Tóm tắt Luận văn Giám sát hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về lĩnh vực tài chính – ngân sách

Tiếp tục đối mới nâng cao công tác thẩm tra thẩm tra và

quyết định ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố

Thứ nhất, Căn cứ và các quy định của pháp luật để thực hiện

thẩm tra, quyết dịnh ngân sách

Thứ hai, Về công tác thẩm tra và quyết định ngân sách nhà nước

của Hội đồng nhân dân thành phố

- Thẩm tra, quyết định dự toán và phương án phân bổ NSĐP

- Thẩm tra, quyết định phê chuẩn quyết toán NSĐP

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giám sát hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về lĩnh vực tài chính – ngân sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. - Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được câu hỏi giám sát ai? Giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. - Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát. - Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định - Giám sát là hoạt động có tính mục đích. Tóm lại, thuật ngữ “giám sát” nếu hiểu theo nghĩa chung thì phạm vi áp dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm cụ thể thì hoạt động giám sát bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định chẳng hạn như giám sát của Quốc hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân. Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của khái niệm giám sát, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật 8 giám của Quốc hội và HĐND năm 2015 và các văn bản pháp luật khác, hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh được hiểu như sau: Giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh là tổng thể các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như Nghị quyết của HĐND thành phố thuộc tỉnh; từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. 1.1.2.2. Đặc điểm giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Một là, về chủ thể giám sát Theo quy định tại Điều 57, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, giám sát của HĐND bao gồm “giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND” [27, tr. 44] Như vậy, chủ thể thực hiện hoạt động giám sát của HĐND theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 bao gồm: HĐND (một tập thể các đại biểu HĐND tại kỳ họp), Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; Luật giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, thì chủ thể giám sát bao gồm “Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân”[26, tr. 8] Như vậy, so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 mở rộng chủ thể tham gia giám sát khi quy định thêm Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND là chủ thể tham gia hoạt động giám sát của HĐND. Hai là, đối tượng giám sát Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng như Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đối tượng giám sát của HĐND rất phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và mọi công dân ở địa phương. Cụ thể gồm: 9 Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp; các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân và công dân ở địa phương. Ba là, nội dung giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Về nhiệm vụ quyền hạn của HĐND thành phố thuộc tỉnh bao trùm trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật; quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng chính quyền địa phương . Như vậy, nội dung giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. 1.2. Giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách NSNN là một phạm trù kinh tế và là một phạm trù lịch sử. Là phạm trù kinh tế nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong việc tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính tập trung quan trọng của quốc gia. Ngân sách nhà nước gắn liền với nhà nước và quyền lực nhà nước NSNN là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, được nhà nước sử dụng để động viên phân phối một bộ phận nguồn lực xã hội dưới dạng tiền tệ về cho nhà nước để đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà nhà nước phải gánh vác Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách năm 2017; Luật NSNN năm 2002 và cả Luật ngân sách nhà nước năm 1996, đều quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. [28,tr.10] Luật NSNN năm 2015 quy định hệ thống NSNN có 2 cấp, gồm “ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” [28, tr.13] 10 Như vậy, theo quy định hiện hành thì là Ngân sách địa phương “là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương” [28, tr.10] NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ để Nhà nước thực hiện kiểm soát và cân đối ngân sách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua NSNN các nguồn tài chính tập trung vào Nhà nước qua các hình thức: thu thuế, lệ phí, phísẽ được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở luật định. Theo quy định tại của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, quy định về thẩm quyền của HĐND thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực tài chính – Ngân sách như sau: - Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: + Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại, bảo đảm không thấp hơn dự toán thu NSNN được cấp trên giao; dự toán thu NSĐP, bao gồm các khoản thu NSĐP hưởng 100%, phần NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; dự toán chi NSĐP, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi NSĐP cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. + Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; + Tổng mức vay của NSĐP, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSĐP và vay để trả nợ gốc của NSĐP. - Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: + Tổng số; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách; dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; + Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu. - Phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. 11 - Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. - Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về Tài chính - Ngân sách của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. - Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN của ngân sách cấp mình; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng của địa phương được đầu tư từ nguồn vốn NSNN. HĐND có chức năng quyết định và giám sát đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách, HĐND thành phố thuộc tỉnh có chức năng quyết định và giám sát các hoạt động Tài chính - Ngân sách ở địa phương. Giám sát về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách của HĐND thành phố thuộc tỉnh là việc HĐND thành phố thuộc tỉnh thực hiện quyền giám sát đối với các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách đã được pháp luật và Nghị quyết của HĐND thành phố thuộc tỉnh quyết định trên cơ sở theo dõi, kiểm tra thông qua hệ thống thông tin, báo cáo để đánh giá về thực trạng ngân sách địa phương, việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách, cơ chế, phương thức quản lý, điều hành NSĐP một cách phù hợp và có hiệu quả Giám sát về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh có đặc điểm sau: Một là, giám sát Tài chính – Ngân sách của HĐND được thực hiện dựa vào quyền lực nhà nước đối với mọi lĩnh vực và hoạt động của các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Hai là, giám sát về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách của HĐND dựa trên cơ sở của Luật ngân sách nhà nước, các quy định liên quan và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước quy định. Ba là, giám sát về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách nhà nước của HĐND mang tính toàn diện, định hướng đối với những vấn đề về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước được cử tri quan tâm. Bốn là, giám sát về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách của HĐND nhằm phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quản lý và sử dụng ngân sách; xem xét và đánh giá về trách nhiệm pháp lý đối với những đối tượng bị giám sát; xem xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Tài chính – Ngân sách đối với sự phát triển Kinh tế -Xã hội của địa phương. 12 1.2.2. Mục đích giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách Thứ nhất, về nội dung, tìm hiểu xem liệu các quyết định dự toán ngân sách của HĐND có được thực hiện phù hợp với các mục tiêu được đề ra hay không. Thứ hai, về pháp lý, để chống lại sự độc đoán và không công bằng trong quản lý và sử dụng tài chính nhà nước. Thứ ba, về kinh tế, để chống lại sự lãng phí, sự gian dối và bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng ngân quỹ nhà nước. 1.2.3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực tài chính – ngân sách HĐND thành phố thuộc tỉnh thực hiện việc giám sát các hoạt động Tài chính – Ngân sách ở địa phương trên các nội dung sau: Thứ nhất, giám sát dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương của thành phố thuộc tỉnh: - Thẩm tra xem xét ngân sách địa phương có được xây dựng theo những căn cứ pháp lý theo quy định hay không - Thẩm tra và giám sát dự toán thu ngân sách địa phương - Thẩm tra và giám sát dự toán chi ngân sách địa phương Thứ hai, giám sát việc phân bổ ngân sách địa phương giữa các cấp chính quyền địa phương. Thứ ba, giám sát việc chấp hành ngân sách và điều hành ngân sách Thứ tư, Giám sát việc phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 1.2.4. Hình thức, phương pháp, quy trình giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách 1.2.4.1. Hình thức giám sát - Giám sát chung: xem xét các báo cáo và chất vấn tại các kỳ họp của HĐND và cuộc họp của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.. - Giám sát theo chuyên đề: là hình thức giám sát chuyên sâu về những chuyên đề cụ thể hoặc về những vấn đề nhạy cảm, bức xúc, có quan hệ đến đông đảo nhân dân - Giám sát đột xuất: HĐND thực hiện hình thức giám sát này khi có dấu hiệu quản lý và điều hành ngân sách nhà nước trái với Luật ngân sách nhà nước và vi phạm các chế độ, tiên chuẩn, định mức chi tiêu, hoặc có dấu hiệu tham nhũng, thất thoát 1.2.4.2. Phương pháp giám sát - Nghe, xem xét và thảo luận các báo cáo tài chính – ngân sách: - Chất vấn và trả lời chất vấn 13 - Tổ chức các đoàn giám sát chung và giám sát theo chuyên đề 1.2.4.3. Quy trình giám sát Quy trình giám sát của Hội đồng nhân dân cấp thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vựcTài chính – Ngân sách gồm 4 bước: - Bước 1: Chuẩn bị - Bước 2: Triển khai hoạt động - Bước 3: Kết luận và kiến nghị - Bước 4: Đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát 1.2.5. Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách. 1.2.5.1. Khái niệm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách Trong điều kiện hiện nay, xác định hiệu quả giám sát của một chủ thể cụ thể là việc làm không đơn giản cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đề cập đến vấn đề này PGS, TS Võ Khánh Vinh nhận định: “Xác định hiệu quả giám sát là một nhiệm vụ phức tạp và đầy khó khăn, các cơ quan thực tiễn thường xuyên thực hiện nghĩa vụ đó và đưa ra nhiều tài liệu phong phú cho tư duy lý luận về vấn đề hiệu quả giám sát” [39,tr.96] Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào [38]. Từ những sự phân tích nêu trên hiệu quả sát của HĐND nói chung và hiệu quả giám sát về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách được hiểu như sau: Hiệu quả giám sát của HĐND là hiệu lực thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát, đem lại kết quả phù hợp với mục đích giám sát, với những chi phí hợp lý về thời gian, trí lực, vật lực, nguồn lực lao động cho hoạt động giám sát. 1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách. Một là, tình hình kinh tế - xã hội sau khi có hoạt động giám sát so với trước khi có hoạt động giám sát. Hai là, mức độ đạt được mục đích yêu cầu giám sát. Ba là, Các kết quả đạt được do tác động của hoạt động giám sát. Bốn là, Kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra 1.3.Các bảo đảm giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực tài chính – ngân sách 14 Thứ nhất, các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thứ hai, xác định đúng vấn đề cần giám sát. Thứ ba, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác Thứ tư, dành thời gian thỏa đáng cho công tác giám sát Thứ năm, sử dụng ý kiến của các chuyên gia. Thứ sáu, năng lực bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Tiểu kết chương 1 Tài chính - Ngân sách là một trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước, của địa phương mà Hội đồng nhân dân có quyền và nghĩa vụ xem xét, quyết định và thực hiện quyền giám sát. HĐND với vị thế là cơ quan quyền lực của Nhà nước địa phương, người đại diện của dân, phải thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước ở địa phương; trong đó có hoạt động tài chính và việc chấp hành ngân sách. Thông qua hoạt động giám sát kinh tế, Tài chính-Ngân sách để xem xét, đánh giá việc tuân thủ luật pháp kinh tế, tài chính, tính hiệu quả, tính thực tiễn của các chủ trương, giải pháp, các chính sách kinh tế, tài chính - tiền tệ trong đời sống kinh tế, xã hội; tình hình chấp hành nghị quyết của HĐND, tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật ngân sách vì một nền kinh tế, nền tài chính lành mạnh. Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI VỀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh- quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: Là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị- kinh tế, văn hóa- xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của thành phố. 15 2.1.3. Về cơ cấu, chất lượng và tổ chức bộ máy HĐND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 2.1.3.1. Về cơ cấu, chất lượng và tổ chức bộ máy HĐND thành phố Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2011-2016. - Số lượng đại biểu HĐND thành phố, khóa X, nhiệm kỳ 2011-2016 có 38 đại biểu: Trong đó, Đại biểu tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố là 19/38 đại biểu, chiếm tỷ lệ 50%. - Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ 01 chiếm 2,6%, thạc sỹ là 02 chiếm 5,26%, đại học là 30 đại biểu chiếm 79%, cao đẳng là 01 đại biểu chiếm 2,6 %; trung cấp 04 đại biểu, chiếm tỷ lệ 10%. - Trình độ lý luận chính trị: có 19 đại biểu có trình độ cử nhân, cao cấp chiếm 50 %; có 15 đại biểu có trình độ trung cấp chiếm 39,47% 2.1.3.2. Về cơ cấu, chất lượng và tổ chức bộ máy HĐND thành phố Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2016-2021. HĐND thành phố Quảng Ngãi, khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021 được bầu đầu nhiệm kỳ là 40 đại biểu. Cơ cấu, thành phần đầu nhiệm kỳ: Đại biểu Nam là 30 đại biểu, chiếm tỷ lệ 75%; đại biểu nữ là 10 đại biểu chiếm tỷ lệ 25%; ngoài đảng 02 đại biểu chiếm tỷ lệ 5%; tôn giáo 01 đại biểu chiếm tỷ lệ 2,5% . Khối chính quyền 12 đại biểu, chiếm tỷ lệ 30%, khối đảng 16 đại biểu chiếm tỷ lệ 40%; khối dân vận, mặt trận, đoàn thể 6 đại biểu, chiếm tỷ lệ 15%; khối nội chính 03 đại biểu, chiếm tỷ lệ 7,5%, lĩnh vực khác 02 đại biểu, chiếm tỷ lệ 5%. 2.2. Tình hình giám sát của Hột đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách 2.2.1. Giám sát của Hột đồng nhân dân tại kỳ họp 2.2.1.1. Xem xét báo cáo, tờ trình của Uỷ ban nhân dân thành phố - Thực hiện nhiệm vụ theo luật đinh, trên cơ sở cuộc họp liên tịch giữa Thường trực HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố, UBND thành phố đã tổ chức các cuộc họp, ban hành văn bản đôn đốc, nhắc nhở các phòng, ban khẩn trương xây dựng, kịp thời gửi đến Thường trực HĐND thành phố các báo cáo, đề án, tờ trình phục vụ thẩm tra. - Trong nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND thành phố đã xem xét 62 báo cáo, 61 tờ trình, 12 đề án của UBND thành phố trình tại các kỳ họp. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND thành phố đã xem xét 44 báo cáo, 44 tờ trình, 14 đề án của UBND thành phố trình tại các kỳ họp. Trên cơ sở phân công của Thường trực HĐND, Ban Kinh tế - Xã hội đã chủ động nắm bắt thông tin phục vụ công tác thẩm tra; đề nghị UBND thành phố và các cơ quan liên quan gửi báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết và các tài liệu cần thiết có liên quan đến các nội dung về quyết định 16 ngân sách để phục vụ cho việc chuẩn bị và họp thẩm tra chính thức theo quy định 2.2.1.2. Về hoạt động chất vấn Trong nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021 đại biểu HĐND thành phố đã có 140 ý kiến chất vấn tại kỳ họp về tất cả các vấn đề phát triển kinh tế -xã hội của thành phố, riêng về lĩnh vực tài chính – ngân sách có 60 lược ý kiến chất vấn ( nhiệm kỳ 2011-2016 có 42 lượt ý kiến chất vấn và giữa nhiệm kỳ 2016-2021 có 18 lượt ý kiến) Trong quản lý điều hành thu – chi ngân sách và quản lý tài chính ngân sách số lượng và chất lượng chất vấn của đại biểu HĐND thành phố tại các kỳ họp ngày càng nhiều và có chiều sâu. Đa số các nội dung chất vấn đều được UBND thành phố, Phòng Tài chính – Kế hoạch trả lời nghiêm túc bằng văn bản, giải trình được các ý kiến chất vấn của đại biểu 2.2.1.3. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu -Tại kỳ họp thứ 7 – HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021 (tháng 7/2013), HĐND thành phố đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 11 người giữ chức vụ do HĐND thành phố bầu; : “Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND, Trưởng các Ban HĐND thành phố; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các Ủy viên UBND thành phố”. Kết quả có 08 người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao, 03 người có dưới 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao, không có người nào có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp.[13] - Tại kỳ họp thứ 12 – HĐND thành phố HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2011-2016 (tháng 12/2014), HĐND thành phố đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 11 người giữ chức vụ do HĐND thành phố bầu; kết quả có 11 người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao,không có người nào có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp. [13] 2.2.2. Hoạt động giám sát giữa các kỳ họp, giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố - Hoạt động giám sát thường xuyên: Trong nhiệm kỳ, Thường trực, các Ban HĐND thành phố được thực hiện luôn chú trọng giám sát thường xuyên hoạt động của UBND thành phố, các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố. - Hoạt động giám sát chuyên đề: Thực hiện chương trình giám sát hàng năm đã được HĐND thành phố phê chuẩn: Trong nhiệm kỳ 2011- 17 2016 Thường trực HĐND, các Ban HĐND thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức hoàn thành kế hoạch theo chương trình đề ra. HĐND thành phố đã tiến hành tổ chức 50 cuộc giám sát, kiến nghị 347 ý kiến, tỷ lệ giải quyết đạt 83,28 %, Trong nhiệm kỳ 2016-2021 của HĐND thành phố khóa XI, từ năm 2016 đến ngày 31/7/2018 đã tổ chức được 28 Đoàn giám sát, tổng số kiến nghị của các đoàn giám sát là kiến ngh 160, số kiến nghị đã được giải quyết là 102 kiến nghị. Ngoài thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề, giữa hai kỳ họp Thường trực HĐND thành phố đã giải quyết 65 nội dung phát sinh theo đề nghị của UBND thành phố về lĩnh vực tài chính - ngân sách. 2.3. Đánh giá chung về giám sát của Hội đồng nhân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về lĩnh vực Tài chính - Ngân sách 2.3.1. Kết quả Một là, Trước hết phải khẳng định rằng trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hai là, mức độ đạt được mục đích, yêu cầu giám sát: bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong xác định đối tượng, phạm vi, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát; phát huy vai trò của giám sát, góp phần nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, Ba là, kết quả đạt được do tác động của hoạt động giám sát: Sau mỗi cuộc giám sát, HĐND đưa ra những ưu điểm, hạn chế tồn tại, các sai phạm, yếu kém và đưa ra các kiến nghị, đề nghị các đối tượng được giám sát và các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, Việc xét duyệt, quyết định ngân sách của HĐND thành phố trong thời gian qua còn mang tính hình thức, chưa có thực quyền, quyết định lại các chỉ tiêu của tỉnh phân bổ. Thứ hai, về công tác thẩm tra và chuẩn bị các nội dung liên quan để phục vụ cho kỳ họp HĐND thành phố còn hạn chế, chưa đảm bảo theo quy định Thứ ba, hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp chưa đáp ứng được yêu cầu - Về hoạt động giám sát thường kỳ: Hầu hết các đại biểu HĐND chưa thật sự chú trọng đến việc giám sát thường kỳ, chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giám sát việc triển khai các Nghị quyết của HĐND thành phố đã ban hành đặc biệt là Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách, Nghị quyết 18 về kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm để qua đó phát hiện những tồn tại, kiến nghị với UBND thành phố để kịp thời thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của HĐND thành phố đã ban hành. - Hoạt động giám sát chuyên đề: + Về lĩnh vực tài chính – Ngân sách thì hoạt động giám sát chủ yếu được thực hiện bởi các Đoàn giám sát của Thường trực HĐND và Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố hiện nay chưa thực hiện và phát huy vai trò của chủ thể giám s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giam_sat_hoi_dong_nhan_dan_thanh_pho_quang.pdf
Tài liệu liên quan