Nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những
nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp
phần đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế
giới. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch
định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho
phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận
đấu tranh tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo
ngày càng tăng và chất lượng ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một
nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết các Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương đặc biệt chú ý đến yêu cầu phát triển báo chí, nâng cao năng lực của đội
ngũ những người làm báo
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực viên chức đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan, bổ sung và làm rõ cơ sở khoa học về đánh giá
năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình. Đề xuất những giải pháp
5
tổng thể nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Lạng Sơn nh m đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị được
giao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, phụ lục và tài
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương, gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực viên chức Đài Phát thanh và
Truyền hình
Chương 2: Thực trạng năng lực viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực viên chức Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.
6
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VIÊN CHỨC
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
1.1. Viên chức và viên chức đài Phát thanh và tru ền h nh
1.1.1. Khái niệm viên chức
“Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng,
bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giữ một nhiệm vụ thường xuyên
trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy
định của pháp luật”.
Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12):“Viên chức là công dân Việt
Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo
chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật” (Điều 2, Chương I). Các tiêu chí để
xác định viên chức là: được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại các
đơn vị sự nghiệp công lập; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
1.1.2 Viên chức đài Phát thanh và Truyền hình
- Khái niệm:
Viên chức nói chung và phóng viên, biên tập viên làm việc tại Đài phát
thanh và truyền hình là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Hoạt động nghề nghiệp của viên
chức Đài Phát thanh và Truyền hình gồm: Khai thác, sản xuất, phát sóng các
bản tin thời sự, các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim tài liệu, các
chương trình giải trí
Viên chức Đài Phát thanh và Truyên hình được tuyển dụng, quản lý và
sử dụng như viên chức hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn khác, hoạt
động của họ nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và tạo
7
sân chơi, chương trình giải trí cho khán giả xem truyền hình, hưởng lương từ
nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra khái niệm về viên chức Đài
Phát thanh và truyền hình như sau: Viên chức Đài phát thanh và truyền hình
là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, hưởng lương từ nguồn ngân
sách nhà nước cấp theo quy định và được phân loại theo vị trí việc làm và
theo chức danh nghề nghiệp.
1.2. Năng lực viên chức đài phát thanh tru ền h nh
1. .1. Khái niệm y u tố c u thành n ng l c phóng viên biên tập viên Đài
Phát thanh truyền hình
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Theo Từ điển Giáo dục học: “Năng lực là khả năng được hình thành
và phát triển, cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động
thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi
hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ”.
Theo P.A Rudich: “Năng lực và tính chất tâm lý của con người chi
phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả thực
hiện một hoạt động nhất định”.
Theo Spencer and Spencer (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của
Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến
thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên
quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc”.
Các khái niệm khác nhau xuất phát từ những góc nhìn khác nhau
nhưng nhìn chung đều có một điểm tương đồng đó là nói đến năng lực là nói
đến tập hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân.
Từ đó, năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình được hiểu là
tập hợp những thuộc tính tâm lý của phóng viên, biên tập viên gồm tri thức,
8
kỹ năng và thái độ, hành vi ứng xử, quan hệ ứng xử của viên chức trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực
Như đã nói ở trên, năng lực bao giờ cũng được xem xét gắn với một
con người cụ thể và một công việc cụ thể. Trên thực tế, năng lực của một cá
nhân bao giờ cũng cấu thành ít nhất bởi 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
quan hệ ứng xử.
Hình 1.1 Các kỹ năng, thái độ ứng
Thứ nhất, kiến thức là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một người lĩnh
hội, tích lũy qua trải nhiệm hoặc học hỏi.
Thứ hai, kỹ năng là khả năng của một người (không phân biệt mức độ
kiến thức, học vấn) có thể làm, thực hiện tốt một công việc cụ thể được trao cho
người đó.
Thứ ba, thái độ, cách ứng xử và cách quan hệ, đây là yếu tố thứ ba để
xác định năng lực của một con người được biểu hiện thông qua cách thức,
hành vi quan hệ, ứng xử, giao tiếp, nói và nghe.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá n ng l c viên chức Đài Phát thanh và Truyền
hình
Đánh giá năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình là việc so
sánh năng lực của viên chức hiện có với yêu cầu năng lực mà họ cần có, cần
phải đạt được để đáp ứng yêu cầu công việc. Chúng ta có thể đánh giá năng
lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình b ng cách đánh giá từng yếu tố
9
cấu thành năng lực viên chức và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của
viên chức.
1.2.2.1. Đánh giá năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình thông
qua các yếu tố cấu thành năng lực
Kiến thức của viên chức
Kiến thức là sự hiểu biết của con người, nó phản ánh khả năng nhận
thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Kiến thức được chia thành
hai nhóm cơ bản: nhóm kiến thức chung và nhóm những kiến thức chuyên
ngành.
Kỹ năng nghiệp vụ của viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình
Là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động nghiệp vụ trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nh m tạo ra
kết quả mong đợi. Các hoạt động công vụ đòi hỏi mỗi viên chức phải có kỹ
năng để thực hiện nh m đảm bảo các hoạt động công vụ đạt hiệu lực, hiệu
quả. Kỹ năng phản ánh tính chuyên nghiệp của viên chức.
Thái độ, hành vi ứng xử của viên chức
Thái độ là trạng thái tinh thần, là động lực thúc đẩy hành vi ứng xử của
viên chức trong từng tình huống cụ thể.
1.2.2.2. Năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình thông qua kết quả
thực hiện nhiệm vụ:
Đánh giá năng lực viên chức thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ là
hình thức đánh giá hiện đang được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành
về viên chức nói chung, do đó, cũng được áp dụng với viên chức nói chung
và phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh và Truyền hình.
Việc đánh giá năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng
Sơn được đánh giá, xếp loại như sau:
Một là, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hai là, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Ba là, hoàn thành nhiệm vụ
10
Bốn là, không hoàn thành nhiệm vụ
1.3. Yếu tố tác động đến năng lực viên chức Đài Phát thanh và Tru ền
hình
1.3.1. Ch t lượng và hiệu quả tuyển dụng viên chức Đài Phát thanh và
Truyền hình
Tuyển dụng là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng đối với việc
bảo đảm năng lực của viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình. Hoạt động
tuyển dụng viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình yêu cầu bảo đảm tuyển
được những cá nhân có kiến thức chuyên môn sâu, có niềm say mê, gắn bó
với Đài Phát thanh và Truyền hình và có những phẩm chất cần thiết của một
người làm báo như tính sáng tạo, nhạy bén chính trị, khả năng nhận diện và
giải quyết vấn đề, sự bền bỉ trong công việc
1.3.3. Ch độ chính sách tạo động l c đối với viên chức Đài Phát thanh và
Truyền hình
Các chế độ, chính sách đối với viên Đài Phát thanh và Truyền hình có
tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc. Tạo điều kiện để các viên chức này
thực sự gắn bó với nghề nghiệp, có sự đam mê, không ngừng tìm tòi, nâng
cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Trong các chế độ, chính sách cần chú ý đến
chính sách về tiền lương, chính sách hỗ trợ trong các hoạt động khai thác biên
tập tin, bài, chính sách thi đua, khen thưởng, tôn vinh, đánh giá đúng về
những đóng góp của viên chức đối với sự phát triển của Đài Phát thanh và
Truyền hình.
1.3.4. S quan tâm của người đứng đầu đơn vị đối với việc phát triển n ng
l c của viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình
Quan điểm của người lãnh đạo quản lý có tác động quan trọng đến sự
phát triển của viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình. Người lãnh đạo quản
lý quan tâm đến công tác phát thanh, truyền hình, quan tâm đến phóng viên,
biên tập viên thì công tác phát triển năng lực viên chức Đài Phát thanh và
Truyền hình sẽ được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, người đứng đầu có yêu cầu cao
11
đối với năng lực của viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tất yếu sẽ tạo
ra áp lực và động lực đối với viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình trong
việc nâng cao năng lực, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
12
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VIÊN CHỨC TẠI
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Khái quát về tổ chức và viên chức Đài Phát thanh và Tru ền h nh
tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài Phát thanh và Truyền
hình Lạng Sơn
Ngày 12/2/1979, UBND tỉnh có Quyết định số 18 về việc thành lập Đài
Phát thanh Lạng Sơn, các công việc về tổ chức bộ máy, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật tiếp tục được triển khai, thì ngày 17/2/1979 sự kiện biên giới
xảy ra, cùng với quan và dân các dân tộc các tỉnh biên giới phía Bắc tiến hành
cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng bào cả nước đã dành cho Lạng Sơn và
các tỉnh biên giới sự ủng hộ to lớn về vật chất, tinh thần, chỉ vài ngày sau khi
chiến sự xảy ra, Uỷ ban phát thanh - truyền hình Việt Nam đã điều động khẩn
cấp cho Lạng Sơn một Đài Phát thanh lưu động, gồm trang thiết bị kỹ thuật
đặt trên xe Công trình xa, với 2 máy phát sóng trung (AM) 1KW và sóng
ngắn (SW) 2.4KW cùng đoàn công tác gồm các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật
viên, lực lượng bảo vệ đã phối hợp với cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của
Đài Phát thanh Lạng Sơn từ Cao B ng trở về khẩn trương chuẩn bị lựa chọn
địa điểm đặt máy tại huyện Chi Lăng, lắp đặt trang thiết bị, cột anten và đã
kịp thời phát sóng, truyền đi những bản tin, chương trình thử nghiệm đầu tiên
của Đài Phát thanh Lạng Sơn. Ngày 21/4/1979 chương trình phát thanh hàng
ngày đầu tiên được phát sóng, đánh dấu sự ra đời tờ báo nói của tỉnh.
.1. . Chức n ng nhiệm vụ của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng
Sơn
Chức năng.
Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, là cơ quan
ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
13
Nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao;
tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh,
truyền thanh, truyền hình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền.
- Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, nội
dung thông tin trên trang thông tin điện tử b ng tiếng Việt, b ng các tiếng dân
tộc và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địa bàn
tỉnh.
- Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên
ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương
trình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia theo quy định của
pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của
hệ thống kỹ thuật đó.
.1.3. Tổ chức bộ máy và viên chức
- Cơ cấu tổ chức
+ Lãnh đạo Đài PTTH Lạng Sơn gồm có Giám đốc và không quá 02
Phó giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm 10 phòng
- Viên chức: Số lượng, cơ cấu:
Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn có 159 người, trong đó, số
viên chức là phóng viên, biên tập viên là 70 người.
2.2. Thực trạng năng lực viên chức tại Đài Phát thanh và Tru ền h nh
tỉnh Lạng Sơn
. .1. Th c trạng trình độ đào tạo b i dư ng chuyên m n nghiệp vụ
Để đánh giá khách quan nhất thực trạng viên chức Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn hiện nay, có thể só sánh quá trình phát triển từ năm
2011 đến năm 2017 cụ thể như sau:
14
TT Năm
Số giờ phát
sóng/ngày
Tổng
số
ngƣời
lao
động
Phóng viên, BT viên
Ghi
chú
Tổng
số
Ths
%
ĐH
%
CĐ
%
TC
%
2011 4h30 phút 153 45 0 15 =
3,3%
8=17% 22=
48%
2012 12 giờ 160 52 1=2% 18=
34%
16=
31%
17=
30%
2013 18 giờ 160 52 1=2% 18=
34%
20=
38%
13=
25%
2014 18 giờ 165 58 02=3% 34=
58%
15=
26%
7=12%
2015 18 giờ 164 62 4=6% 41=
66%
12=
19%
5=8%
2016 18 giờ 159 70 4=5% 48=
68%
15=21
%
3=4%
2017 18 giờ 159 70 4=5% 51=
73%
12=
17%
3=4%
2.2.1.1. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với phóng viên, biên tập viên
So sánh với tiêu chuẩn chức danh phóng viên, biên tập viên thì viên
chức làm việc tại Đài Phát thanh và truyền hình Lạng Sơn có tỷ lệ trình độ
Đại học, Cao đẳng và Trung cấp là tương đối đồng đều, sở dĩ đến thời điểm
hiện tại lực lượng viên chức có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ lệ
tương đối lớn là do Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn có nhiều bộ
phận làm việc khác nhau.
2.2.1.2. Trình độ lý luận chính trị
Bảng 2.1.2. Trình độ lý luận chính trị
Đơn vị
Tr nh độ lý luận chính trị
Cao cấp Trung cấp Sơ cấp
Đài PTTH tỉnh Lạng Sơn 15 35 109
Tỷ lệ 9,4% 22% 68,55%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức của Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn năm 2017)
15
2.2.1.3. Trình độ quản lý Nhà nước
Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết
của Trung ương và của tỉnh do dó rất cần có lực lượng phóng viên, biên tập
viên có trình độ quản lý nhà nước để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Bảng 2.1.3. Trình độ quản lý nhà nước
Ngạch, bậc, hạng đang giữ
Biên tập viên Phóng viên
BTVCC
Hạng I
BTVC
hạng II
BTV
hạng III
PVCC
hạng I
PVC
hạng II
PV
hạng III
Số lượng 0 0 03 0 0 72
Tỷ lệ
(%)
4%
96%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức của Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn năm 2017)
2.2.1.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Phần lớn viên chức đang làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình
Lạng Sơn đều có chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ, được trang bị kiến thức
cơ bản về tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số ít viên
chức có chứng chỉ về tin học, được trang bị máy tính nhưng vẫn không sử
dụng hiệu quả vào công việc.
Về trình độ ngoại ngữ đa số có chứng chỉ ngoại ngữ và chủ yếu là tiếng
Anh. Trong số những người có văn b ng và chứng chỉ thì số lượng có thể sử
dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết còn ít. Một số không nhỏ có
văn b ng, chứng chỉ nhưng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ viên chức chưa
tương xứng với yêu cầu công việc.
. . . Kỹ n ng nghề nghiệp của phóng viên biên tập viên Đài Phát thanh
và Truyền hình Lạng Sơn
16
Kỹ năng được đánh giá qua các công việc của Phóng viên, biên tập
viên làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn có một số nhiệm
vụ cụ thể như:
Một là kỹ năng giao tiếp (còn gọi là kỹ năng quan hệ xã hội); hai là kỹ
năng phát hiện đề tài (Kỹ năng khai thác, biên tập, viết tin, bài.); ba là kỹ
năng thu thập thông tin; bốn là kỹ năng xử lý thông tin; năm là kỹ năng thể
hiện tác phẩm; sáu là kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học và cuối cùng là kỹ
năng hình ảnh.
Về các kỹ năng làm việc của viên chức phóng viên, biên tập viên
chưa đáp ứng được cơ bản về yêu cầu của vị trí việc làm, một số kỹ năng
mềm còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Do đó, Đài Phát
thanh và Truyền hình Lạng Sơn cần sớm đề xuất và có kế hoạch để đào tạo,
bồi dưỡng những kỹ năng này.
. .3. Thái độ làm việc của phóng viên biên tập viên Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn
Qua kết quả khảo sát cho thấy 72,8% viên chức được hỏi yên tâm và
hoàn toàn yên tâm trong công tác, 26% chưa yên tâm công tác và 84% yêu
thích công việc hiện tại, có thái độ tốt và gắn bó với công việc đang làm.
Trong số 70 viên chức phóng viên, biên tập viên đã có 32 viên chức
(chiếm 45%) là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Số lượng Đảng viên
luôn tăng qua các năm khi đội ngũ viên chức được tuyển dụng đang trong quá
trình phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Về thực hiện ứng xử theo quy định về văn hóa nơi công sở, Đài PTTH
đã được ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-PTTH ngày 21/11/2016 của
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành quy định về
quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn.
. .4. K t quả th c hiện nhiệm vụ của viên chức Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Lạng Sơn.
17
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn luôn nắm vững định
hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Thông
tin và Truyền thông; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tích cực tuyên truyền
đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước gắm với những vấn đề cụ thể ở địa phương, không để xảy ra sai sót
trong tuyên truyền; chất lượng chương trình của Đài ngày một nâng cao, có
đóng góp tích cực trong việc nâng cao nhận thức chính trị, củng cố lòng tin
trong nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
2.3. Đánh giá về năng lực viên chức tại Đài Phát thanh và Tru ền h nh
tỉnh Lạng Sơn
2.3.1. Ưu điểm
Nhìn chung, về trình độ chuyên môn của phóng viên, biên tập viên đã
được cải thiện tương đối tốt so với những năm trước đây (chỉ còn 03 người có
trình độ Trung cấp). Phóng viên, biên tập viên đã có ý thức tự giác tích cực
tham gia theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực của phóng viên, biên tập viên làm
việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.
Lực lượng phóng viên, biên tập viên luôn chủ động và đề xuất với lãnh
đạo để triển khai các nhiệm vụ và hoàn thành đúng theo tiến độ đã đề ra,
nhiều cá nhân đã hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ
tiêu, tiến độ theo kế hoạch. Đồng thời trong công việc phóng viên, biên tập
viên luôn chú ý để đưa ra những sáng kiến, cải tiến giúp tiết kiệm thời gian,
công sức và kinh phí. Nhiều cá nhân năm nào cũng có những sáng kiến, cải
tiến được Hội đồng xét duyệt, công nhận và luôn giữ vững danh hiệu chiến sỹ
thi đua cơ sở.
2.3.2. Hạn ch
Thứ nhất, số lượng phóng viên, biên tập viên làm việc tại Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn cơ bản đã đảm bảo về số lượng nhưng
còn thiếu hụt về mặt năng lực khai thác, biên tập các chương trình.
18
Thứ hai, về trình độ chuyên môn, năng lực của phóng viên, biên tập
viên làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vẫn còn có
những hạn chế so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với cơ
quan báo chí.
Thứ ba, về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác. Một
số phóng viên, biên tập viên còn chưa có kỹ năng sử dụng các phần mềm xử
lý dữ liệu, chuyển file gốc của bản word và các file hình ảnh trên phần mềm
eOfice hoặc định dạng các file hình ảnh trên email nên làm giảm hiệu quả
công tác.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực phóng viên,
biên tập viên còn chưa đáp ứng yêu cầu.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những ưu điểm
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn được giao tự chủ một phần kinh phí chi thường
xuyên. Theo đó, đơn vị được chủ động ưu tiên cử và tạo điều kiện đối với
viên chức phóng viên, biên tập viên trẻ có triển vọng tham gia đào tạo, bồi
dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phóng viên, biên tập viên làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Lạng Sơn luôn đoàn kết, nhất trí để phát huy năng lực tập thể nh m hoàn
thành nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, thực hiện tốt việc thu
thập, đưa thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác.
Nguyên nhân của những hạn chế
- Đài Phát thanh và Truyền hình là đơn vị sự nghiệp đa số phóng viên
thường xuyên đi tác nghiệp theo sự phân công của Lãnh đạo hoặc tự đi tác
nghiệp do đó việc tập trung để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng
nghiệp vụ đôi khi còn gặp khó khăn.
19
- Việc phối hợp tuyên truyền với các đơn vị trên địa bàn tỉnh còn gặp
nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy năng lực và hoàn thành
nhiệm vụ của phóng viên.
20
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
LẠNG SƠN
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực viên chức Đài Phát thanh và
Tru ền h nh Lạng sơn
3.1.1. Chủ trương của Đảng
Nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những
nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp
phần đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế
giới. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch
định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho
phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận
đấu tranh tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo
ngày càng tăng và chất lượng ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một
nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết các Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương đặc biệt chú ý đến yêu cầu phát triển báo chí, nâng cao năng lực của đội
ngũ những người làm báo.
3.1. . Quy định của Nhà nước
Các vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng, phát triển năng lực phóng viên,
biên tập viên đã được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện, văn bản quy phạm
pháp luật quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là các văn bản được
ban hành từ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI (2011) và Luật Viên chức (2010) đến
nay.
21
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực viên chức Đài Phát thanh và Tru ền
h nh tỉnh Lạn Sơn
3.2.1. Nâng cao ch t lượng đào tạo b i dư ng n ng l c phóng viên, biên
tập viên
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho phóng viên, biên tập viên về tầm
quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng với việc nâng cao năng lực của phóng
viên, biên tập viên.
Thứ hai, đổi mới công tác quy hoạch viên chức lãnh đạo, quản lý để
tạo tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phóng viên, biên
tập viên.
Thứ ba, xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng trước yêu cầu đổi mới
của ngành.
Thứ tư, phân loại đối tượng để lựa chọn nội dung, hình thức đào tạo,
bồi dưỡng phù hợp.
Thứ năm, cải tiến, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng.
Thứ sáu, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ bảy, xây dựng tiêu chí đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
Thứ tám, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Thứ chín, tận dụng các nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ mười, tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với phóng viên,
biên tập viên.
3.2.2. Xây d ng và tổ chức th c hiện quy hoạch phát triển n ng l c phóng
viên biên tập viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn
Quy hoạch phát triển năng lực phóng viên, biên tập viên không phải là
một quy hoạch độc lập, mà là một bộ phận của quy hoạch phát triển nhân lực
phát thanh, truyền hình; là một nội dung không thể thiếu trong chính sách
tinh giản biên chế và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đảng
và nhà nước.
22
3.2.2.1: Đối với Biên tập viên:
Về năng lực
Đầu tiên, người biên tập phải là người có trình độ.
Thứ hai, người biên tập phải là một người có kiến thức chuyên môn về
báo chí:
Và cuối cùng, người biên tập phải là người có kinh nghiệm.
Về phẩm chất
Phẩm chất cần có đầu tiên của người biên tập thực sự là tính cẩn thận
và tỉ mỉ.
Người biên tập phải là người tâm lý và khéo léo, biết cư xử.
Người biên tập không thể chỉnh lý, sửa chữa theo ý muốn chủ quan của
bản thân.
Không chỉ hiểu tâm lý của tác giả.
Người biên tập phải là một người lý trí - Làm việc với một cái đầu lạnh
và một trái tim nóng.
Cuối cùng, người biên tập viên phải là người có trách nhiệm với công
việc.
3.2.2.2: Đối với phóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_luc_vien_chuc_dai_phat_thanh_va_truyen.pdf