Kết quả đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý hàng năm, từ năm 2016 đến năm
2018 tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk chưa
có trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý nào bị chuyển công tác hoặc do mắc lỗi
02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm
liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực và 01
năm không hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết thôi việc đối công chức 02 năm liên
tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thì có 21/33 (63,64%) ý kiến cho rằng kết quả
đánh giá công chức hàng năm chưa được xem là tiêu chí trực tiếp, quan trọng để thực
hiện các công việc liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, buộc thôi việc đối với
các chức danh lãnh đạo, quản lý
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã Buôn hồ, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãnh đạo, quả lý giữ vị trí đứng đầu không được cao hơn mức
độ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.2.2. Mục tiêu đánh giá
Nhằm đánh giá về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; năng lực, trình độ,
kết quả công tác, mà nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trên cương vị lãnh đạo, quản
lý, từ đó đem đến những kết quả chung cho tập thể. Kết quả đánh giá công chức lãnh
đạo, quản lý là một trong những cơ sở để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các vị trí lãnh đạo,
quản lý của nền công vụ; việc đánh giá nhằm tạo ra cơ chế cạnh tranh, môi trường
7
làm việc lành mạnh, tôn vinh người tài và sàng lọc những công chức lãnh đạo, quản
lý cơ hội, không có năng lực công tác ra khỏi bộ máy lãnh đạo, quản lý, thậm chí là ra
khỏi nền công vụ.
1.2.3. Nguyên tắc đánh giá
Xét về bản chất của nền hành chính thì việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản
lý cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Hai là: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Ba là: Nguyên tắc khách quan, toàn diện, tính lịch sử và phát triển
Bốn là: Nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý
1.2.4. Chủ thể đánh giá
Thứ nhất: Bản thân công chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá
Thứ hai: Tập thể cơ quan và tập thể thành viên UBND đánh giá
Thứ ba: Đánh giá của những người ngoài cơ quan
Thứ tư: Thủ trưởng cơ quan đánh giá
- Đối với cấp phó của người đứng đầu thì chủ thể đánh giá là cấp trưởng hoặc
tương đương.
- Đối với công chức là trưởng phòng hoặc tương đương thì chủ thể ra kết luận
đánh giá là Chủ tịch UBND cấp huyện.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện thường bao hàm các nhóm nội dung như sau:
- Tiêu chí đánh giá về ý thức phục vụ chính trị
+ Lập trường chính trị vững vàng;
+ Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; vai trò nêu gương của người đứng đầu;
Tiêu chí đánh giá về năng lực
+ Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
+ Tiêu chí về kỹ năng phân tích, dự báo tình hình và kỹ năng thực hiện vai trò
lãnh đạo, quản lý, điều hành;
+ Tiêu chí về thái độ đối với công việc;
+ Tiêu chí về tiến độ và kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Tiêu chí về đánh giá đạo đức của công chức
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc; thái độ phục
vụ Nhân dân;
8
+ Tinh thần, trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Tiêu chí đánh giá về ý thức phục vụ chính trị
+ Lập trường chính trị vững vàng;
+ Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; vai trò nêu gương của người đứng đầu;
1.2.6. Phương pháp đánh giá
Hiện nay có, những phương pháp thường được sử dụng đó là:
- Phương pháp đánh giá theo mục tiêu
- Phương pháp tự đánh giá
- Phương pháp 360 độ
- Phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí
- Phương pháp bình bầu
1.2.7. Quy trình đánh giá
* Đối với chủ thể thực hiện công tác đánh giá
Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chí đánh giá cho các vị trí;
Bước 2: Xây dựng chính sách đánh giá;
Bước 3: Thu thập thông tin liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của đối tượng
được đánh giá;
Bước 4: Đánh giá hoạt động của người bị đánh giá;
Bước 5: Trao đổi ý kiến đánh giá với người bị đánh giá;
Bước 6: Quyết định kết quả đánh giá và các tài liệu có liên quan.
* Đối với đối tượng bị đánh giá
- Bước 1: Công chức lãnh đạo, quản lý làm báo cáo tự đánh giá theo mẫu;
- Bước 2: Công chức lãnh đạo, quản lý tự báo cáo kết quả đánh giá tại cơ quan,
đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Ý kiến đóng góp được lập thành biên bản và
thông qua tại cuộc họp.
- Bước 3: Cấp ủy Đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn
bản về công chức được đánh giá, phân loại;
- Bước 4: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo ý kiến
đóng góp và đưa ra kết quả đánh giá;
- Bước 5: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên thông báo kết quả cho công
chức lãnh đạo, quản lý được biết.
1.2.8. Thời điểm đánh giá, phân loại
Được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi
đua, khen thưởng hàng năm.
1.2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý
9
* Các yếu tố khách quan:
Thứ nhất: Đặc điểm của đối tượng bị đánh giá
- Đặc điểm về nhân cách.
- Đặc điểm về lao động.
Thứ hai: Môi trường thực thi công vụ
* Các yếu tố chủ quan:
- Chủ thể đánh giá.
- Mục đích đánh giá.
1.3. Kinh nghiệm đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý của một số địa
phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các quận, huyện
của thành phố Hà Nội
1.3.2. Kinh nghiệm đánh giá tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
1.3.3. Kinh nghiệm tham khảo cho đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý
thuộc UBND cấp huyện
- Thứ nhất, việc nhận xét, đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, công
khai, dân chủ và có sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía.
- Thứ hai, cần sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá. Áp dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động đánh giá công chức, đặc biệt là việc đánh giá mức độ
hài lòng của người dân và kết quả hoạt động thực thi công vụ của công chức.
- Thứ ba, tiêu chí đánh giá phải chú trọng vào hiệu quả công việc, thành tích
công tác gắn với các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Tiểu kết chƣơng 1
10
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN
NHÂN DÂN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Thực trạng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Khái quát về thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP,
ngày 23/12/2008 của Chính phủ, có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên, dân số 106.603
người, với 12 đơn vị hành chính trực thuộc, là đô thị có vai trò trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk; có vị trí an ninh
quốc phòng đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp huyện Krông Búk, phía Nam giáp
huyện Krông Pắk, phía Đông giáp huyện Krông Năng và huyện EaKar; phía Tây giáp
huyện Cư M’gar.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Hiện nay, hoạt động kinh tế chủ yếu của thị xã Buôn Hồ chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, đây cũng là vùng có hệ sinh thái phong phú, đa dạng và có tiềm năng
trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền thống của người dân
bản địa. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định là đô thị kinh tế-sinh thái-
văn hóa cấp vùng của tỉnh. Địa phương đang từng bước thu hút, kêu gọi đầu tư về
mọi mặt, nhất là hạ tầng kỹ thuật, do đó quản lý nhà nước trên các lĩnh vực từng bước
được cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn thị
xã. Các chương trình, công trình kinh tế - xã hội mang tính đòn bẩy, công tác quy
hoạch và quản lý đô thị được quan tâm đầu tư thực hiện...
Bên cạnh những thuận lợi thì thị xã Buôn Hồ cũng có một số khó khăn nhất
định như:
- Đa số Nhân dân trên địa bàn còn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
chiếm hơn 70 % dân số, còn lại là kinh doanh buôn bán, sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Đời sống Nhân dân trong các xã vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống, trình độ dân trí trong vùng.
- Địa hình khá phức tạp, độ dốc cao ảnh hưởng đến vấn đề tưới tiêu trong sản
xuất, đời sống cũng như các hoạt động giao thông vận tải nội địa.
2.1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá công chức lãnh đạo,
quản lý trên địa bàn thị xã
Thứ nhất: Đặc điểm của từng đối tượng công chức lãnh đạo, quản lý bị đánh
giá.
11
Thứ hai: Môi trường thực thi công vụ.
Thứ ba: Chủ thể và đối tượng đánh giá.
2.1.2. Tổ chức bộ máy hành chính thị xã Buôn Hồ
2.1.2.1. Uỷ ban Nhân dân thị xã Buôn Hồ
Hiện nay Ủy ban Nhân dân thị xã Buôn Hồ có 18 thành viên, đều có trình độ từ
đại học trở lên, chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm trong công tác; đồng thời, hầu
hết đều được trang bị lý luận chính trị cao cấp.
Ủy ban nhân dân thị xã có mối quan hệ phối hợp với Thị ủy, các cơ quan tham
mưu giúp việc của Thị ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể thị xã trong
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
2.1.2.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân thị xã Buôn Hồ
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, hiện nay UBND thị xã Buôn Hồ có 13 cơ quan chuyên môn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị xã là cơ quan tham mưu, giúp việc
cho UBND thị xã về một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực công tác nhằm đảm bảo sự
thống nhất quản lý theo ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến địa phương.
Các cơ quan chuyên môn hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, chịu sự lãnh đạo, quản
lý toàn diện của UBND thị xã; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ
chuyên môn của các Sở, ngành tỉnh Đắk Lắk.
2.1.3. Đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
2.1.3.1. Tổng quan về đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã Buôn Hồ
Tính đến ngày 31/12/2018, thị xã có 89 công chức công tác tại 13 cơ quan
chuyên môn của UBND thị xã. Nhìn chung, đội ngũ công chức của thị xã đảm bảo
điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực
công tác đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được phân công. Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức ngày càng được nâng cao.
Qua kết quả đánh giá hàng năm cho thấy tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ năm sau cao hơn năm trước, không có công chức bị đánh giá hoàn thành
nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó cho
thấy, năng lực của đội ngũ công chức trên địa bàn thị xã ngày càng được nâng cao,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tuy nhiên, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày càng cao.
Nguyên nhân do các văn bản hướng dẫn đánh giá từ trung ương tới địa phương chưa
quy định rõ về tỷ lệ, do đó việc đánh giá có lúc, có nơi rơi vào hình thức, chưa phản
ánh đúng thực chất, thậm chí là cào bằng, từ đó làm mất động lực của những công
chức thực sự xuất sắc trong công việc.
12
2.1.3.2. Công chức lãnh đạo, quản lý
* Số lượng
Hiện nay, công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thị xã Buôn Hồ được bố trí đảm bảo quy định, trong đó cấp phó của các đơn vị được
bố trí từ 1-2 người.
* Giới tính
Công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã
Buôn Hồ có sự chênh lệch nhiều về giới tính. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến
công tác đánh giá.
* Độ tuổi
Hiện nay, tỷ lệ giữa các độ tuổi công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thị xã tương đối đồng đều, tuy nhiên không có công chức
lãnh đạo, quản lý dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, nhóm tuổi từ 41-50 và 51-60 chiếm tỷ lệ
cao, đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên những nể nang, né tránh,
không dám nói thật, nói thẳng trong quá trình đánh giá.
* Cơ cấu ngạch
Hiện nay, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thị xã Buôn Hồ cơ bản đáp ứng yêu cầu về ngạch theo vị trí đảm nhận.
Công chức lãnh đạo, quản lý là chuyên viên chính tỷ lệ còn thấp (6,06%), đây là một
trong những động lực phấn đấu của công chức lãnh đạo, quản lý.
* Trình độ
- Trình độ Chuyên môn:
Trình độ của công chức lãnh đạo, quản lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiêu
chuẩn chức danh do Ban Thường vụ Thị ủy quy định. Tuy nhiên, hiện nay một số vị
trí lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí đảm nhận, đây
cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đánh giá công chức
lãnh đạo, quản lý.
- Trình độ Lý luận chính trị:
Hiện nay, về cơ bản công chức lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng được tiêu chuẩn
này, có 100% công chức lãnh đạo, quản lý cấp trưởng có trình độ lý luận chính trị là
cao cấp; tuy nhiên, vẫn còn số ít công chức lãnh đạo, quản lý là cấp phó chưa đảm
bảo về tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.
- Trình độ ngoại ngữ
Kết quả thống kê năm 2018 có 72,73% công chức lãnh đạo, quản lý các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ có trình độ và các chứng chỉ về ngoại
ngữ, tuy nhiên gần như là không được sử dụng trong quá trình công vụ. Do đó, việc
sử dụng ngoại ngữ không ảnh hưởng nhiều trong quá trình nhận xét, đánh giá công
chức lãnh đạo, quản lý.
13
- Khả năng am hiểu và giao tiếp bằng tiếng đồng bào dân tộc
Hiện nay, có trên 90% công chức lãnh đạo, quản lý có chứng chỉ tiếng dân tộc,
đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ cho công chức lãnh đạo, quản lý trong quá
trình về cơ sở. Điều đó cũng có tác dụng lớn để xem xét trong việc đánh giá công
chức lãnh đạo, quản lý.
- Trình độ tin học
Theo thống kê, đến năm 2018 có 78,79% công chức lãnh đạo, quản lý có
chứng chỉ tin học, còn 21,21 % công chức lãnh đạo, quản lý chưa có chứng chỉ tin
học, trong đó có cả những vị trí cấp trưởng, hầu hết tập trung ở những người trong độ
tuổi từ 51-60. Đây cũng là một trong những khó khăn, trở ngại trong công tác lãnh
đạo, điều hành, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá công
chức lãnh đạo, quản lý.
2.1.4. Nhận xét chung
2.1.4.1. Ưu điểm
Số lượng công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thị xã Buôn Hồ được bố trí đảm bảo; có tính kế thừa giữa các độ tuổi; trình độ chuyên
môn cơ bản đáp ứng được yêu cầu; trình độ ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu và khả
năng giao tiếp bằng tiếng đồng bào dân tộc cơ bản tốt.
2.1.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Vẫn còn một số công chức lãnh đạo, quản lý lớn tuổi tuy có nhiều kinh nghiệm
trong công tác song lại thiếu nhiệt tình; còn tỷ lệ công chức ở vị trí cấp phó chưa có
tiêu chuẩn về lý luận chính trị theo quy định; một vài công chức lãnh đạo được bố trí
công việc chưa phù hợp với bằng cấp; một số công chức lãnh đạo còn hạn chế trong
việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin.
2.2. Thực trạng đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ
- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày
13/11/2008.
- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định
những người là công chức.
- Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về
việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ về quy định
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và
phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
14
- Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
- Hướng dẫn số 8107/UBND-TH, ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về hướng dẫn chi tiết công tác đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động hàng năm.
- Công văn số 1616/UBND-NV, ngày 10/11/2015 của UBND thị xã Buôn Hồ
về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2015.
- Các văn bản hàng năm của UBND thị xã Buôn Hồ về việc hướng dẫn đánh
giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
- Báo cáo hàng năm về đánh giá cán bộ, công chức của UBND thị xã.
Tuy nhiên, qua khảo sát, 13/13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn
Hồ không ban hành quy chế và tiêu chí riêng, hàng năm chỉ căn cứ vào quy định
chung của Nghị định 56/NĐ/2015-CP và các văn bản của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk,
của UBND thị xã. Đây là một hạn chế lớn trong công tác đánh giá.
2.2.2. Tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc đánh giá
Đối với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ luôn thực hiện đánh giá
theo những định hướng, đường lối của Đảng và Nhà nước; đồng thời, chịu sự chỉ đạo,
điều hành thông qua đội ngũ đảng viên là lãnh đạo, quản lý. Công chức lãnh đạo,
quản lý bên cạnh được đánh giá theo các nội dung Nghị định 56/NĐ/2015-CP của
Chí phủ thì hàng năm phải đánh giá về mặt đảng viên theo tinh thần Quyết định số
286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá
cán bộ, công chức. Qua khảo sát có 13/33 (39,39%) ý kiến cho rằng những khó khăn,
bất cập trong công tác đánh giá hiện nay xuất phát từ chồng chéo trong các quy định
về đánh giá công chức của Đảng và Nhà nước.
Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc này được các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ
thực hiện khá tốt, quá trình đánh giá có sự vận dụng kết hợp hài hòa giữa tập trung và
dân chủ trong đánh giá.
Tuy nhiên, thực tế đánh giá tại 13/13 cơ quan chuyên môn cho thấy, hầu hết
cấp dưới rất ít nhận xét cho cấp trên, thậm chí chỉ nhận xét những ưu điểm, ít đề cập
đến khuyết điểm. Bên cạnh đó ý kiến nhận xét của đồng nghiệp tại các cơ quan
chuyên môn trong quá trình phối hợp là rất ít và ý kiến công dân cũng rất ít. Như vậy,
quá trình đánh giá có lúc mang tính dân chủ hình thức, chưa đánh giá và phản ánh
đúng thực chất.
- Bảo đảm đúng thẩm quyền:
Nguyên tắc này đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện cơ bản đúng quy
định.
15
Thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện, lịch sử và phát triển:
Việc xếp loại kết quả đánh giá tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị
xã Buôn Hồ được tổng hợp từ những luồng ý kiến khác nhau trên cơ sở khách quan,
khoa học, từ đó góp phần tạo ra sự công bằng trong đánh giá. Nội dung đánh giá công
chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện khá toàn diện trên tất cả các mặt và hướng đến
sự nỗ lực của công chức, từ đó đưa ra những nhận xét thiết thực trong đánh giá.
Thực hiện nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách của công chức lãnh đạo và
kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Hiện nay, công tác đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn thị xã
Buôn Hồ được thực hiện khá chặt chẽ trên cơ sở xem xét kết quả của tập thể để đánh
giá, xếp loại đối với người đứng đầu; đồng thời, kết quả đánh giá công chức là một
trong những cơ sở quan trọng để Ban Thường vụ Thị ủy đánh giá về mặt đảng viên
đối với từng công chức lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, quá trình đánh giá có những
công chức lãnh đạo, quản lý hoạt động rất tích cực, có nhiều thành tích quan trọng
được ghi nhận, nhưng vì tập thể bị đánh giá ở mức thấp hơn nên kéo theo kết quả
đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý.
2.2.3.Tiêu chí đánh giá
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước:
Đây là tiêu chí đầu tiên mà mỗi công chức phải thực hiện, phải là người đi đầu
trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà
nước; đồng thời, giải thích và vận động, động viên gia đình, quần chúng Nhân dân
chấp hành.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
Tiêu chí này kiểm điểm sâu sắc chủ yếu trên các nội dung như: Kết quả học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn đạo đức, lối sống,
tinh thần đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực
dụng, nói không đi đôi với làm
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
Ý thức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Tinh thần
trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, ý thức, thái độ phục
vụ Nhân dân và những sáng kiến trong quá trình thực hiện được ghi nhận.
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:
Qua đánh giá cho thấy hầu hết các cơ quan chuyên môn cơ bản có sự phối hợp
trong triển khai nhiệm vụ, trong việc tham mưu cho UBND triển khai nhiệm vụ
chung.
Tuy nhiên, trong công tác phối hợp vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, khảo
sát thực tế về tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ
16
lãnh đạo, quản lý có 17/33 (51,51%) ý kiến cho rằng hầu hết chưa phát huy hết tinh
thần trách nhiệm và chưa có sự chủ động trong phối hợp.
- Thái độ phục vụ Nhân dân:
Là đánh giá việc công chức lãnh đạo, quản lý thể hiện thái độ tôn trọng trong
giao tiếp với Nhân dân, thái độ chuẩn mực trong giao tiếp và ứng xử. Tuy nhiên, tại
một số bộ phận, có lúc người đứng đầu chưa nắm bắt hết được thực tế ứng xử của cấp
dưới với Nhân dân. Khảo sát thực tế về thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ lãnh
đạo, quản lý có 16/33 (48,48%) ý kiến cho rằng phần lớn chưa thực sự sâu sát để giải
quyết công việc cho Nhân dân, còn giao khoán hết cho cấp dưới.
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:
Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công
chức thuộc quyền có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật.
- Năng lực lãnh đạo, quản lý:
Khảo sát thực tế về năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý cho thấy có 8/33
(24,24%) ý kiến cho rằng cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có 17/33 (51,52%) ý
kiến cho rằng năng lực của đội ngũ này ở mức bình thường, tuy nhiên cũng có 8/33
(24,24%) cho rằng phần lớn hạn chế trong cách lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ.
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:
Khả năng xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất nội bộ. Trong đó vai trò của
những người làm công tác lãnh đạo, quản lý là vô cùng quan trọng và quyết định đến
sự đoàn kết, thống nhất nội bộ.
2.2.4. Phương pháp đánh giá
Phương pháp tự đánh giá:
Phương pháp 360 độ:
Phương pháp đánh giá theo mục tiêu:
Như vậy, hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ đã sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện việc đánh giá công chức lãnh đạo,
quản lý và có sự đan xen các phương pháp này trong cùng một quá trình đánh giá.
Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn bộc lộ nhiều bất cập, các bất cập này có ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng đánh giá, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến
động lực phấn đấu và năng lực lãnh đạo, điều hành của những công chức lãnh đạo,
quản lý.
2.2.5. Quy trình và chủ thể tham gia đánh giá
Bước 1: Hướng dẫn công chức lãnh đạo, quản lý viết bản kiểm điểm
Bước 2: Từng cá nhân trình bày bản kiểm điểm
Bước 3: Tập thể công chức tham gia nhận xét, góp ý
17
Bước 4: Kết luận đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý
2.2.6. Sử dụng kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý hàng năm, từ năm 2016 đến năm
2018 tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk chưa
có trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý nào bị chuyển công tác hoặc do mắc lỗi
02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm
liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực và 01
năm không hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết thôi việc đối công chức 02 năm liên
tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thì có 21/33 (63,64%) ý kiến cho rằng kết quả
đánh giá công chức hàng năm chưa được xem là tiêu chí trực tiếp, quan trọng để thực
hiện các công việc liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, buộc thôi việc đối với
các chức danh lãnh đạo, quản lý.
2.2.7. Quan điểm của người làm công tác đánh giá và người bị đánh giá
2.2.7.1. Quan điểm của người làm công tác đánh giá
Dưới góc độ của người làm công tác đánh giá thì việc đánh giá công chức lãnh
đạo, quản lý hiện nay phần lớn chưa thể hiện được đúng vai trò của công tác đánh giá
trong việc quản lý công chức, việc bổ nhiệm, cho thôi đối với các chức danh lãnh
đạo, quản lý. Việc đánh giá còn mang nặng tính hình thức và có lúc chưa thực chất.
2.2.7.2. Quan điểm của người bị đánh giá
Người bị đánh giá đa số đều cảm thấy hoạt động đánh giá hàng năm của đơn vị
mình là có tính thời vụ, qua loa, đại khái và sơ sài. Hầu hết đều cảm thấy việc đánh
giá đúng thực chất sẽ ảnh hưởng đến người khác, gây khó khăn cho mối quan hệ sau
này trong công việc, nhất là các vị trí lãnh đạo, quản lý.
2.3. Nhận xét về công tác đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Kết quả đat được
Thứ nhất, việc đánh giá đã có sự bám sát với văn bản của cấp trên, thực hiện
đúng các nguyên tắc của công tác đánh giá.
Thứ hai, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong đánh giá công chức
lãnh đạo, quản lý.
Thứ ba, đã đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_danh_gia_cong_chuc_lanh_dao_quan_ly_cac_co.pdf