Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh MTV cảng Chu Lai Trường Hải

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM.

3.1.1. Về nhận thức kế toán trách nhiệm.

Với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng

như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thì đòi hỏi sự quy mô và

chuyên nghiệp của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán trách

nhiệm sẽ đóng vai trò là một kênh thông tin kế toán quan trọng giúp

nhà quản trị tiếp cận tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhận

định được vai trò, vị trí và tiềm năng của nhà quản trị trong doanh

nghiệp cũng như tính hữu hiệu hệ thống tổ chức quản lý.

Việc nhận thức đúng và đầy đủ khái niệm của kế toán trách

nhiệm là tiền đề của việc định hướng hoàn thiện kế toán trách nhiệm

trong côn

3.1.2. Về phân cấp quản lý trong Công ty.

Việc phân cấp quản lý rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ là việc

đầu tiên khi xây dựng kế toán trách nhiệm trong công ty. Việc phân

cấp cho các cá nhân, bộ phận sẽ được thực hiện sẽ được thực hiện

thông qua sự ủy quyền, sự tự chịu trách nhiệm về công việc được

chuyển giao thông qua quy định, quy chế, và kế hoach.

3.1.3. Về tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trách nhiệm sẽ được gắn kết trực tiếp với bộ máy kế

toán, nên việc tổ chức bộ máy kế toán có sự ảnh hưởng không nhỏ

đối với kế toán trách nhiệm

pdf25 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh MTV cảng Chu Lai Trường Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu, kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. 3 Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải. Chương 3: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Tổng hợp và phân tích thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải qua đó có những định hướng tổ chức kế toán trách nhiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản trị. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có nhiều đề tài, cũng như bài báo nghiên cứu liên qua đến đề tài kế toán trách nhiệm, như một số đề tài sau: Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2014) “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế” của tác giả: Dương Thị Ngọc Ánh. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2015)“ ế toán trách nhiệm tại Công ty CPT Dược- m Ngọc Linh Quảng Nam” của tác giả: Phan Thị Bích Phương. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012) “Kế toán trách nhiệm tại Viễn Thông Quảng Bình” của tác giả: Nguyễn Thanh Hưng. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong tổ chức đó có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt trong phạm vi quản lý của mình. 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm - Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp. - Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa được các công việc của từng trung t m để thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. - Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp. 1.1.3. Bản chất của kế toán trách nhiệm Bản chất của kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình. 1.1.4. Mục đích của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Mục đích của kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường qua đó đánh giá trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu chung của toàn tổ chức, mỗi bộ 5 phận phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu riêng lẽ do nhà quản trị cấp cao đã ph n quyền cho bộ phận mình. Việc đánh giá thường dựa trên hai tiêu chí đó là tính hiệu quả và tính hiệu năng 1.1.5. Phân loại kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm được chia thành ba loại dựa trên các yếu tố của kế toán trách nhiệm là: Kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động và kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược. 1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý Phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự ph n định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn. 1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý Sự phân cấp quản lý giúp nhà quản trị ở các cấp có sự độc lập trong điều hành công việc của mình, phát huy kỹ năng, n ng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý, thúc đ y họ phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bộ phận. 1.2.3. Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức có phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn bộ tổ chức. Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. Trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm dẫn đến nhu cầu về thiết lập các trung tâm trách nhiệm gắn liền với chức 6 năng, nhiệm vụ cụ thể, diễn ra quá trình đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý hàng kỳ. Có 02 loại 1.2.3. tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm là tác động tích cực và tác động tiêu cực. 1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một đơn vị hay bộ phận chức năng trong tổ chức mà kết quả của nó được gắn với trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao cho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điều hành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả đạt được của trung tâm. 1.3.2. Phân loại trung tâm trách nhiệm Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu Trung tâm lợi nhuận Trung t m đầu tư 1.3.3. Thiết lập hệ thống áo cáo thành quả trong kế toán trách nhiệm Báo cáo trách nhiệm của trung t m chi phí Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Báo cáo trách nhiệm của trung t m đầu tư 1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm Dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 7 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã tập trung giới thiệu tổng quát một số đặc điểm của kế toán trách nhiệm, xác định nội dung của kế toán trách nhiệm như: Cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm, phân cấp quản lý, xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm liên quan. Đ y là cơ sở lý luận để làm cơ sở trong việc ph n tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Chu Lai Trường Hải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cảng Chu Lai Trƣờng Hải Tiền thân của Cảng Chu Lai- Trường Hải là Cảng Tam Hiệp. Cảng Tam Hiệp nằm trong hệ thống cảng Tam Giang, Tam Quang thuộc khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích của dự án là 246 hécta, trong đó diện tích cảng và kho bãi là 109 hecta, khu hậu cần và dịch vụ 137 hecta 2.1.2. Vai trò, vị trí của Cảng Chu Lai Trƣờng Hải Với định hướng chiến lược là trở thành cảng hàng hóa tổng hợp theo các phân khu chuyên biệt, vừa đáp ứng chiến lược phát triển của Thaco, đồng thời hỗ trợ các nhà đầu tư vào CN cơ khí ô tô và Khu KTM Chu Lai, Cảng được đầu tư x y dựng theo mô hình cảng hiện đại phù hợp với chiến lược phát triển của ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, hóa dầu, và các dịch vụ khác. Cảng có kết cấu bến liền bờ, được xây dựng bằng công nghệ cừ larsen tiên tiến rất phổ biến tại các quốc gia trên thế giới như Hồng ông, Đài Loan, ingapore 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty TNHH cảng Chu Lai Trƣờng Hải Đặc điểm hoạt động kinh doanh Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH TV Cảng Chu Lai - Trường Hải không chỉ góp phần giảm thiểu chi phí giao nhận - vận chuyển cho THACO mà còn cung cấp các dịch vụ logistics trọn gói 9 thuận tiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng giảm chi phí vận chuyển, gia tăng lợi thế cạnh tranh Tổ chức quản lý Tại Công ty TNHH cảng Chu Lai Trường Hải đứng đầu là ban Giám đốc, và các phòng ban trực thuộc. Các phòng ban này chịu sự lãnh đạo trực tiếp giám đốc về tổ chức, cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ. ( ơ đồ 2.1. ơ đồ tổ chức bộ máy công ty) 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Cảng Chu Lai Trƣờng Hải Để phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển thì công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung như sau: Đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp theo có các kế toán phụ trách Kế toán chi phí quản lý, Kế toán chi phí sản xuất, Kế toán giá thành, Kế toán ngân hàng. 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI 2.2.1. Phân cấp quản lý tại Công ty Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gồm ba cấp quản lý chính là Quản lý cấp cao, Quản lý trung gian, Quản lý cấp cơ sở. Tùy theo các đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của công việc ở mỗi bộ phận, nhà quản trị bộ phận đó sẽ được giao quyền hạn và trách nhiệm tương ứng, phù hợp đề đảm bảo hoàn thành các công việc được tổ chức phân công. 2.2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Từ các giới hạn và phạm vi về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nhà quản trị ở mỗi cấp nêu trên đã thể hiện Công ty có sự phân cấp quản lý và xác lập các trung tâm trách nhiệm 10 a. Trung tâm chi phí Qua thực tế số liệu chi phí thực tế cho thấy Công ty đánh giá thành quả của từng bộ phận thông qua sự đánh giá chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch mà vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân chênh lệch do sự biến đổi giá nhiên liệu hay là do khả năng thực hiện công việc của từng bộ phận, hoặc một phần ảnh hưởng thời tiết gây ảnh hưởng tới khả năng xếp dỡ của công nhân, làm thời gian xếp dỡ tăng thêm gây thêm chi phí thiệt hại, về việc chi phí nhân công thì hiện tại Công ty chấm công theo ca, việc tính ca cũng phụ thuộc vào việc báo lại của nhân viên chứ cũng chưa có thực sự ứng dụng những công nghệ 4.0 như là sử dụng dấu vân tay, hay phần mềm chấm công, nên việc chấm công cũng chỉ có tính tương đối. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, phần lớn là định phí chiếm tỷ trọng lớn, còn biến phí chỉ là phần nhỏ không trọng yếu vì vậy về phí này tương đối được thống kê đầy đủ. b. Trung tâm doanh thu Từ báo cáo dự toán và báo cáo kế hoạch sản lượng có thể thấy sản lượng thực hiện tăng so với doanh thu. Báo cáo phân tích tình hình thực hiên doanh thu do kế toán doanh thu lập sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về việc hoàn thành kế hoạch doanh thu được giao và mức biến động doanh thu giữa thực hiện và kế hoạch. Dưới góc độ chi tiết cho từng loại dịch vụ thì các loại dịch vụ đã hoàn thành kế hoạch được giao. Qua đó, giám đốc cũng sẽ đánh giá được trung tâm doanh thu đã hoạt động như thế nào, cũng như là thành quả của cán bộ quản lý trung tâm doanh thu. c. Trung tâm lợi nhuận Từ các báo cáo chi phí được lập bởi kế toán giá thành và báo cáo doanh thu được lập bởi kế toán doanh thu, kế toán tổng hợp sẽ 11 lập kế hoạch lợi nhuận và trình lên giám đốc. Mặc dù bộ phận kế toán của công ty lập dự toán và báo cáo thực hiện lợi nhuận nhưng chưa có đánh giá về thành quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận và chưa chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi giữa dự toán lợi nhuận và thực hiện, để từ đó đưa ra những biện pháp xử lý cho các năm tiếp theo. d. Trung tâm đầu tư. Quản lý trung t m đầu tư sẽ là Ban giám đốc. Tại trung tâm này, Ban giám đốc, đại diện là giám đốc có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong việc sử dụng vốn đầu tư thiết bị, máy móc, xây dưng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống kho bãi có giá trị lớn và chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh cũng như quyết định chính sách, chiến lược của toàn Công ty. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI. 2.3.1. Ƣu điểm Kế toán trách nhiêm được phân chia thành từng trung tâm, có từng loại báo cáo riêng và phục vụ cho những phòng ban cụ thể. Các bộ phận đều có công tác lập kế hoạch, dự toán một cách đồng bộ và nhất quán, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.3.2. Hạn chế Công tác phân cấp quản lý: Tuy việc phân cấp quản lý rõ ràng và phù hợp nhưng chưa hình thành nên các trung t m trách nhiệm riêng biệt cho từng bộ phận (trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư). Công tác lập kế hoạch: Công tác lập kế hoạch mang tính chất chung, theo quy định, chưa đi vào cụ thể, chi tiết trong từng hạng 12 mục, từng bộ phận đảm nhận... nên chưa đóng góp vào công tác đánh giá hiệu quả của công ty. Công tác kế toán: Công tác kế toán chủ yêu vẫn tập trung nhiều vào kế toán tài chính, nên chưa có sự quan t m đúng mực đối với kế toán quản trị, cụ thể là kế toán trách nhiệm. Báo cáo chỉ mang tính tổng hợp. Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán nội bộ- biểu hiện của kế toán trách nhiệm chưa được tổ chức một cách đầy đủ. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa rõ ràng. Việc xác định các trung tâm trách nhiệm có thực hiện nhưng chưa rõ ràng và hợp lý nên công tác kế toán trách nhiệm chưa đạt được hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá trung t m trách nhiệm chưa cụ thể. Các báo cáo trách nhiệm được lập nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chưa đánh giá được trách nhiệm của từng bộ phận. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Từ thực trạng như đã đề cập về kế toán trách nhiệm tại Công ty, có thể thấy một số ưu điểm như: cấp bậc quản lý được phân chia rõ ràng, các chỉ tiêu được đưa ra cụ thể để đánh giá kết quả cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong Công ty. Tuy nhiên, hiện tại kế toán trách nhiệm của Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Các chỉ tiêu chưa được phân giao rõ ràng cho các nhà quản lý và các bộ phận, dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá và đo lường chỉ mới ở mức so sánh sự chênh lệch, quy mô, chưa thể hiện được hiệu suất, chính vì vậ cần phải bổ sung các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại Công ty. 13 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM. 3.1.1. Về nhận thức kế toán trách nhiệm. Với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thì đòi hỏi sự quy mô và chuyên nghiệp của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán trách nhiệm sẽ đóng vai trò là một kênh thông tin kế toán quan trọng giúp nhà quản trị tiếp cận tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhận định được vai trò, vị trí và tiềm năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng như tính hữu hiệu hệ thống tổ chức quản lý. Việc nhận thức đúng và đầy đủ khái niệm của kế toán trách nhiệm là tiền đề của việc định hướng hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong côn 3.1.2. Về phân cấp quản lý trong Công ty. Việc phân cấp quản lý rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ là việc đầu tiên khi xây dựng kế toán trách nhiệm trong công ty. Việc phân cấp cho các cá nhân, bộ phận sẽ được thực hiện sẽ được thực hiện thông qua sự ủy quyền, sự tự chịu trách nhiệm về công việc được chuyển giao thông qua quy định, quy chế, và kế hoach. 3.1.3. Về tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trách nhiệm sẽ được gắn kết trực tiếp với bộ máy kế toán, nên việc tổ chức bộ máy kế toán có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với kế toán trách nhiệm 3.1.4. Về sự phù hợp giữa kế toán trách nhiệm với đặc điểm của công ty 14 Mỗi doanh nghiệp có mỗi cơ cấu tổ chức riêng, đòi hỏi trình độ quản lý nhất định. Chính vì vậy, việc xây dựng, đánh giá, hoàn thiện kế toán trách nhiệm phải phù hợp với đặc thù của mỗi công ty để mang lại tính hữu hiệu. Ngoài ra, cần phải có sự hòa hợp giữa kế toán trách nhiệm với cơ sở vật chất, phương tiện xử lý thông tin của kế toán. Nhờ sự linh hoạt ứng dụng phù hợp như vậy thì kế toán trách nhiệm mới phát huy đươc vai trò của nó trong đơn vị. 3.2. NHỮNG NỘI DUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƢỜNG HẢI 3.2.1.Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Cảng Chu Lai Trƣờng Hải. a. Xác định trung tâm trách nhiệm Để việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty thì việc xác định trung tâm trách nhiệm rất quan trọng. Dựa theo mô hình quản lý của công ty, có thể tổ chức trung tâm trách nhiệm theo các cấp như sau: Cấp 1: Bãi cảng  Trung tâm chi phí Cấp 2: Phòng kinh doanh  Trung tâm doanh thu Cấp 3: Ban giám đốc  Trung t m đầu tư và lợi nhuận b. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm trách nhiệm Trung tâm chi phí: + Mục tiêu: Giảm thiểu chi phí thông qua việc kiểm soát chi phí chặt chẽ. Tăng tính tự chịu trách nhiệm về chi phí. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn chi phí phát sinh. + Nhiệm vụ:Theo dõi và quản lý vật tư, nh n công của từng bộ phận. 15 Trung tâm doanh thu: + Mục tiêu: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu doanh thu theo kế hoạch. + Nhiệm vụ: Điều chỉnh số dư nợ của khách hàng ở mức cho phép, điều hành và chịu trách nhiệm về doanh thu trong phạm vi quản lý của mình. Trung t m đầu tư và lợi nhuận + Mục tiêu: Đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả, tỷ lệ hoàn vốn và sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao. Đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận. + Nhiệm vụ: Đánh giá hiệu quả đầu tư từng lĩnh vực hoạt động, thực hiện biện pháp cải thiện tỷ lệ hoàn vốn đầu tư c. Lợi ích đạt được từ việc xác định các trung tâm trách nhiệm và mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm trách nhiệm Phục vụ cho việc quản lý, kiểm soát Phân bổ nguồn lực hợp lý Đánh giá được người quản lý của mỗi bộ phận Khả năng đạt được mục tiêu chung của Công ty cao hơn 3.2.2. Phân loại chi phí nhằm phục vụ cho kế toán trách nhiệm của công ty. a. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát Khoản chi phí được kiểm soát hay không là tùy thuộc vào quyền quyết định của nhà quản lý đối với sự phát sinh của khoản chi phí này. Tất cả các khoản chi phí phát sinh thuộc bộ phận quản lý đều thông qua sự phê duyệt của trưởng bộ phận đó. Do đó, các chi phí này là kiểm soát được và thuộc trách nhiệm của trưởng bộ phận. 16 b. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí Stt Khoản mục chi phí Biến phí Định phí Thuyết minh 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp x Chi phí xăng, d ầu, biến đổi tỷ lệ thuận với năng suất hoạt động của Cảng nên mục này là biến phí 2 Chi phí vật liệu phụ x Nhớt thủy lực biến động tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất. 3 Chi phí điện phục vụ sản xuất x Chi phí điện được tách riêng biệt theo mục đích sử dụng gồm: điện sản xuất và điện dùng cho văn phòng. Điện sản xuất chiếm khoảng 90% chi phí điện hàng tháng của công ty, biến đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất của công ty 4 Chi phí bán hàng x Biến phí theo từng loại dịch vụ 5 Chi phí vận chuyển x Chi phí vận chuyển phụ thuộc kế hoạch sản xuất của khách hàng (giao hàng từ Cảng lên các nhà máy của khách hàng) 6 Chi phí công nhân trực tiếp x Áp dụng việc trả lương theo ca đối với công nhân. Do vậy, khoản mục chi phí này biển đổi tỷ lệ thuận với sản lượng sản phẩm. 7 Chi phí tiền lương nh n viên văn phòng, quản lý x Áp dụng chính sách trả lương tháng cố định. Việc tuyển dụng nhân sự ở các vị trí này ít biến động. Các khoảng trích theo lương như BHYT, BHTN, BHXH và PCĐ thường ít thay đổi. 17 Stt Khoản mục chi phí Biến phí Định phí Thuyết minh 8 Chi phí khấu hao T CĐ x Việc đầu tư máy móc thiết bị, T CĐ khá ổn định 9 Chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị x Sửa chữa, bảo trì máy móc được thực hiện định kỳ, khá ổn định trong điều kiện hoạt động bình thường. 10 Chi phí điện phục vụ khối văn phòng x Chi phí điện văn phòng được theo dõi riêng, tương đối ổn định. 11 Chi phí bảo hiểm x Chi phí bảo hiểm cháy nổ, hàng trong kho ngoại quan, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... được mua theo hợp đồng bảo hiểm hằng năm với mức phí cố định theo từng hợp đồng cụ thể. 12 Chi phí viễn thông x Gồm chi phí internet, chi phí điện thoại. Chi phí internet được ký hợp đồng theo cước cố định hàng tháng, chi phí điện thoại gồm phần thuê bao cố định và phát sinh.Nhìn chung ít biến động, tương đối ổn định giữa các tháng 13 Chi phí tiếp khách x Không có quan hệ với mức độ hoạt động sản xuất nên tương đối ổn định 14 Chi phí văn phòng phẩm x Chi phí văn phòng phẩm tương đối ổn đinh, không phụ thuộc mức độ hoạt động sản xuất. 15 Chi phí marketing x Chi phí này thường được duyệt từ đầu năm nên khá ổn định, ít biến động 16 Công tác phí x Chi phí phát sinh như ăn ở, đi lại, phụ cấp ít biến động, tương đối ổn định. 18 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin dự toán theo các trung tâm trách nhiệm hiện tại công tác lập dự toán của Công ty mới ở mức đối phó, mang tính chất nhận xét sự chênh lệch giữa dự toán và thực hiện, chưa đưa ra được nguyên nhân và giải pháp. Theo tác giả đề xuất, không chỉ mỗi bộ phận đảm nhận việc lập dự toán theo trách nhiệm của mình, mà các bộ phận phải biết kết hợp với các bộ phận khác để có thể kết hợp nhiều thông tin để việc lập dự toán thêm chính xác và khả thi. Việc lập dự toán bao gồm dự toán sản lượng hàng hóa (trưởng bộ phận kế hoạch thiết lập), dự toán chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung) (trưởng bộ phận kế toán thiết lập) và dự toán kết quả kinh doanh (trưởng bộ phận kinh doanh thiết lập), được lập như sau: a. Dự toán sản lượng hàng hóa: Dự toán sẽ được lập theo từng năm, chia ra từng quý để tiện theo dõi và điều chỉnh. Bộ phận kế hoạch lập dự toán dựa trên các thông tin sau: Kết quả nghiên cứu thị trường của bộ phận kinh doanh, có sự thông qua của Ban lãnh đạo. Tình hình thực hiện sản lượng của các kỳ trước, lấy số liệu từ bộ phận kế toán. Dự tính tăng trưởng hàng năm: tham khảo ý kiến ban lãnh đạo. Khả năng thực hiện dự toán: nhân lực, tài chính... b. Dự toán chi phí: + Dự toán chi phí nguyên vật liệu: Từ dự toán sản lượng hàng hóa, bộ phận kế hoạch chuyển thông tin sang bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán dựa vào định mức 19 nguyên vật liệu sẽ đưa ra dự toán chi phí trong kỳ. + Dự toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm có biến phí, định phí, và chi phí hỗn hợp. 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý chi phí sản xuất ở các trung tâm chi phí. a. Xây dựng bộ mã hệ thống dữ liệu quản lý chi phí sản xuất Bảng mã trung tâm chi phí MS TTCP Trung tâm chi phí SX DD Phòng điều độ SX KB Kho bãi DV VP Văn phòng DV BV Bảo vệ Bảng mã số loại chi phí MS CP Loại chi phí 62111 Chi phí vật liệu 62112 Chi phí nhiên liệu 62220 Chi phí nhân công trực tiếp 62711-62712 Chi phí lương nh n viên, quản lý 62721-62722 Chi phí vật liệu 62742 Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, T CĐ 62751 Chi phí sửa chữa thường xuyên 62771-62773 Chi phí điện, nước, thông tin 62781-62789 Chi phí bằng tiền khác 20 b. Thiết kế bảng nhập số liệu Trên cơ sở bộ mã hệ thống dữ liệu quản lý sản xuất được thiết lập ở trên, bước tiếp theo là xây dựng bảng nhập số liệu về các loại chi phí phát sinh trong kỳ và mã hóa nội dung phát sinh. c. Thiết kế bảng tổng hợp chi phí theo yêu cầu quản lý. Dựa vào bộ mã hệ thống dữ liệu và bảng nhập số liêu thì ta sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí theo yêu cầu quản lý với mục đích quản lý hiệu quả, tiết kiệm thời gian. 3.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm a. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí Trung tâm chi phí bao gồm trung tâm chi phí tùy ý và và trung tâm chi phí thiết kế. Mỗi loại trung tâm có những mẫu biểu báo cáo riêng phù hợp với thành quả hoạt động của trung tâm chi phí tại Công ty. - Trung tâm chi phí tùy ý: Dựa vào bản phân tích biến động chi phí ta thấy thực tế của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp vượt mức dự toán, nhưng chi phí sản xuất chung thì ngược lại. Qua việc phân tích này, Công ty có thể đánh giá trách nhiệm của các bộ phận và các cá nhân liên quan, tìm hiểu được nguyên nhân của biến động chi phí để có thể khắc phục kịp thời. - Trung tâm chi phí thiết kế: Là báo cáo thành quả tại trung t m chi phí dưới dạng báo cáo tình hình thực hiện chi phí. Thông qua báo cáo này ta có thể thấy tình hình biến động của các loại chi phí và có đánh giá chênh lệch của các loại chi phí này. 21 b. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu Để đánh giá được hoạt động của trung tâm doanh thu, ngoài phần đánh giá về mặt giá trị doanh thu như đã nêu ở phần thưc trang, Công ty nên tổ chức đánh giá chi tiết hơn về những chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế. Ngoài ra, nhằm mục đích kiểm soát doanh thu thì công ty cần thiết lập doanh thu riêng biệt theo từng bộ phận. Kế toán trách nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoan_thien_ke_toan_trach_nhiem_tai_cong_ty.pdf
Tài liệu liên quan