Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đất đai là nhiệm vụ quan trọng

mà Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cần chú ý đến. Thời gian vừa qua thì số

lượng đơn thư, số lượng vụ việc và số lượng người tham gia khiếu nại có chiều

hướng giảm song vẫn còn xảy ra tình trạng khiếu nại đông người, khiếu nại vượt

cấp và trong đó chứa đựng nhiều nguy cơ. Để giải quyết khiếu nại được hiệu

quả thì trong thời gian tới cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng các bước trong giải quyết khiếu nại từ tiếp nhận

đơn thư, tiến hành xác minh làm rõ vụ việc, giải quyết khiếu nại và ra kết luận

khiếu nại. hối hợp đồng bộ giữa các cấp trong giải quyết khiếu nại, áp dụng

phương pháp đối thoại, trao đổi với người khiếu nại.

Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc thuyết phục

và vận động người dân và các hội viên trong hội, trong các tổ chức chính trị xã

hội.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” 1.1.2 Đối tượng khiếu nại về đất đai Theo các quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai có các quyền đối với đất đai: Kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; .... “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.” theo khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 quy định. 7 “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.” tại Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 quy định. Tại khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, là: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. + Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai Hành vi hành chính về quản lý đất đai là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các hành vi thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện, gây khó dễ cho người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất 1.2 Giải quyết khiếu nại về đất đai 1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai 1.2.1.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai Giải quyết khiếu nại về đất đai được hiểu giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước xem xét, đánh giá tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 8 1.2.1.2 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc đối thoại Nguyên tắc khách quan Nguyên tắc công khai, minh bạch Nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc kịp thời 1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai * Theo Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, từ Điều 17 đến Điều 26. * Theo Luật Đất đai năm 2013. 1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai 1.2.3.1 Quy trình xử lý đơn khiếu nại Gồm 4 bước: Bước 1: Thụ lý đơn, hồ sơ khiếu nại Bước 2: Xác minh nội dunh khiếu nại Bước 3: Kết luận nội dung khiếu nại Bước 4: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại. 1.2.3.2 Giải quyết khiếu nại lần đầu Theo Luật Khiếu nại năm 2011 thì trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại Bước 3: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu 9 1.2.3.3 Giải quyết khiếu nại lần hai Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại Bước 3: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết khiếu nại về đất đai 1.3.1 Hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều sự thay đổi so với các quy định trước đây trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, song lại có những chỉnh sửa, thay đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế hàng năm: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến sự lúng túng của các cơ quan quản lý cũng như người làm công tác quản lý và người sử dụng đất, không tạo được sự đồng nhất. 1.3.2 Yếu tố con người trong giải quyết khiếu nại Từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, từ yêu cầu của mỗi công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức tương ứng để thực hiện nhiệm vụ. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, các cơ quan chưa có cán bộ chuyên trách để phụ trách hoạt động thụ lý, phân loại đơn thư của công dân, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại. Trong đó chưa có cán bộ phụ trách các mảng riêng như đơn thư về đất đai, cán bộ phụ trách công tác thanh tra thường phải thực hiện. Tính chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng giải quyết. Song song với hoạt động ấy vẫn còn không ít cán bộ vì một chút lợi ích của bản thân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật về đất đai để tư lợi cho bản thân, gây hậu quả nghiêm trọng. 1.3.3 Yếu tố nhận thức của người dân Trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai, nhận thức của người dân về các vấn đề, chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế, cùng với đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan nhà nước chỉ mang 10 tính hình thức, vẫn chỉ đi vì nhiệm vụ chứ chưa thực sự muốn lan tỏa pháp luật đến tất cả người dân. 1.3.4 Yếu tố công khai trong giải quyết khiếu nại về đất đai Hoạt động quản lý đất đai phải luôn gắn liền với việc tổ chức và thực hiện về đất đai.Đây là hoạt động phức tạp đòi hỏi người giải quyết khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai phải công khai, dân chủ. Thực tế cho thấy, tại địa phương vẫn còn những vụ việc giải quyết qua loa, mang tính hình thức, chiếu lệ. Nhiều vụ việc giải quyết không đúng với pháp luật, với đường lối, chủ trương của Nhà nước, tính công khai dân chủ chưa cao thế nên người giải quyết khiếu nại còn né tránh, không dũng cảm đối mặt với những thực tế để sửa sai mà lại đùn đẩy trách nhiệm. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hướng dẫn công dân về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại về đất đai, ảnh hưởng đến công tác hướng dẫn pháp luật. 1.3.5 Yếu tố về quyền giám sát của các cơ quan dân cử Việc giám sát của các cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai còn chưa sâu sát, nhiều vụ việc giám sát của cơ quan dân cử và xã hội cùng với thanh tra Nhân dân chưa hiệu quả. Giám sát hoạt động tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu sự chặt chẽ và thống nhất, đồng bộ; năng lực cũng như trình độ giám sát còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiếu người dân chưa tin tưởng vào các cơ quan dân cử và xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại về đất đai; thế nên người dân luôn mong muốn có sự điều hành và những phán quyết từ cấp trên để cho thấy sự hiệu quả trong giải quyết khiếu nại. 11 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH 2.1 Tình hình khiếu nại về đất đai của tỉnh Ninh Bình Công dân là đối tượng khiếu nại chủ yếu các lĩnh vực nêu trên nhất là lĩnh vực đất đai. Tuy vậy bên cạnh những khiếu nại đúng thủ tục, có dấu hiệu xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân thì không ít vụ việc của một số đối tượng cá nhân lợi dụng quyền dân chủ có tư thù về lợi ích cá nhân đã lợi dụng vào hoạt động khiếu nại này để lôi kéo một số phần tử xấu gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến tình hình chung của địa phương, gây nhũng nhiễu các cơ quan nhà nước. Thế nên giải quyết khiếu nại hay giải quyết khiếu nại về đất đai đang được các cơ quan các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến, giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại. Bằng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự chỉ đạo đối với ban, ngành phối kết hợp có hiệu quả, hoàn thành tốt các khâu ban đầu từ công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, kiến nghị khiếu nại và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước, tạo động lực và sự hiệu quả trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Từ năm 2016 - 2019 thì trên địa bàn tỉnh tiếp nhận: 8.817 đơn. Trong đó, khiếu nại: 264 đơn (khiếu nại về đất đai là: 229/264 đơn). Số liệu nêu trong bảng 2.1 Bảng 2.1: Đơn thư khiếu nại và khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2016 – 2019. (Đơn vị: đơn) Năm Tổng số đơn thƣ tiếp nhận Khiếu nại Khiếu nại về đất đai Tổng Tỉnh Huyện Xã 2016 2.159 123 113 69 39 5 12 2017 2.211 38 32 14 14 4 2018 1.984 60 54 13 25 16 2019 2.463 43 30 6 19 5 Tổng 8.817 264 229 102 97 30 (Nguồn Theo Báo cáo Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016-2019 của Thanh tra Tỉnh Ninh Bình) 2.2 Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 2.2.1 Công tác tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai Ủy ban nhân dân tỉnh đang thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên cơ sở pháp luật hiện hành. Đơn khiếu nại các cơ quan chức năng của tỉnh được nhận từ nhiều nguồn khác nhau như từ các cơ quan chức năng chuyển đến, đơn được đi theo hai con đường: qua đường trực tiếp và qua đường bưu điện. Nhận được đơn, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ theo dõi, phân loại đơn rồi chuyển cho lãnh đạo cơ quan để có lãnh đạo chuyển đến các phòng ban chuyên môn tham mưu và giải quyết. Tùy vào thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thì được chuyển đến cho Thanh tra tỉnh để tổng hợp, phân loại và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, bởi Thanh tra tỉnh là cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thế nên việc giải quyết đơn khiếu nại sẽ được Thanh tra tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hướng giải quyết. Nội dung đơn khiếu nại có liên quan đến lĩnh vực của cơ quan ban ngành nào thì lại được chuyển cho ban ngành đó giải quyết hoặc ủy quyền Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết. 13 2.2.2 Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai Bảng 2.2 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về đất đai từ năm 2016-2019 tại tỉnh Ninh Bình(Đơn vị: đơn) Năm Số đơn Đã giải quyết Đạt tỷ lệ (%) 2016 112 112 100 2017 46 37 80 2018 67 61 91 2019 49 47 95 Tổng 274 257 93 (Nguồn Báo cáo kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016-2019 của Thanh tra tỉnh Ninh Bình) Những năm gần đây công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh luôn đạt tỷ lệ cao, nhiều nơi hoạt động giải quyết khiếu nại kịp thời, đúng thời điểm, đúng theo quy định của pháp luật góp phần giải tỏa được những thắc 14 mắc trong người Nhân dân. Đã giải quyết được 257/274 đơn khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ 93%, tỷ lệ cao đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Bảng 2.3 Hiệu quả trong giải quyết khiếu nại giai đoạn 2016-2019 tại tỉnh Ninh Bình (Đơn vị: vụ) Năm Số vụ khiếu nại đúng Số vụ khiếu nại đúng một phần Số vụ khiếu nại sai Số vụ việc giải quyết thông qua hòa giải 2016 1 6 75 2 2017 2 2 24 9 2018 1 1 59 11 2019 1 1 45 10 Tổng 5 10 203 32 (Nguồn Báo cáo kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016 - 2019 của Thanh tra tỉnh Ninh Bình) Xác minh, thẩm tra đơn là khâu quan trọng để đánh giá, phân loại những vụ việc nào khiếu nại đúng, vụ việc nào khiếu sai và mức độ của vụ việc đến đâu. Số lượng vụ việc giải quyết khiếu nại thông qua hòa giải cho thấy cách giải quyết mới cho thấy được sự tinh gọn, thông minh trong công cuộc giải quyết khiếu nại đầy thách thức. Bảng 2.4 thể hiện số vụ khiếu nại đúng là 5 vụ việc khá ít so với số lượng khiếu nại đúng một phần là 10 vụ và khiếu nại sai là 203 vụ chiếm số lượng lớn. 2.3 Đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 2.3.1 Kết quả đạt được Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở các cấp, các ngành cơ bản đảm bảo các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai về thời hiệu, thời hạn, thẩm 15 quyền giải quyết.Coi trọng tổ chức đối thoại công khai với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các đối tượng có liên quan, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, làm rõ nội dung vụ việc, xem xét đầy đủ tính pháp lý và thực tế để có biện pháp giải quyết dứt điểm; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền và các cơ quan chức năng cấp trên về những vấn đề còn vướng mắc, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Về hạn chế Công tác thụ lý, xác minh và giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành chưa đảm bảo theo thời gian quy định; chất lượng giải quyết còn hạn chế. Thể hiện rất rõ ở bảng số liệu khi các vụ việc qua từng năm không thể giải quyết triệt để, đa phần là 70% - 80% số vụ việc được giải quyết, nói lên hạn chế trong khâu giải quyết khiếu nại. Các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài ở một số đơn vị chưa được tập trung giải quyết dứt điểm. Điểm hình như vụ việc đền bù giải phóng mặt bằng ở tại Thị xã Tam Điệp với việc đền bù cho người dân chưa thỏa đáng để mở rộng tuyến đường sắt, vụ việc khá dai dẳng và đang được tiến hành giải quyết dần dần. 2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế, tổn tại * Nguyên nhân khách quan Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, thiếu tính ổn định, có những quy định chưa sát thực tế. Các chính sách liên quan bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua các năm thay đổi theo hướng có lợi cho người dân nên có sự so sánh về quyền lợi giữa những người dân có đất bị thu hồi tại thời điểm trước và sau khi có chính sách mới; giá đất 16 bồi thường có dự án chưa sát giá thị trường. Công tác quản lý xã hội còn những hạn chế, bất cập. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị cấp huyện, cấp sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Một bộ phận công dân khiếu nại tố cáo vẫn chưa nắm vững quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nước dẫn đến khiếu nại tố cáo vượt cấp,có một số trường hợp mặc dù khiếu kiện một cách thiếu cơ sở pháp lý, ngoài phạm vi quy định của pháp luật, nhưng vẫn đeo bám dai dẳng. Một số thành phần xấu còn xúi dục người dân khiếu kiện hoặc lợi dụng tình hình khiếu kiện để trục lợi, kích động, làm xấu hình ảnh của chính quyền Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều Dự án được đầu tư, diện tích đất được Nhà nước thu hồi để triển khai các dự án lớn, do đó có nhiều tác động ảnh hưởng đến đời sống, quyền lợi của người dân; mặt khác, cơ chế, chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng còn có những bất cập, chưa phù hợp với thực tế. * Nguyên nhân chủ quan Tại một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai, tố cáo, tiếp công dân còn nhiều hạn chế. Nhiều đơn vị mới chỉ chú trọng giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm để có biện pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc; tổ chức nhiều cuộc đối thoại nhưng đôi khi còn mang tính hình thức mà chưa chú trọng vào nội dung đối thoại, chưa thực sự lắng nghe, hướng dẫn, giải thích thấu đáo cho người khiếu nại được hiểu rõ chủ trương, chính sách pháp luật. Một số cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại chưa nắm chắc các nội dung của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, 17 Luật Tiếp công dân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành nên việc tiếp nhận, phân loại, xử lý các đơn thư khiếu nại về đất đai, tranh chấp, phản ảnh, đề nghị, kiến nghị còn lúng túng, thiếu chính xác; việc giải thích pháp luật cho người dân cũng như kết quả tham mưu giải quyết chưa đạt hiệu quả cao. Một số cơ quan, đơn vị khi giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn sai về trình tự, thủ tục; thời gian không đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, thực hiện chưa tốt, thiếu kiên quyết và chậm trễ trong việc thực thi các quyết định giải quyết khiếu nại khi đã có hiệu lực pháp luật. Thời hạn giải quyết khiếu nại vẫn còn kéo dài và tình trạng đơn thư tồn đọng quá hạn giải quyết chưa được khắc phục; trong đó chủ yếu là các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư làm cho người dân bức xúc từ dẫn đến khiếu nại. Ý thức chấp hành pháp luật của một số người đi khiếu kiện chưa cao, một số vụ việc mặc dù đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết đúng theo quy định pháp luật hiện hành nhưng công dân không chấp hành mà vẫn tiếp tục khiếu kiện. Có tình trạng công dân do không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại chuyển sang tố cáo người ký quyết định, kết luận giải quyết. Sự thiếu minh bạch trong nhiều vấn đề khiến người dân bức xúc. Minh bạch hóa mọi hoạt động của cơ quan nhà nước không phải là việc tùy tiện của mỗi cơ quan. Đây có thể coi như chính sách nhất quán từ trên xuống dưới, minh bạch những số liệu không cụ thể, thông tin về vụ việc đã không được công khai đại chúng mà chỉ khi nào khiếu nại thì các cơ quan nhà nước mới trả lời. Thay đổi lề lối làm việc từ lâu đã không phải chuyện dễ, thế nên muốn thấy được sự minh bạch trong công tác quản lý có lẽ là sự chuyển mình mà Nhà nước ta chưa sẵn sàng. 18 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH 3.1 Phƣơng hƣớng về giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Thứ nhất là, tích cực triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai Thứ hai là, thực hiện đầy đủ việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong giải quyết khiếu nại về đất đai Thứ ba là, thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đất đai đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 3.2.1 Giải pháp chung Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013và giải quyết khiếu nại về đất đai nhằm có hệ thống thông tin pháp luật về khiếu nại, khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai. Bên cạnh đó khi phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống thì cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật liên quan, cập nhật trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin và truyền thông mà mọi đối tượng có thể tiếp cận.Đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử cùng với đó phát triển hệ thống thông tin pháp luật phù hợp tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp. Trong mỗi hoạt động, các quyết định thuộc phạm vi về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước mà trực tiếp là các Bộ, Ủy ban dân dân cấp tỉnh, công chức nhà nước giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ là người tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện xử lý vi phạm pháp luật, cùng với đó thực thi công vụ kết hợp với phổ biến giáo dục pháp luật giúp các 19 đối tượng là người khiếu nại hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khiếu nại, giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc theo các quy định của pháp luật. Kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở. Thứ hai, công khai, minh bạch các chính sách pháp luật về đất đai, các kết quả thanh, kiểm tra trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư, giải quyết khiếu nại về đất đai Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai đối với cán bộ, công chức và Nhân dân rất quan trọng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thông qua hòa giải cơ sở để giáo dục pháp luật cũng là một hình thức tuyên truyền gần gũi và thiết thực. Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Thứ năm, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước. Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm thế nên cần đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để giải quyết các công việc cần thiết cũng như có một phẩm chất chính trị vững vàng để có thể tránh xa những cám dỗ vật chất. Thời gian qua đã có rất nhiều lãnh đạo là đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước và các nguyên lãnh đạo đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước bị xử lý hình sự vì có liên quan đến lĩnh vực đất đai. Rất nhiều khu vực đất vàng, đất công đã được hóa giá hay bị chiếm dụng trái phép gây thất thoát cho nhà nước nhiều tỷ đồng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Vấn đề về đất đai có thể chưa phải là một sáng tạo mới song lĩnh vực đất đai qua thời gian vẫn luôn nóng trong bất mọi hoàn cảnh. Là một người công chức, cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà 20 nước cần hiểu rõ được trách nhiệm nặng nề của mình là phục vụ nhân dân, tuyệt đối trung thành với nhà nước. 3.2.2 Giải pháp đối với tỉnh Ninh Bỉnh 3.2.2.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tại tỉnh Ninh Bình tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và tố cáo; theo Kế hoạch số 1130/KH-TTC ngày 12/05/2012 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; thực hiện nghiêm theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cần thiết phảixử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai của người dân, xử lý nghiêm những trường hợp các cơ quan giải quyết khiếu nại sai, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thường xuyên thanh tra trách nhiệm và chấp hành pháp luật khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban ngành để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật. Mạnh tay xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng sự hiểu biết hạn chế của người dân để tuyên truyền, kích động, gây rối mất trật tự nơi công cộng và các cơ quan nhà nước, khiếu nại đông người, khiếu nại kéo dài. 3.2.2.2 Đối với Thanh tra tỉnh Ninh Bình Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh. Cần tập trung để nâng cao chất lượng của hoạt 21 động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong quần chúng Nhân dân; thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, nâng cao về nghiệp vụ thanh tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân; các cấp, các ngành cần thực hiện thống kê, báo cáo rõ ràng, trung thực theo quy định của pháp luật;.... Tăng cường xây dựng quan hệ phối hợp với các cấp, các ngành trong việc giúp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trách nhiệm, thẩm quyền. Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại về đất đai kéo dài, tồn đọng ở các cấp, những vụ việc phức tạp, tồn đọng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Lên kế hoạch chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại hồ sơ các khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền để tham mưu và đề xuất giải quyết triệt để. 3.2.3 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai. Luật đất đai mới, nên bỏ các quy định về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế, mà thay v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_cua_uy_ban.pdf
Tài liệu liên quan