Sau khi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được đưa vào hoạt
động, Quận Thanh Xuân cũng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền đến
người dân tại các phường trên địa bàn quận, thông qua cuộc thi tìm
hiểu, tờ áp phích, đối thoại với người dân về cải cách thủ tục hành
chính để lắng nghe và lấy ý kiến người dân góp phần nâng cao chất
lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Nhưng vẫn chỉ mang tính
hình thức, giới hạn trong khuôn khổ. Tích cực tuyên truyền, phổ biến
sâu hơn nữa về lĩnh vực Tư pháp thông qua dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và
phương hướng phấn đấu cho những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3
1.1.Cơ sở lý luận đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
1.1.1.Những khái niệm của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Dịch vụ công
Có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ công, song chúng đều
có tính chất chung là phục vụ cho nhu cầu và lợi ích thiết yếu của xã
hội. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản,
thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu
trách nhiệm trước xã hội, nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã
hội. Các đặc trưng của dịch vụ công và Nhà nước thực hiện xã hội
hóa dịch vụ công được trình bày cụ thể trong bài luận văn.
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Là hệ thống giao dịch điện tử đối với các thủ tục hành chính
giữa tổ chức, công dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
Dịch vụ công trực tuyến
Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan
hành chính nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, công dân thông
qua môi trường mạng Internet.
Theo Thông tư số 32/2017 TT-BTTTT ngày 15/11/2017, dịch
vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ:
* Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 phải cung cấp đầy đủ các
thông tin cơ bản theo 11 mục tại khoản 1,Điều 5,Chương II của
Thông tư số 32/2017TT-BTTTT ngày15/11/2017, được quy định,
trình bày chi tiết trong bài luận văn.
* Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:
6
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu theo 3 mục tại khoản 2, Điều 5, Chương II của Thông tư số
32/2017TT-BTTTT ngày 15/11/2017, được quy định, trình bày chi
tiết trong bài luận văn.
* Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu theo 5 mục tại khoản 3, Điều 5, Chương II của Thông tư số
32/2017TT-BTTTT, ngày 15/11/2017, được quy định, trình bày chi
tiết trong bài luận văn.
* Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu theo 3 mục tại khoản 4,Điều 5, Chương II của Thông tư số
32/2017 TT – BTTTT ngày 15/11/2017, được quy định, trình bày chi
tiết trong bài luận văn.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư
số32/2017 TT-BTT TT ngày 15/11/2017, dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 là dịch vụ công trực tuyến đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ
công trực tuyến mức độ 2; các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp
đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng thực
hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan
(nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến
tới cơ quan cung cấp dịch vụ. Hồ sơ hành chính điện tử được sắp
xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công
trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng hợp,
kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên
quan, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ
được thực hiện trên môi trường mạng.
- Cổng dịch vụ công trực tuyến
7
Theo khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 32/ 2017/TT- BTTTT
ngày 15/11/2017, cổng dịch vụ công trực tuyến là điểm truy cập
thống nhất tới các dịch vụ công trực tuyến của Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người sử dụng
Theo khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 32/2017/TT- BTTTT
ngày 15/11/2017, người sử dụng là các tổ chức, cá nhân sử dụng
cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến để khai thác thông
tin, thực hiện các dịch vụ nhu cầu của mình.
- Cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Theo khoản 4, Điều 3 của Thông tư số 32/ 2017/TT- BTTTT
ngày 15/11/2017, cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến là cơ
quan tiếp nhận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người sử
dụng (sau đây gọi tắt là cơ quan cung cấp dịch vụ)
- Biểu mẫu điện tử
Điều 3 của Thông tư số 32/ 2017/TT- BTTTT ngày 15/11/2017,
biểu mẫu điện tử có hai loại đó là Biểu mẫu điện tử tương tác và biểu
mẫu điện tử không tương tác.
Khoản 7 điều 3 của Thông tư số 32/2017TT-BTTTT ngày
15/11/2017, Biểu mẫu điện tử không tương tác là biểu mẫu của thủ
tục hành chính ( mẫu đơn, mẫu tờ khai) được định dạng và lưu trữ
dưới dạng tệp tin điện tử tải về và điền thông tin.
Khoản 8 điều 3 của Thông tư số 32/2017TT-BTTTT ngày
15/11/2017.
Biểu mẫu điện tử tương tác là biểu mẫu hồ sơ của thủ tục hành
chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính ( thông thường
dưới dạng ứng dụng trên web) để người sử dụng cung cấp, trao đổi
dữ liệu với ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. Phải bao gồm tối
8
thiểu các trường thông tin quy định tại biểu mẫu của thủ tục hành
chính ( mẫu đơn, mẫu tờ khai) .
- Xác thực người sử dụng
Theo khoản 9, Điều 3 của Thông tư số 32/ 2017/TT- BTTTT
ngày 15/11/2017, xác thực người sử dụng là quy trình thiết lập sự tin
tưởng đối với danh tính người sử dụng khi truy cập và sử dụng hệ
thống thông tin.
- Thiết bị di động
Theo khoản 10, Điều 3 của Thông tư số 32/ 2017/TT- BTTTT
ngày 15/11/2017, thiết bị di động là các thiết bị kết nối mạng không
dây có cài đặt phần mềm ứng dụng, dễ dàng mang theo và sử dụng
trong nhiều môi trường. Các thiết bị này bao gồm: các thiết bị nhỏ ( như
điện thoại thông minh) , các thiết bị lớn hơn (như máy tính bảng ).
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Đặc điểm của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh gọn,tiết kiệm chi phí; công
khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục hành chính.
- Vai trò của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, tổ chức và doanh
nghiệp trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ nhanh, thuân tiện hơn.
Tiết kiệm được thời gian và chi phí, góp phần giảm áp lực về giải
quyết thủ tục hành chính. Để từ đó nâng cao được mức độ hài lòng
của mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp, cải thiện các chỉ số
đánh giá chất lượng quản lý của chính quyền địa phương.
1.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
1.2.1.Nguyên tắc chung khi xây dựng cổng thông tin điện tử
và dịch vụ công trực tuyến
9
Lấy người sử dụng làm trung tâm; thực hiện các thủ tục hành
chính nhanh gọn hơn; bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng. Được
quy định theo một số điều, khoản hướng dẫn tại thông tư số
32/2017/TT-BTTTT, được trình bày chi tiết trong bài luận văn.
1.2.2. Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cần đạt được các yêu cầu tối
thiểu theo 6 mục của khoản 2, Điều 11 tại Thông tư số 32/2017/TT-
BTTTT, được trình bày chi tiết trong bài luận văn.
1.2.3. Các tiêu chí đảm bảo chất lượng dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3
- Tiêu chí chức năng Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ,
cấp tỉnh
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thực hiện đầy đủ theo các
mục thuộc khoản 1 và khoản 2 được quy định về tiêu chí, chức năng,
tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một
cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo điểu 5, Chương II của Thông tư số
22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019, được trình bày chi tiết và cụ
thể trong bài luận văn ( có10 tiêu chí)
- Tiêu chí chức năng Cổng dịch vụ công
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thực hiện đầy đủ tại các mục
thuộc khoản 1 và khoản 2 được quy định về tiêu chí, chức năng, tính
năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa
điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo Điều 6, Chương II của Thông tư số
22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019, được trình bày chi tiết và cụ
thể trong bài luận văn ( có 19 tiêu chí).
- Tiêu chí hiệu năng
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thực hiện đầy đủ tại khoản 1
theo điều 7 tiêu chí hiệu năng, Chương II của Thông tư số
10
22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019 quy định về tiêu chí, chức
năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông
tin một cửa điện tử cấp bộ và cấp tỉnh. Được trình bày chi tiết và cụ
thể trong bài luận văn.
- Tiêu chí bảo đảm an toàn thông tin
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thực hiện đầy đủ theo điều 8,
Chương II của Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019
quy định về tiêu chí, chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ
công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ và cấp tỉnh, được
trình bày cụ thể và chi tiết trong bài luận văn.
1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3
Hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm đảm bảo sự
hài lòng của người dân và tạo sự ổn định lâu dài cho xã hội. Là
nhiệm vụ hàng đầu.
11
Tiểu kết chƣơng 1
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Thực hiện cơ chế thị
trường và đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công. Cơ cấu
lại các đơn vị sự nghiệp công, giao quyền tự chủ phù hợp, nâng cao
năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.
Trong cơ chế kế hoạch tập trung, do vai trò quan trọng của dịch
vụ công cộng nên việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ công cộng
được xác định là "sự nghiệp" của xã hội và do các đơn vị công lập
thực hiện theo cơ chế bao cấp.
Chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, sự phát triển nhanh chóng, phong phú và đa dạng của nhu cầu
về dịch vụ, những khiếm khuyết của mô hình cung ứng dịch vụ kiểu
cũ đặt ra hàng loạt các vấn đề, đòi hỏi phải có những chuyển biến
căn bản từ sự nhận thức về dịch vụ công, cơ chế huy động nguồn lực
cho phát triển lĩnh vực này và trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội
trong việc tham gia cung ứng dịch vụ công. Vì vậy, xã hội hoá việc
cung ứng dịch vụ công là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và
Nhà nước. Toàn bộ Chương 1 là cơ sở lý luận thực tiễn giúp Học
viên áp dụng tiếp tục vào Chương 2 về thực trạng chất lượng dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội.
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC
TUYẾN MỨC ĐỘ 3 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.Khái quát hoạt động dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2.1.1. Những kết quả đạt được về dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện theo Nghị định số 61/2018/NĐ – CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính nhà nước ở địa phương.UBND thành
phố Hà Nội tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành triển khai
đồng bộ, toàn diện các giải pháp, xây dựng mô hình bộ phận một cửa
ở các cấp, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cải
cách để giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính
của nhân dân.Việc tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, công dân
được xác định là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, theo tinh
thần “Chính phủ kiến tạo phát triển”. Thực hiện Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2011-2020), đã được
Chính phủ ban hành, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Kiên định mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung
tâm phục vụ”, hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố
thông minh. Thành phố Hà Nội là địa phương đứng đầu toàn quốc về
số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng ,cung cấp dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 trong lĩnh vực Tư pháp đồng bộ tới 100% xã, phường, thị
trấn có liên thông dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội và Công an thành
phố Hà Nội trên cơ sở khai thác dữ liệu dân cư. Sau khi công điện số
07/CĐ-UBND được ban hành, ngày 11/08/2016, dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 chính thức được vận hành tại các phường trên toàn
13
thành phố Hà Nội, hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3
cấp được đẩy mạnh, thực hiện rất nghiêm túc.
Theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT – BTP – BCA – BYT
ngày 15/5/2015 của Liên Bộ: Tư pháp – Công An – Y tế về hướng
dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh,
đăng ký hộ khẩu thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6
tuổi ( gọi tắt là Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT – BTP – BCA –
BYT).Thực hiện Kế hoạch số 98/KH – UBND ngày 26/5/2016 của
UBND thành phố Hà Nội về việc Ứng dụng công nghệ thông tin của
cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2016.
Thực hiện Kế hoạch số 146/KH – UBND ngày 30/7/2016 của
UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai hệ thống dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp cấp phường, tại 10 quận thuộc
thành phố Hà Nội .Ngày 08/8/2016, UBND quận Thanh Xuân đã ban
hành văn bản số 1012/UBND – VP về việc “ Triển khai hệ thống
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp cấp phường “
trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, việc sử dụng phần mềm
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp của 11 phường
trên địa bàn quận Thanh Xuân đã đạt được một số kết quả nhất định.
Theo số liệu thống kê được trình bày chi tiết và cụ thể trong bài luận
văn qua các năm (2016 – 2019) đối với lĩnh vực tư pháp dành cho trẻ
em dưới 6 tuổi về việc cấp giấy khai sinh – cấp thẻ bảo hiểm y tế -
đăng ký thường trú. Kết quả chưa cân xứng, chưa đồng đều, tăng
giảm một cách không ổn định, thất thường.
2.1.2. Kết quả khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người
dân về dịch vụ hành chính công tại các phường trên địa bàn quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Là sự khảo sát để lấy ý kiến đánh giá của người dân và tổ
chức trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, sự phục vụ
của các cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường, chất lượng cung
14
cấp dịch vụ hành chính công đối với các thủ tục hành chính ( TTHC)
do cơ quan hành chính nhà nước thuộc quận Thanh Xuân giải quyết.
Qua đó, phát huy vai trò giám sát và tham gia vào công tác cải cách
hành chính ( CCHC) của người dân. Thông qua các chỉ số đánh giá
cụ thể về 08 phiếu khảo sát được trình bày chi tiết tại phần phụ lục
của bài luận văn.
Qua kết quả phân tích phiếu khảo sát có thể nhận thấy, người
dân và tổ chức đánh giá cao công tác cải cách hành chính của quận
Thanh Xuân nói chung và kết quả giải quyết TTHC nói riêng (từ
khâu tìm hiểu, niêm yết thông tin về TTHC tới cơ sở vật chất, thái độ
phục vụ và kết quả giải quyết TTHC ).
2.2. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Về sự đáp ứng của của Cổng dịch vụ công và Hệ thống
thông tin một cửa điện tử Hà Nội
* Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử
Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2.3về tiêu chí tại Chương 1
của bài luận văn và dựa trên hướng dẫn cụ thể thực tiễn về quy định
thống nhất trong xây dựng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin
một cửa điện tử cấp tỉnh (Chương II, Thông tư số 22/2019TT –
BTTTT, ngày 31/12/2019 ). Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông
tin một cửa điện tử Hà Nội đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung được
thể hiện thông qua một số điều, khoản quan trọng của Bộ Thông Tin
và Truyền Thông tại điều 3, điều 4, (mục 1, điều 7). Với điều 8 của
Chương II, Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019,
Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội
chưa thực hiện chức năng về tiêu chí đảm bảo an toàn thông tin.
* Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội
Thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản được quy định tại toàn
bộ khoản 1, điều 5, chương II, Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT,
15
ngày 31/12/2019 được trình bày chi tiết và cụ thể trong bài luận văn
trên cơ sở theo 10 tiêu chí của chương I.
*Cổng dịch vụ công Hà Nội
Thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản được quy định tại toàn
bộ khoản 1, điều 6, Chương II, Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT,
ngày 31/12/2019, được trình bày chi tiết và cụ thể trong bài luận văn
trên cơ sở theo 19 tiêu chí của chương I.
*Về chất lượng phục vụ của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Theo khoản 2, điều 11 tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT
ngày 15/11/2017, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc Cổng dịch
vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội đạt được 7
yêu cầu tối thiểu được trình bày một cách chi tiết, cụ thể trong bài
luận văn.
Theo khoản 2, điều 11 tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT
ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc
cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập
thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử
của cơ quan nhà nước; Chương II, Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT,
ngày 31/12/2019 quy định về tiêu chí, chức năng, tính năng kỹ thuật
của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ
và cấp tỉnh. Phản ánh đúng thực trạng đang diễn ra về dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp. Hơn nữa, đó là sự đánh giá lại
về những kết quả đã đạt được, bộc lộ một số mặt hạn chế.
2.2.1. Một số hạn chế
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động
của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc Cổng dịch vụ công và
Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội chưa được chú trọng;
- Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh tính hiệu quả của dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 chưa được quan tâm sâu, mang tính hình thức;
- Chưa tạo động lực tích cực mạnh mẽ đến quần chúng nhân dân
địa phương bao gồm học sinh câp hai, cấp ba và đội ngũ cán bộ về hưu;
16
- Đội ngũ công chức tiếp nhận và công chức tư pháp – hộ tịch ít
được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ
thông tin vào cải cách thủ tục hành chính;
- Bưu điện Việt Nam còn rườm rà thủ tục hành chính nên dịch
vụ công trực tuyến mức độ 4 chưa được hoạt động.
2.2.2. Nguyên nhân về những kết quả đạt được
Nhờ vào đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước kịp thời đổi mới nền cải cách hành chính hiện đại và
khoa học trong lộ trình tạo lập nên một Chính phủ điện tử. Công tác
tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn quận
Thanh Xuân được đẩy mạnh tích cực thực hiện theo kế hoạch.Trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức tiếp nhận hồ sơ và
công chức tư pháp – hộ tịch được phát huy.
2.2.3. Nguyên nhân của một số hạn chế
Công tác tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội chưa được đẩy mạnh
tích cực, vẫn chỉ mang tính hình thức nhất thời.
Người dân luôn mang trong mình tâm lý e ngại, khi tiếp cận
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Sự hợp tác trong khai báo thông
tin còn gượng ép, độ hài lòng thấp do tinh thần và thái độ của người
dân vẫn muốn được thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 1.
Không đạt kết quả như mong muốn,
17
Tiểu kết chƣơng 2
Quán triệt theo chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước trong việc tạo lập nên một Chính phủ điện tử
với một nền hành chính hiện đại, khoa học. Được sự quan tâm và sự
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực, không ngừng phấn đấu và trở
thành một trong những quận đi đầu trong việc thực hiện đổi mới cải
cách thủ tục hành chính. Vận hành và sử dụng tốt dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 đối với lĩnh vực Tư pháp, đạt được kết quả tốt, được
sự đồng thuận của người dân tại địa phương.Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục để nâng cao tốt
hơn nữa chất lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cần thay đổi tư duy, nhận thức
để cùng với chính quyền địa phương chung tay xây dựng nên một
chính quyền điện tử và công dân điện tử ở địa phương đóng góp xây
dựng Chính phủ điện tử bền vững của Việt Nam.
18
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHẤN
ĐẤU CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc
về ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện và giải quyết thủ
tục hành chính là một giải pháp thúc đẩy chất lượng phục vụ người
dân, doanh nghiệp. Nội dung này đã được đề cập đến trong nhiều văn
bản của Đảng, Nhà nước như Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và rất nhiều các Nghị quyết
của Chính phủ, gần đây nhất là Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính
phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
Hiện thực hóa các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong các văn
bản quy phạm pháp luật đã có những quy định về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính từ Luật đến
Nghị định của Chính phủ để làm cơ sở thực hiện.
Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giao dịch điện tử ( năm
2005), Luật Công nghệ thông tin ( năm 2006) tạo cơ sở pháp lý cho
các cơ quan Nhà nước cải cách thủ tục hành chính. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ
chức.
19
Chính phủ đã ban hành các văn bản như Nghị định số
26/2007/NĐ-CP, ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Nghị định số 170/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày
15/2/2007. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày
23/4/2018 quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công
trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019 quy định về tiêu
chí, chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ
thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ và cấp tỉnh.
Các văn bản này đã góp phần tạo nên cơ sở pháp lý trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xây
dựng chính phủ điện tử.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa tính hiệu lực của một số văn bản
quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc đối với dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3
Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT,ngày 31/12/2019 của Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định về tiêu chí, chức năng, tính
năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa
điện tử cấp bộ và cấp tỉnh và Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT, ngày
15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung
20
cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện
đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan nhà nước. Đã tạo nên thành quả cho sự phát triển của dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3 thuộc Cổng dịch vụ công và Hệ thống
thông tin một cửa điện tử Hà Nội.
Cần phải đẩy mạnh hơn nữa tính hiệu lực, làm tăng giá trị hiệu
quả của một số văn bản quy phạm pháp luật trong đó có Thông tư số
22/2019/TT-BTTTT, ngày31/12/2019 và Thông tư số 32/2017/TT-
BTTTT, ngày 15/11/2017 để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc vào hoạt
động của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, hoàn thiện Cổng dịch vụ
công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội.
3.2.2. Mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng để cập nhật kiến
thức về ứng dụng công nghệ thông tin đối với dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 cho đội ngũ công chức tiếp nhận hồ sơ và công
chức Tư pháp- hộ tịch
Trước khi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp
thuộc Cổng dịch công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Hà Nội
được đưa vào hoạt động có một thời gian đội ngũ công chức tiếp
nhận hồ sơ và công chức Tư pháp – hộ tịch sơ tại các phường được
tham gia lớp bồi dưỡng khóa học ngắn hạn công nghệ thông tin do
Sở thông tin và truyền thông phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức.
Tạo điều kiện để giúp họ nắm bắt được mọi thông tin, biết cách truy
cập, theo dõi và sử dụng thành công ứng dụng công nghệ thông tin
đối với cách thức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo
Thông tư số 03/2014 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, ngày
11/03/2014 quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin.Vì vậy, lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân nên có đề xuất xin ý
kiến của UBND thành phố Hà Nội mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng
để cập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_cao_chat_luong_dich_vu_cong_truc_tuyen.pdf