một động lực
thực sự và đƣợc biểu hiện một cách nào đó trong các hành vi của chủ thể.
- Sự thay đổi những năng lực tâm lý, đó là sự biểu hiện của cá tính, sự hiện diện rõ
nét của các kiểu dạng tâm lý, VTN tự ý thức về bản thân, đề cao cái tôi cá nhân, muốn
khẳng định mình, muốn trở thành ngƣời lớn.
- Xuất hiện những sắc thái tình cảm khác nhau do sự biến đổi của các năng lực
tình dục và tâm lý. Những trạng thái tình cảm luôn biến đổi thất thƣờng là nét đặc trƣng
của tuổi VTN. Vì thế ở VTN xuất hiện những tình cảm mới lạ, những bất thƣờng trong
ứng xử, hành vi và có sự thay đổi rõ nét trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè và xã hội.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn không còn là trẻ con cũng chƣa trở thành ngƣời lớn, đặc
trƣng cơ bản của VTN là sự tăng trƣởng nhanh về thể chất với việc hoàn thiện cơ quan
sinh sản và sự phát triển về nhân cách.
1.3.6. Khái niệm Gia đình
Gia đình đƣợc tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO)
định nghĩa: “Gia đình là một nhóm ngƣời có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có
cùng ngân sách chung”. Nhƣ vậy, gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt gắn bó với nhau
bởi huyết thống và tình cảm. Gia đình đƣợc hình thành trên cơ sở hôn nhân, và quan hệ
huyết thống có đƣợc từ hôn nhân đó.
Gia đình là một thiết chế đặc biệt, có nhiều chức năng khác nhau và đầu tiên phải
kể tới là chức năng xã hội hóa. Gia đình là môi trƣờng giáo dục đầu tiên giúp cá nhân
thích nghi, làm quen với đời sống xã hội. Chính vì vậy, gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc giáo dục cho các thành viên để hòa nhập với xã hội.
1.3.7. Giáo dục giới tính cho vị thành niên trong gia đình
GDGT là một phần của hoạt động giáo dục trong gia đình, chuẩn bị các kiến thức
cần thiết cho VTN để các em có tâm lý vững vàng, biết cách ứng phó với những thay đổi
bất ngờ về sinh lý cũng nhƣ tâm lý ở độ tuổi mới lớn. Tuy nhiên hiện nay việc GDGT
trong các gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ngƣời dân tộc Tày nói riêng vẫn chƣa
đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng để góp phần thúc đẩy việc nâng cao vai trò của gia đình trong
việc GDGT cho thế hệ tƣơng lai.
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề giáo dục giới tính
GDGT không phải là một chủ đề mới trong các nghiên cứu, bài viết, đã có rất
nhiều nghiên cứu, bài báo, sách viết về đề tài này ở những khía cạnh khác nhau.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả xin đề cập tới một số bài viết, nghiên
cứu, luận án tiêu biểu trong lĩnh vực này.
Cuốn sách “Giáo dục giới tính” của tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan,
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1997 khẳng định tầm quan trọng của việc
GDGT, đó là quá trình rèn luyện cho thế hệ trẻ những phẩm chất, tính cách, hành vi và
thái độ cần thiết, đúng đắn trong quan hệ với ngƣời khác giới, hình thành ở họ những
quan hệ đạo đức lành mạnh cũng nhƣ tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa nam và nữ. Từ
cuốn sách này, ngƣời đọc sẽ có ý thức về việc GDGT là một phần quan trọng trong nội
dung giáo dục đời sống gia đình. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chỉ dừng lại ở việc cung
cấp các kiến thức cơ bản về vấn đề GDGT cho trẻ em trong gia đình.
Cuốn sách “Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên” của Bác sỹ Đào
Xuân Dũng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia năm 2002 giới thiệu một cách toàn diện đầy
đủ về vấn đề GDGT, từ định nghĩa về GDGT, mục đích, ý nghĩa, nội dung, phƣơng pháp
GDGT tới vai trò của gia đình, của cha mẹ trong việc hình thành nhân cách cho con cái.
Nhƣng cuốn sách này cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách tổng quát các nội dung
GDGT cần thiết cho VTN.
Cuốn sách “Giáo dục giới tính cho con” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình,
Vũ Thị Sơn, Lƣu Thu Thủy và Đào Thị Oanh, nhà xuất bản Giáo dục năm 2001 đề cập
tới vai trò của gia đình trong GDGT và những vấn đề chung của gia đình với việc GDGT
cho con, những nội dung GDGT cụ thể, những điều cần quan tâm trong GDGT qua từng
giai đoạn phát triển tâm lý giới tính, cách giải quyết một số tình huống điển hình có thể
xảy ra trong thực tế.
Cuốn sách “Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính” của tác giả Bùi Ngọc
Oánh, nhà xuất bản Giáo dục năm 2006 đã nêu lên những vấn đề chung về giới tính và
tâm lý học giới tính, các khái niệm giới và giới tính, sự hình thành và phát triển giới tính,
một số vấn đề điển hình của đời sống giới tính, GDGT và những vấn đề thực tiễn. Các
vấn đề lý luận, thực tiễn trong cuốn sách này đƣợc trình bày theo hƣớng hệ thống hóa lý
luận cơ bản của khoa học giới tính, và mối tƣơng quan giữa chúng với các chuyên ngành
khoa học có liên quan.
Bài viết “Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình” của tác giả
Nguyễn Thị Tố Quyên trên Tạp chí Xã hội học số 1, năm 2005 cho thấy 61,6% bố mẹ
thấy cần thiết phải trao đổi với con về vấn đề giới tính, trong đó 56,6% ông bố và 64,3%
bà mẹ cho rằng cần phải giáo dục về vấn đề này (trang 87). Liên quan tới phƣơng pháp
GDGT, bài viết cũng đã chỉ ra một thực tế ngoài việc trò chuyện trực tiếp, có tới 20,5%
ông bố và 24,2% bà mẹ cho rằng chỉ cần GDGT, tình dục và SKSS cho con bằng việc
mua sách báo cho chúng tự học, không cần trao đổi hay nói chuyện trực tiếp về vấn đề
này. Bài viết này đã chỉ ra đƣợc thực trạng hiện nay trong việc GDGT của các gia đình,
tuy nhiên chƣa lý giải đƣợc những nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó.
Luận án phó tiến sỹ khoa học tâm lý “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận
giáo dục giới tính cho thanh niên, học sinh” của tác giả Bùi Ngọc Oánh đã phát hiện
đƣợc những yếu tố tâm lý ảnh hƣởng tới sự chấp nhận GDGT ở thanh niên học sinh, từ
đó đề xuất một số phƣơng hƣớng, biện pháp nhằm nâng cao sự chấp nhận đó ở thanh
niên, học sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tìm hiểu sự chấp nhận GDGT trong
nhà trƣờng mà chƣa đề cập tới khía cạnh GDGT trong gia đình.
Luận án tiến sỹ giáo dục “Một số biện pháp giáo dục giới tính cho sinh viên Đại
học Sư phạm” của nghiên cứu sinh Phan Bích Ngọc nhằm đánh giá thực trạng sử dụng
biện pháp GDGT cho sinh viên đại học sƣ phạm và đƣa ra các biện pháp, nội dung
GDGT cho họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhóm đối tƣợng đặc thù là
sinh viên trong trƣờng Đại học Sƣ phạm.
Tóm lại, các cuốn sách, bài viết nêu trên mới chỉ đƣa ra đƣợc những nội dung
nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho ngƣời đọc cũng nhƣ nêu lên tầm quan trọng,
vai trò của gia đình, nhà trƣờng trong việc GDGT cho VTN, thanh niên. Hai luận án đã
tìm hiểu ở những khía cạnh cụ thể hơn trong việc GDGT cho sinh viên, học sinh.
Trong phạm vi nghiên cứu “Đặc tính dân tộc trong việc giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên trong gia đình”, tác giả đi sâu vào tìm hiểu vấn đề GDGT cho trẻ vị
thanh niên trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể ở đây là dân tộc Tày ở Lạng Sơn
nhằm tìm ra những nét khác biệt trong quá trình GDGT cho trẻ ngƣời dân tộc cũng nhƣ
nhận thức, hiểu biết của chính các bậc phụ huynh về lĩnh vực này và đánh giá của cha
mẹ, trẻ VTN về vai trò của gia đình trong việc GDGT.
1.4.2. Lược sử quá trình giáo dục giới tính
1.4.2.1. Quá trình giáo dục giới tính trên thế giới
GDGT là một vấn đề đƣợc nhiều nƣớc ở Châu Âu tiến hành từ rất sớm. Năm 1921
Thụy Điển đã nghiên cứu vấn đề GDGT. Ngay từ thời đó Thụy Điển đã coi tình dục là
quyền tự do của con ngƣời, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công
dân đối với xã hội. Năm 1942, Bộ Giáo dục Thụy Điển quyết định đƣa thí điểm giáo dục
tình dục vào nhà trƣờng và đến năm 1956 thì dạy phổ cập trong tất cả các trƣờng từ tiểu
học đến trung học [29, tr.9].
Sau Thụy Điển, các nƣớc Đông Âu nhƣ Đức, Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc và các
nƣớc Tây Âu, Bắc Âu khác đều coi giáo dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự
do cho con ngƣời vì họ quan niệm rằng cần nói rõ cho mọi ngƣời hiểu biết những quy
luật hoạt động của tình dục. Sau đó, nhiều nƣớc ở châu Mỹ La tinh, vùng Caribê cũng
quan tâm đến giáo dục tình dục.
Tuy nhiên, những năm 1960 trở về trƣớc vấn đề GDGT chỉ đƣợc quan tâm ở từng
nƣớc riêng lẻ thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ. Đối với các nƣớc châu Á, GDGT là lĩnh
vực “cấm kị” xuất phát từ quan niệm phong kiến và tôn giáo, trong khi đó châu Á và
châu Phi lại là những vùng dân số tăng nhanh nhất thế giới. Trái lại, ở những quốc gia
giàu có dân số không tăng, thậm chí có những nƣớc còn giảm sút số dân thuộc lớp trẻ
nhƣ Ôxtrâylia, Cộng hòa Liên bang Đức, Đan Mạch, Bỉ, Italia Những nƣớc này tỷ lệ
sinh bình quân hàng năm là mức thấp nhất của thời đại. Tình trạng sinh ít, dân số già,
thiếu sức lao động trẻ đã làm cho một phần sản xuất nông nghiệp giảm. Thực trạng đó đòi
hỏi Nhà nƣớc phải có những chính sách khuyến khích sinh đẻ nhiều đối với các cặp vợ
chồng trẻ. Nhƣ vậy, ở các nƣớc giàu và nghèo, dù đứng ở hai cực dân số đối lập nhau
song đều có nhu cầu về nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi cá nhân và cuộc sống văn
minh của toàn xã hội.
Trong những năm 1984, 1986, các Hội nghị UNESCO đã làm sáng tỏ những yêu
cầu về giáo dục đời sống gia đình và GDGT trong quá trình giáo dục ở các nƣớc khu vực
châu Á – Thái Bình Dƣơng. Nội dung và phƣơng pháp GDGT ở các nƣớc có thể có
những khía cạnh khác nhau vì mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, những đình
hƣớng giá trị về tgd, về nam, nữ khác nhau. Nhƣng tất cả đều thống nhất ý kiến về tầm
quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ quá trình sinh sản
của mình một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ của xã hội.
1.4.2.2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam
Nhận thức về giới có từ rất sớm trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong ca
dao, truyền thuyết, dân ca, nghệ thuật, khảo cổ của các dân tộc đều cho thấy ngay từ
thời xa xƣa, ông cha ta đã có quan niệm về giới, “Trời – Cha”, “Mẹ - Đất”, Trời – Đất
nhƣ một cặp Nam – Nữ. Trong nền văn hóa Chàm có những tƣợng thờ bằng đá thể hiện
quan niệm rất rõ về đặc điểm giới và giới tính.
Nhận thức về giới và GDGT trong văn hóa còn đƣợc thể hiện trong các phong tục,
đặc biệt là trong các lễ hội cổ truyền của nhiều địa phƣơng. Nói chung, ngƣời Việt cổ có
quan niệm tƣơng đối đầy đủ về các yếu tố của vấn đề tâm sinh lý giới tính, khá cởi mở,
phóng khoáng về tình dục, coi đó là hành động tự nhiên, cần thiết để bảo tồn và phát triển
nòi giống, có quan hệ đến sự phồn thịnh và hạnh phúc của quốc gia, dân tộc.
Sau khi tiếp nhận ảnh hƣởng của văn hóa Nho giáo với chữ Lễ đƣợc đề cao, dần
dần khía cạnh tâm lý xã hội của giới tính đƣợc khai thác nhằm phục vụ lợi ích của giai
cấp phong kiến, tạo nên sự bất bình đẳng về giới. Hàng rào lễ giáo đƣợc dựng lên, ngăn
chặn một cách giả tạo sự tiếp xúc giữa những ngƣời khác giới. Những chuyện liên quan
đến khía cạnh sinh lý của giới tính và tình dục trở thành điều cấm kỵ đối với giới trẻ.
Toàn xã hội đƣợc hƣớng dẫn bởi những thuyết giáo đạo đức “Trung, Hiếu, Tiết hạnh”
phục vụ cho quân quyền, phụ quyền và nam quyền. Chính vì vậy, GDGT với ý nghĩa
chân chính của nó đã bị “né tránh”.
Ngày nay, Nhà nƣớc Việt Nam đã coi giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lƣợc
con ngƣời. Hàng loạt chủ trƣơng đƣợc thực hiện nhằm xã hội hóa công tác giáo dục dân
số một cách hữu hiệu, trong đó có chủ trƣơng thực hiện khuyến nghị của Hội nghị tƣ vấn
khu vực về giáo dục dân số năm 1986 ở Băngkok, gồm 4 điểm: Giáo dục đời sống gia
đình, Giáo dục giới tính, Giáo dục tuổi già và Giáo dục về đô thị hóa.
Trong năm 1985, Trung ƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào giáo
dục “Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, trong đó có nội dung GDGT cho con
ở lứa tuổi dậy thì. Đây là lần đầu tiên ở nƣớc ta vấn đề GDGT đƣợc tiến hành rộng rãi và
gián tiếp thông qua việc cung cấp kiến thức khoa học cho các bà mẹ có con ở lứa tuổi dậy
thì. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu đƣợc sử dụng ở đây là nói chuyện, diễn giảng và các
nhà thuyết giảng hầu hết không phải nhà chuyên môn nên hiệu quả chỉ mang tính chất
phong trào.
Tới năm 1988, một đề án có quy mô to lớn nghiên cứu về GDGT và dân số kế
hoạch hóa gia đình cho học sinh, đề án VIE/88/P09 đã đƣợc tiến hành với sự tài trợ của
Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNFPA và sự giúp đỡ kỹ thuật của UNESCO. Đề án do Bộ
Giáo dục và Đào tạo , Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện với sự chỉ đạo và tham
gia trực tiếp của các nhà khoa học trong và ngoài ngành giáo dục. Đề án đã xây dựng
chƣơng trình, sách giáo khoa và giảng dạy thí điểm thành công ở 19 tỉnh thành trong cả
nƣớc.
1.4.3. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung của giáo dục giới tính
1.4.3.1. Mục đích của giáo dục giới tính
“Mục đích của GDGT là nhằm hình thành ở ngƣời học sự hiểu biết đúng đắn về
bản chất các tiêu chuẩn và tâm thế đạo đức trong lĩnh vực quan hệ của hai giới và nhu cầu
hành động theo các tiêu chuẩn và tâm thế đó trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động” [19].
Điều đó có nghĩa là GDGT nhằm làm cho ngƣời học:
- Hiểu đƣợc ý nghĩa xã hội trong các mối quan hệ giữa mình với ngƣời khác;
- Biết cách tìm đƣợc lối giải quyết đúng đắn các vấn đề đạo đức cụ thể, xuất hiện trong
lĩnh vực các quan hệ theo tinh thần của đạo đức xã hội;
- Kiên định trƣớc ảnh hƣởng của tƣ tƣởng cổ vũ cho tính phóng đãng về tình dục và thái
độ hƣởng thụ đối với ngƣời khác giới, coi thƣờng các giá trị đạo đức.
1.4.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính
- Giúp cho thế hệ trẻ có hiểu biết nhất định về giới tính và có kỹ năng xây dựng các quan
hệ của mình với ngƣời khác trên cơ sở tính đến những đặc điểm giới tính của họ. Hình
thành và giáo dục một số phẩm chất đạo đức giới tính (biết yêu thƣơng, quan tâm đến
ngƣời thân xung quanh mình, có ý thức trách nhiệm và tôn trọng mọi ngƣời, mong muốn
đem lại điều tốt lành cho ngƣời khác)
- Giáo dục cho thanh thiếu niên nguyện vọng có một gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh, ít
con (1 hoặc 2 con) và có thái độ tự giác, có trách nhiệm đối với việc nuôi dƣỡng và giáo
dục con cái.
- Giáo dục thái độ có trách nhiệm đối với sức khoẻ của mình và của ngƣời khác. Biết đề
phòng tác hại của các mối QHTD quá sớm và ý thức không chấp nhận thái độ vô trách
nhiệm, nhẹ dạ trong lĩnh vực quan hệ thầm kín nhất với ngƣời khác giới.
1.4.3.3. Nội dung của giáo dục giới tính
GDGT có thể chia ra thành ba nội dung:
- Giáo dục tâm lý nhân cách, các đặc điểm tâm lý (hành vi, đạo đức, phép ứng xử của
từng ngƣời), thái độ đối với vợ, chồng, với con và những ngƣời khác trong xã hội.
- Giáo dục sinh lý, đời sống sinh sản: đặc điểm và những điều cần biết về vấn đề sinh lý,
giới tính về hôn nhân và đời sống vợ chồng cho mỗi lứa tuổi, mỗi giới.
- Giáo dục xã hội: nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của từng giới đối với xã hội và
ngƣợc lại.
1.4.4. Ý nghĩa của giáo dục giới tính trong sự phát triển nhân cách của trẻ
GDGT là hệ thống các biện pháp y khoa và sƣ phạm nhằm giáo dục cho mỗi
ngƣời hay từng giới có thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01654_6576_2003036.pdf